Thời các vua Hùg dựng nước với quan niệm là một thời kì lịch sử đầu tiên dưới 2000 năm trong khoảng thiên nien kỉ thứ 2 và thứ 1 trước công nguyên, là cả một quá trình biến đổi sâu sắc về mặt xã hội
Trang 1I Tổng quát về thời kỳ Hùng Vương
Thời các vua Hùg dựng nước với quan niệm là một thời kì lịch sử đầu tiên dưới 2000 năm trong khoảng thiên nien kỉ thứ 2 và thứ 1 trước công nguyên, là cả một quá trình biến đổi sâu sắc về mặt xã hội, đó là lúc
xã hội nước ta từ chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã quá độ dần sang xã hội có giai cấp sơ kì với một hình thái nhà nước sơ khai nào đó Đồng thời đó cũng là quá trình phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất Quá trình xây dựng nền văn hoá cổ đại Việt Nam và hình thành cộng đồng quốc gia đầu tiên Những chuyển biến và thành tựu đó thể hện một bước tiến hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Đó là bước tiến từ thời đại mông muội và dã mang sang thời đại văn minh, bước vươn lên về mọi mạt của tổ tiên ta đặt cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia dân tộc sau này
Cùng với sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế với một nền nông nghiệp trông lúa nước Đã kéo theo những thay đổi về trong đời sống văn hoá của người Việt cổ thời kì Hùng Vương Lĩnh vực văn hoá đảm bảo đời sống nói chung cụ thể là cách ăn, mặc, ở, đi lại của người Việt cổ đã phản ánh rõ nét lối sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, ở vùng nhiệt dời gió mùa trong một môi trường nhiều đầm, hồ, sông, nước Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân là thóc gạo, trong đó chủ yếu là gạo nếp Thức ăn bao gồm các loại rau củ, bầu, bí, cá, đậu… và các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn… Ngươi Việt có tục ăn trầu nhuộm răng đen và xăm mình, thường ngày nam đóng khố, nữ cởi trần mặc váy đi chân đất Cả nam lẫn nữ đều ưa dùng đồ trang sức làm bằng đá và đồng thau Làng Việt thời kì này là những cong xã nông thôn Mọi công xã nông thôn là một tập hợp của một số gia đình hạt nhân gắn kết với nhau theo cả quan hệ láng giếng lẫn dòng máu, sóng quây quần lại trong một khu vực và thường có rào tre bảo vệ Nhà của họ thường là nhà
Trang 2sàn làm bằng gỗ, tre nứa là Người Việt chủ yếu đi lại bằng thuyền, bè, mảng trên sông suối
Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần Cư dân thời Hùng Vương đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao, kết hợp những hình thức tín ngưỡng phức tạp, đan xen giữa tàn dư tín ngưỡng nguyên thuỷ với tín ngưỡng về thời đại kim khí và nông nghiệp lúa nước
Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của người Việt cổ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt trời, thần sông, thần núi… và tục phồn thực với những nghi lễ cầu mong được màu, các giống loài sinh sôi nảy nở Đồng thời đã sản sinh ra tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Sùng bái anh hùng thủ lĩnh, tục lệ cưới xin ma chay
Nghệ thuật thời k Hùng Vương là nghệ thuật thực dụng mà người thợ thủ công là hững nghệ nhân dân gian Nhiều đồ trang sức công cụ vũ khí lúc này đều là những tác phẩm nghệ thuật, nghệ thuật tạo hình Đông Sơn phản ánh cuộc sống hiện thực bằng phong cách diễn tả sinh động, bố cục cân xứng hài hoà nghệ thuật âm nhạc, máu, nhảy cũng khá phát triển
và giữ vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hoá của người Việt cổ
Lễ hội nhất là hội mùa là đỉnh cảo của sinh hoạt văn hoá cộng đồng Hội làng thường được tổ chức và mùa thu trong đó ngoài nghi lễ nông nghiệp cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa mang phong đáng, sinh sản thịnh vượng Người ta tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghẹ, thể thao rất hồn nhiên phong phú
Di vật tiêu biểu của nền văn hoá Đông Sơn, văn minh sông Hồng là trống đồng Trống đồng là một nhạc khí được sử dụng trong lễ hội, hội hè, trống đồng là một tượng trưng cho quyền uy của Tù trưởng, dùng để chôn theo người hay có thể là một loại hàng hoá có giá trị, dùng để mua bán đổi trác, trống đồng với những hoạ tiết phong phú sinh đọng trên mặt trống và tang trống còn có giá trị như một bộ sử bằng hình ảnh, phản ánh cuộc sốg lao động, chiến đấu và những hình thức tín ngưỡng vui chơi của
cư dân Hùng Vương
Trang 3Văn minh sông Hồng với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn là sản phẩm lao động sáng tạo của nhân dân ta từ buổi bình minh của lịch sử kết tinh trong đó là bản lĩnh lối sống của người Việt cổ đã tạo nên trong thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc
II Trống đồng đông sơn.
