Câu hỏi: Nên đánh giá về vương triều Nguyễn như thế nào cho thỏa đáng ? (Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào ách thống trị của TDP) 1. Đánh giá về vương triều Nguyễn có nhiều ý kiến khác nhau: * Có ý kiến cho rằng đây là vương triều “tối phản động”, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để mất nước ta. * Lại có ý kiến cho rằng việc mất nước ta cuối thế kỉ XIX là một “tất yếu”, thậm chí là “một tai họa cần thiết” để giúp nước ta thoát khỏi chế độ bán khai. - Đánh giá ý kiến thứ nhất là quá cực đoan bởi lẽ bên cạnh mặt tiêu cực chúng ta cũng không thể phủ định hoàn toàn một số việc làm của vương triều Nguyễn đến nay vẫn có tác dụng tích cực: + Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương khá chặt chẽ và hoàn chỉnh + Tổ chức công tác khai hoang lấn biển thông qua nhiều biện pháp (Nhà nước chiêu mộ dân nghèo, cấp tiền nông cụ, thóc giống đưa đến những vùng cần thiết để khai hoang, lập nghiệp. Cho phép mọi người dân trong nước có quyền làm đơn xin khai hoang, lập nghiệp ở chỗ nào tùy thích, sau định kì 3 năm Nhà nước mới đo đạc ruộng đất để đưa vào sổ điền, 3 năm tiếp theo mới phải nộp thuế… nhờ đó nhiều huyện, xã mới được thành lập là Tiền Hải - Thái Bình, Kim Sơn - Ninh Bình…) + Tổ chức biên soạn lịch sử dân tộc, địa lí quốc gia ++ Cơ quan làm sử của Nhà nước được mở rộng, Viện Quốc sử đổi thành Quốc sử quán với một tổ chức hùng hậu gồm khoảng 60-70 người được Nhà nước chọn từ những quan lại cao cấp, có năng lực. Đứng đầu là Tổng tài, Phó tổng tài (Tổng tài - Hàn lâm đại học sĩ, Phó tổng tài - giữ chức ngang hàng bộ trưởng) ++ Bên cạnh đó còn cho lập cơ quan làm sử thứ hai là Nội các quan có nhiệm vụ tập hợp, lưu trữ tất cả các văn bản, giấy tờ từ địa phương và lưu giữ lại những văn bản, giấy tờ từ các địa phương gửi về triều đình, nơi thay mặt vua soạn thảo các chỉ dụ của vua gửi cho các địa phương (bên cạnh chức năng quản lý nhà nước còn có chức năng của cơ quan làm sử). ++ Thời Nguyễn nhiều bộ sử, dư địa chí đồ sộ có giá trị về nhiều mặt ra đời là Khâm định việt sử thông giám cương mục viết tương đối có hệ thống từ thời Văn Lang đến thế kỉ XVIII (Khâm định: vâng mệnh vua; thể loại cương mục), Đại Nam thực lục do Quốc sử quán biên soạn (Đại Nam Thực Lục - Trọn Bộ 10 Tập (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn): "Đại Nam Thực Lục" là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 - Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 - Duy tân năm thứ ba). Đại Nam Thực Lục được viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên: - Đại Nam Thực Lực tiền biên (còn gọi là Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn Phúc Thuần mất (1777). Đại Nam Thực Lục tiền biên được khởi soạn năm 1821 (năm thứ hai niên hiệu Minh Mệnh), làm xong và hoàn thành việc khắc in năm 1884 (năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị). Tổng tài của sách Đại Nam Thực Lục tiền biên là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn.Đại Nam Thực Lục chính biên ghi chép về lịch sử triều Nguyễn, từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia là nhiều Kỷ, mỗi kỷ là một đời vua: Kỷ thứ nhất: Đời Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) từ 1778 đến 1819. Biên soạn trong 27 năm (từ 1821 đến 1847). Tổng tài Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn; Kỷ thứ hai: Đời Tự Đức (Nguyễn Phúc Đảm) từ 1820 đến 1840. Biên soạn trong 20 năm (từ 1841 đến 1861). Tổng tài lần lượt có Trương Đăng Quế rồi Phan Thanh Giản. Kỷ thứ ba: Đời Thiệu Trị (Nguyễn Miên Tông) từ 1841 đến 1847. Sách khắc in xong năm 1879. Tổng tài Trương Đăng Quế, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản. Kỷ thứ tư: Đời Tự Đức (Nguyễn Hồng Nhiệm) từ 1847 đến 1883. Sách khắc in xong năm 1899. Tổng tài Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Trọng Hợp. Kỷ thứ năm: Năm cuối đời Tự Đức và đời Kiến Phúc (Nguyễn Ưng Đăng) từ 1883 đến 1885. Sách khắc in xong năm 1902. Tổng tài Trương Quảng Đan. Kỷ thứ sáu: Đời Hàm Nghi (Nguyễn Ưng Lịch) và Đồng Khánh (Nguyễn Ưng Xụy) từ 1885 đến 1888 Sách khắc in xong năm 1909. Tổng tài Cao Xuân Dục. Như vậy, Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn là bộ sử ghi chép thực về toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ chủ yếu viết về đường lối chính sách trị nước, tình hình mọi mặt của đất nước (Hội điển: ghi theo lối nghiêm luật; Sự lệ: ghi chép cẩn thận), Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán biên soạn là cuốn lịch sử địa lí ghi chép về tình hình 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên… ++ Bên cạnh những bộ sử đồ sộ do Quốc sử quán biên soạn còn có sự xuất hiện sử học tư nhân do các cá nhân yêu thích, sưu tập, biên soạn. Nhờ đó nhiều tác phẩm sử học có giá trị của các cá nhân xuất hiện như Lịch triều hiến chương loại chí (không ghi theo lối biên niên, thể chí mà viết hệ thống vấn đề theo tiến trình của lịch sử gồm nhân vật chí, quan chức chí, dư địa chí); Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú (địa giới, địa lí của đất nước qua các thời), Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (viết dưới dạng thông chí)… + Hoàn thành một số công trình kiến trúc đồ sộ (tiêu biểu nhất là cụm công trình kiến trúc cố đô Huế)… + Đánh giá như ý kiến thứ hai là cố tình bênh vực cho nhà Nguyễn, cố tình né tránh trách nhiệm của vương triều này trong việc để nước ta rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa tư bản phương Tây - Gắn với việc đánh giá triều Nguyễn có vấn đề đặt ra là việc Việt Nam rơi vào tay của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX có phải là một tất yếu lịch sử hay không ?. Để đánh giá được vấn đề này chúng ta cần đi sâu phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định trong thời điểm cụ thể + Về khách quan ++ Thế kỉ XV, XVI mầm mống tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở nhiều nước tư bản phương Tây, cũng từ đó các nước phương Tây đã đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước xung quanh Việt Nam dù nhỏ hay lớn, yếu hay mạnh đều bị các nước tư bản phương Tây thôn tính ++ Tuy nhiên, do khôn khéo, nhạy bén, mềm dẻo, thức thời một số nước phương Đông vẫn thoát khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân điển hình nhất là Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách Minh Trị (1868) toàn diện trên tất cả các mặt, phát triển nhanh chóng theo con đường tư bản chủ nghĩa, trở thành quốc gia duy nhất ở châu Á không những không bị xâm lược mà còn đi xâm lược các quốc gia khác. Còn ở Xiêm La dưới thời trị vì của Rama IV, Rama V đã biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc chủ nghĩa, thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo để bảo toàn nền độc lập và trung lập của mình, đưa Xiêm trở thành vùng đệm của Anh và Pháp ++ Rõ ràng, nếu chỉ đơn thuần đặt Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chạy đua tìm vùng đất mới và chiến tranh xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây thì khó có