1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO- THIẾT KẾ WEB

86 663 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

1 Chương 1: Giới thiệu chung về thiết kế Web 1.1. Website là gì? Chúng ta có thể hiểu website tương tự như quảng cáo trên các trang vàng, nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện nhiều việc trên website như giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và với những người truy cập khác, tìm kiếm, mua bán vv chứ không phải chỉ xem như quảng cáo thông thường. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập website - nhìn thấy nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Đối với một doanh nghiệp, website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, quanh năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn. Khi bạn xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website có tên và chính là địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra, tên đó người ta gọi là tên miền hay domain name. Mỗi Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp, tổ chức trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp. 1.2. Các yêu cầu tối thiểu của 1 Webiste Đối với một doanh nghiệp trong đời thường, để thành lập và hoạt động, doanh nghiệp đó phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố căn bản sau: - Tên doanh nghiệp - Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp - Các yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc và con người Website của doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp trong đời thường, để thiết lập và đưa vào hoạt động Website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố cơ bản như doanh nghiệp là: - Tên miền (hay còn gọi là Tên miền ảo hoặc Domain name) tương ứng với Tên doanh nghiệp trong đời thường. - Web Hosting (hay còn gọi là nơi lưu giữ trên máy chủ Internet) tương ứng với Trụ sở doanh nghiệp trong đời thường. 2 - Các trang web tương ứng với yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp trong đời thường và con người để quản lý và vận hành Website đó. 1.3. Website động và website tĩnh Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không. 1.3.1. Web Động Web "ĐỘNG" là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được "ghép" với một phần mềm web (các modules ứng dụng cho Web). Với chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp. Bạn hãy tưởng tượng website như một công cụ quảng cáo luôn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cũng như khách hàng hiện tại của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không hạn chế về mặt thời gian và không gian. Giả sử cửa hàng của Bạn là một phòng trưng bày về mẫu mốt thời trang với nhiều cô ma-nơ-canh đứng trưng bày các mẫu mốt mới. Nếu Bạn làm web tĩnh, cũng giống như các cô ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, Bạn phải HOÀN TOÀN PHỤ THUỘC NHÀ CHẾ TẠO, hoặc Bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu Bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà KHÔNG MẤT THÊM MỘT KHOẢN CHI PHÍ NHỎ NÀO cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm - dịch vụ mà bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ. Hãy tưởng tượng tiếp, các modules của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình. 1.3.2. Web Tĩnh Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website 'ĐỘNG', chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh? 3 Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả. Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (search engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ URL của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động. 1.