1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chỉnh hợp và bất chỉnh hợp

2 751 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 Modul 6: Cơ sở địa chất cấu tạo 4. Chỉnh hợp và bất chỉnh hợp Mối tương quan giữa các đá tạo nên các tầng phân lớp thường thể hiện hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, một lớp hay hệ lớp nằm trên phủ trực tiếp ngay trên các đá nằm dưới mà không có dấu hiệu gián đoạn lắng đọng trầm tích, phản ánh tính liên tục của quá trình lắng đọng trầm tích và tạo nên thế nằm chỉnh hợp của đá. Trường hợp thứ hai, giữa các lớp nằm trên và nằm dưới mất tính liên tục và trong mặt cắt thiếu đi trầm tích của một số lớp nào đó. Mối tương quan như vậy là kết quả một sự gián đoạn trong quá trình lắng đọng trầm tích và tạo nên thế nằm bất chỉnh hợp. Có nhiều cách phân loại bất chỉnh hợp, dưới đây trình bày một số dạng bất chỉnh hợp phổ biến nhất. 4.1. Bất chỉnh hợp địa tầng Trong bất chỉnh hợp địa tầng sự vắng mặt của lớp đá nào đó trong mặt cắt là do sự ngừng lắng đọng trầm tích. Sự gián đoạn trầm tích này không kèm theo biến động đảo lộn mà chỉ có thể là sự nâng lên để gây bào mòn, mất đi một phần trầm tích đã được hình thành. Bất chỉnh hợp địa tầng được chia ra một số dạng. Bất chỉnh hợp song song thể hiện ở sự gián đoạn của các lớp nằm song song với nhau. Các lớp nằm trên và dưới mặt bất chỉnh hợp đều nằm song song nhau nhưng khác nhau về thành phần đá và hoá thạch chứa trong đá. Mặt bất chỉnh hợp phân chia các lớp này biểu hiện rất rõ ràng (Hình 2), nó thường là mặt xâm thực cổ ở dưới nước hoặc là mặt bào mòn trên lục địa, được hình thành trong khoảng thời gian xẩy ra vận động nâng và quá trình ngừng thành tạo trầm tích. Trường hợp bất chỉnh hợp song song giữa các lớp có thành phần thạch học đồng nhất hay gần đồng nhất thì khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu các đới tiếp xúc cũng cho phép ta vạch được vị trí của mặt bất chỉnh hợp nhờ những dấu hiệu gián đoạn trong tầng trầm tích và bào mòn phần trên của hệ tầng cổ hơn, vì ở đây có thể có dấu vết phong hoá hoặc cuội kết cơ sở v.v C T 1 b a C T 1 b a Hình 2. Mặt cắt bất chỉnh hợp song song C - đá vôi Carbon; T 1 - Trầm tích Trias hạ. a-b - Mặt bất chỉnh hợp. Như vậy, giữa Carbon và Trias sớm đã gián đoạn trầm tích. 2 Bất chỉnh hợp góc thể hiện ở sự gián đoạn giữa hai phức hệ lớp nằm trên và dưới mặt bất chỉnh hợp có góc dốc khác nhau (Hình 3). Góc bất chỉnh hợp có thể thay đổi từ 0 o đến 90 o và có thể thay đổi nhiều trong các khu vực khác nhau. Bất chỉnh hợp góc phương vị là bất chỉnh hợp trong đó đường phương của các hệ tầng nằm trên và dưới mặt bất chỉnh hợp không trùng hợp nhau. Như vậy, bất chỉnh hợp góc đặc trưng bằng hai đại lượng – giá trị của góc bất chỉnh hợp và độ lớn của góc bất chỉnh hợp phương vị. Các đại lượng này phụ thuộc vào thời gian hình thành mặt bất chỉnh hợp. Có nhiều ví dụ cho thấy rằng tuy thời gian gián đoạn ngắn nhưng góc bất chỉnh hợp lại rất lớn. Ngược lại, đối với bất chỉnh hợp phương vị, góc sẽ càng lớn nếu thời gian gián đoạn càng dài. 4.2. Bất chỉnh hợp địa lý Bất chỉnh hợp địa lý là loại bất chỉnh hợp góc có góc nhỏ hơn 1 o ; vì góc quá nhỏ nên các bất chỉnh hợp này chỉ có thể phát hiện được khi nghiên cứu một lãnh thổ rộng lớn. Hệ tầng nằm bất chỉnh hợp ở trên phủ chồng lên hệ tầng nằm dưới và vẫn giữ được tính song song trong phương của mặt bất chỉnh hợp. Có thể coi bất chỉnh hợp địa lý là trung gian giữa bất chỉnh hợp góc và bất chỉnh hợp song song. I II a b B B a b A A B I II Hình 3. Bất chỉnh hợp góc A. Tầng trẻ nằm thoải về phía bắc-tây bắc; B. Tầng cổ bị vò nhàu thành các nếp uốn; a-b: mặt bất chỉnh hợp (A.A. Bordanov) . tích và tạo nên thế nằm bất chỉnh hợp. Có nhiều cách phân loại bất chỉnh hợp, dưới đây trình bày một số dạng bất chỉnh hợp phổ biến nhất. 4.1. Bất chỉnh hợp địa tầng Trong bất chỉnh hợp địa. phương của mặt bất chỉnh hợp. Có thể coi bất chỉnh hợp địa lý là trung gian giữa bất chỉnh hợp góc và bất chỉnh hợp song song. I II a b B B a b A A B I II Hình 3. Bất chỉnh hợp góc A. Tầng. góc bất chỉnh hợp lại rất lớn. Ngược lại, đối với bất chỉnh hợp phương vị, góc sẽ càng lớn nếu thời gian gián đoạn càng dài. 4.2. Bất chỉnh hợp địa lý Bất chỉnh hợp địa lý là loại bất chỉnh hợp

Ngày đăng: 22/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w