Các nghiên cứu khảo cổ học đã cho thấy có rất nhiều loại trống đồng Đông Sơn Tuy nhiên trống đồng Ngọc Lũ có thể xem là đỉnh cao nhất của trống đồng Đông Sơn
Khoảng năm 1893-1894, Nguyễn Văn ý và Nguyễn Văn úc, cùng một số người ở xã Ngọc Lũ - Bình Lục - Hà Nam đi đắp đê Tần Thuỷ ở xã Như Trác - Nam Xang (nay là Lý Nhân) thuộc hữu ngạn sông Hồng, cách Ngọc Lũ hơn 30 km về phía Đông Bắc Khi đào ở độ sâu 2m, các ông phát hiện một trống đồng và một nắp thạp úp trong lòng trống Những hiện vật này được đem về cúng ở đình làng Ngọc Lũ
Ngày 16/11/1902 hai hiện vật này được trưng bày tại nhà đấu xảo
Hà Nội Sau đó được trường Viễn Đông Bắc Cổ Hà Nội mua lại Hiện nay được lưu tại bảo tảng Việt Nam Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn Bên ngoài được phủ một lớp Patin màu xanh xám
Trống có hình dáng khá cân đối, mặt hơi tràn ra phía ngoài tang một
ít, tạo thành đường gờ nổi ở giưqã mặt và tang trống Đường kính mặt trống là 79cm; cao 63cm Thân trống chia làm 3 phân: tay phình ra, nối liền với mặt trống, lưng hình trụ thẳng đứng; chân hơi dọc thành hình nón cụt
Hoa văn có 2 loại: hoa văn hình học và hoa văn hình người, hình động vật
a Mặt trống:
Chính giữa mặt là hình ngôi sao nổi 14 cánh, xen giữa các cánh là những hình lông công Từ trong ra ngoài có 16 hình hoa văn Vành 1, 5,
11, 16 là những chấm dài Vành 2, 4, 7, 9 ,12,14 là những vòng tròn chấm
Trang 4giữa có iếp tuyến Vành 12, 16 là những văn răng cưa xen giữa các răng cưa còn có hai hàng chấm nhỏ Vành 6, 8, 10 là hình người, động vạt diễu quanh các ngôi sao theo hướng ngược chiều kim đồng hồ Vành 6 chia thành 2 phần đối xứng và gần giống nhau Mỗi phần lại có thể chia làm 5 nhóm:
-Nhóm 1:
Từ trái sang phải là một hàng 6 hoặc 7 người múa trang sức lông chim, đầu đội mũ cao trên đầu có mắt như hình lông chim Một người ở dãy 7 người đội mũ mặc váy dài, có hai mặt toả ra hai phía, có dáng như vừa đi vừa múa Có người tay cầm rìu, có người thổi kèn, có người cầm giáo, mũi giáo quay trở xuống, cán giáo cũng trang trí bằng lông chim Còn lại 3, 4 người thì xoè tay ra giống như đang múa
-Nhóm 2:
Đây là những ngôi nhà có mái tròn Hai bên là hai trụ đứng có chắn phên Đứng giữa cửa có một người ăn mặc sơ sài, tóc búi, tay cầm một vật không rõ hình dạng Hai bên là nhữn dãy vòng tròn chấm giữa
-Nhóm 3
Là một người quay mặt về phía mái nhà tròn, bỏ tóc xoã, mặc váy, tay cầm một vật không rõ tên Trên mình có một vòng tròn chấm giữa Trên đầu có một con chim đang bay giống hình chim ở vành 9 Tiếp dó là một cặp 2 người quay mặt vào nhau, một người tóc xoã, mặc váy, trên mình có một vòn tròn chấm giữa, người kia thì đóng khó, búi tóc Đây là một đôi trai gái đang cầm chày giưa vào một chiếc cốt Đầu chày có trang trí hình lông chim
-Nhóm 4:
Là một cái nhà sàn hình thang Nóc nhà cong lên như hình thuyền Hai đầu vểnh lên giống như hình chim mỏ to Hai bên nhà có cột chống
