Nghiệp vụ thiết bị giáo dục

21 385 3
Nghiệp vụ thiết bị giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN THIẾT BỊ - THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Mục Lục Chương I Các Hoạt Động Và Chỉ Tiêu Chính Của Bộ Phận Thiết Các Hoạt Động Và Chỉ Tiêu Chính Của Bộ Phận Thiết Bị - THTN Bị - THTN Chương II Trách Nhiệm Của Các Thành Viên Trong Nhà Trường Trách Nhiệm Của Các Thành Viên Trong Nhà Trường Đối Với Hoạt Động Thiết Bị - THTN Đối Với Hoạt Động Thiết Bị - THTN Chương III Chuẩn Bị Thiết Bị Minh Hoạ Trên Lớp Chuẩn Bị Thiết Bị Minh Hoạ Trên Lớp Và Tổ Chức Một Giờ Thí Nghiệm Thực Hành Và Tổ Chức Một Giờ Thí Nghiệm Thực Hành Chương IV Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Bảo Quản Thiết Bị Bảo Quản Thiết Bị Chương V Qui Trình Tiếp Nhận Và Thanh Lý Thiết Bị Qui Trình Tiếp Nhận Và Thanh Lý Thiết Bị Chương VI Dự Kiến Kế Hoạch Công Tác Hàng Tháng Dự Kiến Kế Hoạch Công Tác Hàng Tháng Chương VII Thiết Lập Hồ Sơ Sổ Sách Thiết Lập Hồ Sơ Sổ Sách LÊ TRÍ DŨNG Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cai Lậy Số 3 đường Tứ Kiệt , Khu 7, TT. Cai Lậy , Tiền Giang . ĐT (073) 3826424 DĐ 0918056600 E-mail : dieulequang@gmail.com letridungcl@gmail.com WebSite : http://gdcailay.tk http://thietbicailay.tk Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 2 Chương I: CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA BỘ PHẬN THIẾT BỊ – THỰC HÀNH TN A. CÁC HOẠT ĐỘNG I. Trang thiết bị mới cho nhà trường : * Nguồn trang bị : - Phòng GD sẽ trang cấp các thiết bị chủ yếu, đồng bộ từ ngân sách nhà nước. - Nhà trường tự trang bị các thiết bị khác từ các nguồn như : quỹ học phí, quỹ xây dựng, quỹ căn tin… theo đúng qui định, tránh việc dùng nguồn kinh phí này vào việc khác. - Phát động phong trào tự làm ĐDDH trong giáo viên và học sinh để bổ sung vốn thiết bị cho trường. * Phương châm trang bị : Cân đối giữa phí mua sắm ban đầu với phí tiêu hao, sử dụng, tuyên truyền. Phải có phần kinh phí cho việc phát huy tác dụng thiết bị. * Các loại hình trang bị : Ưu tiên trang bị thiết bị đồng bộ cho các khối thay sách . Trang bị Phòng Thí nghiệm thực hành. Nếu đã có Phòng Thí nghiệm thì thường xuyên mua sắm bổ sung dụng cụ tiêu hao. Các loại công cụ , máy móc lên lớp . Mua hay tự thiết kế tủ, kệ, giá sao cho tận dụng tối đa thể tích kho chứa; Bậc mầm non , TH trang bị tủ chứa đến phòng học . * Vấn đề đổi mới trong công tác trang bị : - Phát động phụ huynh mua đồ dùng thực hành cá nhân cho học sinh : Tiểu Học có các bộ TH Toán , Tiếng Việt ; Trung học có môn Địa, Sử, Lý, Hóa , Sinh, công nghệ . - Cần hiện dại hóa các thiết bị thí nghiệm như kính hiễn vi 2 mắt , cân điện tử , đồng hồ đo điện kiểu hiện số , đệm không khí … và các TB phụ trợ như bếp điện , tủ trữ lạnh , máy sấy … - Cần tăng cường các thiết bị nghe nhìn : TV loại lớn (>= 29 “ ) , Máy chiếu vật thể , TV đèn chiếu , máy chiếu qua đầu , máy chiếu projector , đầu VCD, DVD, Video Cassette, ampli … - Nghiên cứu thành lập phòng thực hành môn công nghệ . - Trang bị các thiết bị cần thiết để sử dụng hay để thiết kế “Thiết bị điện tử “ như máy vi tính , hộp PC-TV , máy chiếu Projector hay LCD Panel . II. Sử dụng thiết bị : 1) Tạo mọi điều kiện thuận lợi để làm xuất hiện nhu cầu sử dụng trong giáo viên như : Trang bị và không ngừng bổ sung để đồng bộ hóa các thiết bị; đẩy mạnh việc giới thiệu thiết bị, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, động viên khen thưởng kịp thời những giáo Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 3 viên sử dụng tốt và có sáng tạo, khen thưởng những giáo viên thiết bị hỗ trợ tốt việc sử dụng . 