Học tiếng Pháp với Internet
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 359 HỌC TIẾNG PHÁP VỚI INTERNET LEARNING FRENCH WITH THE INTERNET SVTH : TỪ THỊ KIM OANH NGUYỄN HOÀNG HOAN - NGUYỄN SỸ PHONG. LỚP 04SPP01- Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng GVHD : NGUYỄN HỮU BÌNH NGUYỄN HỮU TÂM THU. Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Qua việc nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet trong học tập của sinh viên khoa tiếng Pháp trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Đà Nẵng, chúng tôi có thể tìm hiểu được những hạn chế của việc sử dụng này. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm mục đích giúp đỡ các bạn sinh viên khai thác Internet tốt hơn và hiệu quả hơn cho vệc học tập của mình. Chúng tôi hy vọng đây sẽ tài liệu tham khảo có ích cho các bạn sinh viên và những người yêu thích bộ môn ngoại ngữ này. ABSTRACT By researching the situation of using the Internet for learning by students of the French Department, College of Foreign Language – Da Nang University, we can learn its that there are some limitations to this. Accordingly, we make some suggestions in order to help students exploit the Internet effectively in their study. We hope that it will be the useful reference material for the student of French Department and for those who love this language. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, ngoài giờ học trên lớp có rất nhiều sinh viên sử dụng Internet để học tập, và sinh viên khoa tiếng Pháp trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Đà Nẵng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Như chúng ta đã biết, Internet mang lại rất nhiều những tiện ích mà chúng ta có thể khai thác và ứng dụng vào học tập. Song, theo chúng tôi tìm hiểu thì phần lớn sinh viên sử dụng Internet chỉ để tìm kiếm thông tin mà chưa biết tận dụng những tiện ích khác của Internet. Vậy trên thực tế, vấn đề này diễn ra như thế nào? Và đâu là nguyên nhân của thực trạng đó? Những câu hỏi này đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. 1.2. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trong việc học tiếng Pháp. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện đề tài này với khách thể nghiên cứu là toàn thể sinh viên khoa tiếng Pháp - Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng. 1.4. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng sử dụng những tiện ích của Internet trong việc học tiếng Pháp của sinh viên khoa tiếng Pháp – Trường Đại Học Ngoại Ngữ, từ đó chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng những tiện ích của Internet đồng thời đề xuất một số giải pháp. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là: Thu thập tài liệu, phỏng vấn, điều tra, thống kê, phân tích. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 360 2. TÓM TẮT NỘI DUNG. A. Cơ sở lý luận của đề tài: Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã thu thập, tìm hiểu một số khái niệm liên quan và sử dụng nó làm cơ sở lí luận của đề tài. 1. Các khái niệm về học nói chung và học ngoại ngữ nói riêng. Vài nét sơ lược về việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới. Học là quá trình chuyển kiến thức của người khác thành kiến thức của mình, là sự lĩnh hội kiến thức, tiếp thu những gì mới mẻ cũng như rèn luyện những kỹ năng đã được người khác truyền lại, ôn lại những gì đã biết. Học ngoại ngữ là một quá trình tích lũy kiến thức và kỹ năng để hình thành năng lực ngôn ngữ ở người học. Trên thế giới, công nghệ thông tin đă được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục từ đầu thế kỉ XX: radio được đưa vào sử dụng trường học từ những năm 30, sau đó là khai thác các chương trình trên truyền hình vào những năm 50, tin học (những năm 70), máy ghi hình (những năm 80), và đến những năm 90 