1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thủy quyển (Khái niệm)

2 698 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 162,21 KB

Nội dung

1 Modul 5: Các quá trình địa chất ngoại sinh Bài 3: Thủy quyển 1. Thành phần và phân bố của thuỷ quyển Thuỷ quyển bao gồm tất cả các loại nước ở các trạng thái khác nhau có trên Trái Đất. Trong không khí cũng có một lượng nước không nhỏ ở dạng hơi và trong những điều kiện nhất định hơi nước có thể ngưng lại thành nước, hoặc đông lại thành băng tuyết. Vai trò của hơi nước trong không khí đối với khí quyển rất quan trọng, góp phần chủ yếu gây ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu, nên mặc nhiên người ta cũng coi chúng như là thành phần chính thức của khí quyển. Nước chủ yếu tích tụ trong các thuỷ vực nước mặn và nước ngọt (đại dương, biển, hồ, đầm), chảy trong các dòng trên mặt đất (mạng sông suối) và cả trong các khe nứt, các lỗ hổng của đất đá dưới lòng đất (nước ngầm). Khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới điểm băng thì dù ở trong biển, trên đất liền hay trong lòng đất, nước sẽ bị đóng băng. Khác với thạch quyển và khí quyển, thuỷ quyển không tạo thành một vỏ liên tục của Trái Đất mà xen kẽ với các yếu tố của thạch quyển. Do đặc điểm phân bố của nước trên lục địa rất phức tạp nên cho tới nay không có số liệu đo đạc chính xác về lượng nước này. Đối với khối lượng nước trong các biển và đại dương thì việc đo lường thuận lợi hơn. Hiện nay biển và đại dương thế giới chiếm tới 70,8% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 360 triệu km2). Do vậy, nhìn từ trong vũ trụ, các phi công thấy Trái Đất giống như một quả cầu bằng nước. Thái Bình Dương chiếm gần một nửa diện tích của toàn bộ biển và đại dương thế giới (179,7 triệu km2). Đại Tây Dương có diện tích 93,36 triệu km2, ấn Độ Dương - 74,9 triệu km2, Bắc Băng Dương - 13,1 triệu km2. Sự phân bố của biển và đại dương trên Trái Đất không đồng đều. Trong khi chiếm tới 81% diện tích bán cầu nam thì biển và đại dương lại chỉ chiếm 61% diện tích bán cầu bắc; giữa các vĩ độ 80o-90o nam không hề có biển thì giưã các vĩ độ 85o-90o bắc lại không có lục địa v.v Dung tích biển và đại dương khoảng 1370 triệu km3, trong đó riêng Thái Bình Dương chiếm 53% (khoảng 724 triệu km3), Đại Tây Dương – 337 km3, ấn Độ Dương – 291,9 triệu km3, Bắc Băng Dương – 13,1 triệu km3. Thái Bình Dương có độ sâu trung bình 4030 m, Đại Tây Dương – 3330 m, ấn Độ Dương – 3900 m. Lượng nước chứa trong các biển và đại dương thế giới đủ để phủ đều trên bề mặt Trái Đất một tầng nước dày tới 2400 m. 2 Nước trong thiên nhiên luôn vận động, thay đổi trạng thái và nằm trong một chu trình tuần hoàn khép kín gọi là hoàn lưu nước trên Trái Đất. Từ các thuỷ vực trên mặt đất, từ hoạt động sống của sinh vật (hô hấp, bài tiết, phân huỷ sau chết v.v ) cũng như từ mặt đất, từ các hoạt động địa chất (magma, núi lửa v.v ) có một lượng hơi nước rất lớn được bốc lên, hoà lẫn vào khí quyển. Sau đó, lượng hơi nước đó lại rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa, tuyết v.v Lượng nước bốc hơi và lượng mưa hằng năm ước chừng 518 600 km3, trong số đó biển cung cấp khoảng 86% lượng nước bốc hơi. Do phân bố rộng rãi trên Trái Đất và bản chất rất linh động, đặc biệt lại nằm trong một hoàn lưu mang tính toàn cầu, nên nước đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình địa chất. . 1 Modul 5: Các quá trình địa chất ngoại sinh Bài 3: Thủy quyển 1. Thành phần và phân bố của thuỷ quyển Thuỷ quyển bao gồm tất cả các loại nước ở các trạng thái khác nhau có trên. đất, nước sẽ bị đóng băng. Khác với thạch quyển và khí quyển, thuỷ quyển không tạo thành một vỏ liên tục của Trái Đất mà xen kẽ với các yếu tố của thạch quyển. Do đặc điểm phân bố của nước trên. khí đối với khí quyển rất quan trọng, góp phần chủ yếu gây ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu, nên mặc nhiên người ta cũng coi chúng như là thành phần chính thức của khí quyển. Nước chủ

Ngày đăng: 22/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w