SKKN - UDCNTT vào soạn bài giảng điện tử có sử dụng thí nghiệm thực hành

21 527 3
SKKN - UDCNTT vào soạn bài giảng điện tử có sử dụng thí nghiệm thực hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC // ST T Mục lục Trang A. Đặt vấn đề 1 Lý do chọn SKKN 1 2 Thời gian thực hiện và triển khai SKKN 1 B. Phần nội dung 1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2 4 Hiệu quả của SKKN 16 C. Kết luận và kiến nghị 9 1 ƯDCNTT VÀO SOẠN, GIẢNG "BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ- CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC " PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I/. Lý do chọn SKKN 2 Thực hiện chủ đề năm học " Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục". Trong quá trình dạy học môn Hoá học THCS bản thân tôi cũng luôn lo lắng, trăn trở làm thế nào để thực hiện thí nghiệm thực hành trực quan, trừu tượng, khó hiểu mà thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá và rèn luyện kỹ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc. Học sinh được phát triển tư duy logic, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin vào khoa học. Qua đó học sinh được hình thành những đức tính tốt của người lao động mới: Thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng Đặc trưng môn hoá học là thực nghiệm. Thực tế hiện nay hoá chất các phòng thí nghiệm ở trường THCS còn thiếu, bảo quản chưa tôt vì chưa có phòng chức năng nên không đảm bảo chính xác về mặt khoa học dẫn đến thí nghiệm không thành công. Bên cạng đó yêu cầu về đổi mới phương pháp phải lấy người học làm trọng tâm trong quá trình dạy học làm sao cho đạt hiệu quả nhưng song qua thực tế với yêu cầu đổi mới đòi hỏi GV phải năng động, sáng tạo, tự học hỏi để ƯDCNTT vào giảng dạy, giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới và khó nên làm thế nào để từ những thí nghiệm trừu tượng không thể thực hiện được bằng thực nghiệm sẽ chuyển thành những thí nghiệm ảo qua ƯDCNTT bắng cách sử dụng các phần mềm hoá học để giúp các em bằng trực quan quan sát và rút ra được tri thức cho mình. Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào" Soạn và giảng bài giảng điện tử có sử dụng thí nghiệm thực hành môn hóa học" sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ tưởng tượng quá trình thí nghiệm thực hành, những thí nghiệm khó thực hiện và có hứng thú hơn với những hình ảnh cơ chế của phản ứn g So do puh h gi u a dong va ba c ni tra t.swf và thí nghịêm ảo sinh động Bởi thế cho nên tôi đã mạnh dạn khai thác và thiết kế các bài giảng điện tử nhất là "Bài giảng có sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thí nghiệm thực hành Hóa học ảo". 2/.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN - Từ năm 2008- 2009 chúng tôi đã sử dụng phương pháp soạn, giảng bài giảng điện tử và đã ứng dụng khá thành công trong quá trình dạy học. - Năm 2009-2010 tôi đã thực hiện chuyên đề này ở cấp tổ KHTN suốt trong năm đều có hiệu quả rất tốt HS rất hứng thú học tập. - Đến nay tôi có nghiên cứu thêm phần mềm "CROCODILE CHEMISTRY 605"thí nghiệm hóa học ảo tôi thấy phần mềm này khá thú vị khi thực hiện chúng ta thấy như làm thí nghiệm thực ở phòng thí nghiệm hóa nên HS sẽ phấn khởi hơn với những TN khó thực hiện PHẦN II - NỘI DUNG CỦA SKKN 1.Cơ sở lí luận : Trong luật giáo dục đã ghi rõ" Giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học môn hoá học". - Phương pháp tích cực là phương pháp GD – dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học thông qua quan sát ĐDDH(tranh ảnh, mô hình ) Thí nghiệm hoá học thể hiện, rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm ngoại khoá 3 Mỗi hình thức thí nghiệm đều có ưu điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng phần kiến thức mà học sinh cần nắm bắt. Bên cạnh đó chương trình còn coi trọng việc bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng cơ bản của bộ môn đó là: - Kỹ năng quan sát thí nghiệm, nhận xét, rút ra kết luận. Th i ng hiem 37.flv - Kỹ năng so sánh, phân loại, tập vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nội dung hoá học. Để rèn cho học sinh những kỹ năng ở trên, đa số các bài giảng đều cần sử dụng đến thí nghiệm hoá học. Trong số các phương pháp sử dụng thí nghiệm hoá học thì phương pháp sử dụng thí nghiệm nghiên cứu được đánh giá là phương pháp có giá trị trí, đức, dục lớn nhất. Xuất phát từ những nguyên lý giáo dục"Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn". để nâng cao hơn khả năng tư duy , logic của HS và vận dụng những gì đã học vào thực tiễn.muốn đạt được mục tiêu giáo dục đòi hỏi người thầy phải không ngừng học tập để nâng cao tri thức và năng lực sư phạm, chủ động sáng tạo trong việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học để cập được với xu thế đổi mới và hội nhập ngày nay.Vì vậy nếu ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào Bài giảng điện tử làm cho HS hứng thú hơn trong quá trình học. HS cảm tưởng như mình xem một bộ phim hay sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn. Mặt khác ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào" Soạn và giảng bài giảng điện tử có sử dụng thí nghiệm thực hành" là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong các môn học ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng.Nhất là trong cuộc vận dộng " Hai không" hiện nay, đòi hỏi GV thực chất và HS thực chất. Song song với vấn đề trên HS phải nhanh chóng tiếp cận với phương pháp dạy học mới đang được tiến hành" Học sinh tích cực, chủ động, nghiên cứu tìm tòi,sáng tạo để lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào cuộc sống". 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: a) Về phía giáo viên: - Trong những năm gần đây việc ƯDCNTT vào soạn và giảng dạy đang được khuyến khích để đổi mới phương pháp dạy và học. Tuy nhiên việc sử dụng và ƯDCNTT vào soạn và giảng bài giảng điện tử trong trường THCS Lý Tự trọng còn gặp rất nhiều khó khăn như: + Chưa có phòng học chức năng bộ môn Hoá riêng. + GV chưa thực sự nhuần nhuyễn trong việc sử dụng máy tính và các đồ dùng điện tử khác + GV còn hạn chế việc khai thác các thông tin, tài liệu trên mạng intnet để làm tài liệu tham khảo và biến nó thành tài liệu của mình. + Mặt khác một số giáo viên chưa được tiếp cận và được theo học lớp học bài bản nên việc thiết kế bài giảng điện tử còn rất hạn chế Từ những khó khăn trên bản thân tôi là giáo viên giảng dạy đã lâu năm nên việc cải tiến phương pháp giảng dạy còn hạn chế xong tôi vẫn mạnh dạn học hỏi và mạnh dạn xây dựng các giáo án điện tử nhằm tạo điều kiện cho bản thân được học hỏi, tiếp cận và ngày càng nâng cao nhuần nhuyễn hơn trơng việc sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy. 4 Mà chúng ta đã biết Bài giảng điện tử một đề tài đã và đang có tính thời sự trong công tác giảng dạy ở các trường học , ở mọi cấp học. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mà đặc biệt việc sử dụng Giáo án điện tử mặc dù còn nhiều điểm mơ hồ với nhiều quan điểm khác nhau cũng như còn nhiều khó khăn xuất phát từ chủ quan lẫn khách quan trong giảng dạy tuy nhiên đó là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển của giáo dục nước nhà với giáo dục quốc tế và thực hiện các mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại mới. Bài giảng điện tử không thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp giảng dạy truyền thống, nhưng yếu tố trực quan của nó có khả năng hỗ trợ cho những bài giảng được mở rộng và trở nên sinh động hơn. Với những máy tính có cấu hình mạnh như hiện nay cùng nhiều trang thiết bị hiện đại khác, các bài giảng sẽ sinh động hơn với nhiều sự minh hoạ của các hình ảnh tĩnh (ảnh chụp) và động, kết hợp âm thanh (phim, video). Hoặc truy cập vào các trang web trên mạng để cập nhật thông tin và minh hoạ các hình ảnh thực tế sống động cho bài giảng. Bài giảng điện tử có thế mạnh là vậy song việc áp dụng và biến nó trở thành một công cụ trợ giảng thực sự thì không phải là điều đơn giản. Mặc dù hiện nay ở các trường , các cấp học đã trang bị hệ thống máy vi tính và các thiết bị trình diễn song hầu hết các giáo viên hiện nay còn thiếu kỹ năng sử dụng máy tính và truy cập mạng, còn nhiều hạn chế về kỹ thuật vi tính ( bố cục, trình bày slide, chèn nhạc , phim , hình ảnh, các minh hoạ động có tính tương tác…), tư duy bảo thủ , ngại đổi mới vẫn còn tồn tại . Phần lớn giáo viên mới chỉ tiếp cận và sử dụng máy tính thông qua phềm mềm word và Excel của bộ Office. Vì thế việc sử dụng các phần mềm soạn giảng khác gặp rất nhiều khó khăn. Chưa nói đến việc một số phần mềm soạn giảng bài giảng điện tử của các tác giả không trong ngành Giáo dục nên còn thiếu nhiều tính sư phạm càng làm cho các giáo viên thêm nản chí. Trong giờ học Bài giảng điện tử sẽ giúp các giáo viên rút ngắn rất nhiều thời gian viết bảng, do đó tăng thời gian cho việc hướng dẫn HS tham gia các hoạt động. Công cụ này cũng giúp cho không khí học tập trong lớp sôi động và tích cực hơn, từ đó giúp học sinh tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận ra rằng phương tiện kỹ thuật chỉ hỗ trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của giáo viên trong giờ lên lớp. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn , sinh động hơn, song nó không là tất cả. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao, cần sử dụng CNTT “đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. Muốn thế, bản thân người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính ( bố cục, trình bày Slide, chin nhạc, phim, hình, các minh hoạ động có tính tương tác…). b) Về phía học sinh: Khi triển khai chương trình thay sách và sử dụng phương pháp mới(dạy, học theo hướng tích cực) thì học sinh thông qua việc đọc thông tin SGK ,học sinh sẽ rèn luyện tính làm việc độc lập, tự nghiên cứu có hiệu quả tuy nhiên HS có thể do chưa thực sự nghiên cứu còn chểnh mảng nên chưa lĩnh hội đầy đủ kiến thức dẫn đến còn "hổng kiến thức" dẫn đến chán nản, không hứng thú học môn Hóa. 5 Bên cạnh đó cũng có nhiều em đã thực sự vươn lên và luôn thể hiện sự tự tin trong học tập để phấn đấu đạt điểm cao trong học tập môn Hoá song vẫn cần phải bổ xung thêm kiến thức mới. Nên tôi đã hướng cho các em biết cách tiếp cận với CNTT hiện đại và làm quen với cách học mới khi GV sử dụng CNTT trong soạn giảng bài học Từ thực tế trên, mặc dù bản thân không phải là một giáo viên chuyên tin nhưng rất yêu thích việc thiết kế bài giảng điện tử. Để thực hiện chuyên đề này, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành, tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, cũng như dựa trên những kinh nghiệm có được của bản thân trong quá trình sử dụng và khai thác bài giảng điện tử trên Power Point 2003 tại nhà trường THCS. Tuy nhiên với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế và điều kiện áp dụng chưa được nhiều cho nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện . Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi được hoàn thiện hơn trong những bài soạn giảng sau này. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: a, Về phía giáo viên: Cũng như các môn học khác, môn học Hóa học nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hóa trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Muốn làm được điều đó giáo viên cần ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn của mình vì đó là một sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở cấp THCS. Hiện nay, ngoài các thiết bị nghe - nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm cũng được phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ trong các phần mềm ấy đưa vào trong việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ảo rất thuận tiện bởi tính năng chung của các phần mềm này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về máy tính, người sử dụng chỉ cần tiếp cận và khai thác một vài lần là có thể sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị nghe - nhìn, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án điện tử, đảm bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ được thực hiện một cách linh động, giờ học Hóa cũng như giờ học khác sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần sinh động, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi thực hành bộ môn và kết quả giờ học sẽ được nâng cao rõ rệt. b, Về phía học sinh: - Theo tôi học sinh muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thết kế nội dung tiết dạy sao cho có hiệu qủa nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ căn cứ, hiểu và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau: + Tìm hiểu tại sao học sinh sợ, chán, học yếu kém học môn hóa học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở một số em. + Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập. + Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung, hình thức và phương pháp dạy thích hợp nhất Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp: soạn giáo án, chuẩn bị nội dung trình chiếu, phiếu học tập và các thí nghiệm thực (nếu có) để kết hợp cho nhuần nhuyễn và hợp lý với thí nghiệm ảo xây dựng trên phần mềm. II,Giải pháp thực hiện 6 Trên đây là một phần rất nhỏ trong vai trò của CNTT - Phần mềm dạy học. Việc vận dụng hiệu quả những tính năng này vào một giờ lên lớp và soạn giáo án điện tử ở trường THCS có thể đúc kết thành một qui trình cụ thể để thiết kế bài giảng điện tử như sau: Bước1: Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy. Đây là công việc cần làm đầu tiên và quan trọng của người GV dù là soạn giáo án trên giấy hay trên các phần mềm. Điều này càng quan trọng đối với việc soạn giáo án trên máy tính bởi nắm chắc ý đồ của tác giả và đối tượng học sinh mà giáo viên phát huy hết tính năng của các phần mềm dạy học mà bình thường việc soạn giáo án trên giấy không thể thực hiện được. Ví dụ: - Khi chuẩn bị nội dung cho tiết dạy thực hành: Tiết 59- Tính chất hóa học của nước, cần những thiết bị hỗ trợ để vẽ hình dụng cụ thí nghiệm hoặc đoạn băng hình thí nghiệm. Chuẩn bị những phương án khác nhau trong quá trình phân tích hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới. Có thể bóc tách vấn đề ra thành những phần đơn lẻ. Lựa chọn nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đạt được qua tiết dạy. Thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy nhằm bổ sung mở rộng kiến thức, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Bước2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng và thể hiện kịch bản trên máy. Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Khi thực hiện bước này đòi hỏi người GV phải hình dung được toàn bộ nội dung và các hoạt động sư phạm trên lớp của tiết dạy để xác định được phần nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính và sử dụng phần mềm nào để trình chiếu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các nội dung lí thuyết, nội dung bài tập, kiến thức, kĩ năng cần chú ý, các đoạn băng hình hoặc âm thanh đi kèm phải được chuẩn bị một cách chính xác, sinh động, hấp dẫn và đặc biệt là phải thể hiện được tiến trình bài dạy. Bước 3: Xem xét điều chỉnh và thể hiện thử (dạy thử). Chạy thử (từng phần hoặc tất cả các Side) để điều chỉnh các sai sót về kĩ thuật trên máy tính. Dạy thử trước HS hoặc GV để điều chỉnh về nội dung hay hình thức trước khi dạy chính thức. Để làm công đoạn này, phải hiểu rõ và phối hợp linh hoạt thiết kế giáo án đã