2) Liên kết được giữa bộ phận Thiết bị với các lực lượng chuyên môn, đoàn thể trong trường để có những yêu cầu thống nhất trong việc phát huy thiết bị hiện có. Phải làm cho việc sử dụng thiết bị trở thành ý chí, nguyện vọng chung của trường. 3) Qui chế hóa việc sử dụng thiết bị trong giảng dạy, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trong chuyên môn – xét chọn giáo viên giỏi – công nhận trường tiên tiến . Đây cũng là điều kiện tiên quyết buộc phải có của công cuộc đổi mới PP giảng dạy và thay sách . Vận dụng nghiêm túc tiêu chuẩn về mức độ sử dụng thiết bị trong việc kiểm tra công nhận cơ sở thiết bị đạt tiêu chuẩn. 4) Tổ chức tốt việc bồi dưỡng kỹ thuật và phương pháp sử dụng thiết bị ở từng trường hoặc liên trường; giáo viên Thiết bị cần phối hợp vơi tổ bộ môn và Phòng GD để tổ chức các buổi hội thảo thực tập ngắn hạn đảm bảo tất cả các giáo viên dạy lớp đều có thể sử dụng thiết bị dạy học đúng kỹ thuật và sư phạm. 5) Thực hiện tốt chương trình Thực hành thí nghiệm. * Vấn đề đổi mới : Cần áp dụng “thiết bị điện tử “ và “giáo án điện tử “ vào giảng dạy. III. Tự làm : Chú trọng tự làm các thiết bị xuất phát từ yêu cầu của bài giảng. Thiết bị tự làm phải thật sự giúp ích cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. - Đối với bậc tiểu học : Tự làm theo các quyết định ban hành danh mục TB tối thiểu các khối thay sách của Bộ . Các khối khác làm theo quyển sách “Hướng dẫn sử dụng đồng bộ Cấp I” do Sở Giáo dục – ĐT Tiền Giang phát hành 1995. - Đối với Bậc THCS : giống như bậc TH - Các Phòng Thực hành thí nghiệm cần tổ chức tự làm các dụng cụ thí nghiệm, sưu tầm mẫu vật, sơ đồ thí nghiệm , Bản biểu thực hành . a. Mục đích của công tác tự làm ĐDDH : - Động viên cán bộ giáo viên trong toàn ngành tự làm thêm Thiết bị giáo dục để bổ sung vào cơ sở vật chất của nhà trường nhằm phục vụ tốt hơn cho giảng dạy và học tập. - Chọn được những mẫu đồ dùng tốt để phổ biến rộng rãi và có thể đưa vào sản xuất. - Góp phần tạo nên ký năng thói quen và hứng thú sử dụng TB trong dạy và học. b. Lực lượng tham gia tự làm : Cán bộ giáo viên đang giảng dạy và làm công tác quản lý trong các nhà trẻ, các trường Mẫu giáo, Tiểu học, THCS, PTCS, PTTH phát động trong học sinh tham gia làm và sưu tầm đồ dùng học tập. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 4 c. Nội dung và hình thức Thiết bị tự làm : - Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm kỹ thuật của cấp môn này để làm thiết bị cho cấp môn khác. - Sử dụng chất liệu cũ để làm thiết bị mới, sử dụng chất liệu vật tư quen thuộc rẻ tiền, linh kiện đơn giản để làm thiết bị có giá trị sử dụng cao. - Chế tạo những dụng cụ cơ khí vận hành được, phục vụ tốt bài giảng nhưng với cơ cấu đơn giản dễ làm, chất liệu dễ tìm … - Đặc biệt các bộ thiết bị hoặc thiết bị lẻ tự làm có nhiều công dụng, có thể sử dụng