1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ và THƯƠNG mại HCOM

16 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 62,83 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một bước chuyển quan trong trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Đây chính là cơ hội để cho chúng em được tiếp xúc, cọ xát thực tế ở môi trường doanh nghiệp bên ngoài so với những kiến thức mà chúng em đã được tích lũy ở trường Đại học. Ngày nay, việc học mà không có hành đang là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các sinh viên tại các trường Đại học, điều này làm giảm đi chất lượng đào tạo giáo dục, là nguyên nhân chính khiến các bạn sinh viên luôn hoang mang sau khi tốt nghiệp ra trường. Để thuận lợi hơn cho công việc thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp của mình, em đã lựa chọn cho mình cơ sở thực tập là Công ty CP Đầu tư và phát triển thương mại HCOM . Tại đây em đã được sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình từ ban lãnh đạo và tất cả các anh chị nhân viên trong công ty, đây là một điều kiện cốt yếu giúp em hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình. Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm có 4 phần: Phần thứ nhất: Trình bày chung và khái quát về doanh nghiệp, tổng quan về mọi mặt: tình hình kinh doanh, đặc điểm hoạt động và bộ máy tổ chức của Công ty CP Đầu tư và phát triển thương mại HCOM. Phần thứ hai: Phân tích tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của Công ty CP Đầu tư và phát triển thương mại HCOM Phần thứ ba: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Phần thứ tư: Đề xuất hướng đề tài khóa luận. Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành kịp thời gian cũng như chất lượng cho bản báo cáo em đã được nhận sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của giảng viên ThS Đỗ Phương Thảo và các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Thương Mại. Em xin chân thành cám ơn! Trong quá trình thực hiện mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bổ sung cho báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HCOM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty  Tên doanh nghiệp - Tên đầy đủ: Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM - Tên giao dịch: Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM  Số đăng ký kinh doanh: 0105010157  Quyết định thành lập: ngày 25 tháng 11 năm 2010 tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.  Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng.  Địa chỉ: Số 9 – ngõ 371/2 – Kim Mã – P. Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội.  Số điện thoại: (04) 3.748.1381 Fax: (04) 3.748.1382  Email: info@hcom.vn  Website: www.hcom.vn  Quá trình phát triển: Hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin với mô hình kinh doanh cá thể từ năm 2009, sau 1 năm hoạt động phát triển, năm 2010 Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM được chính thức thành lập, đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Sau 3 năm hoạt động, với phương châm lấy uy tín chất lượng làm đầu, cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, HCOM ngày càng phát triển chiếm được vị thế và để lại tên tuổi trong ngành. HCOM chính thức trở thành đại lý phân phối và bảo hành của các hãng công nghệ thông tin như HP, DELL, IBM… và trở thành chủ đầu tư các gói thầu cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin & Serve máy chủ cho các công trình thuộc hệ thống các trường học, bệnh viện…, đặc biệt là hệ thống đường sắt của Cục đường sắt Việt Nam. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Hcom.  Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng của công ty là đầu tư, phát triển công nghệ, cung cấp dịch vụ phần mềm HCOM và Dịch vụ bảo hành bảo trì, các hệ thống cơ sở hạ tầng dữ liệu CNTT cho các dự án trọng yếu của các tập đoàn, công ty. 1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển thương mại HCOM. 1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh chính Kể từ khi thành lập, công ty hiện đang hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau: Tích hợp hệ thống: Cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống máy chủ lưu trữ, hạ tầng Datacenter – IBS, Mạng và truyền thông tích hợp, giải