xây dựng. Hiểu được các cách và công đoạn trình chiếu thể hiện nội dung bài giảng. Kết hợp với việc sử dụng phương tiện dạy học khác như bảng, phấn … một cách phù hợp. Nâng cao hiệu quả bài giảng. Hiểu những ưu nhược điểm của phương tiện dạy học đang sử dụng như sự ổn định trong thiết bị (điện, máy móc và cả sự thu hút thái quá của những hình ảnh âm thanh với một số học sinh khi theo dõi bài giảng). Để làm nên một bài giảng điện tử đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức cơ bản về tin học, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng sử dụng các công cụ để tạo nên các bài giảng, giáo án điện tử. Phải có kỹ năng cần thiết để tạo ra các bài giảng điện tử có chất lượng với phần mềm soạn thảo trình chiếu MS PowerPoint cùng với các phần mềm hỗ trợ khác. NHỮNG KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 7 Dưới đây là những kinh nghiệm sử dụng bài giảng điện tử tác giả muốn chia sẽ với các bạn để sử dụng bài giảng điện tử phục vụ giảng dạy hiệu quả. 1. Xác định tâm lý người học Sử dụng bài giảng điện tử là sử dụng một phương pháp truyền đạt mới với công nghệ tin học vì vậy người giảng phải xác định tâm lý cho người học trước khi bắt đầu là cách theo dõi, cách ghi chép, cách chuẩn bị bài trước ở nhà 2. Vấn đề màu sắc Bài giảng điện tử nên sử dụng những màu nhẹ sáng, không nên dùng hình nền có quá nhiều màu và việc phối màu phải phù hợp với cường độ ánh sách của đèn chiếu, cường độ ánh sách của phòng học. Mỗi bài giảng nên chuẩn bị 2 bản với những màu nền, màu chữ sáng tối khác nhau để phù hợp với không gian ánh sách khác nhau. Ví dụ nơi phòng học tối dùng dùng màu chữ sẫm màu hơn để người đọc dễ nhìn. 3. Về nội dung Bài giảng điện tử phải mô tả được nội dung thành các sơ đồ, hình ảnh minh họa, nên hạn chế tối đa cách trình bày gạch đầu dòng. Bài giảng điện tử yêu cầu người soạn phải có tính sáng tạo để kết hợp những tiện ích của công nghệ tạo ra bài giảng dễ hiểu, sinh động hơn so với phương pháp dùng bảng đen. 5. Sử dụng font chữ, cỡ chữ - Trong bài giảng điện tử nên sử dụng các font chữ chân phương, sử dụng các font chữ thuộc bảng mã Unicode. Bạn nên dùng font: Verdana, Arial, Tahoma. Không nên sử dụng font News Times Roman, font này chỉ sử dụng cho các bảng để in như trong MS Word thôi, không nên sử dụng cho bài giảng điện tử. - Cỡ chữ thích hợp trong bài giảng điện tử từ 18pt đến 24pt. Không nên dùng chữ quá lớn sẽ mất thẩm mỹ và quá nhỏ thì người ngồi phía sau sẽ không nhìn rõ. 6. Sử dụng hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng cầu kỳ sẽ làm cho người học tò mò theo dõi sự thể hiện của các hiệu ứng mà không chú trọng đến nội dung bài giảng và kết quả bài học sẽ không cao. Sức mạnh của bài giảng là ở khả năng mô hình hóa nội dung bằng hình ảnh, sơ đồ để người học dễ hiểu chứ không phải ở các hiệu ứng trình chiếu, lợi dụng các hiệu ứng trình chiếu sẽ làm giảm hiệu quả của bài học. 7. Thể hiển bản sắc Bài giảng điện tử nên thể hiện logo trường, tên người soạn và có những đặc trưng riêng để người học có thể nhận ra dễ dàng bài giảng của bạn so với các đồng nghiệp khác. * Tóm lại: để có một Bài giảng điện tử giờ dạy đạt chất lượng cao thì quá trình soạn giảng phải có sự đầu tư về công sức, trí tuệ. Hiểu sâu nội dung và ý nghĩa của bài dạy, lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng hợp lý khoa học các phần mềm để thiết kế bài giảng một cách sinh động, rõ ràng hấp dẫn, tạo sức thu hút cho HS trong quá trình học tập . 8 III . Những điểm cần chú ý khi soạn giảng có ứng dụng CNTT và phần mềm dạy học : - Phải hiểu rõ được chức năng của các phần mềm khi sử dụng, hình ảnh đưa lên phải phù hợp, tránh lạm dụng mang tính chất trình chiếu - Hiểu rõ được nội dung bài giảng, sưu tầm những tài liệu, băng hình, âm thanh. Phát huy hết chức năng của các phần mềm. Tạo cho học sinh có cảm giác đang xem một cuốn phim hấp dẫn. Hình thành phương thức học tập mới, một ý thức tự giác tích cực cho mỗi học sinh. - Vận dụng phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, với đối tượng học sinh. - Phối hợp chặt chẽ, linh hoạt các phương pháp dạy học. - Ngoài nội dung, còn phải lưu ý đến hình thức , màu sắc , kiểu chữ , bố cục phù hợp, các hiệu ứng hợp lý để cho bài giảng sống động. Một bài giảng điện tử không đơn thuần chỉ là những dòng chữ hoặc công thức lần lượt hiện ra để học sinh ghi lại. - Người soạn bài giảng điện tử lại càng không nên quá lạm dụng các hiệu ứng màu sắc, hình ảnh ,… quá rườm rà làm học sinh mất tập trung, không chú ý nội dung bài học mà chỉ lo quan sát , nghe nhìn. - ở khâu thiết kế, số lượng Slide không nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho HS cảm giác không kịp tiếp thu. Slide không nên chứa quá nhiều chữ với kích cỡ nhỏ, làm cho HS không nhìn rõ hoặc phải căng mắt ra gây mệt mỏi, HS không ghi chép kịp. - Việc phối màu không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng/tối, độ đậm/nhạt, độ tương phản khiến cho các Slide không đạt tới sự hài hoà cần thiết, gây ức chế tâm lý cho học sinh. - Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất ở các GV mới bắt đầu sử dụng. Các hiệu ứng về text và graphic có thể gây sự “ chú ý không chỉ định” nơi học sinh, nếu quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Âm thanh là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GV nếu bị lạm dụng. - Cuối cùng là khâu dạy học ở trên lớp, quá phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị , đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố đinh, cứ thế mà làm bất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh thay đổi. Vì thế , để có một tiết dạy thật sự với sự trợ giúp của giáo án điện tử , giáo viên cần phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn , hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi , hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM"CROCODILE CHEMISTRY 605" VÀO THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ẢO I. GIỚI THIỆU VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM: 1. Giới thiệu: Crocodile Chemistry 605 là phần mềm ứng dụng dùng để mô phỏng thí nghiệm hóa học. 9 Crocodile Chemistry 605 có thể thực hiện hầu như đa số các phản ứng vô cơ và hữu cơ thông dụng. Download phần mềm tại địa chỉ http://www.Crocodile Chemistry -clips.com/file/CH 605.exe Hoặc địa chỉ http://www.Crocodile Chemistry -clips.com/en/Downloads/ 2.Cài đặt phần mềm Bước 1:Download phần mềm về chạy tệp CH605.exe Bước 2: Chọn Next/ Đánh dấu mục I accept the tems in the license agreement/Next/Next 10 [...]... dụng bài giảng điện tử trong nhà trường, tôi nhận thấy còn nhiều khó khăn xuất phát từ chủ quan và khách quan Xuất phát từ thực tế đó tôi xin có một số đề xuất sau: - Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng và áp dụng bài giảng điện tử còn nhiều hạn chế Các GV còn ngại tiếp cận với bài giảng điện tử Do vậy cần nâng cao nhận thức của các GV trong việc sử dụng và áp dụng bài giảng điện tử vào soạn, giảng. .. tâm đánh giá , nhận xét, và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để giúp tôi thực hiện quá trình soạn và giảng "Bài giảng điện tử" cho hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn ! .// Tài liệu tham khảo - Sách giáo khoa hoá học 8,9 - Sách giáo viên hoá học 8,9 -Hướng dẫn sử dụng và phần mềm"Crocodile Chemistry 605" 18 vào phòng thí nghiệm hóa học ảo NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÁC CẤP: ... Trong đó: - Contents: Xem các ví dụ theo chủ đề có sẵn trong phần mềm - New model: Sử dụng các mô hình của Crocodile để tạo những mô phỏng - Tutrorials: Mở một nội dung hướng dẫn sử dụng Crocodile physics Khi chọn New model xuất hiện cửa sổ mô phỏng hóa học Các ví dụ có sẵn trong phần mềm Thí nghiệm Hóa học 2.Thoát khỏi chương trình: Kích chọn close góc phải trên cửa sổ 13 3 .Sử dụng phòng thí nghiệm ảo;... bài giảng điện tử vào soạn, giảng - Cần mở các lớp bồi dưỡng và giới thiệu về bài giảng điện tử trên Power Point cho các giáo viên - Đầu tư thêm cơ sở vật chất Xây phòng học chức năng, hệ thống máy vi tính, máy chiếu, mành chiếu - Các cấp lãnh đạo cần có sự động viên, khích lệ và đầu tư hơn nữa cho các giáo viên tích cực học tập và áp dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy Rất mong được sự quan tâm... biểu tượng rồi kích chọn hóa chất cần sử dụng ta sẽ có các thí nghiệm theo yêu cầu 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Từ thực trạng trên bản thân đã tự tận dụng những thiết bị dạy học sẵn có, đồng thời phải tự sáng tạo sưu tầm thêm như: Phần mềm thí nghiệm hóa học ảo hay các tiện ích vẽ hình toán, lý, hóa, Đặc biệt năm học này với mục tiêu là ứng dụng CNTT vào trường học nên ban giám hiệu nhà trường... thí nghiệm cần tránh xa một chút và làm đúng theo sự hướng dẫn của GV + Thấy có hiện tượng nổ, cháy của kim loại thì phải bình tĩnh đứng từ xa quan sát hiện tượng + Khi lấy hóa chất cần lấy đúng theo sự chỉ dẫn( lấy miếng Na bằng hạt ngô ) + Làm xong thí nghiệm cần thu dọn hóa chất sạch sẽ tránh để dây ra tay và quần áo, vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ * Một số thí nghiệm có sẵn : VD: Đây là thí nghiệm. .. việc học và đang có thái độ học tập rất tốt khi áp dụng đổi mới phương pháp trong giảng dạy Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số rất ít học sinh (do yếu tố khách quan ) còn lơ là việc học đang cần được sự phối hợp giáo dục toàn diện của các Giáo Viên bộ môn ,GVCN… Qua đây tôi rất mong rằng có sự góp ý nhiệt tình và chân thành của người đọc để tôi hoàn chỉnh giải pháp này và có thể đưa vào giảng dạy 2 Kiến... thân có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu các phần mềm liên quan đến bộ môn để đưa vào thực nghiệm trong giảng dạy và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1 Kết luận Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy dưới sự hướng dẫn của Giáo Viên trong tiết học ƯDCNTT đã trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành... chất Na)/Kéo thả ra màm hình Bước 3: Kích chọn vào hóa chất/HT Sodium/ Chọn Equipment( Thiết bị)/Chọn Bước 4: Chọn / Chọn /Symbolic để lấy nước để lấy cốc đong / Chọn Kéo thả ra màn hình / Lấy nước vào cốc/ thả miếng Na vào cốc/ Quan sát hiện tượng xảy ra trong cốc nước 16 * Lưu ý: - Khi làm các thí nghiệm với các hóa chất kim loại mạnh ( Na, K, Li ) Khi tác dụng với nước sẽ phản ứng mãnh liệt, phản ứng... MiscellaneousNhóm hóa chất Gases: Nhóm hóa chất Khí Bước 2: Kích chọn các thành phần cần mô phỏng 14 Bước 3: Kích chọn các đối tượng cần vẽ kéo sang cửa sổ bên phải Bước 4: Trình diễn kết quả mô phỏng(Psesentation) *ỨNG DỤNG: Ví dụ: Tiết 5 9- Tính chất hóa học của Nước Các thao tác thực hiện TN1:Na tác dụng với nước CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1: Kích chọn biểu tượng phần mềm 15 Bước 2: Chọn Chemicals/Metals . khác. NHỮNG KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 7 Dưới đây là những kinh nghiệm sử dụng bài giảng điện tử tác giả muốn chia sẽ với các bạn để sử dụng bài giảng điện tử phục vụ giảng dạy hiệu. của SKKN 16 C. Kết luận và kiến nghị 9 1 ƯDCNTT VÀO SOẠN, GIẢNG "BÀI GIẢNG ĐIỆN T - CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC " PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I/. Lý do chọn SKKN 2 Thực. thiết kế các bài giảng điện tử nhất là " ;Bài giảng có sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thí nghiệm thực hành Hóa học ảo". 2/.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN - Từ năm 200 8- 2009 chúng

Ngày đăng: 20/05/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan