1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cách bảo quản mẫu rong.doc

4 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

Cách bảo quản mẫu rong, cỏ, tảo biển - Đối với các loài rong nhỏ sống trên đá như rong vôi, mứt khi sưu tầm nên dùng các dụng cụ để đào mang theo cả những viên đá nhỏ đó, những loại có kích cỡ lớn, ta có thể cắt một số cành hoặc cây non, có thể trưng bày giới thiệu các mẫu rong có giá trị kinh tế cao như: rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mơ, rong mứt. - Các loài cỏ biển (15 loài) ở nước ta do việc phân bố và phát triển mạnh ở các vùng biển miền Trung và Tây Nam bộ một số loại có kích cỡ nhỏ như: co họ, xoan, lươn, có thể sử dụng cả cây hay khóm nguyên vẹn, loại cỏ phát triển nên sử dụng một phần lá, cành nhỏ. - Tảo biển: Gồm các loại silic, tảo lam, giáp, kim dụng cụ thu vớt là các lưới mắt nhỏ sau đó được chắt lọc cho ngay vào các lọ (bằng nhựa). Ngoài lọ nước được dán bằng các loại băng dính, sử dụng bề mặt viết chữ chống nước, sau đó ta cố định mẫu (không cho các tế bào phân huỷ biến dạng) bằng chất lugol theo tỷ lệ 3% - 4%, sau khi đã phân tích, chụp ảnh, đánh giá, đối chiếu, các lọ tảo sẽ được pha ngâm với dung dịch. - Rong - cỏ: Tảo biển đều sử dụng dung dịch Foocmôn để ngâm theo một tỷ lệ 5% Foocmôn + 95% nước. Các mẫu vật được xử lý để bảo quản dưới dạng mẫu khô - Một số loài cá như: cá đuối, ó dơi, cá mập, nhám, nóc, bò những loại này có lớp da dày, độ ráp, không vẩy và có khối lượng lớn nên có thể xử lý - giải phẫu ngâm tẩm hoá chất và nhồi bông vải sợi vụn rồi khâu chúng lại tạo thành các mẫu trưng bày lưu trữ ở dạng mẫu khô. Nhìn chung chỉ cần chúng có khối lượng chừng 1kg là thực hiện được. Cá nóc (nóc nhím, nóc hòm) cá bò (bò gai, bò hoa), cá mập (mập trắng, mã lai), nhám (nhám hổ, mèo). Giải phẫu chúng bằng cách như sau: Dùng dao sắc nhọn sạch một đường thẳng theo chiều dọc của bụng cá rồi lách moi hết thịt xương, các bộ phận nội tạng (quá trình làm không được làm rách các mép da bị rạch; gẫy, cong, dập đuôi, vây cá) nếu có chỗ không đưa dao kéo vào được thì phải để nguyên vẹn sau đó dùng xilanh – mũi tiêm nhỏ tiêm dung dịch Foocmôn pha loãng vào, không được lấy quá nhiều thịt của cá, cần để tạo một độ dày nhất định, phần đã được lấy thịt không nên để lồi lõm. Sau khi giải phẫu xong tiến hành ngâm chìm mẫu trong bể, thùng chứa dung dịch Foocmôn pha với nước có tỷ lệ 30% Foocmôn + 70% nước thời gian ngâm từ 7 - 14 ngày để cho lớp da cá ngấm hoá chất có độ dai, cứng. - Nhồi mẫu: Gắp cá ra từ bể ngâm vào môi trường nước ngọt sạch từ 3 - 5h, để cho ráo nước rồi mang ra khâu, nhồi (địa điểm chọn nơi hút gió, sạch) xa nơi ở và làm việc (đeo bảo hộ lao động đủ) nếu là cá nhỏ thì dùng kim khâu mũi nhỏ, chỉ bền, dùng chủ yếu các loại sợi bông màu, len vụn, nhồi khâu từ phần giáp đầu xuống, nhồi chặt đến đâu, khâu buộc thắt nút đến đó, phải nắn chỉnh cho mẫu tròn, căng. Khi tạm dừng công việc phải cuốn mẫu vào miếng vải thấm nước, cho mẫu không khô nhanh hoặc để cho chúng vào phòng lạnh. Như vậy làm cho da mẫu luôn mềm không khô cứng và tạo nếp nhăn, sau khi nhồi xong, tạo đôi mắt cá bằng cách gắn viên bi ve nhỏ, hoặc cắt đáy ống nghiệm (bằng ½ vòng tròn) rồi sơn 2 màu đen + vàng tạo thành mắt giả. Mẫu giáp xác: Sam, sò, tôm hùm. - Sam , sò: Moi hết thịt phía bụng rồi xâu các chân của chúng bằng các dây thép nhỏ, nối với một trục tạo ở phần giữa, những chỗ không lấy được thịt (chân) thì tiêm Foocmôn pha loãng với nước vào đó, thật cẩn thận khi giải phẫu đôi sam (con đực, con cái) vì lớp da ngoài cùng rất mỏng, khi nhồi nên dùng các miếng bông nhỏ, không được nhồi căng; Nhồi xen kẽ với một số bông có tẩm dung dịch Foocmôn để cho chúng ngấm vào một số vị trí. Sau đó đặt mẫu trên miếng gỗ mỏng hoặc cót ép, phơi ở chỗ có nhiều gió, không phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp. - Tôm hùm: chần cả con qua nước sôi 100 0 C, để 7 đến 15 giây rồi mang ra rạch bụng, moi thịt, riêng phần chân càng, râu để lại tránh làm gãy các đốt chân, râu dập nát, sau đó để khô rồi dùng bút sơn lại các mầu trên mình, chân, râu của tôm theo như nguyên dạng ban đầu rồi dùng dao kéo hay dây thép nhỏ buộc gắn (hoặc xâu lỗ theo chiều dọc ở những bộ phận đó) của chúng. Bày mẫu trên các miếng gỗ mỏng, nhựa dẻo và bọc bóng kính để không bị bắt bụi bẩn. Mẫu thú biển bò sát (Rùa biển, rắn, cá heo). - Rùa biển các loại: cũng giải phẫu dùng dao kéo sắc moi hết lớp thịt, những chỗ như sụn, và không sử dụng dụng cụ để lách cắt thịt được thì nên để lại, tránh va chạm mạnh làm vỡ các vây, đầu của rùa, sau khi giải phẫu xong dùng xi lanh, kìm tiêm cỡ lớn tiêm Foocmôn vào những chỗ còn thịt, sụn sau đó ngâm mẫu vào những bể rộng chứa dung dịch Foocmôn theo tỷ lệ 40% Foocmôn 60% nước sạch thời gian ngâm 7 ngày rồi mang mẫu ra ngâm lại và rửa bằng nước sạch từ 2 - 3 giờ sau cho khô ráo nước mới thực hiện công việc nhồi, sử dụng sợi thép để làm khung cho mẫu, do lớp mỡ da của rùa dày nên khi khâu không thể dùng kim chỉ mềm được mà phải dùng mũi kim dùi, và các sợi kim loại dẻo dùng để thay chỉ, và nhồi đến đâu cũng buộc xoắn lại, lúc làm chưa xong cần nghỉ, những người tác nghiệp có thể đặt cuộn mẫu trên một lớp vài dày giữ được độ ẩm tốt. Khi khâu nhồi xong đặt mẫu trong phòng điều hoà có nhiệt độ 20 đến 30 0 C, hoặc dùng quạt thổi nhẹ, đặt nơi có hướng gió, tránh chỗ mưa nắng, chọn nơi cao ráo, khi mẫu đã khô, để làm bay hoá chất; có thể sơn lại phần mai rùa bằng sơn giống như hình dạng lúc đầu. - Thú biển (cá heo): Thông thường là những loài có khối lượng 30 đến 40 kg trở lên. Khi giải phẫu con vật có rất nhiều thịt mỡ, cơ quan nội tạng lớn. Phải dùng các dụng cụ sắc, giữ lại hộp sọ và những phần xương sụn như vây, đuôi và cũng giữ lại lớp mỡ dày để thuận lợi cho việc khâu nhồi sau này, sau khi giải phẫu xong nhét một số bông thấm nước vào bụng rồi khâu một số mũi buộc tạm thời ngâm chúng vào dung dịch Foocmôn có tỷ lệ 40% Foocmôn, 60% nước, chọn bể rộng để ngâm (tránh không bị dồn nén co cụm) sau này các vây, lớp da ngoài không bị nhăn, vênh, thời gian ngâm từ 6 - 10 tháng (luôn chú ý dung dịch phải đủ để bảo quản). Một số biện pháp nhồi: Da cá luôn gắn liền với lớp mỡ nên thường có độ dày 1 cm trở lân (đối với con có khối lượng 50 – 70 kg) nên quá trình xỏ lỗ kim khâu những lỗ kim sẽ rỉ ra nhiều mỡ tạo ra khó khăn cho thao tác và gây ra mùi khó chịu, dùng các loại sợi cước loại tốt để làm chỉ (hoặc dây kim loại bằng đồng) khâu ở dạng so le nhau sau 4 mũi chỉ thì buộc thắt nút chặt lại (liên tục duy trì bằng cách mài cho mũi kim sắc nhọn để bảo đảm tiến độ) và giàn chỉnh cho bông vụn đều và nắn cho mình cá căng tròn, da phẳng, dùng các đoạn gỗ tròn có chiều dài 1 m, đường kính 3 cm (bằng gỗ lim, táu) để đập nhẹ vào da cá. Nếu thực hiện thành công việc nhồi đó không xong trong thời gian 4 đến 5h thì tạm thời bảo quản mẫu bằng các miếng vải thấm được hơi nước, mẫu cá heo lúc hoàn chỉnh phải được tạo dáng giống như lúc còn sống, các vây phải căng, thẳng (khi vây cá heo hay rùa biển bị cong, vênh nên dùng các nẹp gỗ cứng bắt ốc ở hai đầu ép cho vây thẳng, đặt mẫu lên trên các giá đỡ theo hình võng, không được đặt trệt chúng xuống một mặt phẳng). Giá đỡ được chế tác bằng khung sắt, làm như vậy để cho mẫu luôn được ở tư thế thoáng dễ bay hơi hoá chất, nước và chóng khô. Dọc đường thẳng khâu ở bụng rùa và cá heo sau khi mẫu đã khô phải mua bột bả hoặc keo gắn chít vào những chỗ khâu hở (dùng bột mà các chủ truyền câu nhỏ, thuyền nan hay sử dụng để gắn những chỗ thủng). Một số phương pháp bảo quản mẫu chim biển Không được dùng súng, vật hay loại để săn bắn mẫu vật, chỉ dùng cách bẫy lưới để đảm bảo sự toàn vẹn của mẫu (tốt nhất là mẫu còn sống) không được làm tổn thương đến toàn bộ cơ thể hay một phần nào đó (cánh, chân, đuôi), lúc tiến hành giải phẫu mà con vật còn sống (dùng phương pháp bịt kín thiếu oxy) để cho von vật tắt thở, khi giải phẫu dùng các loại dao kéo sắc nhỏ mổ từ phần cổ rạch một đường thẳng, tránh không để cho các vết máu, nước dính vào bộ lông, vì vậy chỗ thực hiện phải chọn nơi khô ráo, thời gian thao tác nhanh, phần ống chân chim, cánh nên giữ nguyên; không được dùng nước rửa sối trực tiếp mà chỉ dùng rẻ nhỏ thấm nước bên trong bụng. Sau khi giải phẫu xong, phanh nhẹ con vật ra, sát loại hoá chất để phân huỷ những mảnh thịt còn sót đó là: chất AESENIS (có màu trắng dạng bột) lên lớp da bên trong. Một số chỗ như chân, cánh, đầu dùng bơm xi lanh kim tiêm nhỏ bơm Foocmôn pha loãng với nước theo tỷ lệ 10% Foocmôn + 90% nước, có thể nhồi ngay hoặc cho hoá chất ngấm bằng quãng thời gian 30 đến 40; lúc khâu nhồi phải đeo găng tay khẩu trang bịt miệng, mũi, kính, mắt (vì chất ASENIC rất độc hại), lúc khâu nhồi thật cẩn trọng vì lớp da của các loài chim rất mỏng dễ bục, rách. Tuỳ theo kích cỡ của hiện vật mà phải làm khung sắt để tạo dựng cho chim đứng vững sau này, như lồng sợi kim loại vào 2 cánh, lên đầu, 2 chân rồi kết nối với nhau. Khi thực hiện xong phải dùng các tấm chải có răng cưa (bằng nhựa mềm) để chải cho thẳng theo chiều xuôi của bộ lông. Cách tạo dáng bộ sưu tập các loài chim: Lựa chọn các cành cây gốc chắc đẹp có nhiều cành dễ mang về phơi khô, đục, đẽo, gọt, tạc những phần không thích hợp sau đó quét một lớp sơn theo những gam màu như (nâu, vàng, đen) rồi dung các mũi khoan khoan các lỗ tuỳ theo cho vừa với đường kính của dây thép xâu ở chân chim, rồi bắt ốc xoắn tạo ren cho chặt, cành lớn có thể gắn 8 - 10 con loại nhỏ, hoặc 3 - 5 con loại trung bình. Với hơn 200 loài chim biển (tính cả chim trú đông). Bộ sưu tập trưng bày các loài chim sẽ rất đa dạng, phong phú với đa sắc màu từ các bộ lông tạo sức hấp dẫn cao (hải âu, nhạn, bồ nông, mòng két, đại bàng, các loại chim quý như chim yến, cò thìa mỏ đỏ ). Bảo quản mẫu rong ở biển: cắt tỉa, đặt các mẫu nhỏ trên các miếng giấy báo, giấy bản cũ để ép chúng vào nhau cho chúng ra hết nước chứa trong cá thể, 2 ngày thay giấy ép/ lần. Lúc ép dùng các tấm kẹp bằng gỗ bản, nẹp chặt bằng cách buộc dây, làm liên tục động tác này cho đến khi kiểm tra mẫu đã khô kiệt nước, lúc ép mẫu để nơi cao, khô. Sau khi thấy rong cỏ biển khô, đặt chúng vào các giấy Ruki đẹp gắn biển ghi các thông số, tên loài, rồi cho ép nhựa plastic. Mẫu rong cỏ biển khô được gắn vào các panô, hoặc gắn vào các quyển Album có khung nẹp thanh nhôm mỏng 4 góc bắt ốc vít để trên các bục, giá để người xem lật giở từng tờ giấy như một quyển sách đặt cố định. Một số phương pháp phụ để bảo quản tóo các mẫu sinh vật biển: - Luôn để mẫu trong phòng có nhiệt độ ổn định như 19 - 24 0 C. - Có các lọ chứa bột hút ẩm. - Mẫu khô nên đặt từ tầng thứ hai của các toà nhà. - Nếu là các mẫu nhỏ thì đặt trong tủ kính có khung bằng gỗ hoặc nhôm. - Sơn các loại màu vào vỏ của các loài chân bụng, hai mảnh vỏ để làm nổi bật màu sắc của chúng (chú ý nguyên tố gốc). - Không nên kê tủ đựng các mẫu vật sát tường. - Thường xuyên theo dõi sự xâm hại của các loài vi khuẩn ở những bề mặt của lớp da khô. - Không cho khách tham quan sờ vào các hiện vật. - Các lọ nút mài trước khi nắp dùng mỡ vagiơlin bôi xung quanh rồi xoáy lại thật chặt. Sưu tầm - lưu trữ - bảo quản và trưng bày các mẫu sinh vật biển là một công việc đòi hỏi lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, có tinh thần và trách nhiệm lớn, nó được coi như là một ngành khoa học. Ở nước ta hiện nay chưa có các cơ quan hay đơn vị nào có nhiệm vụ chuyên đào tạo bồi dưỡng ra đời những người chuyên nghiệp thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên những kinh nghiệm phương pháp, mà các nhà sinh vật học thực hiện để lưu trữ, bảo quản các mẫu phục vụ cho công việc nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ở nước ta suốt gần một thế kỷ qua là rất quý báu để cho các cán bộ sau này học tập, hiện tại có rất nhiều những mẫu vật biển quý đã từng tồn tại và phát triển ở vùng biển nước ta ngày nay bị cạn kiệt và không còn tồn tại nữa như: ốc anh vũ, cá sủ vàng, giá biển, cá lưỡng tiêm, san hô đỏ, duggo Đất nước ta thật tự hào vì có nguồn tài nguyên biển đa dạng dồi dào và trong cuộc sống của nhân loại hiện nay chúng ta càng nhận thấy rõ vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng của biển và đại dương của nước nhà trong đó có công tác sưu tầm - bảo quản – lưu giữ hệ thống mẫu sinh vật biển sẽ được Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa để trong thời gian không xa nước ta còn có những nhà bảo tàng - triển lãm sinh vật biển lớn góp phần to lớn vào công tác giáo dục, nghiên cứu, du lịch giải trí của du khách. . Cách bảo quản mẫu rong, cỏ, tảo biển - Đối với các loài rong nhỏ sống trên đá như rong vôi, mứt khi sưu tầm nên dùng các dụng cụ để đào mang. một số cành hoặc cây non, có thể trưng bày giới thiệu các mẫu rong có giá trị kinh tế cao như: rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mơ, rong mứt. - Các loài cỏ biển (15 loài) ở nước ta do việc phân. chim yến, cò thìa mỏ đỏ ). Bảo quản mẫu rong ở biển: cắt tỉa, đặt các mẫu nhỏ trên các miếng giấy báo, giấy bản cũ để ép chúng vào nhau cho chúng ra hết nước chứa trong cá thể, 2 ngày thay giấy

Ngày đăng: 21/05/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w