Giáo án dự thi GVDG cấp THCS Năm học : 2010 - 2011 Tuần : 29 Tiết : 29 ÔN TẬP CHƯƠNG III I. Mục tiêu : 1. Về kiến thức : - Ghi nhớ khái quát ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ( các cuộc khởi nghĩa lớn ) chống ách Bắc thuộc. - Những chuyển biến về kinh tế. 2. Về Thái độ: - Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ giành độc lập dân tộc và ý thức vươn lên bảo vệ văn hóa dân tộc. 3. Về kỹ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian. II. Chuân bị : Giáo viên : Tham khảo tài liệu; kẻ bảng phụ. Học sinh : Trả lời các câu hỏi Sgk. III. Tiến trình lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ : ( 1 phút ) Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs . 2. Bài mới : Giới thiệu bài: ( 1 phút ) Từ sau khi An Dương Vương thất bại, Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà năm 179 TrCN.Từ đây đến năm 938, nước ta trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng lên thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Quá trình đô hộ trên đã làm cho nhân dân ta sống trong cảnh khốn cùng nhưng kinh tế, văn hoá của ta vẫn được bảo tồn và phát triển. Hôm nay chúng ta tìm về những trang sử oanh liệt để hiểu thêm về đất nước, về con người của dân tộc Việt đã sống như thế nào? Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Hoạt động 1( 12 phút) Trong chương III chúng ta đã tiếp cận bài đầu tiên trang 47 Sgk của thời kì Bắc thuộc. Em hãy cho biết thế nào là thời kì Bắc thuộc? Gv Giải thích Triệu Đà người Hán, quê ở Hà Bắc (TQ), sau khi Nhâm Ngao chết Triệu Đà liền đánh các quận Quế Lâm, diệt trừ các quan lại nhà Tần lập ra nước Nam Việt…. Gv dùng bảng phụ yêu cầu học sinh lập bảng thống kê. ? Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với - Hs suy nghĩ trả lời. - Hs lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời – Hoàn thành bảng thống kê. 1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta : a. Thời Bắc thuộc: - Là thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ ( Từ 179 TCN 938 ) b. Bảng thống kê các giai đoạn nước ta bị đô hộ: Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 1 Giáo án dự thi GVDG cấp THCS Năm học : 2010 - 2011 những tên gọi khác nhau như thế nào? Thời gian Chính quyền đô hộ Đơn vị Hành chính Năm 179 TCN Nhà Triệu Quận Giao Chỉ, quận Cửu Chân. Năm 111 TCN Nhà Hán Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, quận Nhật Nam Thế kỉ III Nhà Ngô Giao Châu ( Âu Lạc cũ ) Thế kỉ VI Nhà Lương Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu. Từ năm 603 Nhà Tùy Giao Châu Năm 679 Nhà Đường An Nam đô hộ phủ : 12 Châu Giao Châu, Lục Châu, Phong Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ? Ngoài những biện pháp chia ra để trị thì chúng còn dùng những chính sách cai trị gì ? ? Em có nhận xét gì về những chính sách này? Gv chốt lại “ Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt; Rút chặt dần như rút chỉ xe ” ? Trong tất cả những chính sách đô hộ trên, theo em chính sách nào là thâm hiểm nhất? vì sao? Gv : Đồng hòa là cùng một nền văn hóa. ? Em hãy liên hệ xem trong lịch sử nước ta con có những - Chính sách đàn áp + Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện. + Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ - Chính sách bóc lột + Đặt nhiều thứ thuế, thuế nặng + Cống nạp sản vật quý; Lao dịch nặng nề - Chính sách đồng hóa + Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta + Mở trường dạy chữ Hán + Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta - Chính sách bóc lột rất hà khắc. - Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hóa dân tộc. - Vì, Mục đích của chính sách này không chỉ là biến nước ta thành một phần lãnh thổ Trung Quốc mà còn biến nhân dân ta thành dân Trung Quốc. - Thời Pháp thuộc. - Chia ra để chỉ, thực hiện c. Chính sách cai trị : - Hà khắc Nhất là chính sách - Thâm độc đồng hóa. Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 2 Giáo án dự thi GVDG cấp THCS Năm học : 2010 - 2011 thời kì nào giống với thời Bắc thuộc ? Hoạt động 2 ( 15 phút) Gv chia lớp làm 5 nhóm. Sau đó phát các thẻ cho hs thảo luận viết các kết quả vào thẻ và điền vào các ô trên bảng. chính sách ngu dân. - Hs thảo luận – trao đổi. 2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc: STT Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Tóm tắt diễn biến chính Ý nghĩa 1 Năm 40 Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu. Ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. 2 Năm 248 Bà Triệu Triệu Thị Trinh Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hoá) rồi lan ra khắp Giao Châu. 3 Năm 542-602 Lý Bí Lý Bí Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. 4 Năm 722 Mai Thúc Loan Mai Thúc Loan Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu.Ông liên kết được nhân dân khắp Giao Châu và Cham – Pa chiếm được thành Tống Bình. Ông xưng đế (Mai Hắc Đế ) 5 Năm 776-791 Phùng Hưng Phùng Hưng Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động cuộc khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Gv hướng dẫn hs từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. ? Em có nhận xét gì về kết quả của nhóm bạn. ? Kết quả của các cuocj khởi nghĩa trên mặc dù đều thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào? ? Qua các cuộc khởi nghĩa trên thì cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? vì sao? -Gv : Nhân dân ta không cam chịu đồng hóa nên không ngừng đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị ngoại bang - Hs trình bày kết quả thảo luận. - Hs nhận xét. - Thể hiện ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. - Đó là cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì nó giành được thắng lợi và đặt ra nhà nước Vạn Xuân … - Hs lắng nghe. Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 3 - Nông nghiệp: - Thủ công nghiệp: Giáo án dự thi GVDG cấp THCS Năm học : 2010 - 2011 song chung cuộc đều bị đàn áp. Quá trình đô hộ trên đã làm cho nhân dân ta sống trong cảnh khốn cùng nhưng kinh tế, văn hoá của ta vẫn được bảo tồn và phát triển Hoạt động 3 ( 10 phút) ? Sự chuyển biến về kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc như thế nào ? ? Ngoài nông nghiệp còn có những chuyển biến của ngành nghề nào nữa không? ? Em có nhận xét gì về những chuyển biến về kinh tế nước ta trong gian đoạn này? ? Văn hóa nước ta lúc này như thế nào ? ? Chữ viết phát triển như thế nào? ? Vậy nhân dân ta theo những tôn giáo nào? ? Theo em. Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được phong tục, tập quán gì ? ? Vậy xã hội nước ta thời Bắc thuộc được phân hóa như thế nào? - Kinh tế : Nông nghiệp trồng lúa nước 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, làm thủy lợi. + Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển như gốm, dệt vải. - Ngoài ra nhân dân ta còn buôn bán trong và ngoài nước. Chữ Hán được truyền bá vào nước ta. Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn có tiếng nói riêng. - Theo đạo phật và Nho giáo. - Nhân dân ta có phong tục và nếp sống riêng như xăm người. nhuộm răng đen, … Quan lại đô hộ Hào trưởng Việt Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc 3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội: a. Kinh tế: Biết sử dụng công cụ bằng sắt. Biết dùng sức kéo của trâu bò. Biết làm thủy lợi. Trồng lúa 1 năm 2 vụ. Nghề rèn sắt. Làm gốm. Dệt vải. - Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước. Có bước phát triển. b. Văn hóa: - Chữ viết : Chữ Hán. - Tôn giáo : Đạo phật Nho giáo … - Phong tục, Xăm người. tập quán : Nhuộm răng đen,… Tiếp thu, gìn giữ, phong tục tập quán riêng của dân tộc. Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 4 Giáo án dự thi GVDG cấp THCS Năm học : 2010 - 2011 ? Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta? Nơ tì - Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta khơng có gì có thể tiêu diệt được. Ý nghĩa: Chứng tỏ sức sống mãnh liệt, khơng gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa Việt. Nó trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập. Gv sơ kết : ( 1phút ) Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta ln đứng lên đấu tranh để giành độc lập dân tộc, thể hiện lòng u nước nồng nàn của nhân dân ta. Dân tộc ta ln đấu tranh bền bỉ, kiên trì để giành độc lập. Điều này được thể hiện bằng một loạt các cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian này, bọn phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để đồng hố dân tộc ta, nhưng dân tộc ta chỉ tiếp thu những mặt tích cực tiến bộ, chúng ta kiên quyết chống lại những mặt hạn chế, phản động để bảo vệ bản sắc văn hố dân tộc. 3. C ủng cố : ( 3 phút ) Bài tập 1: Mục đích cơ bản của chính sách “Đồng hóa” là: a. Giúp người Việt phát triển. b. Mở rộng lãnh thổ cho nhân dân ta. c. Biến người Việt thành người Hán, xóa bỏ dân tộc ta. d. Ý a và b đúng. Câu c đúng Bài tập 2:Hãy điền từ (cụm từ) còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn tường thuật diễn biến cuộc khởi nghóa Lý Bí: Mùa xuân năm……542… Lý Bí phất cờ khởi nghóa chống lại ách đô hộ của nhà ….nhà Lương tại……Thái Bình…… Trong vòng chưa đầy …3 tháng… Nghóa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện. Bài tập 3: Sắp xếp cho cho đúng với lịch sử đã diễn ra Thời kì đơ hộ Nối hai cột Sự kiện 1. Nhà Đường a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 ) 2. Nhà Hán b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (772) 3. Nhà Ngơ c. Khởi nghĩa Bà Triệu (248) 5. Nhà Lương d. Khởi nghĩa Lý Bí (542 ) 6.Nhà Triệu đ. Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776 – 791 ) 4. Dặn dò : ( 2 phút ) - Về nhà học và nắm chắc các ý chính như Chính sách đàn áp, bóc lột, Chính sách đồng hóa. - Năm Chắc thời gian, diễn biến và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa và những chuyển biến về kinh tế, văn hóa. Chuẩn bị bài : “ Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc, Họ Dương”. Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 5 Duyệt của BGH Ngày tháng năm 2011 Giáo án dự thi GVDG cấp THCS Năm học : 2010 - 2011 Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 6 . học : 2010 - 2011 Tuần : 29 Tiết : 29 ÔN TẬP CHƯƠNG III I. Mục tiêu : 1. Về kiến thức : - Ghi nhớ khái quát ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Cuộc đấu. nhất? vì sao? -Gv : Nhân dân ta không cam chịu đồng hóa nên không ngừng đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị ngoại bang - Hs trình bày kết quả thảo luận. - Hs nhận xét. - Thể hiện ý. quốc. - Đó là cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì nó giành được thắng lợi và đặt ra nhà nước Vạn Xuân … - Hs lắng nghe. Họ và tên : Lê Văn Tiến Đơn vị : Trường PTDT Hữu Nhem Trang 3 - Nông nghiệp: - Thủ