giảng dạy ở nhiều lớp hay nhiều môn khác nhau. - Sáng tạo các loại thiết bị dạy học mới thuộc bất kỳ loại hình nào (tranh ảnh, phim đèn chiếu, phim polylux, băng ghi âm, ghi hình, chương trình vi tính, Show slide, PowerPoint, mẫu vật, dụng cụ, mô hình, máy móc …) thiết thực phục vụ giảng dạy học tập các chương trình bộ môn. - Cải tiến các thiết bị dạy học đã tự làm trước đây hoặc đã sản xuất phục vụ cho ngành nhưng cần cải tiến để tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị. - Thiết bị tự làm có thể hoàn toàn tự thực hiện, sưu tầm những dụng cụ có sẵn, mua sắm lắp ghép áp dụng vào bài dạy. d. Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị tự làm : - YÊU CẦU SƯ PHẠM : TBDH phải giúp cho việc truyền thụ tri thức khoa học mau chóng và chính xác, giúp học sinh tiếp thu dễ dàng, khắc sâu được kiến thức, gây hứng thú học tập … Đồng thời giảm được sức lao động của giáo viên và tiết kiệm thời gian trong giảng dạy. Yêu cầu này phải là yêu cầu hàng đầu của một thiết bị giáo dục. - YÊU CẦU KỸ THUẬT : TBDH cần phải đảm bảo nguyên lý cấu tạo, đơn giản, bền chắc, chính xác, thao tác sử dụng hợp lý, dễ lắp ráp, an toàn và không mất nhiều thời gian. Nếu là bộ TBDH sử dụng cho nhiều bài phải có sự sắp xếp hợp lý tiện cho việc sử dụng, kiểm tra và bảo quản. - YÊU CẦU MỸ THUẬT : Kích thước phù hợp, đẹp, hài hòa về màu sắc, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tác động mạnh đến nhận thức học sinh. - YÊU CẦU KINH TẾ : TBDH được làm bằng nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ mua, dễ thay thế, giá thành hạ, có thể phổ biến rộng rãi để nhiều người cùng làm theo hoặc nhân mẫu với số lượng lớn. - YÊU CẦU SÁNG TẠO : Nếu thỏa mãn các yêu cầu trên thì TBDH đã đạt được một mức độ nhất định về yêu cầu sáng tạo. Song cần xem xét cụ thể với TBGD có sự sáng tạo đặc trưng về loại hình, về nội dung, về cơ cấu, về lựa chọn nguyên vật liệu … Các yêu cầu trên đây có sự liên quan mật thiết với nhau, do đó trong quá trình chọn lựa cần có sự vận dụng linh hoạt để xếp loại một cách chính xác. * Thang điểm cho các yêu cầu xếp loại : - Yêu cầu sư phạm : 8 điểm - Yêu cầu kỹ thuật : 4 điểm Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 5 - Yêu cầu mỹ thuật : 4 điểm - Yêu cầu kinh tế : 2 điểm - Yêu cầu sáng tạo : 2 điểm XẾP LOẠI : - Loại A : từ 16 đến 20 điểm. - Loại B : từ 14 đến dưới 16 điểm. - Loại C : từ 12 đến dưới 14 điểm. IV. Tổ chức sửa chữa Thiết bị tại trường và thanh lý Thiết bị hư : Qua thực tế ở các trường, có một số TB nhất là các dụng cụ thí nghiệm thực hành, tranh ảnh bản đồ trong nhiều năm sử dụng đã bị hư hỏng hoặc thiếu chính xác, nhưng qua khảo sát của PGD thì đa số TB có thể tu sửa, phục hồi lại được. Trong điều kiện hiện tại thì việc tu sửa, phục hồi TB này là rất cần thiết. GV TB cần nghiên cứu tu sửa, bồi dán để tiếp tục sử dụng. Phòng GD sẽ hỗ trợ kỹ thuật sửa chữa để phục vụ cho nhà trường ở những TB mà trường không tự sửa được. Đối với các TB không còn phù hợp với chương trình, quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng nặng thì nhà trường cần tiến hành thanh lý theo đúng QUI TRÌNH THANH LÝ THIẾT Bị V. Công Tác Quản Lý : 1) Tổ Chức đội ngũ : Mỗi trường đều phải có một giáo viên phụ trách Thiết bị (có thể là chuyên trách hay kiêm nhiệm) và một đồng chí Hiệu phó chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động Thiết bị – Thực hành thí nghiệm. Nếu trường có một phòng TH – TN thì phải có một GV tự nhiên phụ trách phòng. Đối với các đơn vị Mẫu giáo gặp khó khăn thì cử 1 đ/c trong Ban Giám hiệu trực tiếp công tác Thiết bị; không để các mặt hoạt động này không có người phụ trách. 