1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cho đi trẻ muộn là hại con.doc

3 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 267 KB

Nội dung

Cho i tr mu n là đ ẻ ộ h i con ạ Thứ bảy, 18 Tháng 12 2010 21:55 Quản trị viên Đi lớp mẫu giáo sẽ giúp bé có điều kiện rèn luyện những kỹ năng cơ bản làm tiền đề cho giai đoạn học tập tiếp theo. Ảnh: Nam Thi. Sợ con ốm, sợ tai nạn, sợ con bị các cô bạo hành nhiều phụ huynh cứ để con ở nhà mà không cho đi nhà trẻ. Những cháu này chịu rất nhiều thiệt thòi. Cậu con trai của anh Phúc (Hà Đông, Hà Nội) năm nay đã lên 5 tuổi và mới được bố mẹ cho đi mẫu giáo để năm sau vào lớp một. Những năm trước, cậu bé toàn chơi ở nhà do bố mẹ xót con. Ở nhà với bà cho an toàn Cu Tin vừa biếng ăn, vừa khó ngủ nên lúc nào cũng còm nhom, lại hay ốm vặt. Hồi ba tuổi, bé đã được đi lớp nhưng cứ được vài hôm là phải nghỉ học vì sổ mũi, viêm họng. Thương con, anh Phúc bảo vợ để con ở nhà vì lo ở lớp đông các cháu, cô giáo sẽ không thể quan tâm đến cu Tin như ở nhà. Trong khi đó, nhà vừa có ông bà nội vừa có người giúp việc, ai cũng sẵn lòng chăm sóc cu Tin. “Tuổi này có mang đến lớp gửi thì cô giáo cũng chỉ cho ăn và trông nó chơi chứ đã phải học hành gì đâu. Mà đồ chơi ở nhà còn “xịn” hơn nhiều, vệ sinh hơn nữa”, anh Phúc lý luận. Theo anh, chỉ cần đến năm cuối cùng của mẫu giáo thì mới cần đi học để làm quen với lớp, với chữ cái, chuẩn bị vào lớp một. Lúc đó Tin cũng đã lớn và cứng cáp hơn nên không còn phải quá lo lắng nữa. Bà Tính, bà ngoại bé Trâm Anh ở phố Hoa Bằng, Cầu Giấy, Hà Nội, cũng không muốn cháu phải “vào khuôn khổ” sớm nên cứ giữ cháu ở nhà, không cho mang gửi trẻ. Đi lớp mẫu giáo sẽ giúp bé có điều kiện rèn luyện những kỹ năng cơ bản làm tiền đề cho giai đoạn học tập tiếp theo. Ảnh: Nam Thi. “Ở nhà chỉ có một bà một cháu, ăn uống, chơi đùa thoải mái, mát mẻ, sạch sẽ. Trong khi ở lớp chỉ có hai cô giáo mà đến 50 - 60 trẻ thì làm sao có chuyện con cháu mình được chăm sóc chu đáo được”, bà Tính lý luận. Khi Trâm Anh được hai tuổi rưỡi, mẹ bé định gửi con đi trẻ để không phải thuê người giúp việc nữa nhưng bà gạt đi ngay, và quyết định sang ở hẳn nhà con gái để chăm cháu ngoại, vì "nó còn non nớt thế, đi lớp làm sao chịu được”. Vả lại, bà đọc báo, xem TV thấy có quá nhiều vụ người trông trẻ hành hạ, đánh đập trẻ, hoặc vì sơ suất mà để các cháu chết oan nên càng sợ. Đến nay, bé Trâm Anh đã hơn bốn tuổi mà vẫn ở nhà để bà “ấp”. Thương con hoá hại con Ở nhà mãi với ông bà và người giúp việc được chiều chuộng nên cu Tin thích gì làm nấy, tính khí rất tùy tiện. Vào học lớp mẫu giáo lớn, trong khi tất cả các bạn đều tuân thủ giờ giấc ăn ngủ đúng chỉ dẫn của cô giáo thì một mình Tin một phách, chẳng theo ai. Đến cả việc đi vệ sinh, Tin vẫn không tự túc được vì ở nhà bà nội vẫn thường giúp đỡ. Đồ chơi chung ở lớp, cái nào Tin thích là không cho bạn nào đụng vào nữa, y như ở nhà. Một lần đang chơi xếp hình, có bạn ngồi xuống bên cạnh muốn chơi cùng, Tin không cho. Thấy bạn vẫn thò tay vào, cu cậu cầm luôn chiếc ghế nhựa đang ngồi ném vào đầu bạn, gây chảy máu. Tương tự, bé Trâm Anh cũng vì được bà ngoại “ấp” nhiều quá nên ngày càng ương bướng, khó bảo. Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Công Khanh, trường tiểu học Hoàng Gia (Hà Nội), nhiều gia đình hiện nay vẫn lầm tưởng rằng nếu có điều kiện tự trông nom, chăm sóc trẻ chu đáo thì không cần phải cho đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, cứ để trẻ ở nhà sẽ tốt hơn. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Đến một độ tuổi nhất định, trẻ cần có một môi trường khác, rộng lớn hơn, phong phú hơn ngoài không gian gia đình để có điều kiện phát triển về nhiều mặt như nhu cầu giao tiếp, xác lập các mối quan hệ với bạn bè, học hỏi các kinh nghiệm xã hội thông qua quá trình tiếp xúc với cô giáo và các bạn cùng lớp. Những chỉ ở nhà, chắc chắn trẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều về các mặt này. Có thể lấy dẫn chứng là trường hợp bé Phương Thảo nhà anh chị Khoa - Lê ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Họ hiếm muộn, lấy nhau nhiều năm mới sinh được bé Thảo nên cả nhà quý như cục vàng, nâng như trứng mỏng. Việc cho Thảo đi nhà trẻ không hề có trong suy nghĩ của bố mẹ bé. Chính vì thế năm học lớp một của Thảo gặp rất nhiều khó khăn. Các bạn khác đã đi mẫu giáo thì chỉ cần tập trung làm quen với những kiến thức mới, còn bé Thảo thì phải tập làm quen với các sinh hoạt tập thể vì trước đó bé chưa từng được trải nghiệm. Suốt cả học kỳ đầu tiên, bé Thảo không hoà nhập được với các bạn. Bé rất nhút nhát và ngại giao tiếp, chuyện trò với các bạn, thường lủi thủi một mình. Việc đến lớp mỗi ngày với bé là một cực hình. Bé không thích thú và thường la hét mỗi sáng bị mẹ đưa đến lớp. Đến lúc này, vợ chồng chị Lê mới nhận ra mình thương con mà hóa ra hại con. Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, giáo dục ở trường mầm non chủ yếu chưa phải về kiến thức mà là về các kỹ năng để giúp các bé hình thành những thói quen cơ bản đầu tiên như nề nếp sinh hoạt, các kỹ năng sinh hoạt tập thể, cách suy nghĩ, xử lý, ứng phó với tình huống mà bé gặp phải hằng ngày Nói cách khác, đây chính là giai đoạn “tập” để chuẩn bị cho giai đoạn “học” ở bậc tiểu học sắp tới. Việc không được tham gia ở giai đoạn này sẽ tạo ra một “lỗ hổng” tương đối quan trọng cho quá trình sinh hoạt, học tập của trẻ về sau. Ngoài ra nếu đi lớp quá muộn, việc tập cho bé tuân thủ kỷ luật trong lớp sẽ rất khó khăn vì đã quen với nếp sinh hoạt tự do ở nhà. Bé cũng sẽ khó giao tiếp, tạo lập các mối quan hệ xã hội, thiếu hụt các kiến thức xã hội… Vì thế, trẻ cần được đến trường từ ba tuổi để được phát triển toàn diện, làm tiền đề cho những năm học tiếp theo. . Cho i tr mu n là đ ẻ ộ h i con ạ Thứ bảy, 18 Tháng 12 2010 21:55 Quản trị viên Đi lớp mẫu giáo sẽ giúp bé có đi u kiện rèn luyện những kỹ năng cơ bản làm tiền đề cho giai đoạn. theo. Ảnh: Nam Thi. Sợ con ốm, sợ tai nạn, sợ con bị các cô bạo hành nhiều phụ huynh cứ để con ở nhà mà không cho đi nhà trẻ. Những cháu này chịu rất nhiều thiệt thòi. Cậu con trai của anh Phúc. đi u kiện tự trông nom, chăm sóc trẻ chu đáo thì không cần phải cho đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, cứ để trẻ ở nhà sẽ tốt hơn. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Đến một độ tuổi nhất định, trẻ

Ngày đăng: 19/05/2015, 16:00

w