thì các phương tiện nghe nhìn thông tin đại chúng nói chung đã được áp dụng vào dạy học 2. Các khái niệm về Internet, một vài nét về lịch sử phát triển của Internet. Internet là một mạng lưới thông tin toàn cầu cho phép những người truy cập liên lạc với nhau thông qua hệ thống máy vi tính nối mạng. Người truy cập có thể sử dụng những dịch vụ của Internet như: khai thác các trang web, gửi thư điện tử, gửi tin nhắn, … 3. Những ứng dụng của Internet trong việc học nói chung và học tiếng Pháp nói riêng. Ngày nay, Internet đã được áp dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục. Những ứng dụng lớn của Internet là : Tìm kiếm thông tin, lập ra những trang web phục vụ cho việc học tập và giảng dạy, trao đổi thông tin bằng cách gửi thư điện tử hoặc tham gia vào các diễn đàn học tập. Đối với việc dạy và học tiếng Pháp, chúng ta có thể sử dụng Internet để rèn luyện các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết hoặc phục vụ cho các môn học khác như văn hóa Pháp, văn học Pháp, giáo học pháp, dịch, … B. Phương pháp thực hiện: Để thực hiện đề tài nghiên cứu “Học tiếng Pháp với Internet”, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 251 sinh viên khoa tiếng Pháp trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Đà Nẵng, trong đó bao gồm: 31 nam, 220 nữ; 90 sinh viên các lớp sư phạm, 161 sinh viên các lớp cử nhân. Phiếu điều tra bao gồm 7 câu hỏi tập trung tìm hiểu các nội dung sau: - Tỉ lệ sinh viên học tiếng Pháp với Internet. - Tỉ lệ sinh viên biết các môn học có thể học với Internet và mức độ sử dụng Internet trong môn học đó. - Tỉ lệ sinh viên biết các phương thức học tiếng Pháp với Internet và mức độ tiến hành các phương thức này trên Internet. - Những khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Pháp với Internet. C. Tiến trình nghiên cứu: Dưới đây là các bước mà chúng tôi đã tiến hành: 1. Tìm hiểu những chương trình học tiếng Pháp với Internet. 2. Tham khảo sổ đăng kí sử dụng Internet đồng thời quan sát sinh viên khoa tiếng Pháp học với Internet ở trung tâm tiếng Pháp Đà Nẵng 92 Nguyễn Thị Minh Khai - Đà Nẵng. 3. Trao đổi với 40 bạn sinh viên ở tất cả các khóa để xác định lại luận đề và chuẩn bị câu hỏi thăm dò. 4. Tiến hành điều tra trên toàn thể sinh viên khoa tiếng Pháp bằng cách phát phiếu thăm dò. 5. Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, từ đó rút ra kết luận. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 361 3. KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ. 3.1. Kết quả. Thông qua việc phân tích bảng số liệu thu được từ cuộc điều tra, chúng tôi đã rút ra môt số kết luận ban đầu như sau: 1. Số sinh viên học tiếng Pháp với Internet tương đối cao chiếm 78,9% tổng số sinh viên của khoa và có sự chênh lệch giữa các năm, cụ thể: năm 1 là 62,5%, năm 2 là 76,7%, năm 3 là 88,9% và năm 4 là 91,1%. 2. Sinh viên chưa học tiếng Pháp với Internet là do những nguyên nhân sau: - Chưa biết những trang web học tiếng Pháp (55,2%). - Chưa biết khai thác nguồn thông tin trong trang web. - Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến là: + Chưa thấy được hiệu quả của việc học với Internet. + Tốc độ đường truyền chậm, nhất là trong khi học môn nghe. + Không có máy vi tính nối mạng. + Khó khăn về kinh tế. 3. Tỉ lệ sinh viên biết đến các môn học mà chúng ta có thể học với Internet chưa cao. Chỉ có 4 môn học mà trên 50% sinh viên biết là có thể học được với Internet là nghe, từ vựng, ngữ pháp và văn hóa Pháp. Các môn còn lại đều dưới 50%. Một số môn tỉ lệ sinh viên biết đến còn rất thấp như: nói, luyện âm, dịch, giáo học pháp. 4. Trong các môn học có thể tiến hành học với Internet, sinh viên dành nhiều thời gian cho các môn như nghe, từ vựng, ngữ pháp, văn hóa Pháp, văn học Pháp hơn là các môn học khác như nói, đọc viết, luyện âm, dịch, giáo học pháp. Tuy nhiên mức độ tiiến hành chưa thường xuyên lắm. 5. Trong các phương thức học tiếng pháp với Internet, sinh viên biết nhiều nhất là tìm kiếm thông tin. Sau đó là nghe bài hát tiếng Pháp, tra từ điển và nghe thông tin bằng tiếng Pháp. 6. Các phương thức mà sinh viên tiến hành nhiều với Internet là tìm kiếm thông tin, nghe thông tin, nghe bài hát tiếng Pháp và tra từ điển. Những phương thức còn lại như: làm bài tập, đọc tin tức, chat, mail, chơi trò chơi bằng tiếng Pháp cũng đã được thực hiện với Internet nhưng tỉ lệ sinh viên chưa nhiều và mức độ tiến hành còn thấp. 7. Sinh viên sử dụng Internet chủ yếu để tìm kiếm thông tin mà chưa tận dụng tiện ích khác trong việc học tiếng Pháp do chưa biết khai thác nội dung của trang Web, thậm chí chưa biết những trang Web học tiếng Pháp phù hợp với trình độ của họ. 3.2. Khuyến nghị: Xuất phát từ khó khăn lớn nhất mà đa số sinh viên gặp phải là chưa biết đến những trang web học tiếng Pháp phù hợp với trình độ nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ giới thiệu danh sách những trang web học tiếng Pháp và các bước tiến hành cụ thể để đi đến đúng nội dung mà sinh viên có thể áp dụng để học tiếng Pháp theo chủ đề trong chương trình học. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ xin giới nội dung đối với chương trình tiếng Pháp tổng hợp 1, 2, 3 của sinh viên năm 1. Ngoài ra, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau : - Đối với sinh viên: + Nên đề ra mục đích cụ thể trước khi ngồi vào máy sử dụng Internet. + Tận dụng nhiều hơn nữa những tiện ích của Internet trong việc học tiếng Pháp. + Nếu gặp khó khăn trong quá trình khai thác trang web, nên hỏi ngay thầy cô hoặc bạn bè để thời gian học tập không bị gián đoạn, dễ gây cảm giác chán nản đồng thời có thêm kinh ngiệm trong việc sử dụng Internet. - Đối với thầy cô giáo: Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 362 + Giới thiệu thêm những trang web học tiếng Pháp trong giáo trình và hướng dẫn sinh viên cách khai thác những trang web mà thầy cô đã giới thiệu (nhiều sinh viên có trang web nhưng chưa biết cách khai thác những trang web này). + Yêu cầu sinh viên làm bài tập có liên quan đến việc sử dụng Internet nhiều hơn. + Ứng dụng một số tiện ích của Internet trong giảng dạy và học tập. + Tổ chức những cuộc trao đổi, nói chuyện về Internet và những ứng dụng của nó để sinh viên thấy được tầm quan trọng của Internet trong việc học nói chung và học tiếng Pháp nói riêng. - Đối với nhà trường: + Cho phép sinh viên được học nhiều hơn trong phòng hi-class của nhà trường. + Nâng cấp hệ thống máy vi tính có nối mạng ở thư viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Le dictionnaire encyclopédique de l’éducation et de la formation, Edition Nathan (1994). [2] R.Galisson et D.Coste (1976), le dictionnaire de didactique des langues, page 42 [3] Ophrys Jean et Pierre (2002), le dictionnaire pratique de didactique du FLE, Robert. [4] Michele Pandax, des activités d’apprentissage en classe de la langue, Hachette. [5] Sachiko KOMATSU - Une analyse pédagogique et technique de sites internet [6] pour un emploi en autonomie des apprenants du F.L.E. [7] François MANGENOT (1998) « Classification des apports d’Internet à l’apprentissage des langues » ALSIC, Vol.1-2, page.133-146. [8] http://www.journaldunet.com/encyclopedie/definition/135/48/20/internet.shtml [9] http://www.dicofr.com/cgi-bin/n.pl/dicofr/definition/20010101002524 [10] www.educnet.education.fr [11] www.polarfle.com/ [12] www.wikipédia.org . môn học khác như văn hóa Pháp, văn học Pháp, giáo học pháp, dịch, … B. Phương pháp thực hiện: Để thực hiện đề tài nghiên cứu Học tiếng Pháp với Internet ,. lệ sinh viên học tiếng Pháp với Internet. - Tỉ lệ sinh viên biết các môn học có thể học với Internet và mức độ sử dụng Internet trong môn học đó. - Tỉ