2) Thi Đua : Đưa việc sử dụng Thiết bị dạy học và Thực hành thí nghiệm thành hoạt động có nề nếp , có tổng kết đánh giá hàng tháng và góp ý của BGH việc sử dụng của từng cá nhân. Phối hợp tổ chức các phong trào : thao giảng , dự giờ , thi tự làm , thi GV giỏi , HS giỏi … 3) Hành Chánh : GV phụ trách phải thực hiện đủ các hồ sơ sổ sách danh mục ; Thực hiện kiểm kê, hội họp, nhận thiết bị, gởi báo cáo cho PGD đúng qui định - Báo cáo hoạt động TB-THTN chung với báo cáo tháng của đơn vị (khi có yêu cầu báo cáo TB bằng văn bản riêng, PGD sẽ có thông báo cụ thể) - Kiểm kê 3 lần trong 1 năm học (đầu năm, cuối HKI & cuối năm học), ghi số liệu KK vào sổ tài sản thiết bị. Nếu có biến động lớn về TB phải báo cáo kịp thời. Kiểm kê bất thường trong các trường hợp sau : Thay đổi Hiệu Trưởng, thay đổi giáo viên phụ trách Thiết bị - Thực hành thí nghiệm, phân chia, giải thể trường, xảy ra mất mát do thiên tai hoặc trộm cắp, khi Phòng Giáo dục có yêu cầu. 4) Lịch Mở Cửa Phục Vụ TB : Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 6 * Đ/V trường có người phụ trách Thiết bị – Thư viện là kiêm nhiệm : Hiệu trưởng qui định lịch mở của theo số tiết kiêm nhiệm. * Trường có người phụ trách Thiết bị – Thư viện là chuyên trách : Mở cửa 6 buổi/tuần vào các ngày thứ Hai (Sáng, Chiều), Ba (Chiều), Tư (Sáng, Chiều), Sáu (Sáng) GV phụ trách phòng THTN làm việc theo lịch thực hành của Trường. Các ngày không mở cửa GV – TB Làm Công Tác nghiệp vụ , chuẩn bị cho mượn trước hay để TB vào một nơi dành riêng tại văn phòng, bảo đảm vẫn phục vụ tốt. 5) Kế Hoạch Một Ngày Làm Việc Của GV TB - Mở cửa phòng TB theo đúng lịch - Điều động Đội học sinh TB, vệ sinh, sắp xếp phòng TB. - Cho mượn và nhận trả TB, hỗ trợ GV tự làm, nghiên cứu chương trình, danh mục để lên kế hoạch sử dụng sắp tới. - Chuẩn bị các TB sắp sử dụng, cập nhật hồ sơ sổ sách, hướng dẫn Đội học sinh TB xử lý kỹ thuật và tu sửa TB . - Nghiên cứu TB mới (nếu có ) để giới thiệu …. B / CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH: I – PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG : Hoạt động TB THTN phải được đưa vào : qui chế chuyên môn , xếp loại thi đua, nội dung họp tổ, thanh tra , thao giảng , họp hội đồng . II – TRANG BỊ : Tự mua sắm thiết bị dạy học bằng cách huy động từ nhiều nguồn kinh phí. Chỉ tiêu : THCS : 4000đ/HS, Tiểu học : 2000đ/HS, MN : 4000đ/HS III – CƠ SỞ VẬT CHẤT : Phòng TB , Phòng THTN phải đủ rộng, có đủ tủ, kệ và đủ điều kiện bảo quản, sạch, đẹp . Chuẩn được tính theo QĐ 206 ngày 7 / 7 / 1998 SGD_ĐT_TG Các phòng xây sau năm 2001 phải thiết kế theo CV 76 ngày 20 / 9 / 2001 - SGD_ĐT_TG . Có nơi để TB tạm . IV – HỒ SƠ SỔ SÁCH : Có & cập nhật đủ, chính xác loại sổ sau : Số TT Tên sổ Phòng Thiết Bị (Trường O có PTN ) Phòng Thiết Bị (Trường có PTN ) Phòng THTN 1 Sổ Tài Sản (sổ DM ĐDDH)    2 Sổ Nhập TB &Lưu Hoá Đơn    3 Sổ Tiêu hao    4 Sổ Sử Dụng (mượn ) TB    Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 7 5 Kế hoạch trang bị    6 Sổ Tự Làm    7 Danh Mục TB (giới thiệu)   8 Lịch Thực Hành Tháng  - (TH 0 có)  9 Sổ Theo Dõi THTN  - (TH 0 có)  10 Lịch TN CM (nếu cần)  - (TH 0 có)  11 Sổ theo dõi TNCM (nếu cần)  - (TH 0 có)  12 Nội qui Phòng TN, P chức năng   13 Bản tổng hợp sử dụng    14 Kế hoạch năm tháng tuần    15 Tập lưu công văn báo cáo    16 Bảng ghi đề xuất mượn,mua    17 Sổ Sinh hoạt TB *    * Sổ sinh hoạt TB có các mục sau : - Sinh hoạt chuyên đề , - Kết quả kiểm tra – Dự giờ , - Thao giảng , - Ý kiến đề xuất , Hội họp , Chi phí , Các số liệu về trường lớp HS thiết bị , v.v V – HOẠT ĐỘNG : - GV dạy lớp tham gia hoạt động TB THTN 100 % - Thực hiện được ít nhất 80% số tiết thực hành theo chương trình qui định của Bộ (Trường chuẩn QG 100% ) - Số tiết dạy có sử dụng D D D H minh hoạ đạt tối thiểu 50% so với yêu cầu của từng bộ môn . - Các trường có Phòng Thí nghiệm phải có ít nhất 1 đề tài ngoại khóa. - Thao giảng chuyên đề 2 tiết / 1 học kỳ (tối thiểu). - Kiểm tra sử dụng 1 lần / NH - Hiệu trưởng tự kiểm tra TB-THTN 1 lần / năm - Sinh hoạt chuyên đề 1 lần / năm . - Chú trọng tự làm thiết bị cho các khối thay sách theo chỉ tiêu được giao cụ thể trong các quyết định thiết bị tối thiểu của Bộ. C/ XẾP LOẠI Năm Học Việc xếp loại Thiết bị - Thực hành cuối năm kết hợp hai công văn QĐ 206 và CV 76 của Sở GD-ĐT . Gồm có 4 loại : - Thiết Bị hoàn chỉnh xuất sắc . (CV 76 ) - Thiết Bị hoàn chỉnh . - Thiết Bị tiên tiến - Thiết bị trường học MỐI LIÊN HỆ Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 8 - Trường đạt chuẩn QG - TB – THTN hoàn chỉnh - Trường Tiên Tiến Cấp Tỉnh - TB – THTN Tiên tiến trở lên - Trường Tiên Tiến Cấp Huyện - TB – THTN Trường học - Trường loại khá - TB – THTN Khá Chương II : TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ – THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM : : I. Phòng Giáo Dục : Sẽ nghiên cứu phát triển, tổ chức phong trào, định hướng chung, cung cấp thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá hoạt động Thiết bị - Thực hành thí nghiệm của các trường. II. Hiệu Trưởng : Có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác Thiết bị - Thực hành thí nghiệm. Phát huy hết tác dụng của ĐDDH. Chấm dứt tình trạng dạy “chay”. Đôn đốc giáo viên, học sinh sử dụng và tự làm tốt ĐDDH, Thực hành thí nghiệm đúng chương trình. Hiệu Trưởng chức quản lý toàn bộ tài sản, ĐDDH của nhà trường theo đúng qui định, cung cấp kinh phí mua sắm thiết bị và kinh phí hoạt động. III. Giáo viên phụ trách Thiết bị, giáo viên phụ trách Thực hành thí nghiệm Có trách nhiệm hoạt động TB THTN đạt các chỉ tiêu nêu trên, cụ thể : - Nhập , xuất , giữ gìn bảo quản tài sản thiết bị được giao. - Ghi chép hồ sơ sổ sách, kịp thời , đầy đủ, định kỳ báo cáo BGH ký duyệt. - Tham mưu với BGH để xây dựng các kế hoạch : hoạt động, mua sắm, tự làm, bảo quản, kiểm tra. - Kết hợp chặt chẽ với Tổ khối chuyên môn, giáo viên dạy lớp để lập kế hoạch cho mượn, kế hoạch Thực hành thí nghiệm, kế hoạch tự làm. - Tuyên truyền, giới thiệu các thiết bị hiện có, các thiết bị mới nhận cho tất cả