đỡ Nóc nhà có 2 hình chim đâu Một con giống như công, một con giống
gà trống Mái nhà trang trí bằng 2 đường tua rải xuống như kiẻu nhà tranh xén bằng Hồi nhà bên trái trang trí bằng những đường ốc soắn hình tam
Trang 5giác ở giữa và ở dưới nhà có những vạch ngang giống như những bậc thang để chèo lên nhà, giống như kiểu nhà sàn của đồng bào Tây Nguyên, trong nhà có hai người quay mặt vào nhau bỏ tóc xoã sau lưng tay cầm một vật không rõ hình dạng Những người này ăn mặc rất sơ sài gần như loã thể dưới nền nhà phía bên trái có một vật hình chiêc cối Phía bên phải
có một vật giống chiếc trống đồng nằm ngang ở bên phần đối xứng nóc nhà chỉ có một con công đậu Trong nhà chỉ có hai người quay mặt vào nhau, tóc xoã sau lưng tay cầm một vật không rõ hình dạng, ở hai phía hồi nhà đều có trang trí hình xoắn ốc dưới nền nhà phía trái cạnh một cột chấm có một hình trống đồng nằm ngang Bên phải có một người xoã tóc sau lưng hình như đang đánh một chiếc trống đồng nhỏ đây là loại nhà sàn
nó còn lưu vết tích của những ngôi đình của đồng bào Việt cổ ở đồng bằng Bắc bộ
-Nhóm 5:
Ngay sát nhà trên là một cái nhà sàn có cột chống, hiện nay ở một
số vùng đồng bào dân tộc ít ngưởi ở Việt Nam bên cạnh nhà sàn còn có một chiếc sàn nằm phơi ra ngoài trời trên sàn có 4 người, mộ người búi tóc đứng quay mặt về phía nhà sàn, ba người ngồi tóc xoã quay lưng lại phía nhà sàn Tất cả đều ăm mặc sơ sài, tay cầm gậy dài chấm sản Dưới sàn và ngay dưới chỗ đầu gậy có hình 4 vật giống hình trống đồng đặt lên một cái ghế ôm lấy phần thân trống Phía dưới đế có một rãnh nhỏ chia đế thành hai mảnh bằng nhau khắp mặt và đế trống đều có những chấm nhỏ
ở phần đối xứng thì cả 4 người đều quay lưng lại phía nhà, tóc bỏ xoã sau lưng, ăn mặc đơn giản
Vành 8 gồm có 2 nhóm hiêu, mỗi nhóm 10 con cách nhau là hai nhóm chim chim bay, một nhom 6 con và một nhóm 8 con Hình hiêu xen
kẽ cứ một con đực lại đến một con cái mặt hiêu đều là những vòng tròn chấm giữa đều có sừng mình dài, cổ và mình đều có những chấm nhỏ như loại hươu sao Hình chim là loại chim mỏ to đầu to đuôi ngắn, mắt chim đều là những vòng tròn có chấm giữa
Trang 6Vành 10 có 36 chim gồm hai loại xen kẽ nhau, 2 con bay và 2 con đâu, mỗi loại có 18 con, chim bay là loại có mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, thân gầy guộc họ cò, sếu hoặc vạc Chim đậu có nhiều loại to nhỏ khác nhau Nhìn chung là loại chim nước Chim mỏ ngắn vểnh lên, chim
mỏ dài chúc xuống Phần đông là chim ngậm mồi Có con cổ dài như vịt trời, chim đậu đều có đuôi ngắn mắt đen đều là những vòng tròn chấm giữa Một số chim bay còn có một hoặc hai vòng tròn chấm giữa trang trí
ở lưng và cổ
Ngoài những vành hoa văn kể trên, ở rìa mặt trống còn có một số vết lóm có lẽ là do các con kê
b Thân trống.