pháp an toàn bảo mật, giải pháp phần mềm hệ thống, tích hợp hệ thống khác. Phát triển phần mềm: Dịch vụ phần mềm (Chương trình quản lý nhân sự, Chương trình quản lý kho hàng, quản lý hệ thống khách hàng CRM…, Phát triển các phần mềm ứng dụng theo đặc thù của doanh nghiệp, gia công, xuất khẩu phần mềm theo yêu cầu, phát triển website và giải pháp thương mại điện tử, tư vấn và triển khai giải pháp ERP. Bảo hành, bảo trì: HCOM cung cấp dịch vụ bảo trì, hỗ trợ thiết bị, dịch vụ bảo trì khẩn cấp hệ thống, dịch vụ bảo hành tận nơi, dịch vụ bảo hành ủy quyền, dịch vụ cho thuê kỹ sư CNTT. 1.3.2 Mạng lưới khách hàng Mạng lưới khách hàng của công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM khá rộng, bao gồm các dự án lớn của cục đường sắt Việt Nam, Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội; các bệnh viện đa khoa như bệnh viện đa khoa khu vực Móng Cái, bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà, Công ty vân tải hành khác Hà Nội, Công ty TNHH SLINK Việt Nam, xí nghiệp dầu máy Yên Viên Hà Nội… 1.3.3 Mạng lưới nhà cung cấp Nhà cung cấp chính về hệ thống máy chủ và hạ tầng CNTT của HCOM là IBM, DELL, LENOVO, công ty thương mại Tuấn Thành…, HCOM còn là nhà phân phối và hãng bảo hành chính thức của HP. Về phần mềm và hệ điều hành, chủ yếu HCOM liên kết với Intel, Cisco, FPT, FDC, Distribution company… Với hệ thống tín dụng tài chính, HCOM là khách hàng quen thuộc của OCEAN Bank (Ngân hàng CPTM Đại Dương), Vietcombank (Ngân hàng công thương Việt Nam) … 1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CP đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM Theo tài liệu thu thập từ bộ phận nhân sự, cơ cấu tổ chức của công ty CP đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM được tổ chức theo mô hình chức năng như sau: Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CP đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM Giám đốc Phòng kỹ thuật Hành chính Nhân sự Phòng kinh doanh Bộ phận Server máy chủ Bộ phận Web/ phần mền Bộ phận bảo hành bảo trì Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp Bộ phận Marketing Bộ phận Dự án Tài chính Kế toán (Nguồn: Phòng nhân sự) Qua sơ đồ trên ta thấy: Công ty được tổ chức theo cơ cấu tổ chức phân theo chức năng, mỗi bộ phận trong công ty sẽ đảm nhận các chức năng riêng biệt. Cụ thể: - Phòng kỹ thuật làm nhiệm vụ triển khai các dự án của công ty bao gồm các nhân viên đảm nhiệm các công việc chuyên biệt về hệ thông cơ sở hạ tầng & server máy chủ, bộ phận phần mềm và thiết kế website, bộ phận bảo hành, và bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp. - Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty, chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay. Triển khai hoạt động kế toán trong toàn Công ty. - Phòng kinh doanh có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh công ty, tìm kiếm dự án đầu tư và khách hàng, phòng được chia thành bộ phận dự án và bộ phận Marketing. - Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ chuẩn bị các giấy tờ thủ tục hành chính hỗ trợ bộ phận dự án mở gói thầu, tuyển dụng, thực hiện các chính sách đãi ngộ lao động, quản lý chấm công lao động và chuyển thông tin qua phòng kế toán. PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HCOM. Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM, ta phân tích các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính giai đoạn từ 2011 – 2013. 2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM. Để phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty, em đã sử dụng số liệu từ bảng cân đối kế toán của Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM trong giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thương mại HCOM giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị tính: VNĐ) TÀI SẢN Mãsố Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 2 3 4 5 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 23.084.366.44 8 24.875.440.13 6 27.575.691.48 9 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 15.495.803.713 16.024.677.662 17.223.367.364 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 223.642.530 428.646.723 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 3.075.544.876 3.873.723.974 4.123.654.527 IV. Hàng tồn kho 140 2.867.564.535 3.023.482.766 3.823.656.551 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.645.453.324 1.729.913.204 1.976.366.319 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 42.776.927.77 8 47.897.364.27 6 50.058.824.63 8 I. Tài sản cố định 210 18.903.571.608 20.636.895.123 21.765.413.651 II. Bất động sản đầu tư 220 - - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 - - - IV. Tài sản dài hạn khác 240 23.873.356.170 27.260.469.153 28.293.410.987 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 65.861.294.226 72.772.804.412 77.634.516.127 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 14.784.629.242 20.825.380.059 24.756.869.401 I. Nợ ngắn hạn 310 5.027.311.169 6.178.643.276 8.643.561.541 II. Nợ dài hạn 320 9.757.318.073 14.646.736.783 16.113.307.860 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 51.076.664.984 51.947.424.353 52.877.646.726 I. Vốn chủ sở hữu 410 50.379.138.184 50.853.773.683 51.836.725.145 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 697.526.800 1.093.650.670 1.164.432.978 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 65.861.294.226 72.772.804.412 77.634.516.127 (Trích nguồn: Phòng kế toán) Dựa vào bảng cân đối kế toán của Công ty ta có thể đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn qua những điểm chính sau: Thứ nhất, về phần tài sản: Tổng Tài sản qua các năm có xu hướng tăng, tuy nhiên lượng tăng không đáng kể. Cụ thể thì Tổng tài sản Công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 từ 65.861.294.226 lên 72.772.804.412 đồng, tương ứng tăng 10.49%. Tổng tài sản năm 2013 tăng 4,51% so với năm 2012. Năm 2013 tăng chậm hơn so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Tài sản dài hạn năm 2013 tăng chậm, so với năm 2012 chỉ tăng 4,5%. Có 2 nguồn hình thành nên tài sản của công ty là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó chiểm chủ yếu là tài sản dài hạn khi tỉ trọng khoảng 65% và hầu như không thay đổi qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 chiếm 65% (42.776.927.778), năm 2012 chiếm 66% (47.897.364.276), năm 2013 chiếm 65% (50.058.824.638). Qua 3 năm tình hình biến động tài sản dài hạn vẫn ổn định và ổn định mức độ cho phép công ty không tăng tài sản dài hạn nhiều. Cụ thể như sau: - Đối với tài sản ngắn hạn: Năm 2012 tăng so với năm 2011 từ 23.084.366.448 lên 24.875.440.136 tương ứng 7,75%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 từ 24.875.440.136 lên 27.575.691.489 tương ứng tăng 10,85 %. Trong đó “tiền và các khoản tương đương tiền” chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục “tài sản ngắn hạn” khoảng hơn 60% tăng tính chủ động của doanh nghiệp và tăng khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Tuy nhiên lượng tiền trong doanh nghiệp quá cao thì không hẳn đã tốt vì có thể sử dụng chưa hiệu quả đòn bẩy tài chính hoặc vòng quay tiền chậm. - Đối với tài sản dài hạn: năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11,97%, năm 2013 tăng 4,51%. Trong cơ cấu tài sản dài hạn Công ty chỉ có tài sản cố định và tài sản khác. Trong đó tài sản khác chiếm hơn 50%. Thứ hai, về phần nguồn vốn: Tổng nguồn vốn từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng lên sau từng năm lý do chính là sự tăng lên của nợ phải trả, trong đó vốn chủ sở hữu tăng rất chậm. Cụ thể phân tích rõ hơn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Nợ phải trả: năm 2012 tăng so với năm 2011 từ 14.784.629.242 lên 20.825.380.059 tương ứng 40,85 %, năm 2013 tăng từ 20.825.380.059 lên 24.756.869.401 tương ứng 18,87%. Năm 2013 giảm được khoản nợ phải trả, tương ứng với công ty khả năng tài chính tốt. Các khoản nợ chủ yếu là nợ dài hạn, năm 2012 tăng 50,11% so với 2011, vì năm 2012 Công ty cần huy động vốn để đầu tư dự án. - Vốn chủ sở hữu: chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, biến động vốn năm 2012 so với 2011 tăng 870.759.370 đồng, tương ứng 1,7%. Năm 2013 so với 2011 tăng 930.222.370 đồng, tương ứng 1,79%. Ta thấy rằng vốn chủ sở hữu có tăng, nhưng tăng còn khiêm tốn. 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM (năm 2011– 2013) (Đơn vị: VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 10.873.623.488 15.873.263.721 18.264.721.361 4.999.640.240 45,98 2.391.457.640 15.07 2 Tổng chi phí 10.368.105.900 14.734.898.810 17.220.947.989 4.366.792.910 42,12 2.486.049.179 16.87 3 Lợi nhuận trước thuế 505.517.580 1.138.364.911 1.043.773.372 632.847.331 125,19 -94.591.539 -8.31 4 Thuế TNDN 126.379.395 284.591.228 260.943.343 158.211.833 125,18 -23.647.885 -8.31 5 Lợi nhuận sau thuế 379.138.185 853.773.683 782.830.029 474.635.498 125,18 -70.943.654 -8.31 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) [...]... nghiệp thương mại cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lý; tuy nhiên, năm 2013 tỷ trọng chi phí bán hàng giảm 0,44% như vậy là chưa hợp lý PHẦN IV : ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Hướng 1: “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Hcom Hướng 2: “Các giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại. .. nay, thì Công ty làm ăn có lãi đã là rất tốt so với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT Trong quá trình thực tập tại Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM ngoài những thành tựu nổi bật thì doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh Em xin đề xuất một số vấn đề đang tồn tại trong... nhân là do là lĩnh vực đặc thù về công nghệ thông tin nên cần có sự đầu tư đang kể cho kênh bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng theo từng năm chứng tỏ doanh nghiệp có sự phát triển qua từng thời kỳ khi các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh luôn tăng  Kết luận chung: qua phân tích 2 bảng trên ta thấy tình hình chung của Công ty có sự phát triển trong 3 năm qua, doanh thu tăng cao... doanh thu giảm so với 2012 là 70.943.654 đồng, tư ng ứng với 91,69% Tổng doanh thu qua 3 năm của Công ty có nhiều sự thay đổi Năm 2011 chỉ đạt 10.873.623.488 đồng, năm 2012 đạt 15.873.263.721 đồng và năm 2013 đạt 18.264.721.361 đồng Như vậy năm 2012 so với 2011 tăng 4.999.640.240 đồng tư ng ứng tăng 45,98% và năm 2013 so với 2012 tăng 2.391.457.640 đồng tư ng ứng tăng 15,27% Điều này ta thấy tỉ lệ tăng... doanh của công ty trong 3 năm là tư ng đối khả quan, lợi nhuận sau thuế đều dương Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 379.138.185 đồng, năm 2012 đạt 853.773.683 đồng và năm 2013 đạt 782.830.029 đồng Như vậy năm 2012 so với 2011 tăng 474.635.498 đồng, tư ng ứng với 125,18% Có được lợi nhuận lớn như vậy do số lượng hợp đồng được quyết toán tăng lên và có thể nói năm 2012 là một năm thành công của doanh... đồng, tư ng ứng với giảm 8,31% Nguyên nhân có thể do Công ty sử dụng nguồn tài chính chưa tốt, sử dụng vốn chưa hiệu quả Nên cần làm rõ Vấn đề 2: Chi phí kinh doanh tăng cao qua các năm Doanh thu hàng năm có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2012 tăng 48,98% so với năm 2011, năm 2013 so với năm 2012 tăng 15,27% So với tăng trưởng so với năm 2012 thì năm 2013 tăng chậm hơn Một phần do chi phí của Công ty tăng... hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Cụ thể tổng chi phí năm 2011 là 10.368.105.900 đồng, năm 2012 là 14.734.898.810 và năm 2013 là 17.220.947.989 Như vậy năm 2012 doanh thu tăng vượt bậc so với năm 2011, thì chi phí tăng khá cao là 42,11% so với năm 2011 Trong tổng chi phí, chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2012 chiếm 52,97%, năm 2013 chiếm 52,53% Nguyên nhân là do là lĩnh vực đặc thù về công. .. đang tồn tại trong công ty Vấn đề 1: Tình hình tài chính có nhiều biến động qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 là 5,58 lần, năm 2012 là 4,02 lần, năm 2013 là 3,19 lần Có thể thấy khả năng thanh toán nợ qua 3 năm giảm dần, sự chủ động hay vững mạnh để đảm bảo khả năng trả nợ tốt, nhưng đang có xu hướng giảm hơn so các năm trước Ngoài ra còn một vài chỉ số tài chính... “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Hcom Hướng 2: “Các giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Hcom . chính Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Hcom . Hướng 2: “Các giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Hcom . . Tên doanh nghiệp - Tên đầy đủ: Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM - Tên giao dịch: Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM  Số đăng ký kinh doanh: 0105010157 . doanh của Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM (năm

Ngày đăng: 19/05/2015, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w