các thành viên trong nhà trường rõ. - Hướng dẫn và điều động Đội học sinh Thiết bị để phụ giúp các công việc cần hỗ trợ như : Vệ sinh phòng ốc, tu sửa bồi dán, sắp xếp dụng cụ, đóng nẹp tranh ảnh… Giáo viên Thực hành thí nghiệm hướng dẫn các học sinh ham thích bộ môn làm các thí nghiệm chứng minh trên lớp, các nghiên cứu ngoài giờ, các buổi Hội vui Lý Hóa, các cuộc thi Học sinh giỏi Thực hành thí nghiệm …. - Tổ chức tu sửa Thiết bị hư hỏng. - Thực hiện kiểm kê định kỳ theo qui định. - Thực hiện các chế độ báo cáo, hội họp theo qui định. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 9 - Đề xuất với BGH mua sắm các thiết bị cần thiết và các dụng cụ, vật liệu để tự làm ĐDDH. Nếu trường có người phụ trách Thiết bị và Thực hành thí nghiệm khác nhau, tuỳ tình hình thực tế hiệu trưởng có thể phân chia trách nhiệm theo gợi ý như sau - Giáo viên Thực hành thí nghiệm thực hiện các hoạt động có liên quan đến nghiệm thực hành và quản lý các thiết bị trong phòng. Hỗ trợ các TB minh hoạ . - Giáo viên Thiết bị thực hiện các hoạt động trang bị, sử dụng, bảo quản, tự làm thiết bị của toàn trường. Quản lý các thiết bị minh hoạ, chứng minh . - Tài sản có liên quan đến phòng nào thì GV phụ trách phòng đó chịu trách nhiệm . Sự phân chia này phải hợp lý ; cân đối công việc ; và dựa trên mục đích duy nhất là phục vụ tốt cho giảng dạy & học tập . Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 10 [...]... Dụng cụ hoá chất cần chuẩn bị Dụng cụ Nhận xét hoá chất của GV đã bị tiêu hướng hao dẫn sau khi TN (6) SỔ CHO MƯỢN THIẾT BỊ DẠY HỌC Họ và tên giáo viên : …………………………………………………………… Ngày Tên bài dạy Tên thiết bị Số lượng Mượn Ký tên Trả Ngày Ngày Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 17 Ký tên Ghi Chú Chữ ký của GV HD (7) SỔ TIÊU HAO THIẾT BỊ STT Tên thiết bị Quy cách Đơn vị tính Đơn... sử dụng thiết bị, các tiết thực hành thí nghiệm, có gắn kỹ thuật sử dụng thiết bị với việc đánh giá tay nghề một giáo viên Đặc biệt cần kiểm tra việc thực hiện các thí nghiệm chứng minh trên lớp và việc thực hiện chương trình Thực hành thí nghiệm II CHUẨN BỊ THIẾT BỊ MINH HOẠ DẠY TRÊN LỚP : - Bậc TH , MN cho mượn trọn bộ , trọn năm - Giáo viên Thiết bị cần nắm được nhu cầu đăng ký mượn của giáo viên... gian khớp với danh mục thiết bị (Các trường cần chú ý khâu nầy ) III - QUI CÁCH & DANH MỤC TRANG BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM Xem công văn 75 & 76 đính kèm Chương V QUI TRÌNH TIẾP NHẬN , THANH LÝ THIẾT BỊ : I) TIẾP NHẬN 1 Nhà trường nhận thiết bị tại SGD (PGD) theo đúng lịch, đúng giờ, trường tự lo phương tiện vận chuyển, tránh đổ vỡ mất dọc đường Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 13... dụng cụ vệ sinh, bài thu hoạch Giáo viên hướng dẫn đến phòng Thực hành thí nghiệm trước để làm thử thí nghiệm, kiểm tra thiết bị, nồng độ, chất lượng hóa chất và góp ý cho giáo viên phụ trách Phòng Thí nghiệm chuẩn bị Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 11 Trong giờ thực hành thí nghiệm, giáo viên dạy lớp trực tiếp hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Giáo viên phụ trách Thực hành... lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TBTH, hướng dẫn sử dụng các bộ thiết bị mới - Ổn định nhân sự phụ trách các cơ sở TB – THTN - Tiếp nhận TB - Chuẩn bị năm học, kiểm kê tài sản, kiểm tra phòng ốc, tu sửa TB; vệ sinh, sắp xếp, trang trí phòng, kho - Thống kê nhu cầu cụ thể về dụng cụ, tranh ảnh cần thiết (kết hợp tổ chuyên môn) để làm kế hoạch mua sắm, tự làm Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành... bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 15 Chương VII : Thiết Lập Hồ Sơ Sổ Sách (1) Số TT Ngày nhập SỔ NHẬP THIẾT BỊ – LƯU HÓA ĐƠN Số hóa đơn / ngày Nơi cấp Nội dung HĐ (ghi theo hóa đơn ) Đơn giá Số lượng Thành tiền Duyệt của HT … … Cộng : - Sổ được lưu nhiều năm , có đóng dấu giáp lai và được duyệt nhập kho đầy đủ - Cuối mỗi HĐ có chừa 1 hàng cộng hóa đơn (2) SỔ TÀI SẢN THIẾT BỊ DẠY HỌC... TB ít nhất ½ phòng học ; Phòng THTN 1 phòng học Phòng dùng làm Phòng Thiết bị hay P Thực hành thí nghiệm phải là phòng kiên cố có khóa riêng, thoáng mát, cửa sổ có song chắc chắn, có đủ kệ, tủ chức thiết bị và hồ sơ sổ sách, bàn làm việc Phòng Thực hành thí nghiệm có thêm bàn để dụng cụ cho giáo Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 12 viên, bàn ghế cho học sinh, nơi dành riêng... LÀM Tên giáo viên : …………………………………………………………… (Mỗi GV từ 1 đến 2 trang) Tên thiết bị Cấp lớp Môn Bài Vật liệu Tiền Ngày hoàn thành Xếp loại (Nếu có YC) DUYỆT HÀNG THÁNG CỦA BGH - Mã số thiết bị THCS : Môn / Lớp / Tuần Tiết / Số thứ tự Dùng như một nhãn để dán lên tranh ảnh, bản đồ, mô hình Mẫu một tờ danh mục (9) (9)DANH MỤC THIẾT BỊ Môn : …………………………………………………… STT Lớp Tuần Tiết Tên bài Tên thiết bị Mã... Mỗi môn được ghi trên một trang riêng biệt - Dành riêng một trang để ghi các thiết bị dùng chung cho các khối Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 18 Bố trí bảng danh mục như sau : Tờ giấy rô-ky có khung Danh Mục Thiết Bị THCS Trường ……… Giấy tập kẽ theo mẫu như trên Toán Giới thiệu TB mới nhận hay TB phục vụ theo chủ đề Bằng một tấm bảng nhỏ (10) STT Văn Lý Sử Hóa Sinh Địa NgoạiN... dụng cụ theo từng khối lớp, môn 3 GV Thiết bị vào sổ nhập TB - lưu hoá đơn và sổ Tài sản thiết bị rồi trình Hiệu trưởng duyệt nhâph kho trên hoá đơn 4 GV TB sẽ xử lý kỹ thuật các dụng cụ bao gồm : Dán nhãn, chuẩn bị chỗ chứa ( giá treo tranh, tủ chứa dụng cụ), sắp xếp dụng cụ vào giá, tủ theo từng loại 5 Vào danh mục giới thiệu 6 Tổ chức một buổi giới thiệu thiết bị mới , qua đó hướng dẫn cách sử dụng . Gồm có 4 loại : - Thiết Bị hoàn chỉnh xuất sắc . (CV 76 ) - Thiết Bị hoàn chỉnh . - Thiết Bị tiên tiến - Thiết bị trường học MỐI LIÊN HỆ Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành -. là phục vụ tốt cho giảng dạy & học tập . Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị – Thực hành - Trang 10 Chương III: Chương III: CHUẨN BỊ THIẾT BỊ MINH HOẠ TRÊN LỚP CHUẨN BỊ THIẾT BỊ MINH HOẠ. ĐỘNG THIẾT BỊ – THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM : : I. Phòng Giáo Dục : Sẽ nghiên cứu phát triển, tổ chức phong trào, định hướng chung, cung cấp thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá hoạt động Thiết bị

Ngày đăng: 19/05/2015, 06:00

Mục lục

  • Mục Lục

  • Chương I

  • DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC HÀNG THÁNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan