1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

11 685 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN Giảng viên hướng dẫn: TS. BÙI VĂN MƯA Học viên thực hiện: LÊ KIM NGA Mã số học viên: CH1301040 TPHCM, tháng 8 năm 2014 2 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA GIỚI THIỆU Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể; nó là thế giới quan và phương pháp luận khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, triết học duy vật hay triết học duy tâm, siêu hình học hay thực chứng luận có vai trò không như nhau. Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học; ngược lại, chủ nghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa học phát triển [1]. Vào thời cổ đại, khoa học tự nhiên mới bắt đầu hình thành, triết học tự nhiên (một hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại) đã trình bày được một bức tranh tổng quát về thế giới, đã có nhiều tư tưởng và dự báo thiên tài định hướng cho khoa học phát triển. Đến thời trung cổ ở phương Tây, triết học kinh viện là công cụ biện hộ cho tôn giáo, cản trở sự phát triển của khoa học [1]. Vào thời Phục hưng và nhất là thời cận đại, chủ nghĩa duy vật đã phát triển gắn liền với khoa học tự nhiên, đã góp phần tích cực vào sự phát triển của khoa học tự nhiên, chống lại sự thống trị của giáo hội. Tuy nhiên vào thời kỳ này, quan điểm triết học là “khoa học của các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình vẫn giữ vai trò thống trị. Sự phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX đã làm cho quan điểm triết học là “khoa học của các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp nữa. Từ đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời [1]. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học mang lại; đồng thời, nó lại đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận thật sự TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 3 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA khoa học cho các khoa học cụ thể đánh giá đúng các thành tựu đã đạt được, cũng như xác định đúng phương hướng và phương pháp trong nghiên cứu [1]. Người có công khởi động cho phong trào triết học thời cận đại ở châu Âu nói chung và chủ nghĩa duy nghiệm ở Anh nói riêng phải kể đến đó là Francis Bacon. Tư tưởng triết học của F.Bacon không những mang ý nghĩa tiên phong mà nó còn thể hiện được những tư duy và ý thức của con người trong buổi giao thời giữa chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, giữa thời kỳ quá độ của khoa học kỹ thuật để đưa đến cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi toàn bộ xã hội châu Âu [2]. Với mục đích tìm hiểu sơ lược về Triết học F. Bacon đối với sự hồi sinh và phát triển khoa học tự nhiên thời cận đại. Đồng thời, nêu ra sự dị đồng trong phương pháp luận của Bacon và người cùng thời Descartes. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em xin trình bày đề tài “Triết học F.Bacon và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại” với bố cục gồm ba phần: I. GIỚI THIỆU VỀ F.BACON; II. F. BACON VỚI DỰ ÁN “ĐẠI PHỤC HỒI KHOA HỌC”; III. SỰ DỊ ĐỒNG TRONG PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA BACON VÀ DESCARTES. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Văn Mưa đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho em trong môn học này. Do thời gian và bản thân còn hạn chế trong nghiên cứu nên bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và thông cảm của Thầy. TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 4 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. GIỚI THIỆU VỀ F. BACON: F. Bacon sinh ngày 22/01/1561 tại London, con của Sir Nicholas Bacon, một quan viên dưới triều đại nữ hoàng Elizabeth. Mẹ là Lady Anne Cooke. Từ lúc còn đi học Trinity College ở Cambridge ông đã tỏ thái độ căm ghét mãnh liệt đối với những bài học và phương pháp của nó, một mối thù nghịch sâu xa đối với sự tôn thờ Aristote và một ý chí cương quyết đặt triết học vào một con đường phì nhiêu hơn, chuyển nó từ sự tranh luận kinh viện đến việc soi sáng và gia tăng lợi ích nhân sinh. Sau khi cha ông mất, ông đã được vào làm trong nghị viện bằng chính sức lực của mình. Chính luật học là lĩnh vực ông đạt được thành công đầu tiên, đã giúp ông vươn xa hơn trong chính trường. Chính những tháng năm làm việc trong triều đình đã giúp ông tiếp cận với triết học, đây là lĩnh vực làm nên tên tuổi của Bacon [2]. Ông được biết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học và được xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy vật Anh và các ngành khoa học thực nghiệm hiện đại. Những tác phẩm của ông đã hình thành và phổ biến hóa phương pháp luật quy nạp đáp ứng cho yêu cầu khoa học, và thường được gọi là "Phương pháp Bacon", hay đơn giản là "phương pháp khoa học". Yêu cầu của ông về một phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng tự nhiên một cách có kế hoạch đã đánh dấu một bước chuyển mới trong khuôn khổ mỹ từ và lý thuyết cho khoa học, phần lớn phương pháp mà ông phát minh ra vẫn còn tồn tại bao hàm trong những quan niệm về phương pháp luận đúng đắn ngày nay [3]. Ông mất ngày 09/4/1626 khép lại một cuộc đời cho triết học và khoa học. Các tác phẩm: Khái lược về đạo đức và chính trị (1579); Đại phục hồi các khoa học (1605); Công cụ mới (1620); Lịch sử sự sống và cái chết (1620) [2]. II. F. BACON VỚI DỰ ÁN “ĐẠI PHỤC HỒI KHOA HỌC” [4]: Những thay đổi mang tính bước ngoặt ở nước Anh cũng như ở châu Âu về kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XVI đến trước cách mạng tư sản Anh đã tạo ra xu hướng cải cách đối với các vấn đề xã hội ở các nhà tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng cải cách khoa học và dự án "Đại phục hồi khoa học" (The Great TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 5 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA Instauration) của Bacon. Những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã tác động đến đời sống sinh hoạt tinh thần tại Anh, đặc biệt là sinh hoạt tôn giáo và môi trường sinh hoạt khoa học, văn hóa, thể hiện bước quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản mà Anh là nước tiên phong. Xét một cách tổng thể, mâu thuẫn giữa cải cách và bảo thủ, giữa tiến bộ và phản động, giữa cái mới và cái cũ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nước Anh đã tác động đáng kể đến tư tưởng cải cách khoa học của Bacon. Tiền đề lý luận và khoa học tự nhiên cho sự hình thành quan điểm của Bacon về tri thức khoa học là: Thứ nhất, truyền thống khoa học và chủ nghĩa duy vật Anh với những tên tuổi lớn như R.Bacon (1214-1294) – người đề xướng khoa học thực nghiệm và phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện; W.Ốcccam (1300 - 1349) – đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy danh, người nhấn mạnh sự tự do trong nghiên cứu khoa học; T.More (1478 - 1535) – nhà nhân đạo duy lý, một trong những người sáng lập chủ nghĩa nhân đạo không tưởng. Thứ hai, văn hoá nhân văn Phục hưng và xu hướng cải cách từ chính trị đến tôn giáo. Thứ ba, các phát minh khoa học thời đại Phục hưng gắn liền với tên tuổi của Nicôlai Côpécnic, Galilêô Galilê, Giôhen Képlơ…, những người đã làm nên “cuộc cách mạng trên trời”, báo trước một cuộc cách mạng trong các quan hệ xã hội, phá vỡ những chuẩn mực của phong cách tư duy kinh viện, mở đường cho phong cách tư duy sáng tạo để làm nên thời đại của những khám phá, phát minh mà Bacon là một trong những người mở đường về mặt lý luận. Bacon cho rằng, mục đích của “Đại phục hồi khoa học” là: Thứ nhất, khôi phục lại vị trí của khoa học trong đời sống xã hội; thứ hai, xác định nhiệm vụ của khoa học trong điều kiện lịch sử mới, chỉ ra khả năng của “thế giới trí tuệ” một cách phù hợp với những biến đổi to lớn đang diễn ra trong xã hội; thứ ba, xác lập phương pháp khoa học giúp con người khám phá sự bí ẩn của tự nhiên và mở ra một thế giới mới. Theo ông, mục đích cao nhất của tri thức khoa học, xét đến cùng, là đem đến cho con người một phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Về thực chất, quan điểm này của Bacon về vai trò của tri thức khoa học là ở chỗ, tri thức khoa học phải bám sát nhu cầu của thực tiễn, gắn liền với khát TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 6 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA vọng chiến thắng của lý trí trước cái phi lý đang tồn tại ở nước Anh khi đó do sự thống trị của tri thức kinh viện Trung cổ. Xét về nguồn gốc xuất thân thì Bacon là một nhà quí tộc đã từng làm đến chức Thủ tướng, được phong Huân tước. Song, dưới tác động của những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội ở Anh và toàn châu Âu lúc bấy giờ, với tư cách nhà chính trị có nhiều hiểu biết về cuộc sống, bằng kinh nghiệm và trực giác của mình, Bacon đã nhận ra xu thế vận động tất yếu của lịch sử và trở thành nhà cải cách trong lĩnh vực sinh hoạt khoa học và đại diện cho tầng lớp quí tộc mới liên minh với giai cấp tư sản trong thực tiễn chính trị, mặc dù xét đến cùng, ông vẫn là người bảo vệ lợi ích cho nước Anh thực dân. Từ đỉnh cao quyền lực, với vốn sống và kinh nghiệm của mình, Bacon đã đón nhận xu hướng cải cách khoa học như một tất yếu. Các công trình nghiên cứu của ông được phân thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất bàn về sự phát triển của khoa học và nhận thức khoa học, bao gồm các tác phẩm gắn liền với dự án “Đại phục hồi khoa học”, một dự án đồ sộ nhưng còn dang dở, chỉ có phần hai của dự án là tương đối hoàn chỉnh - đó là phương pháp nhận thức mới được Bacon xác lập trong “Công cụ mới” (Novum Organum). Nhóm thứ hai tập hợp các tác phẩm về những vấn đề xã hội, hoặc mang tính tổng thể, như “New Atlantis”, “Tiểu luận đạo đức, kinh tế và chính trị”, “Lịch sử Henrich VII”, “Các nguyên lý và cơ sở”, v.v Không hài lòng với thực trạng triết học ở thời đại mình, Bacon muốn xây dựng một triết học mới mang tính định hướng thực tiễn. Theo ông, triết học là công cụ thực sự và nó không bao giờ trói buộc con người trong một giới hạn nhất định; nó cũng không bị kiềm chế bởi các trường phái, bởi cái gọi là tính phổ biến và sự hoàn thiện của lý luận. Với quan điểm này, Bacon muốn nhấn mạnh việc con người cần phải quyết thử xem liệu có thể đạt được một cơ sở vững chắc cho sức mạnh thực sự của con người và mở rộng ranh giới của mình. Nhưng, để đem đến cho con người một công cụ tin cậy có thể cải tạo thế giới xung quanh thì cần phải loại trừ các chướng ngại trên con đường nhận thức thế giới đó, nghĩa là cần phải “tẩy rửa trí tuệ” con người khỏi những lầm lẫn và luẩn quẩn, đưa nó đến gần trạng thái Tabula rasa (nói về tâm thức con người lúc ban đầu như tờ giấy trắng). TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 7 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA Từ đây, Bacon đã đưa ra cương lĩnh nổi tiếng của ông về sự “tẩy rửa lý trí”, cái cương lĩnh được biết đến bởi tính chính xác về cơ cấu và sự tiến hành, đồng thời hàm chứa một nội dung mang tính thực tiễn, cụ thể - lịch sử và lý luận chung. Bacon gọi phần thứ nhất của “Novum Organum” là “Pars destruens” và điều đó hoàn toàn lôgíc: Ông muốn phá bỏ tất cả những gì trái với lý trí, trước khi đưa ra sự lý giải tự nhiên thay cho việc mô tả tự nhiên. Sau Bacon, vấn đề giải phóng lý trí khỏi ảnh hưởng tai hại của dục vọng, thiên hướng chủ quan, thói quen, thiên kiến truyền thống đã được Đềcáctơ, Hốpxơ, Xpinôda… tiếp tục triển khai. Theo Bacon, lý trí với tư cách sự qui định bản chất con người cần phải trở nên đồng nhất với tính độc lập, tính tích cực của sự tự do trong mỗi nhân cách. Dưới tuyên ngôn đó, các nhà tư tưởng tiên phong của thời Cận đại theo tinh thần khôi phục sự hài hoà giữa “lý trí và sự vật” đã cố gắng khắc phục các thế lực mà hàng mấy thế kỷ đã phá vỡ sự hài hoà đó, làm thui chột và xuyên tạc, bóp méo “qui luật của sự vật”. Bacon viết: “Đòi hỏi phải tiến hành cải cách một cách cương quyết, không khoan nhượng trong toàn bộ lĩnh vực rộng lớn của tư duy và nhận thức con người đã buộc chúng ta phải tuân theo phong cách mới là hướng tới sự vật với những phương tiện tối ưu nhất và thực hiện việc khôi phục các khoa học và nghệ thuật, cũng như toàn bộ tri thức loài người nói chung dựa trên cơ sở cần có con người”. Nhiệm vụ này không dễ dàng, con đường nhận thức cũng không dễ dàng. Sự nghiệp “Đại phục hồi khoa học” chỉ có thể thực hiện được khi nào con người nghiên cứu một cách nghiêm túc các nguyên lý của nhận thức. Con người với tư cách chủ thể sáng tạo, thực thể có lý trí cần phải từ bỏ các lý luận và kinh nghiệm không đúng đắn. Do vậy, dễ hiểu vì sao học thuyết về sự “tẩy rửa lý trí” đã được Bacon phân ra làm ba phần chính: Bác bỏ những ngụy biện, bác bỏ những lý giải sai lầm và bác bỏ những “ngẫu tượng” (idola) hay ảo ảnh. Cái cuối cùng - bác bỏ “idola” là kết quả lao động khoa học nghiêm túc và sự suy ngẫm của Bacon về tình trạng của nhân cách và sự phát triển của khoa học ở thời đại mình. Cho đến nay, quan niệm của Bacon về “ngẫu tượng” - một trong những đóng góp nổi bật nhất và hay nhất của triết học Bacon vẫn chưa mất đi ý nghĩa và giá trị của nó. TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 8 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA Theo Bacon, “Đại phục hồi khoa học” phải được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả để khôi phục lại vị trí danh dự cho khoa học và để khoa học từ trên chín tầng mây đến với tự nhiên, với sự vật, hoàn thành nhiệm vụ thực tiễn của mình. Có thể nói, tư tưởng “Đại phục hồi khoa học” là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của Bacon và được ông trình bày dưới những hình thức khác nhau với tất cả tính kiên trì và lòng nhiệt thành đáng khâm phục. Tiếc thay, dự án này vẫn còn dang dở. Điều đáng trân trọng ở Bacon là ông đã hình dung được những gì có thể xảy ra, nên ông quyết tâm xuất bản ngay những gì đã hoàn tất được càng nhiều càng tốt, vì ông hy vọng trong trường hợp ông không còn tồn tại trên đời thì vẫn còn bản phác thảo hoặc những dự án mà ông đã vạch ra như một bằng chứng cho lòng nhiệt thành của ông hướng đến lợi ích loài người. Mục đích của dự án “Đại phục hồi khoa học” mà Bacon muốn thực hiện là hết sức lớn lao và thiết thực. Bởi thứ nhất, nó khôi phục lại vị trí cho khoa học trong đời sống xã hội; thứ hai, nó xác định nhiệm vụ của khoa học trong điều kiện lịch sử mới, chỉ ra khả năng của “thế giới trí tuệ” một cách phù hợp với những biến đổi to lớn đang diễn ra trong đời sống xã hội; thứ ba, nó xác lập phương pháp khoa học giúp con người khám phá sự bí ẩn của tự nhiên, mở ra thế giới mới cho mình. Mục đích cao nhất của tri thức khoa học, xét đến cùng, là đem đến cho con người phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Theo Bacon, hai khát vọng của con người – khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực - là ngang bằng nhau. Có tri thức ắt có quyền lực, sức mạnh. “Tri thức là sức mạnh” – tư tưởng chủ đạo của triết học Bacon cũng là tuyên ngôn của thời đại mới. “Đại phục hồi khoa học” cũng chính là nhằm làm sao để tri thức khoa học thực sự trở thành sức mạnh và hữu dụng đối với con người. “Con người - đầy tớ và kẻ giải thích tự nhiên…chiến thắng được tự nhiên chỉ khi nào bắt tự nhiên khuất phục Hai khát vọng của con người – khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực, trên thực tế là nhất trí ở cùng một điểm”. “Thất bại trong thực tiễn là do không nhận thức được nguyên nhân”. Bằng tất cả sự hiểu biết và tinh thần nhiệt huyết với khoa học, với mong muốn đưa khoa học phục vụ TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 9 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA cho cuộc sống tốt đẹp của con người, Bacon đã phác thảo dự án “Đại phục hồi khoa học” với sáu nội dung: 1. Phân loại khoa học. 2. “Công cụ mới” hay những chỉ dẫn cho việc giải thích tự nhiên. 3. Các hiện tượng của thế giới hay lịch sử tự nhiên và lịch sử thực nghiệm dành cho cơ sở của triết học. 4. Bậc thang lý trí. 5. Trước ngưỡng cửa triết học thứ hai. 6. Triết học thứ hai (đệ nhị triết học) hay khoa học hữu dụng. III. SỰ DỊ ĐỒNG TRONG PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA BACON VÀ DESCARTES [5]: Giống nhau: Đều rao truyền sự phế bỏ mọi phương pháp cổ truyền và mọi kết quả của các công trình nghiên cứu trước. Cả hai đòi hỏi một tiêu chuẩn chính xác mới vì có quá nhiều thí dụ về lý luận tuỳ tiện và quan sát chủ quan trên con đường khoa học trong quá khứ; Cũng có một niềm tin chung là mối hoài nghi về "sự dối gạt của giác quan". Thêm vào đó, họ tin vào sự lược giảm những vấn đề thành những thành phần nhỏ nhất, đơn giản nhất như một nguyên tắc tổng quát. Descartes và Bacon mỗi người tự thấy mình chủ yếu trong vai trò hiển dương khoa học và do đó họ đóng góp rất ít vào bất cứ lãnh vực riêng biệt nào đó trong khoa học thực nghiệm. Cuối cùng, cả hai đều là những thiên tài thăng tiến các lĩnh vực của khoa học mà sau đó trở thành điều kiện phải có để tiến bộ. TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 10 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA Khác nhau: Bacon Descartes • Quá trình lý luận: Bắt đầu bằng quan sát duy nghiệm, áp dụng quy nạp pháp suy luận ra những định lý cao hơn; • Học trình: Chuyên về Luật; • Phương pháp lý luận: Phương thức từ dưới đi ngược lên và sự quan sát duy nghiệm trong khoa học có thể tương ứng với “nhân chứng”; • Quá trình lý luận: Bắt đầu với những nguyên lý rút ra bằng trực giác làm tiền đề trong phương pháp luận diễn dịch chuẩn; • Học trình: Chuyên về Toán học; • Phương pháp lý luận: phương thức từ trên đi xuống và luôn song song với chứng minh toán học; Tuy nhiên, dù phương pháp của Bacon và Descartes khác nhau, khi các mẫu mã của họ được tổng hợp thành một, chúng ta có một sự đoán trước về toán học thực nghiệm hiện đại. Hiện nay, ta có thể thấy khi gộp chúng lại với nhau, phương pháp của Rene Descartes và Francis Bacon là phôi thai của phương pháp khoa học hiện đại. KẾT LUẬN Nếu trong thời kỳ phục hưng các triết gia đã có công khôi phục lại những thành tựu triết học từ thời cổ đại và nung nấu khát vọng giải thoát con người, thì đến thời kỳ cận đại các triết gia đã lèo lái con thuyền tư tưởng rẽ sang một hướng mới, F. Bacon là người có công đầu tiên khởi xướng phong trào ấy. Tuy rằng triết học chỉ là lĩnh vực “nghiệp dư” của Bacon, ông hoạt động triết học với mục đích phục vụ cho sự nghiệp chính trị của ông, nhưng thật sự đã thành công rất lớn trong triết học so với những nấc thang chính trị. Thành công đầu tiên của Bacon có thể kể đến đó là sự liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên, đồng thời ông cũng đề cao nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ tri thức mà con người đạt được bằng cách loại bỏ các ảo tưởng tri thức: ảo tưởng loài, ảo tưởng hang TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI [...]... LUẬN MÔN TRIẾT HỌC GVHD: TS BÙI VĂN MƯA động, ảo tưởng thị trường và ảo tưởng rạp hát Qua đó ông xây dựng tri thức bằng thực nghiệm, từ kinh nghiệm mà khái quát thành tư tưởng Tư tưởng đại phục hồi các khoa học của Bacon đã là một động lực lớn thúc đẩy cho sự nghiệp phát triển của các ngành khoa học, giúp chúng thoát thai khỏi cơ thể mẹ triết học, phát triển và cống hiến cho nhân loại những thành tựu rực... trình tổng hợp tri thức rất cần thiết cho thời kỳ đầu phát triển của khoa học Bacon tin tưởng rằng, với ngọn đuốc trí tuệ được thắp sáng một lần nữa, với sự hỗ trợ của hoạt động khoa học thực nghiệm, sự nghiệp “Đại phục hồi khoa học sẽ thành công, đẩy lùi tri thức kinh viện ra khỏi đầu óc con người, khôi phục trật tự tự nhiên trong khoa học - một trật tự mà nhờ tuân thủ nó, người Hy Lạp đã đạt được những... http://maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-triet-hoc/francis-bacon-voi-duan-dai-phuc-hoi -khoa- hoc-38597.html [5] http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph %C3%A1p_lu%E1%BA%ADn TRIẾT HỌC F.BACON VÀ SỰ HỒI SINH, PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 ... Triết học, Triết học Mác – Lênin” năm 2014, bài giảng của TS Bùi Văn Mưa; [2] http://traitimtubi.com/index.php/vi/news/Suu-Tam-Tieu-Luan/TU-TUONGTRIET-HOC-CUA-FRANCE-BACON-NHUNG-NHAN-DINH-VADANH-GIA-136/#.U-Y2teN_v44 [3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Francis_Bacon [4] http://maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-triet-hoc/francis-bacon-voi-duan-dai-phuc-hoi -khoa- hoc-38597.html [5] http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph . tài Triết học F. Bacon và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại” với bố cục gồm ba phần: I. GIỚI THIỆU VỀ F. BACON; II. F. BACON VỚI DỰ ÁN “ĐẠI PHỤC HỒI KHOA HỌC”; III. SỰ DỊ. cách khoa học và dự án "Đại phục hồi khoa học& quot; (The Great TRIẾT HỌC F. BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI 5 - TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT. góp nổi bật nhất và hay nhất của triết học Bacon vẫn chưa mất đi ý nghĩa và giá trị của nó. TRIẾT HỌC F. BACON VÀ SỰ HỒI SINH, HVTH: LÊ KIM NGA-CH1301040 PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN

Ngày đăng: 19/05/2015, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w