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website Tên miền (domain): tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như www.abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc. com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một tên miền dạng www.abc.com khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-la Mỹ/năm. Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting hiện nay cũng rất thấp, chỉ từ vài chục nghìn đến một hai trăm nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ. Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer): dung lượng host là số MB dành để chứa dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB để chứa file, cơ sở dữ liệu, email Dung lượng truyền của host là tổng số MB dữ liệu, file truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi host website trong mỗi tháng. Khi doanh nghiệp mua host cho website, cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau: Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB). Ví dụ: ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng. Hacker/Hacking: hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. 4 Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian. Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào. Web Browser 1.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website: Nhiều doanh nghiệp có website than phiền rằng website của họ không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Đây là một thực trạng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân cũng rất đơn giản và hiển nhiên như sau: Website xây xong thì “bị bỏ quên”, không chú trọng marketing cho website: Nếu doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm mới mà không có một hoạt động marketing nào để quảng bá sản phẩm đó thì liệu thị trường có biết đến sản phẩm đó không? Vì thế, sau khi có website, doanh nghiệp phải chú trọng marketing cho website của mình, cả marketing trên mạng và marketing truyền thống (như in địa chỉ website lên danh thiếp, bao gồm địa chỉ website trong các mẩu quảng cáo, bao bì, tài liệu giao dịch của doanh nghiệp). Nội dung nghèo nàn, không cập nhật, thiết kế không chuyên nghiệp, chức năng không tiện lợi: Nếu làm tốt marketing, có nhiều người truy cập nhưng phần nội dung, hình thức, chức năng website lại nghèo nàn, không chuyên nghiệp thì sẽ khó có khả năng người ta quay lại xem lần thứ hai. Hơn nữa, nguy cơ bị đối tượng khách hàng đánh giá thấp mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp nếu website của doanh nghiệp không được chăm sóc kỹ làm cho doanh nghiệp bị mất nhiều cơ hội bán hàng. Để website mang lại hiệu quả, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem. Chất lượng website: là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website được đánh giá thông qua các yếu tố sau: Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không có quá nhiều thông tin trên một trang Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn là thông tin phải hữu dụng cho người xem. Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm. Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem. Marketing website: đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô 5 dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải đầu tư cho marketing website. Marketing website hiệu quả là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư nhưng rất cần thiết đối với sự thành công của website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web, nếu không nỗ lực mar- keting, website của doanh nghiệp sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”. Hỗ trợ khách hàng: nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của doanh nghiệp. Điều còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng), tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị mất nhiều khách hàng tiềm năng. Để khai thác hiệu quả của website tốt, doanh nghiệp nên chú ý các đặc tính bên dưới của website và đảm bảo rằng website của mình phải thỏa những yêu cầu đó. Được khách hàng biết đến (Customer Awareness) Để website hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, trước hết doanh nghiệp cần làm cho thật nhiều người biết đến website của mình. Đây chính là việc marketing website. Nếu không marketing, web- site của doanh nghiệp sẽ hầu như vô dụng. Tính hấp dẫn người xem (Stickiness) Nếu người xem chỉ xem một lần rồi không bao giờ vào xem nữa thì website của DN cũng thực sự không mang lại lợi ích nhiều. Do đó, trên website của doanh nghiệp cần phải có những thông tin đầy đủ, bổ ích, cập nhật đáp ứng đúng nhu cầu người xem. Vì là website của DN nên đa số chỉ có mục đích trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu DN chứ không có nhiều thông tin mang tính thời sự hay bổ ích thú vị đối với người xem. Song, đối tượng người xem cũng chỉ là những ai đã có chủ ý tìm thông tin hay có nhu cầu về mặt hàng hay dịch vụ mà DN đang bán, do đó, DN chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin về những gì mình bán, nếu được thì nên cung cấp vài thông tin bổ sung để thu hút người xem và tạo ấn tượng tốt cho họ. Ví dụ: website của DN sản xuất trà thì nên có phần giới thiệu về các loại trà, công dụng, hữu ích như thế nào cho người sử dụng, cách thức pha trà ngon v.v Quan trọng nhất là DN cần có thông tin thuyết phục được người xem rằng “Tại sao quý vị nên mua sản phẩm hay dịch vụ của chúng tôi mà không mua của ai khác?” Quyết định mua (Decision to buy) 6 Khi người xem đã quan tâm, đã cảm thấy muốn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì điều quan trọng là trên website của doanh nghiệp phải có những thông tin “bắt mắt”, “hấp dẫn” để làm cho người xem cảm thấy nên quyết định mua ngay, không do dự nữa. Nếu không, người xem thoát ra khỏi website, hoặc đi tìm thông tin ở website khác thì doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng tiềm năng này. Tính tiện lợi (Convenience) Khi người xem đã quyết định mua, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin, chức năng tiện ích sao cho khách hàng có thể dễ dàng mua nhất. Ví dụ: cung cấp email, số điện thoại bàn, số điện thoại di động, địa chỉ công ty, địa chỉ mua, chức năng mua qua mạng với thao tác gọn nhất, nhanh nhất, hướng dẫn cụ thể từng bước cho khách hàng mua qua mạng Thật đáng tiếc nếu người xem đã quyết định mua nhưng lại “bất lực” vì không biết phải làm sao để mua! 7 <HTML> Toàn bộ nội của tài liệu được đặt ở đây </HTML> <HTML> <HEAD> <TITLE>Tiêu đề của tài liệu</TITLE> </HEAD> <BODY Các tham số nếu có> Nội dung của tài liệu </BODY> </HTML> Chương 2: HTML căn bản - Cấu trúc của một trang HTML - Các thẻ định dạng cấu trúc dữ liệu - Các thẻ định dạng khối - Các thẻ định dạng danh sách - Các thẻ định dạng ký tự - Các thẻ chèn âm thanh, hình ảnh - Các thẻ định dạng bảng biểu 2.1. Các thẻ định cấu trúc tài liệu 2.1.1 Cấu trúc chung một trang HTML Một tài liệu HTML cơ bản có cấu trúc như sau: a. HTML: Cặp thẻ này được sử dụng để xác nhận một tài liệu là tài liệu HTML, tức là nó có sử dụng các thẻ HTML để trình bày. Toàn bộ nội dung của tài liệu được đặt giữa cặp thẻ này. Cú pháp: Trình duyệt sẽ xem các tài liệu không sử dụng thẻ <HTML> như những tệp tin văn bản bình thường. b. HEAD Thẻ HEAD được dùng để xác định phần mở đầu cho tài liệu. Cú pháp: c. TITLE <HEAD> Phần mở đầu (HEADER) của tài liệu được đặt ở đây </HEAD> 8 <TITLE>Tiêu đề của tài liệu</TITLE> <BODY> phần nội dung của tài liệu được đặt ở đây </BODY> <BODY bgclolor = “pink”> phần nội dung của tài liệu được đặt ở đây </BODY> Cặp thẻ này chỉ có thể sử dụng trong phần mở đầu của tài liệu, tức là nó phải nằm trong thẻ phạm vi giới hạn bởi cặp thẻ <HEAD>. Cú pháp: d. BODY Thẻ này được sử dụng để xác định phần nội dung chính của tài liệu - phần thân (body) của tài liệu. Trong phần thân có thể chứa các thông tin định dạng nhất định để đặt ảnh nền cho tài liệu, màu nền, màu văn bản siêu liên kết, đặt lề cho trang tài liệu Những thông tin này được đặt ở phần tham số của thẻ. Cú pháp: Trên đây là cú pháp cơ bản của thẻ BODY, tuy nhiên bắt đầu từ HTML 3.2 thì có nhiều thuộc tính được sử dụng trong thẻ BODY. Sau đây là các thuộc tính chính: BACKGROUND= Đặt một ảnh nào đó làm ảnh nền (background) cho văn bản. Giá trị của tham số này (phần sau dấu bằng) là URL của file ảnh. Nếu kích thước ảnh nhỏ hơn cửa sổ trình duyệt thì toàn bộ màn hình cửa sổ trình duyệt sẽ được lát kín bằng nhiều ảnh. BGCOLOR= Đặt mầu nền cho trang khi hiển thị. Nếu cả hai tham số BACKGROUND và BGCOLOR cùng có giá trị thì trình duyệt sẽ hiển thị mầu nền trước, sau đó mới tải ảnh lên phía trên. TEXT= Xác định màu chữ của văn bản, kể cả các đề mục. ALINK=,VLINK=, LINK= Xác định màu sắc cho các siêu liên kết trong văn bản. Tương ứng, alink (active link) là liên kết đang được kích hoạt - tức là khi đã được kích chuột lên; vlink (visited link) chỉ liên kết đã từng được kích hoạt; 2.1.2 Cấu trúc chung một thẻ HTML Xét cú pháp thẻ body 9 Hầu hết các thẻ HTML đều có dạng như trên, nó bắt đầu bởi <tên_thẻ thuộc_tính = “giá_trị” >, gọi là thẻ mở đầu, tiếp đó là nội dung của đoạn văn bản mà thẻ đó tác động, cuối cùng là thẻ đóng </tên_thẻ>. Chú ý: Tên thẻ không phân biệt chữ in hoa, in thường Một số thẻ không cần thẻ kết thúc 2.2. Các thẻ định dạng khối 2.2.1. Thẻ P Thẻ <P> sử dụng để định dạng một đoạn văn bản (thẻ này không cần thẻ kết thúc). Cú pháp: 2.2.2. Các thẻ định dạng đề mục H1/H2/H3/H4/H5/H6 HTML hỗ trợ 6 mức đề mục. Chú ý rằng đề mục chỉ là các chỉ dẫn định dạng về mặt logic, tức là mỗi trình duyệt sẽ thể hiện đề mục dưới một khuôn dạng thích hợp. Có thể ở trình duyệt này là font chữ 14 point nhưng sang trình duyệt khác là font chữ 20 point. Đề mục cấp 1 là cao nhất và giảm dần đến cấp 6. Thông thường văn bản ở đề mục cấp 5 hay cấp 6 thường có kích thước nhỏ hơn văn bản thông thường. Dưới đây là các thẻ dùng để định dạng văn bản ở dạng đề mục: <H1> </H1> Định dạng đề mục cấp 1 <H2> </H2> Định dạng đề mục cấp 2 <H3> </H3> Định dạng đề mục cấp 3 <H4> </H4> Định dạng đề mục cấp 4 <H5> </H5> Định dạng đề mục cấp 5 <H6> </H6> Định dạng đề mục cấp 6 2.2.3 Thẻ xuống dòng BR Thẻ này không có thẻ kết thúc tương ứng (</BR>), nó có tác dụng chuyển sang dòng mới. Lưu ý, nội dung văn bản trong tài liệu HTML sẽ được trình duyệt Web thể hiện liên tục, các khoảng trắng liền nhau, các ký tự tab, ký tự xuống dòng đều được coi như một khoảng trắng. Để xuống dòng trong tài liệu, bạn phải sử dụng thẻ <BR> 2.2.4 Thẻ PRE Để giới hạn đoạn văn bản đã được định dạng sẵn bạn có thể sử dụng thẻ <PRE>. Văn bản ở giữa hai thẻ này sẽ được thể hiện giống hệt như khi chúng được đánh vào, ví dụ dấu xuống dòng trong đoạn văn bản giới hạn bởi thẻ <PRE> sẽ có ý nghĩa chuyển sang dòng mới (trình duyệt sẽ không coi chúng như dấu cách) <P>Nội dung đoạn văn bản</P> 10 Cú pháp: 2.3. Các thẻ định dạng danh sách Cú pháp: Có 4 kiểu danh sách: • Danh sách không sắp xếp ( hay không đánh số) < UL > • Danh sách có sắp xếp (hay có đánh số) <OL>, mỗi mục trong danh sách được sắp xếp thứ tự. • Danh sách thực đơn <MENU> • Danh sách phân cấp <DIR> Với nhiều trình duyệt, danh sách phân cấp và danh sách thực đơn giống danh sách không đánh số, có thể dùng lẫn với nhau. Với thẻ OL ta có cú pháp sau: trong đó: TYPE =1 Các mục được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3 =a Các mục được sắp xếp theo thứ tự a, b, c =A Các mục được sắp xếp theo thứ tự A, B, C =i Các mục được sắp xếp theo thứ tự i, ii, iii =I Các mục được sắp xếp theo thứ tự I, II, III Ngoài ra còn thuộc tính START= xác định giá trị khởi đầu cho danh sách. Thẻ < LI > có thuộc tính TYPE= xác định ký hiệu đầu dòng (bullet) đứng trước mỗi mục trong danh sách. Thuộc tính này có thể nhận các giá trị : disc (chấm tròn đậm); circle (vòng tròn); square (hình vuông). 