Trần Hải KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 12 CB TIẾT 37 Ma trận đề : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu Điểm 16 4 12 3 12 3 40 10 TRỌNG TÂM KIỂM TRA: Bài 24:Bằng chứng tiến hóa và Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài ĐỀ 1: 1.Trong tiến hóa các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A.sự tiến hóa song hành B.sự tiến hóa đồng quy C.sự tiến hóa phân li D.nguồn gốc chung 2.Ruột thừa ở người A.là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ B.là cơ quan tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ C.là cơ quan thoái hóa ở động vật ăn cỏ D.có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ 3.Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là bằng chứng sinh học phân tử? A.Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 loại mã di truyền B.Trình tự các nuclêôtit giống nhau của cùng một gen ở các loài sinh vật khác nhau có họ hàng gần C.Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 20 loại axit amin D.Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của tất cả các gen ở các loài sinh vật. 4.Bằng chứng nào chứng minh lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn? A.Bằng chứng chứng minh lục lạp được hình thành bằng con đường cộng sinh giữa vi khuẩn hiếu khí với tế bào sinh vật nhân thực. B.Bằng chứng chứng minh lục lạp được hình thành bằng con đường kí sinh giữa vi khuẩn lam với tế bào sinh vật nhân thực. C.Bằng chứng chứng minh lục lạp được hình thành bằng con đường nội cộng sinh giữa vi khuẩn hiếu khí với tế bào sinh vật nhân thực. D.Bằng chứng chứng minh lục lạp được hình thành bằng con đường nội cộng sinh giữa vi khuẩn lam với tế bào sinh vật nhân thực. 5.Phát biểu nào sau đây KHÔNG NẰM trong nội dung của học thuyết Đacuyn? A.toàn bộ sinh giới ngảy nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung B.loài mới được hình qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân nhánh C.CLTN tác động thông qua tính biến dị, di truyền là nhân tố chính trong qúa trình hình thành đặc điểm thích nghi D.Ngoại cảnh thay đổi chậm sinhvật có khả năng phản ứng phù hợp nên không có loài nào bị đào thải 6.Câu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên ( CLTN ) theo quan niệm Đacuyn: A.CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể B.CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen C.CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau. D.CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể 7.Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là : A.Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài B.đấu tranh sinh tồn C.nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn thay đổi của con người D.Sự không đồng nhất của điểu kiện môi trường 8.Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac cho khoa học là: A.khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi các loài sinh vật B.sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triễn liên tục từ giản đơn đến phức tạp C.đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn D.đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật 9. Cho các sinh vật sau: virut, thủy tức, gà , giun đất. Hãy sắp xếp các sinh vật này theo chiều hướng tiến hóa: tổ chức ngày càng cao? A.thủy tức giun đất virút gà B.thủy tức gà virút giun đất C.Virut thủy tức giun đất gà D.Virut thủy tức giun đất gà 10.Điều khẳng định nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG? A.Điều kiện môi trường thay đổi, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi B.CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể mà đối với cả quần thể C.CLTN tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể D.CLTN thông qua kiểu hình mà chọn lọc kiểu gen làm phân hoá vốn gen của quần thể 11.Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: A.sự tiến hóa trong quá trình phát triễn của loài B.CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau C.thực hiện các chức phận giống nhau D.có nguồn gốc khác nhau phát triễn trong những điều kiện giống nhau 12.Cơ quan tương đồng là những cơ quan: A.Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên đảm nhiệm những chức phận khác nhau B.Có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau C.Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau 13.Ví dụ nào sau đây minh hoạ cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật ? A.cánh dơi và cánh bướm B.tay người và vây cá C.tay người và cánh dơi D.cánh dơi và cánh ong mật 14.Bằng chứng tiến hóa nào có phác họa lược sử tiến hóa của loài? A.sinh học phân tử B.địa lí sinh vật học C.phôi sinh học D.giải phẩu so sánh 15.Thuật ngữ nào dùng để mô tả sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 1 quần thể sau một thế hệ ? A.Tiến hoá nhỏ B.vốn gen của quần thể C.Thường biến D.tiến hóa lớn 16.Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá? I.Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp II.Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể có lợi hoặc vô hại trong môi trường khác III.Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể có lợi hoặc vô hại trong tổ hợp gen khác IV.Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại. Câu trả lời đúng nhất là: A. I và II B.I và III C.III và IV D.II và III 17.Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là: A.giao phối không ngẫu nhiên B.các yếu tố ngẫu nhiên C.di-nhập gen D.chọn lọc tự nhiên 18.Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về đặc điểm thích nghi? A.tất cả các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. B.các đặc điểm thích nghi không thay đổi khi môi trướng sống thay đổi. C.yếu tố có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đặc điệm thích nghi là thường biến D.đặc điểm thích nghi chỉ có ở động vật và thực vật, không có ở vi sinh vật. 19.Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực ? A.Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường B.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen C.Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn D.Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình 20.Điểm khác nhau cơ bản giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là: A.Chọn lọc tự nhiên hình thành nên loài mới; chọn lọc nhân tạo hình thành nên các giống vật nuôi và cây trồng mới B.Chọn lọc tự nhiên qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng chọn lọc nhân tạo qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh giới. C.Động lực thúc đẩy của chọn lọc tự nhiên là nhu cầu thị hiếu của con người; động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là đấu tranh sinh tồn. D.Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở của tính biến dị; chọn lọc nhân tạo dựa trên cơ sở của tính di truyền. 21.Hiện tượng nào sau đây là đột biến? A.Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. B.Cây sồi rụng lá vào mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. C.Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. D.Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng lên khi đi lên núi cao. 22.Thể song nhị bội : A.Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. B.Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ C.Có tế bào mang 2 bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ D.Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào 23.Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xácđịnh gồm bộ NST của loài gốc Châu âu 2n = 50 và bộ NST của loài gốc Châu Mỹ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng: A.con đường lai xa và đa bội hóa B.phương pháp lai tế bào C.con đường tự đa bội D.con đường sinh thái 24.Loài sinh sản hữu tính sẽ có nhiều cơ hội để hình thành nên các quần thể thích nghi hơn loài sinh sản vô tính có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, vì: A.Loài sinh sản hữu tính sẽ tạo được nhiều đột biến gen làm nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên B.Loài sinh sản hữu tính sẽ tạo được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên C.Loài sinh sản hữu tính có khả năng phát tán rộng hơn loài sinh sản vô tính . D.Loài sinh sản hữu tính chịu tác động mạnh mẽ của chọn lọc tự nhiên hơn so với loài sinh sản vô tính 25.Điều nào KHÔNG THUỘC cách li sau hợp tử? A.Giao tử đực và cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh B.Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triễn C.Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản. D.Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non 26.Cho một số hiện tượng sau: (1)Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2)Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3)Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4)Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? A.( 1 ), ( 4 ). B.( 2 ), ( 3 ). C.( 3 ), ( 4 ) D.( 1 ), ( 2 ) 27.Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, phát biểu nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG ? A.Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật B.Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tuơng ứng trên cơ thể sinh vật C.Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn D.Trong những điều kiện sống khác nhau , chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới. 28.Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi, muỗi; khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến A.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều bị đào thải. B.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải. C.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém. D.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn. 29.Quần thể tứ bội cách li sinh sản với quần thể lưỡng bội, là vì: A.Có sự khác nhau về số cặp NST nên khó tạo tổ hợp mới. B.Khi chúng giao phối với nhau tạo ra các cây con tam bội bất thụ C.Quần thể tứ bội khó giảm phân tạo ra giao tử bình thường. D.Dạng đa bội thể khác nguồn tạo ra vốn gen khác nhau 30. Nhóm sinh vật nào tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp? A.động vật có xương sống B.sinh vật sống kí sinh C.sinh vật sống cộng sinh D.sinh vật nhân sơ 31.Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là loài mới, vì: A.quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST. B.quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n. C.quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ D.quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể cây 2n 32.Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với sinh vật nào? A.Động vật, vi sinh vật B.Thực vật, vi sinh vật C.Động vật D.Động vật, thực vật. 33.Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của nuclêôtit của ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng: A.sinh học phân tử B.giải phẩu so sánh C.phôi sinh học D.địa lí sinh vật học 34.Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự A.chi họ lớp bộ ngành giới B.họ chi bộ lớp ngành giới C.chi họ bộ lớp ngành giới D.chi bộ họ lớp ngành giới 35.Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở: A.động vật B.động vật và vi sinh vật C.thực vật D.vi sinh vật 36.Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau là: A.Cách li cơ học B.Cách li tập tính C.Cách li sinh cảnh D.Cách li thời gian 37. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? A.Cách li thời gian làm cho các loài khác nhau không có điều kiện giao phối với nhau B.Cách li thời gian là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai C.Cách li thời gian thuộc loại cách li sau hợp tử D.Cách li thời gian ngăn cản sự tạo ra con lai hữu thụ 38.Loài bông trồng ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Loài bông trồng ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 là kết quả của: A.lai bông châu Âu với bông hoang dại ở Mỹ tạo ra con lai. Con lai khác loài được đột biến đa bội hóa hình thành loài bông mới. B.lai hai loài bông lưỡng bội tạo thể tứ bội C.tạo thể tứ bội bông hoang dại ở Mỹ D.lai bông châu Âu với bông hoang dại ở Mỹ tạo ra thể tứ bội 52 NST 39.Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là: A.Sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú B.Tổ chức cơ thể ngày càng cao C.Thích nghi ngày càng hợp lí D.Cấu tạo cơ thể ngày càng đơn giản 40.Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về đặc điểm thích nghi? A.tất cả các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. B.các đặc điểm thích nghi không thay đổi khi môi trường sống thay đổi. C.yếu tố có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đặc điệm thích nghi là thường biến D.đặc điểm thích nghi chỉ có ở động vật và thực vật, không có ở vi sinh vật. ĐÁP ÁN ĐỀ 1: 1C, 2A, 3D, 4D, 5D, 6C, 7B, 8B, 9C, 10C, 11B, 12B, 13C, 14C, 15A, 16D, 17C, 18A, 19D, 20A, 21C, 22C, 23A, 24B, 25A, 26B, 27B, 28C, 29B, 30A, 31C, 32D, 33A, 34C, 35C, 36A, 37A, 38A, 39C, 40A MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA -ĐỀ 1 Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Bằng chứng tiến hóa 4 câu câu 1,12, 14, 33 3 câu câu 3, 4,11 2 câu Câu 2, 13 9 câu Học thuyết Lamac và Họcthuyết Đacuyn 2 câu câu 7, 8 2 câu câu 5, 6 1 câu câu 20 5 câu Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại 2 câu câu 15, 17 2 câu câu 10, 16 1 câu câu 21 5 câu Quá trình hình thành quần thể thích nghi 1 câu câu 18 2 câu câu 19, 40 2 câu câu 24, 28 5 câu Loài 2 câu câu 36, 37 1 câu câu 25 1 câu câu 26 4 câu Quá trình hình thành loài 3 câu câu 22,32,35 1 câu câu 27 4 câu câu 23,29,31,38 8 câu Tiến hóa lớn 2 câu câu 34, 39 1 câu câu 30 1 câu câu 9 4 câu Cộng 16 câu 12 câu 12 câu 40 câu Trần Hải KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 12 CB TIẾT 37 Ma trận đề : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu Điểm 16 4 12 3 12 3 40 10 TRỌNG TÂM KIỂM TRA: Bài 24: Bằng chứng tiến hóa và Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài ĐỀ 2: 1.Trong tiến hóa các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh: A.sự tiến hóa song hành B.sự tiến hóa đồng quy C.sự tiến hóa phân li D.nguồn gốc chung 2.Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A.Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác B.Cánh chim và cánh côn trùng C.Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng D.Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng 3.Các bằng chứng nào sau đây là bằng chứng gián tiếp nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau? I.Bằng chứng giải phẩu so sánh II.Bằng chứng địa lí sinh vật học III.Bằng chứng hóa thạch IV.Bằng chứng sinh học phân tử V.Bằng chứng sinh thái học VI.Bằng chứng phôi sinh học VII.Bằng chứng tế bào học VIII.Bằng chứng vật lí sinh vật học IX.Bằng chứng Hóa sinh học Câu trả lời đúng là: A.I, II, V, VI, VII B.I, II, III, IV, IX C.I, II, III, V, VIII D.I, II, IV, VI, VII 4.Hai loài sinh vật sống ở các khu địa lí khác xa nhau ( hai châu lục khác nhau ) có nhiều đặc điểm giống nhau.Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả ? A.điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau B.điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau C.điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau D.điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau 5.Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của CLTN A.chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu của CLTN B.những biến dị cá thể xuất hiện 1 cách lẻ tẻ trong quá trình sinh sản là nguồn nguyên liệu cho CLTN. C.chỉ có đột biến gen mơí là nguồn nguyên liệu của CLTN D.những biến dị xuất hiện đồng loạt , có lợi cho sinh vật mới là nguyên liệu cho CLTN 6.Luận điểm nào sau đây của Lamac được cho là ĐÚNG ĐẮN hơn cả? A.Hươu cao cổ có cổ dài là do ăn lá cây ở trên cao qua thời gian dài B.Sinh vật biến đổi để phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh C.Biến đổi trên cơ thể động vật do tập quán sống thì di truyền được. D.Nâng cao dần cấp độ tổ chức của cơ thể là biểu hiện của tiến hóa 7.Ý nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với tiến hóa lớn? A.Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài B.Quá trình tiến hóa của sinh giới là quá trình thích nghi với môi trường sống C.Tốc độ tiến hóa diễn ra đồng đều ở các nhóm sinh vật D.Tốc độ tiến hóa diễn ra không đều ở các nhóm sinh vật 8.Phát biểu KHÔNG ĐÚNG khi nhận xét : CLTN làm thay đổi nhanh hay chậm tần số alen phụ thuộc vào: A.sức chống chịu của cá thể mang alen đó B.alen chịu sự tác động của CLTN là trội hay là lặn C.quần thể sinh vật là lưỡng bội hay đơn bội D. tốc độ sinh sản nhanh hay chậm của quần thể 9.Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là: A.Thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa B.Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ . C.Khả năng sử dụng các công cụ sẳn có trong tự nhiên D.Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. 10.Cơ quan thoái hóa là những cơ quan: A.Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm B.Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C.Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau 11.Sự giống nhau trong phát triễn phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau: A.phản ánh mức độ quan hệ nguồn gốc chung giữa các nhóm loài B.phản ánh sự tiến hóa phân li C.phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống D.phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới 12.Theo quan niệm của Lamac tiến hóa là: A.sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật B.sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ đơn giản đến phức tạp C.tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể D.sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu 13.Theo Lamac hươu cao cổ có cái cổ dài là do: A.ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi B.kết quả của chọn lọc tự nhiên C.ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn D.ảnh hưởng của tập quán hoạt động 14.Hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng: A.làm giảm tính đa hình của quần thể B.giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử C.thay đổi tần số alen của quần thể D.tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử 15.Nhân tố nào sau đây là nhân tố tiến hóa KHÔNG CÓ hướng ? A.di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, đột biến B.đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên C.di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên D.đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên 16.Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là: A.cá thể B.quần thể C.nòi D.loài 17.Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là: A.đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên C.đột biến, giao phối và di nhập gen D.đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên 18.Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên gấp 500 lần. Do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng: A.chuyển gen gây bệnh cho sâu B.chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng C.hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học D.nuôi nhiều chim ăn sâu 19.Ví dụ nào sau đây thuộc cách li trước hợp tử? A.Cừu giao phối với dê có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay. B.Lừa đực giao phối với ngựa cái sinh ra con la, con la không có khả năngsinh sản hữu tính C.Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc nhưng hợp tử không phát triễn D.Ngỗng thường không giao phối với vịt, tinh trùng ngỗng vào âm đạo vịt bị chết. 20.Sau đây là một số dạng cách li ở các loài sinh vật: 1.cách li cơ học 2.cách li sinh thái 3.cách li thời gian 4.cách li tập tính 5.cách li địa lí 6.cách li nơi ở 7.cách li sinh sản 8.cách li sau hợp tử Dạng nào là cách li trước hợp tử? A.1, 2, 3, 4 B.1, 3, 4, 6 C.1, 5, 6, 7 D.5, 6, 7, 8 21.Điểm khác biệt cơ bản trong giải thích về cơ chế tiến hóa giữa học thuyết Đacuyn và học thuyết Lamac là: A.Học thuyết Đacuyn nêu được cơ chế tiến hóa hình thành nên các loài là chọn lọc tự nhiên; học thyết Lamac thừa nhận loài có biến đổi. B.Học thuyết Đacuyn nêu được cơ chế tiến hóa chính hình thành nên các loài là chọn lọc tự nhiên; học thyết Lamac thừa nhận loài có biến đổi nhưng không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài. C.Cơ chế tiến hóa của Học thuyết Đacuyn là chọn lọc tự nhiên; cơ chế tiến hóa của học thuyết Lamac là ngoại cảnh D.Cơ chế tiến hóa của học thuyết Đacuyn là chọn lọc tự nhiên; cơ chế tiến hóa của học thuyết Lamac là sự ditruyền 22.Hình thành loài bằng con đường địa lí cũng xảy ra ở thực vật, là vì: A.Thực vật cũng có khả năng phát tán khác nhau tới các vùng địa lí khác nhau; nhờ động vật, nhờ gió B.Thực vật có khả năng phát tán khác nhau tới các vùng địa lí khác nhau; nhờ vào con người trồng. C.Thực vật sinh sản bằng hạt, hạt nhẹ nhờ gió phát tán tới những vùng địa lí khác nhau. D.Thực vật sinh sản bằng hạt, hạt trong quả; đg vật ăn quả rồi phát tán tới những vùng địa lí khác nhau 23.Dấu hiệu KHÔNG ĐÚNG đối với loài sinh sản hữu tính: A.Mỗi loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể B.Mỗi loài giao phối là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. C.Mỗi loài giao phối là một đơn vị sinh sản độc lập với các loài khác D.Mỗi loài giao phối có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí 24.Loài bông trồng ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Loài bông trồng ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 được hình thành bằng: A.con đường lai xa và đa bội hóa B.phương pháp lai tế bào C.con đường tự đa bội D.con đường sinh thái 25.Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm thích nghi? A.Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp B.Không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. C.Một đặc điểm có thể là thích nghi với môi trường này nhưng lại trở nên kém thích nghi trong môi trường khác. D.Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thich nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn được duy trì qua các thế hệ. 26.Nguyên liệu thứ cấp của quá trỉnh tiến hóa là: A.đột biến gen B. đột biến cấu trúc NST C.biến dị tổ hợp D.đột biến số lượng NST 27.Cho các sinh vật sau: virut, vi khuẩn, châu chấu, giun đất, bọt biển. Hãy sắp xếp các sinh vật này theo chiều hướng tiến hóa: tổ chức ngày càng cao? A.bọt biển giun đất virút châu chấuvi khuẩn B.bọt biển châu chấu virút giun đấtvi khuẩn C.virut vi khuẩn bọt biểngiun đất châu chấu D.virut vi khuẩn giun đất bọt biểnchâu chấu 28.Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi, muỗi; khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến: A.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều bị đào thải. B.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải. C.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém. D.áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn. 29.Vì sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản? A.Vì quá trình tiến hoá luôn duy trì những quần thể sinh vật thích nghi nhất. B.Vì các sinh vật có tổ chức thầp vẫn không ngừng phát sinh C.Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống D.Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng phát triễn 30.Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính do: A.cơ thể lai xa mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ không tạo ra các cặp NST tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường. B.cơ thể lai xa mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ không tạo ra các cặp NST tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân bị trở ngại. C.cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ không tạo ra các cặp NST tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân không thực hiện được. D.cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ không tạo ra các cặp NST tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường. 31.Theo quan điểm hiện đại, nhân tố chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật là do: A.Môi trường thay đổi nên sinh vật tự nó biến đổi hình thành nên đặc điểm thích nghi B.Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên C.Các cơ chế cách li D.Sự thay đổi ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật 32.Thể song nhị bội khác với thể tứ bội ở điểm: A.Thể tứ bội có bộ nhiễm sắc thể gấp hai lần thể song nhị bội B.Thể tứ bội mang bộ nhiễm sắc thể gấp bội bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài; thể song nhị bội mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của cả hai loài C.Thể song nhị bội có kích thước to gấp bội D.Thể song nhị bội phát triễn nhanh hơn thể tứ bội 33.Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng: A.cánh chim và cánh côn trùng. B.Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan là biến dạng của lá C.Tư thế của đầu ếch, cá sấu và hà mã thích nghi với đời sống ở nước D.Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng 34.Sự giống nhau trong phát triễn phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau: A.phản ánh mức độ quan hệ nguồn gốc chung giữa các nhóm loài B.phản ánh sự tiến hóa phân li C.phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống D.phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới 35.Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới, vì cây tứ bội A.có khả năng phát triễn mạnh hơn cây lưỡng bội B.có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội C.có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội. D.khi giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ 36.Giống cây trồng nào sau đây có nguồn gốc đa bội được ứng dụng trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế lớn? A.Khoai tây, cà chua, chuối, củ cải đường B.Khoai tây, lúa mì, chuối, củ cải đường C.Khoai tây, dưa hấu, chuối, củ cải đường D. Lúa mì, chuối, củ cải đường 37. Điểm khác nhau giữa 2 nhân tố tiến hóa di- nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên là: A.di - nhập gen làm thay đổi các alen và thành phần kiểu gen của quần thể; các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B.di - nhập gen có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen thêm phong phú; kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể. C.di - nhập gen làm giàu vốn gen; các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền D.các cá thể di cư ra khỏi quần thể làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi; kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể. 38.Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là ĐÚNG NHẤT? A.Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới B.Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C.Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản. D.Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể cách li 39.Cho một số đặc điểm sau: (1) là một quần thể hoặc nhóm quần thể (2) các cá thể có khả năng giao phối với nhau, con sinh ra hữu thụ (3) có khu phân bố xác định (4) cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác (5) có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí Đặc điểm nào trên đây là đặc điểm có ở các sinh vật sinh sản vô tính: A. (1 ), ( 2 ), ( 3 ) B. (1), (3), (4) C.(3), (5 ) D.(3), (4) 40.Trong thực tế cần phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy để hình thành loài mới, vì: A.Đây là nguồn nguyên liệu để tạo dạng đa bội thể cùng nguồn. B.Dễ gây đột biến tạo ra các thể đa bội C.Cây hoang dai và cây trồng nguyên thủy có bộ NST lưỡng bội D.Cây hoang dai và cây trồng nguyên thủy có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống ĐÁP ÁN ĐỀ 2: 1B, 2B, 3D, 4C, 5C, 6D, 7C, 8A, 9D, 10A, 11A, 12B, 13D, 14B, 15D, 16B, 17B, 18A, 19D, 20B, 21B, 22A, 23B, 24A, 25D, 26C, 27C, 28C, 29A, 30D, 31B, 32B, 33B, 34A, 35D, 36B, 37B, 38B, 39C, 40A MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA -ĐỀ 2 Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Bằng chứng tiến hóa 4 câu câu 1,3, 10, 34 3 câu câu 9, 4,11 2 câu câu 2, 33 9 câu Học thuyết Lamac và Học thuyết Đacuyn 2 câu câu 12, 13 2 câu câu 5, 6 1 câu câu 21 5 câu Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại 3 câu câu 14, 16, 26 2 câu câu 8, 15 1 câu câu 37 6 câu Quá trình hình thành quần thể thích nghi 2 câu câu 17, 31 1 câu câu 25 2 câu câu 18, 28 5 câu Loài 2 câu câu 20, 39 1 câu câu 23 1 câu câu 19 4 câu Quá trình hình thành loài 2 câu câu 36, 38 2 câu câu 22, 30 4 câu câu 24,32,35,40 8 câu Tiến hóa lớn 1câu câu 7 1 câu câu 29 1 câu câu 27 3 câu Cộng 16 câu 12 câu 12 câu 40 câu . vai tr quan tr ng trong quá tr nh tiến hoá? I.Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp II.Gen đột biến có thể có hại trong môi tr ờng. do: A.sự tiến hóa trong quá tr nh phát triễn của loài B.CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau C.thực hiện các chức phận giống nhau D.có nguồn gốc khác nhau phát triễn trong những điều kiện. Tr n Hải KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 12 CB TIẾT 37 Ma tr n đề : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu Điểm 16 4 12 3 12 3 40 10 TR NG TÂM KIỂM TRA: Bài 24:Bằng chứng