thể trả lời được Việt Nam liệu có thể thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản phương Tây hay không ?. Tuy nhiên, xét cả về lí luận và thực tiễn thì điều đó hoàn toàn có thể bởi nhìn lại lịch sử nhiều lần dân tộc đứng trước những thử thách cam go nhờ có sự lãnh đạo khôn khéo, sáng suốt, biết khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp chúng ta đã giành chiến thắng trước kẻ thù hung bạo nhất, được xếp vào hàng các quốc gia hùng mạnh nhất ở thời điểm đó mà tiêu biểu nhất là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thế kỉ XIII của quân dân nhà Trần. Như vậy, yếu tố khách quan chỉ đóng vai trò quan trọng chứ không thể đóng vai trò quyết định, nguyên nhân quyết định ở đây là nhân tố chủ quan + Về chủ quan: Xét về phương diện và vai trò chủ quan nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc ở thế kỉ XIX ? ++ Chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX (1802-1858) đã làm cho xã hội Việt Nam ngày càng lún sâu vào tình trạng khủng hoảng, suy vong trầm trọng để trở thành miếng mồi ngon đối với các nước ta bản phương Tây. Đặc biệt thực dân Pháp từ lâu đã có sẵn thế lực kinh tế và tinh thần trong nhân dân thông qua các hoạt động ngấm ngầm và liên tục của các giáo sĩ và thương nhân. Chế độ phong kiến Việt Nam lúc đó đã suy yếu trầm trọng, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân ta đã bị sự thống trị của nhà Nguyễn hủy hoại. Tình thế đó chỉ được giải quyết, cứu vãn được nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên, tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân để đủ khả năng bảo vệ đất nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh những mối xung đột giữa địa chủ phong kiến và nông dân, chấn chỉnh quân đội, cố kết nhân tâm. Vương triều Nguyễn đứng trước yêu cầu bức xúc đó đã hoàn toàn bất lực, không nhận rõ yêu cầu của lịch sử, khước từ mọi đề nghị cải cách của Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ… Đã vậy, được lên ngôi với sự giúp đỡ về quân sự của tư sản Pháp với cơ sở xã hội là các đại địa chủ ở miền Nam lên vương triều Nguyễn ngay từ đầu đã đối lập với nhân dân cả nước. Sự bùng nổ của phong trào đấu tranh mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa nông dân trong cả nước ngay từ năm đầu Gia Long xuyên suốt các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến ngày cuộc xâm lược của Pháp bùng nổ đã khẳng định mối mâu thuẫn vô cùng sâu sắc giữa nhân dân cả nước - chủ yếu nông dân với triều Nguyễn. Tình hình đó càng làm cho phong kiến Nguyễn nhanh chóng bỏ rơi vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân kháng chiến trượt dài trên con đường thỏa hiệp đầu hàng, làm hao mòn sức dân, sức nước, nội bộ dân tộc bị chia rẽ sâu sắc tạo điều kiện cho sự xâm lược của thực dân Pháp. ++ Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Theo dõi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nửa cuối thế kỉ XIX, chúng ta thấy rõ nhân dân với lòng nhiệt tình yêu nước nên ngay từ giờ phút đầu đã tự nguyện gác mối thù giai cấp đứng lên bảo vệ Tổ quốc dwois ngọn cờ của triều đình. Sự xuất hiện kịp thời của các đội quân nông dân đặt dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước trên mặt trận Đà nẵng, Gia Định, trong chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2… đã dồn quân Pháp vào tình thế nguy khốn. Bọn chỉ huy Pháp trong những ngày đầu đặt chân lên đất nước ta đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của dân tộc nên tỏ ra vô cùng lo