2.4. Các thẻ định dạng ký tự 2.4.1. Các thẻ định dạng in ký tự Sau đây là các thẻ được sử dụng để quy định các thuộc tính như in nghiêng, in đậm, gạch chân cho các ký tự, văn bản khi được thể hiện trên trình duyệt. <PRE> Văn bản đã được định dạng </PRE> <UL> <LI> Mục thứ nhất <LI> Mục thứ hai </UL> <OL TYPE=1/a/A/i/I> <LI>Muc thu nhat <LI>Muc thu hai <LI>Muc thu ba </OL> [...]... trên Toolbar Để lưu trang web dưới dạng một tên khác chọn chức năng File/Save ưu dư ọn As… • Xem trước hiển thị của trang web đang thiết kế: Chọn chức năng ớc thị File/Preview in Browser Lúc này cửa sổ trình duyệt Internet Explorer (IE) sẽ L ệt hiển thị trang web m chúng ta đang soạn thảo Nên lưu trang web trư khi ển mà n trước chọn chức năng này • Cửa sổ màn hình soạn thảo trang web cung cấp 3 cách “hi... "flowers.jpg"> Liên kết các khung Khi tạo liên kết trong trang Web, ta có thể thiết lập một khung như một mục tiêu của liên kết (link) Trình duyệt tuân theo các bước sau: Nếu ta xác định một khung trong thuộc tính đích (TARGET) của phần tử, thì tài liệu được phần tử chỉ ra sẽ được tải vào khung đó khi phần tử được kích hoạt Nếu thuộc tính TARGET không được thiết lập thì thuộc tính TARGET... nút xổ xuống kế bên : Để con trỏ lên Nút sẽ thấy ức v ên s Text mô tả chức năng của Nút đó Nhấp Nút xổ xuống kế bên ra chức năng phụ ả b ức (H12) 3.1.3 Các chế độ xem cửa sổ c 3.2 Thi t k web s d ng MS FrontPage 3.2.1 Các thao tác chí khi soạn thảo một trang web ính • Tạo mới một trang web: Chọn chức năng File/New/Page /Normal Page ạo hay chọn icon New trên Toolbar ọn tr • Lưu trang web: Chọn chức... bản Cú pháp: 2.4.6 Khái niệm văn bản siêu liên kết Văn bản siêu liên kết hay còn gọi là siêu văn bản là một từ, một cụm từ hay một câu trên trang Web được dùng để liên kết tới một trang Web khác Siêu văn bản là môi trường trong đó chứa các liên kết (link) của các thông tin Do WWW cấu thành từ Dịch vụ Tên file Cổng http://selab.vnuh.edu.vn:8080 /~dir1/dir2/dir3/index.HTML#chapter001... dung trong trang mà ở đó người dùng có thể kích vào và di chuyển quanh web site mà không cần phải liên tục quay lại trang nội dung Nhiều cách hiển thị cho phép người thiết kế giữ một số thông tin tĩnh nào đó trong khi cuộn hay thao tác đối với những nội dung khác trên trang Web Tuy nhiên, mặt hạn chế của việc sử dụng khung trong trang Web là: không phải tất cả các trình duyệt đều hỗ trợ khung, ví dụ, IE... thư mục cha của thư mục hiện tại) URL cơ sở có thể được xác định bằng thẻ 2.4.8 Kết nối mailto Nếu đặt thuộc tính href= của thẻ giá trị mailto:address@domain thì khi kích hoạt kết nối sẽ kích hoạt chức năng thư điện tử của trình duyệt Trang WEB này được WEBMASTER bảo trì 2.4.9 Vẽ một đường thẳng nằm ngang Cú pháp: . lý và vận hành Website đó. 1.3. Website động và website tĩnh Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không. 1.3.1. Web Động Web "ĐỘNG". trình. 1.3.2. Web Tĩnh Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website 'ĐỘNG', chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh? 3 Không hẳn một website tĩnh không. với một website động. Với web tĩnh, Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website

Ngày đăng: 18/05/2015, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w