Phần trên của tang nơi tiếp giáp với mặt là 6 băng hoa văn hình học
Từ trên xuống dưới các băng 1, 6 có những chấm nhỏ xen kẽ bằng 3, 4 là những vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song Băng 7, 8 là 6 hình thuyền đi theo hướng từ phải sang trái xen giữa là những hình chim đứng, chim có từ 2 đến 3 con Có chỗ 2 con chim quay mặt vào nhau hoặc chim nhỏ đứng trên lưng chim lơn Nhìn chung chim này cũng thuộc họ cò, sếu chân cao, có mào mỏ dài, đuôi ngắn hoặc dài Cũng có những con chim mỏ ngắn ngậm mồi giống như ở vành 10 mặt trống Có con mỏ dài và cong phía giữa phình rộng ra, có một con mỏ hình chúc xuống như chiếc vòi hình thoi Đó là sự tách điệu hình cò ngậm cá
6 chiếc thuyền gần giống nhau đều có dạng hình vòng cung đầu và đuôi thuyền uốn cong lên trang trí hình đầu chim Đầu và đuôi thuyền đều
có hình bánh lái Mũi thuyền dạng hình vòng tròn đồng tâm có chấm giữa làm mắt lại có một vật gần giống hình chiếc mỏ neo Chỉ có một chiếc thuyền không có hình bánh lái mũi, vì có hình chim thay thế Đầu thuyền trang trí nhiều hình rối rắm kỳ lạ Đó có thể là hình một con chim bay vào miệng một con chim há mỏ được tượng trưng bằng mũi thuyền Hình này
Trang 7thấy được nhắc lại trên đầu thuyền của trống Hoàng hạ Số người trên chiếc thuyền không giống nhau trong 6 thuyền thì có 3 thuyền mỗi chiếc
có 7 người Hai chiếc có 6 người và 1 chiếc có 5 người
Căn cứ vào hoạt động của những người trên thuyền hoặc do họ tiến hành độc lập hoặc có liên quan đến người khác có thể chia thành 5 loại công việc
Thứ nhất, đứng giữa thuyền là một người đội mũ lông công khá cao tay cầm một chiếc dìu gõ vào một chiếc trống nhỏ có đáy như trống da được đặt trên một chiếc cột trên có cắm lông chim Đó là người chỉ huy đang điều khiển các thuỷ thuỷ
Thứ hai, phía mũi thuyền có một hoặc hai người hoặc đứng hoặc ngồi, đầu đội mũ lông công khá cao, tay có cầm vũ khí như giáo hoặc rìu chiến trên cán giáo và rìu có cắm lông chim đó là những thuỷ binh đánh gần
Thứ ba, mỗi thuyền đều có một người đội mũ lông chim cao đóng khố sơ sài, tay lái có trang sức lông chim
Thứ tư, là một người đứng bắn cung mặc váy có vạt toả hai bên, đầu không đội mũ lông chim mà búi tóc đó là những thuỷ binh đánh xa, cuối cùng là cảnh một người đóng khố sơ sài đầu đội mũ lông chim rất cao, tay phải nắm đầu, tay trái cầm giáo có căm lông chim đâm vào đầu một người loã thể ngồi ở sàn thuyền Người này hai chân duối về phía trước Hai tay hoặc là bị trói vào cọc hoặc bị trói quặt vào sau, mồm há to tựa như đang kêu khóc
Căn cứ vào hình dáng hai loại người này có thể cho rằng đây là cuộc hành hình những tù nhân bị bắt trong các cuộc chiến
Tất cả 6 thuyền đều có cảnh này nhưng ở một số thuyền hoa van đã
bị lu mờ, hình ảnh không còn nguyên vẹn nên khó tìm thấy, có khi tay phải cầm một mũi tên lớn hoặc rìu, tay trái cầm giáo đam vào tù binh Còn người chỉ huy một tay cầm tên, một tay nắm đầu tù binh hoặc trên hai
Trang 8thuyền khác thì chỉ thấy người chỉ huy nắm đầu tù bình ngồi ở sàn thuyền
mà không có người hành hình
Về chi tiết có những đặc điểm cần lưu ý thêm Ví dụ về tư thế người cầm lái thì các thuyền 1, 2, 3, 4, 5 là đứng nhưng người cầm lái thuyền 6 lại ngồi Tư thế người bắn cung ở thuyền 1, 2, 3, 5 là quay lưng lại thuyền, thuyền 4, 6 thì người bắn cung quay theo hướng mũi thuyền, các thuỷ binh đánh gần ở thuyền 1, 2, 3, 4 thì cầm rìu Trên thuyền 5, 6 có một người cầm giáo, một người cầm rìu
Như vậy là ngay trên trống Ngọc Lũ đã nhắc tới 15 hình trống Đông Sơn Trên hai thuyền khoảng giữa hai người cầm lái còn thấy một con chó đứng nghếch móm lên như chó săn Sàn thuyền có những đường vạch ngắn có thể xem như là tượng trưng cho việc ghép những mảnh ván gỗ Băng 8 và băng 10 là hai đường chấm dài, băng 9 là vòng tròn chấm giữa
có tiếp tuyến Ngoài cùng là hai đường chỉ nổi Lưng trống có những băng hoa văn hình dọc theo chiều thẳng đứng gồm: hoa văn chấm dải vạch chéo
4, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến được bố trí từng đôi đối xứng nhau chia thành 6 ô hình chữ nhật bằng nhau trong mỗi hình có hai người múa trên đầu mỗi người múa này có một băng hoa văn nhỏ
ở các ô 3, 4, 5, 6 trong hai người múa thì người thứ hai có hình lông chim và đầu chim trên đầu, còn người thứ nhất chỉ có hình lông chim
Về hình mộc có cái có hình mắt chim có cái không có đặc biệt là trên đầu trước mộc của người múa thứ hai thuộc ô 3, 6 ngoài hình mắt chim còn có hình đầu chim
Các băng 2, 7 là hình chấm dải, băng 3,6 là hoa văn răng cưa, băng
4 , 8 là cuông tròn đồng tâm có tiếp tuyến
Trống có hai quai đôi kép ở hai phía trang trí văn hoa bện thừng chân không trang trí, kỹ thuật đúc cao, thể hiện ở độ mỏng đều ở mặt, các hoạ tiết trang trí rất tinh tế, những dấu vết của con kê rất mờ, hầu hết đã được các vành hoa văn phủ kín Đây là chiếc trống đồng đẹp nhất trong các chiếc trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở Việt Nam
Trang 9Đi liền với khái quát toàn bộ lao động cải tạo thiên nhiên của con người bằng con người khổng lồ, người nông dân Việt cổ cũng đã quan tâm đến việc giải thích đối tượng lao động cụ thể và kết quả lao động cụ thể
Vì sao một hạt lúa nảy mầm lại sinh sôi nảy nở cho người ta những bông lúa? Cái gì sinh ra hạt lúa? Vì đâu hạt lúa sống được? Cái gì thúc đẩy hạt lúa chắc ngậm Nhiều câu hỏi, nhiều giải đấp ngây thơ chất phác ở trong
tư duy của người trồng trọt trở thành những thần thoại nông nghiệp
Nếu trước kia người ta nghĩ rằng đêm là sự nghỉ ngơi, ngày là sự sống thì nay qua trồng trọt người ta lại thấy thêm đất là mẹ là giống cái,
vì đất ấp ủ hạt thành cây ra quả như lòng mẹ thai nghén, cây mau nảy mầm, mau lớn ra hoa kết quả là nhờ nước mà nước ở trên trời đổ xuống thành mưa Thế là xuất hiện ý nghĩa trời là cha, là giống đực, giống như người trồng, người đàn ông kiếm ăn khi người đàn bà nằm ổ sinh nở nuôi con Quan hệ đực cái và giao phối đã được gán cho cả thiên nhiên vũ trụ
để lý giải sự sinh sôi nảy nở của tạo vật Cha trời mẹ đất không hẳn là đã
có từ thời nguyên thuỷ Người đàn bà của thời đại đã cũ còn tin rằng mình
có mang là do hồn đá, hồn đất tác động đến (như một ma thuật) Khi mình ướm chân vào vết đá lóm hay vết đất ở bóng cây rỗng Nhưng mãi về sau
do kinh nghiệm bản thân do quan sát thú vật người ta mới hiểu được khái niệm đơn giản đực cái và giao phối
Nhưng quan niệm hồn đá, hồn đất sinh ra con người vẫn còn rơi rớt trong tục ngữ “người ta là hoa của đất” như là một triết lý thẩm mỹ của nhân dân ta nó đã mất ý nghĩ ma thuật và vật linh luận nguyên thuỷ
Cũng chính khi khái niệm đực cái rõ ràng người ta lại muốn gán cho
nó làm động lực cải tạo thiên nhiên có hiệu quả Vì vậy mà có những cặp khổng lồ đào sông xây núi nói trên: ông Đùng bà Đà của người Mường, ông Cồ bà Cộc của người Kinh, ông lậc cậc, bà lậc cậc của người Thái làm ra đất trời non nước núi sông gần như đồng nhất với tự nhiên là gốc của tất cả, bao quát tất cả mà người cổ đã mang mang thấy nhưng vẫn
Trang 10không tìm ra được tên gọi Thế là tính hệ thống của thần thoại đã bắt đầu có
Bằng những quan hệ sóng đôi và lưỡng hợp
Hỗn mang
Mụ khổng lồ Ông khổng lồ
Hốn mang là kết quả của trạng thái tư duy ban đầu chưa có khả năng phân biệt được chủ thể và khách thể đất - trời (nước) là nhận thức khái quát về thiên nhiên của người định cư trồng trọt, là nhận thức về môi trường sinh sông và đối tượng lao động của họ, nó sẽ thành ý niệm về địa
lý về địa vực cư trú Cái đực là nhận thức về nguồn gốc sinh sản, khi lao động đã có hiệu quả, khi chủ thể đã bắt đầu có tác động đến khách thể, nó được phổ biến hoá thành ngồn gốc của hiện tượng phồn thực thành kết cấu nguyên y của vạn vật Mụ khổng lồ và ông khổng lồ là sự phân hoá tự nhiên đồng thời là tự nhiên hoá con người là sự khẳng định khả năng của con người làm chủ tự nhiên và tạo ra được một hoàn cảnh sinh sống ổn định cho mình
Khi trồng trọt trơ thành một hình thái kinh tế chủ yếu Mục tiêu của thần thoại đã bắt đầu chuyển hướng vào xã hội, nghĩa là con người cũng bắt đầu tự nhận thức mình tự cải tạo mình khi nhận thức và cải tạo tự nhiên Chính vì đã được xã hội hoá sâu sắc và nổi bật lên hàng đầu ở trong ý thức của người việt cho nên khái niệm đất nước đã trở thành một trục hư cấu cơ bản của thần thoại anh hùng ca ngợi những kỳ tích lao động dựng nước và mở rộng đất nước, những kỳ tích bảo vệ lãnh thổ bảo khẳng định chủ quyền của ngươì việt cổ trên lãnh thổ đó và đó là hai chủ
đề cơ bản của thần thoại và anh hùng ca Việt cổ cũng theo chiều hướng này biểu tượng cái đực mở rộng ý nghã thành biểu tượng Mẹ Âu cơ - Bố Lạc Long