sợ thậm chí đã có lúc chúng có ý định rút quân. Giữa lúc đó triều Nguyễn vì đối lập sâu sắc với nhân dân, “sợ dân hơn sợ giặc”, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ mà bỏ quyền lợi của đất nước nên nhanh chóng từ bỏ quyền lãnh đạo, đặt cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong tình trạng không có người lãnh đạo để rồi thất bại, bắt tay với kẻ thù rồi trượt dài trên con đường thỏa hiệp, đầu hàng thông qua việc kí với Pháp Điều ước Nhâm Tuất (1862) cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, Hiệp ước Giáp Tuất (1874) cắt cho chúng lục tỉnh Nam Kì và cuối cùng là Hiệp ước Hác măng (1883), Patơnốt (1884) dâng toàn bộ Việt Nam cho kẻ thù. Điều đó chứng tỏ trước nguy cơ tồn vong của dân tộc triều Nguyễn không hề thay đổi chính sách phản động về mọi mặt làm cho đất nước ngày càng suy yếu hơn. Kết quả là khả năng bảo vệ độc lập dân tộc nhanh chóng bị triệt tiêu và đến lúc đó việc mất nước trở thành tất yếu. Nhà Nguyễn có trách nhiệm trong việc đã biến việc mất nước ta từ chỗ không tất yếu trở thành tất yếu. Tóm lại: - Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vừa là một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Tuyệt đối không thể căn cứ vào việc có nhiều nước trong khu vực đều bị tư bản nước ngoài xâm chiếm để cho rằng Việt Nam cũng phải như vậy. Cũng không thể giản đơn cho rằng chế độ tư bản ở trình độ phát triển cao hơn chế độ phong kiến nên Việt Nam nhất định mất vào tay tư bản Pháp. Càng không thể cho rằng vì Nhật Bản đã bảo vệ được nền độc lập và sau đó tiến lên chủ nghĩa tư bản khi phương Tây đến gõ cửa là vì bên trong đã có mầm mống tư bản chủ nghĩa tới một trình độ nhất định còn Việt Nam chưa có điều kiện đó nên mất nước. Cũng như Xiêm La nhờ vào vị trí “vùng đệm” giữa hai thế lực tư bản Anh - Pháp nên giữ được độc lập… - Quan điểm đánh giá toàn diện, khách quan ở đây là: + Một mặt, cần khẳng định trách nhiệm chủ quan của triều Nguyễn trong việc để mất nước đó là: trước nguy cơ xâm lược nhưng vẫn tiếp tục chính sách sai lầm, thiển cận làm hao mòn sức dân, sức nước, khuyến khích và tạo cớ cho kẻ đi xâm lược. Khi phải đối mặt với chiến tranh thì lại chậm trễ, do dự, không có đường lối kháng chiến rõ ràng, chiến thuật sai lầm, không có quyết tâm đánh giặc đến cùng. Do đó, đã không thể phát động được cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, không phát huy được truyền thống yêu nước, bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể đánh bật kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Từ những toan tính hẹp hòi, ích kỉ nhà Nguyễn đã đặt quyền lợi của dòng họ, giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc, phản bội lại cuộc kháng chiến của nhân dân, từ chỗ lo sợ kẻ thù, kháng chiến yếu ớt đi đến phản bội đầu hàng. + Mặt khác, không thể khẳng định quá đơn giản và không khoa học cho rằng đó là một triều đại “phản động toàn diện” để phủ định một số việc làm tích cực của vương triều này. . chí do Quốc sử quán biên soạn là cuốn lịch sử địa lí ghi chép về tình hình 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên… ++ Bên cạnh những bộ sử đồ sộ do Quốc sử quán biên soạn còn có sự xuất hiện sử học tư nhân. của Quốc sử quán triều Nguyễn là bộ sử ghi chép thực về toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn Kim Sơn - Ninh Bình…) + Tổ chức biên soạn lịch sử dân tộc, địa lí quốc gia ++ Cơ quan làm sử của Nhà nước được mở rộng, Viện Quốc sử đổi thành Quốc sử quán với một tổ chức hùng hậu gồm khoảng