ON TAP NLXH- CÓ DAP AN- 2011

9 348 0
ON TAP NLXH- CÓ DAP AN- 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN Xà HỘI THAM KHẢO ( Có đáp án ) 1/ Đề 1 : Câu 2. (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. G Ợ I Ý : a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: - Vai trò quan trọng của việc chọn nghề đối với thanh niên, học sinh: + Góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người. + Thể hiện quan điểm sống, lý tưởng sống của tuổi trẻ. - Một số quan niệm chọn nghề: + Chọn nghề làm ra nhiều tiền (mặt tích cực và hạn chế). + Chọn nghề mà mình yêu thích (mặt tích cực, hạn chế). - Cả hai quan niệm trên đều phiến diện, xuất phát từ ý thức chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ quan điểm, lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của thanh niên hiện nay. - Quan niệm chọn nghề của bản thân: + Vừa quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa chú ý đến vấn đề thu nhập. + Việc chọn nghề cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, nhu cầu của xã hội, đất nước, … c) Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 2/ Đề 2 : Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xứng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 35) G ợi ý : 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: nêu suy nghĩ về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. - Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận. - Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo … 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: giới thiệu ý kiÕn và nêu ý nghĩa cña câu nói ®ã. b. Thân bài: - Giải thích câu nãi: Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay: + Học để biết: Tiếp thu kiến thức. Bởi vì con người có thông minh, uyên bác đến đâu thì kiến thức cá nhân vẫn chỉ là hữu hạn còn kiến thức nhân loại thì vô hạn. Muốn “biết” nhiều thì phải “học”. + Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành + Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng. + Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành con người hoàn hảo. Là yêu cầu thực hành, vận dụng vốn kiến thức đã “biết” để tạo nên những thành quả có ích cho bản thân, gia đình, cho cuộc sống của nhân loại. Ví dụ có học sinh mơ ước học tập để trở thành kỹ sư nông nghiệp lai tạo ra giống cây trồng mới có năng suất phục vụ đời sống, có người muốn học để chế ngự thiên nhiên Khi vận dụng kiến thức tạo nên thành quả càng có giá trị cho đời sống con người thì ta đã từng bước hoàn thiện nhân cách mình, khẳng định giá trị của mình. - Ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức  vận dụng kiến thức  hoàn thiện nhân cách để tự khẳng định mình trong cuộc sống. Mục đích học tập do UNESCO đề xướng đặt ra yêu cầu từ thấp đến cao và có mối quan hệ chặt chẽ. Mục đích đó hoàn toàn đúng đắn có tác dụng định hướng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên ngày nay. c. Kết bài: - Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của học tập đối với cuộc sống của con người. - Rút ra bài học và phương hướng phấn đấu bản thân. 3/ Đề 3 : Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 400 từ trình bày vấn đề: Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay. (3 đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội: kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về nội dung: - Học sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau: + Hạnh phúc là mục đích lớn lao mà mỗi người đều hướng đến. Nó phụ thuộc nhiều vào tính cách, mục đích sống và ước mơ của mỗi người. + Bác bỏ một số quan niệm không đúng về hạnh phúc:  Hạnh phúc là có được nhiều tiền.  Hạnh phúc là được làm theo ý thích của mình, là tự do tuyệt đối, không phụ thuộc vào ai, vào bất cứ cái gì. …… - Nêu quan niệm đúng về hạnh phúc: + Hạnh phúc là phải biết cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lý, phải biết hy sinh cho lý tưởng. +Phải có sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể. + Cần ra sức học hỏi, rèn luyện trí tuệ và nhân cách, xây dựng cho mình một lẽ sống cao đẹp với nhiều khát vọng cống hiến, chắc chắn rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với chúng ta. 4/ Đề 4 : (Anh,Chị ) Viết đoạn văn không quá 400 từ. Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Gợi ý a) Yêu cầu về kĩ năng: -Biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục - Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng. b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) 2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. 3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? ( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức) c) Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 5/ Đề 5: (Anh,Chị) viết đoạn văn không quá 400 từ bàn về câu thơ “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” (“Một khúc ca” – Tố Hữu). 1. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: Vấn đề "sống đẹp" trong đời sống của mỗi con người. - Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. + Giải thích (sống đẹp) + Phân tích (các khía cạnh của biểu hiện sống đẹp) + Chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực) - Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống. Có thể dẫn chứng thêm thơ văn để bài viết sinh động. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: giới thiệu câu thơ và nêu tư tưởng chung của câu thơ. Trong “Một khúc ca”, Tố Hữu viết “¤i sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – câu thơ khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra câu trả lời thỏa đáng. b. Thân bài - Giải thích thế nào là sống đẹp? “Sống đẹp” là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng tựu trung lại: “sống đẹp” là cách sống đạt chuẩn mực cao của xã hội, được mọi người ngưỡng mộ. - Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp. + Biểu hiện của “sống đẹp” khá phong phú. Trước hết, “sống đẹp” phải gắn với lý tưởng cao đẹp. Lý tưởng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh lịch sử những cái cốt lõi của nó là phải vì dân vì nước. lý tưởng là ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn. + Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là yêu nhân dân, đất nước. Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, bất hạnh. + Không thể “sống đẹp” nếu không có một bộ óc hiểu biết cùng một cơ thể khỏe mạnh. Kiến thức và sức khỏe cũng là một điều kiện cần thiết để con người có thể đạt tới chuẩn mực của “sống đẹp”. + “Sống đẹp” phải gắn với những hành động đúng đắn, tích cực vì hành động là biểu hiện cụ thể nhất, dễ thấy nhất của “sống đẹp”. Lý tưởng mà xa rời hành động thì lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa. - Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học. Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân như: Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh … Trong xã hội hiện tại của chúng ta cũng có biết bao nhiêu tấm gương sống đẹp: anh thanh niên Trần Hữu Ân một mình nuôi hai bà mẹ bị ung thư, cô bé Lê Thanh Thúy (công dân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007) trong những ngày cuối cùng chiến đấu với bệnh ung thư vẫn tổ chức những hoạt động từ thiện cho bệnh nhi ở bệnh viện ung bướu. - “Sống đẹp” còn đồng nghĩa với việc con người cần phải biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, với lối sống “không đẹp” như: trộm cướp, hút chích, ma túy … tồn tại nhan nhản trong xã hội. Phải biết đấu tranh với thói quen nói tục, chửi thề, bệnh thành tích, sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh, sinh viên. - Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống. - Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp. Tóm lại, “sống đẹp” là cách sống mà mọi người nên hướng tới. Để “sống đẹp”, học sinh cần phải nổ lực học tập, rèn luyện, phải nuôi dưỡng trong tâm hồn những t×nh cảm cao đẹp cũng như biết đấu tranh với cái ác, cái xấu tồn tại xung quanh mình. c. Kết luận - Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. - Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân. 6/ Đề 6: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. - Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận. - Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo … 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ. - Nhận định, đánh giá. + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. + Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế. + Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. - Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay. c. Kết bài: - Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. - Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân. §Ò 7: Tình thương là hạnh phúc của con người. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: Hạnh phúc chỉ tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương. - Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận. - Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống. Có thể dẫn chứng thêm thơ văn để bài viết sinh động. 2 . Lập dàn ý: a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài. Nhận xét vệ mối quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc có người nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người”. Vì sao vậy? b. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý: - Giải thích: + Tình thương: tình cảm thương yêu chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. + Hạnh phúc: trạng thái sung sướngvì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.  Hạnh phúc chỉ tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương. Tình thương là tình cảm yêu thương, cảm thông, giúp đỡ người khác. Tình thương là một biểu hiện của tư tưởng nhân ái. Khi ta biết yêu thương, cảm thông, giúp đỡ người khác là ta đem đến niềm vui cho người khác. Nhờ vậy ta cũng cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn. - Những biểu hiện của tình thương: + Tình yêu quê hương, đất nước. + Tình thương gia đình. + Tình thương người như thể thương thân.  Biểu hiện của tình thương hết sức phong phú, nó là tình yêu thương những người trong gia đình; nó có thể đơn giản là một thái độ cảm thông, khích lệ với bạn bè, người thân, giúp họ vượt qua đau khổ; nó cũng có thể là tấm lòng khoan dung vị tha với lỗi lầm của người khác; và nó còn là tấm lòng hào hiệp tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta Khi ta yêu thương, giúp đỡ người khác, chắc chắn ta cũng nhận được tình cảm yêu thương trân trọng của người khác dành cho mình. - Những hành động thể hiện tình thương: + Phải biết hy sinh, biết đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước. + Biết chia sẻ, cảm thông giúp đỡ mọi người. + Biết đỡ đần công việc gia đình. - Ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống: + Có tình thương cuộc sống sẽ ấm áp hơn, con người sống với nhau nhân ái hơn. + Tình thương làm con người Người hơn. Tình thương hóa giả nỗi đau, hận thù. Tình thương khiến cho con người sống gắn bó, hòa thuận hơn. Tình thương làm cho con người trong sáng thanh thản, đời sống tình cảm xã hội đẹp hơn. c. Kết bài: - Tóm lại tư tưởng đạo lí: tình thương đúng là hạnh phúc của con người. - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân. §Ò 8 : Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Nội dung: bày tỏ các suy nghĩ về hiện tượng các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về nuôi dạy các em nên người. - Tư liệu: đời sống thực tế, sách báo… 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết. b. Thân bài: - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn. - Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. - Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức (Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình (Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế) ); cá nhân (Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO (Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng + Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em. + Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO : 9/ Anh(Chị) hiểu thế nào là truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”- một nét đẹp của văn hóa Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội ta hiện nay. 10/ hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bàn về “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”. 11/ Một người đi du lịch bốn phương, khi trở về quê nhà, bạn bè, người thân hỏi anh: nơi nào trên đất nước mình đẹp nhất, anh đã trả lời: “ Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Ý kiến của anh, chị? 12/ Suy nghĩ tuæi trÎ nhí vÒ céi nguån! 13/ Hãy viết một đoạn văn khoảng 400 từ trình bày về vấn đề tình hình chấp hành luật giao thông của thanh niên học sinh ngày nay 14/Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay? 15/ Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. . quả có ích cho bản thân, gia đình, cho cuộc sống của nhân loại. Ví dụ có học sinh mơ ước học tập để trở thành kỹ sư nông nghiệp lai tạo ra giống cây trồng mới có năng suất phục vụ đời sống, có. ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn. + Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là. tưởng sẽ trở nên vô nghĩa. - Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học. Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình

Ngày đăng: 21/05/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan