Sở Giáo Dục- Đào Tạo Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 - 2010 Trường THPT số 2 An Nhơn MÔN: LÝ KHỐI 11 (Cơ bản) Thời gian làm bài: 45p ( Không kể thời gian chép đề) MÃ ĐỀ: 456 A- TRẮC NGHIỆM: (5đ) Câu 1: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm, cách thấu kính 20cm. Ảnh A ’ B ‘ của AB là: A- Ảnh thật, cùng chiều với vật. B- Ảnh ảo, cùng chiều với vật. C- Ảnh thật, ngược chiều với vật. D- Ảnh ảo, ngược chiều với vật. Câu 2: Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng? A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ. B. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. C. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì. D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ. Câu 3: Chọn câu sai. Xét ảnh cho bởi thấu kính : A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo. B. Với thấu kính hội tụ L, vật thật cách L là d = 2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách L là 2f. C. Với thấu kính hội tụ, vật thật nằm trong khoảng OF luôn cho ảnh thật. D. Vật ở tiêu diện vật thì ảnh ở xa vô cực. Câu 4: Chọn câu đúng: Cho một tia sáng đi từ nước ( n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới: A. i > 49 ∙ B. i < 49 ∙ C. i < 43 ∙ D. i > 43 ∙ Câu 5: Một mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 41cm. Để sửa tật, mắt phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu.Biết kính đeo cách mắt 1cm. A. -1,5đp B. -2đp C. -2,5đp D. -3đp Câu 6: Chọn câu đúng. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới: A- Bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. B- Luôn nhỏ hơn 1. C- Luôn bằng 1. D- Luôn lớn hơn 1. Câu 7: Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 20cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 10cm. Tiêu cự của thấu kính này bằng: A. 20cm B. 20/3 cm C. - 20/3 cm D. - 20cm Câu 8: Nhìn qua một thấu kính hội tụ, ta thấy ảnh của vật thì ảnh đó: A- Luôn nhỏ hơn vật. C- Có thể lớn hay nhỏ hơn vật. B- Luôn ngược chiều với vật. D- Luôn lớn hơn vật. Câu 9: Câu nào trong các câu sau không đúng: Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n 1 sang môi trường có chiết suất n 2 , n 2 > n 1 , thì A. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i B. luôn luôn có tia khúc xạ đi vào môi trường thứ hai C. nếu góc tới i = 0, tia sáng không bị khúc xạ D. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i Câu 10: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ A. luôn nhỏ hơn vật. B. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật C. luôn lớn hơn vật. D. luôn cùng chiều với vật. B- TỰ LUẬN: (5đ) Bài 1: (2đ) Một lăng kính tam giác đều, có chiết suất n = 2 . Chiếu một tia sáng đơn sắc nằm trong một tiết diện thẳng vào mặt bên của lăng kính, với góc tới i 1 = 45 ∙. 1) Tính góc khúc xạ r 1 , góc tới r 2 , góc ló i 2 . . 2) Góc tới i 1 có giá trị bao nhiêu để bắt đầu xảy ra phản xạ toàn phần ở mặt sau của lăng kính. Bài 2: (3đ) Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính( A trên trục chính) của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm và cách thấu kính 15cm. 1) Xác định vị trí, tính chất và chiều cao ảnh. 2) Giữ nguyên vị trí của thấu kính và dịch chuyển vật một đoạn bằng bao nhiêu, theo hướng nào để có được ảnh cao gấp 2 lần vật. *** . Dục- Đào Tạo Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 20 09 - 20 10 Trường THPT số 2 An Nhơn MÔN: LÝ KHỐI 11 (Cơ bản) Thời gian làm bài: 45p ( Không kể thời gian chép đề) MÃ ĐỀ: 456 A- TRẮC NGHIỆM:. trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 20 cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 10cm. Tiêu cự của thấu kính này bằng: A. 20 cm B. 20 /3 cm C. - 20 /3 cm D. - 20 cm Câu 8: Nhìn qua một thấu kính hội tụ,. xạ r 1 , góc tới r 2 , góc ló i 2 . . 2) Góc tới i 1 có giá trị bao nhiêu để bắt đầu xảy ra phản xạ toàn phần ở mặt sau của lăng kính. Bài 2: (3đ) Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với