1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

độc nhất

33 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 349,5 KB

Nội dung

1. Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng virut trong thực tiễn Câu 1. Trình bày ứng dụng của virut trong thực tiễn? Câu 2. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào? Câu 3. Trình bày phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và cách phòng ngừa? Câu 4. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Trong nghiên cứu, bằng việc loại bỏ những đoạn gen không quan trọng của virut, thay vào đó các gen mong muốn và biến chúng thành vật chuyển gen lý tưởng. Bằng kĩ thuật này đã tạo ra những chế phẩm sinh học quý nhưng có giá thành rẻ, như interfêron, insulin Cũng có thể dùng virut để nghiên cứu cách thức của tế bào vật chủ thải loại virut hay cách xâm nhập của virus vào trong tế bào vật chủ, từ đó tìm ra biện pháp để phòng ngừa virut. – Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả của bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử loài người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên. – Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học nhằm khống chế số lượng của một số loài sâu bệnh gây hại. Chế phẩm này có ưu điểm là: có tính đặc hiệu cao nên chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích; dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu bệnh cao, giá thành hạ – Trong nghiên cứu sinh học phân tử, virut cung cấp một hệ thống đơn giản để thao tác và phát hiện chức năng của nhiều loại tế bào. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như một số vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Nhờ tính chất này mà một số loại virut được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học có tác dụng như những thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Virut tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn virut gây nhiễm do côn trùng, cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt, số khác truyền qua các vết xây xát do nông cụ bị nhiễm gây ra. – Sau khi nhân lên trong tế bào, virut di chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra. – Cây bị nhiễm virut thường có hình thái thay đổi: lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng, thân bị lùn hay còi cọc. – Hiện nay không có thuốc chống virut thực vật, biện pháp tốt nhất là chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước. Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Câu 1. Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? Câu 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? Câu 3. Trình bày các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên và cách phòng tránh? Câu 4. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut? Câu 5. Lấy ví dụ về một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ thể con người? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. – Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra). Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào đều là những loại miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, kháng thể nằm trong tất cả các chất lỏng (thể dịch) của cơ thể như: sữa, máu, dịch bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi vì vậy nên có tên gọi là “miễn dịch thể dịch”. Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra. + Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên: + Lây truyền theo đường hô hấp: qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. + Lây truyền theo đường tiêu hoá: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. + Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường tình dục). + Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ). – Muốn phòng tránh các bệnh do vi sinh vật gây nên cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét ), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, vệ sinh ăn uống và thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn trong truyền máu và quan hệ tình dục Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. – Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: + Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS) + Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột + Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. + Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. + Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi Câu 5. Hướng dẫn trả lời: – Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. – Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con. – Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa. – Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. – Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Bài 7: Tế bào nhân sơ Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? Câu 2. Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ? Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ ? Câu 4. Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm ? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và Gram âm. – Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh… – Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, rARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực. – Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở những điểm chủ yếu sau: Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) Câu 1. So sánh ti thể với lục lạp? Câu 2. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm? Câu 3. Trình bày chức năng của không bào? Câu 4. Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể ? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Giống nhau: + Đều có 2 lớp màng bao bọc. + Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào . + Đều chứa ADN và riboxom. + Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. + Tự sinh sản bằng phân đôi. – Khác nhau : Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài. – Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. Chức năng của không bào khác nhau tùy từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số không bào lại chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có không bào để dự trữ chất dinh dưỡng. Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy gôngi. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng lược, cấu trúc này làm tăng diện tích của màng. Diện tích màng trong lớn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các mào, tăng lượng enzim, hỗ trợ quá trình hô hấp. Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo) Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực? Câu 2. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm? Câu 3. Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất? Câu 4. Prôtêin của màng sinh chất có những loại nào? Câu 5. Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: a. Cấu trúc màng sinh chất: Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động: – Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. – Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. b. Chức năng màng sinh chất: – Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. – Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. – Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). Câu 2. Hướng dẫn trả lời: Bên ngoài màng sinh chất của thực vật và của nấm được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin, thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào. – Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật có cấu trúc gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Prôtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Prôtêin xuyên màng là những loại xuyên suốt hai lớp phôtpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt là những prôtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phôtpholipit). Các prôtêin có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau. Câu 5. Hướng dẫn trả lời: Bài 4: Cacbohiđrat và lipit Câu 1. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác? Câu 2. Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là gì? Có những loại đường đa nào? Câu 3. Nêu chức năng của Cacbohiđrat? Câu 4. Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính và nêu chức năng của chúng? Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của mỡ? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít). Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucozơ là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) thay vì ăn các loại thức ăn khác để bổ sung và cân bằng lượng đường trong máu. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ) liên kết với nhau (nhờ liên kết glicôzit khi đã loại đi một phân tử nước), có vị ngọt và tan trong nước. Ví dụ, phân tử glucôzơ liên kết với phân tử fructôzơ tạo thành đường saccarôzơ, phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo thành đường lactôzơ, 2 phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau tạo thành đường mantozơ. – Đường đa (hay pôlisaccarit) gồm rất nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo thành các pôlisaccarit là các phân tử mạch thẳng (như xenlulôzơ) hay mạch phân nhánh (như tinh bột thực vật hay glicôgen động vật). Xenlulôzơ do rất nhiều đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit. Tinh bột và glicôgen cũng được hình thành từ rất nhiều các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân nhánh. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: Cacbohiđrat có các chức năng chính sau: – Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Ví dụ: glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn trong cơ thể động vật, tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cây – Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác – Cacbonhiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: - Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête, clorofooc. - Một số loại lipit chính và chức năng của chúng: + Mỡ, dầu: được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo. Chức năng chính của chúng là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột. + Phôtpholipit: cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm phôtphat. Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào. + Một số chất có bản chất là Stêrôit như colesterôn tham gia cấu tạo màng tế bào, testostêrôn và ơstrôgen là hoocmôn giới tính. + Sắc tố và vitamin: tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Câu 5. Hướng dẫn trả lời: – Cấu tạo của mỡ: gồm 1 phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (mỗi axit béo thường từ 16-18 nguyên tử C) + mỡ ở động vật chứa các axít béo no nên thường có dạng rắn. + mỡ ở thực vật và 1 số loại cá chứa các axít béo không no nên thường có dạng lỏng. – Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột. Bài 5: Prôtêin Câu 1. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng? Câu 2. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? Câu 3. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Câu 4. Nêu chức năng của prôtêin? Câu 5. Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin? Câu 6. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin? Câu 7. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng? Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của prôtêin). Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…) – Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…). Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Prôtêin là thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng sinh học của nó. Prôtêin có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào. – Prôtêin có một số chức năng chính sau: + Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết, histon tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể + Vận chuyển các chất. Một số prôtêin có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất trong cơ thể. Ví dụ: hêmôglôbin + Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh + Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào + Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học + Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong máu + Vận động. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ: miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng + Dự trữ. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt của cây – Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định. Câu 5. Hướng dẫn trả lời: Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc của prôtêin: – Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của prôtêin thực chất là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một thể hiện tính đa dạng và đặc thù của prôtêin qua số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin. – Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau tạo nên cấu trúc bậc 2. – Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo [...]... những bằng chứng về tính thống nhất của chúng Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất Câu 2 Hướng dẫn trả lời: – Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định – Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau – Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định – Cơ thể: được cấu... luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá Câu 2 Hướng dẫn trả lời: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim: – Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất) Ví dụ:... quan và hệ cơ quan – Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định – Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau – Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng – Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng Câu 3 Hướng dẫn trả lời: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản... vào đặc điểm tương ứng) Câu 3 Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là gì? Trả Lời: Câu 1 Hướng dẫn trả lời: – Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới - ngành - lớp bộ - họ - chi (giống) - loài – Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh... nội bào tử? Trả Lời: Câu 1: Hướng dẫn trả lời: – Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 10 phút Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác... công cơ học (co cơ ) Câu 6 Hướng dẫn trả lời: – Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa [Only registered and activated users can see links] – Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình vừa mâu thẫn vừa thống nhất (thể hiện trong quá trình chuyển hóa vật chất), sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất Câu... trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định Ngược lại, liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh hoạt này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình... (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất) Ví dụ: đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ 350C – 400C, nhưng enzim của vi khuẩn suối nước nóng lại hoạt động tốt nhất ở 700C hoặc cao hơn Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng enzim Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ... Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy (Ví dụ: một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật) Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim Câu... nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn 1 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống Câu 1 Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống? Hướng dẫn trả lời: Câu 2 Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển? Hướng dẫn trả lời: Câu 3 Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? Hướng . Chế phẩm này có ưu điểm là: có tính đặc hiệu cao nên chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích; dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu bệnh cao,. trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Nhờ tính chất này mà một số loại virut. virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra. + Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm

Ngày đăng: 20/05/2015, 23:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w