Với hội họa vì sử dụng chất liệu có tính nhân loại nên người xem tranh có thể cảm thụ được tranh của tất cả các quốc gia mà không cần tới thao tác chuyển dịch.. Chẳng hạn cũng nhờ từ ngữ
Trang 1Bài tập điều kiện
Đề bài: So sánh chất liệu của nghệ thuật văn chương với chất liệu của nghệ thuật hội họa theo những đặc tính chi phối đối với nghệ thuật
Bài làm 1-Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương.
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc Nói cho cùng, văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng Trong lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ
Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sang tác tác phẩm văn học, để sang tạo
ra ngôn ngữ văn học Giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học có sự khác biệt
Theo Go-rơ-ki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói "nguyên liệu", còn ngôn ngữ văn học
là tiếng nói đã được nhưng người thợ tinh xảo nhào luyện
Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm riêng:
Trước tiên chúng ta phân biệt ngôn ngữ và lời văn (lời nói)
Trong "Giáo trình ngôn ngữ học đại cương", F De Saussure đã đưa ra một
phân biệt nổi tiếng giữa ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole) Theo ông, ngôn ngữ
là một hệ thống kí hiệu tạo thành một kho tàng dự trữ trong tư duy của một cộng
đồng người Mỗi kí hiệu bao gồm hai phương diện gắn liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy: cái biểu đạt và cái được biểu đạt Cái biểu đạt trong ngôn ngữ
gọi là vỏ vật chất còn cái được biểu đạt là khái niệm Giữa chúng có mối quan hệ
võ đoán tuyệt đối hay tương đối do qui ước của xã hội mà nhiều khi không thể giải thích một cách tường tận được
Lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng
người trong từng hoàn cảnh cụ thể Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời
văn) nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác
phẩm văn học
Để kiểm định một số đặc tính vốn có của chất liệu ngôn ngữ và xem xét sự chi phối của chúng đến nghệ thuật văn chương Từ đó so sánh chất liệu của văn học với chất liệu của hội họa ta cần chú ý những điểm như sau:
Trang 22-Ngôn ngữ là loại chất liệu có sẵn và mang tính toàn dân so với chất liệu của hội họa
Ngôn ngữ là công cụ nhận thức, tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người trước hết là để thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp Cùng với hai chức năng trên ngôn ngữ còn được sử dụng với chức năng thứ
ba là chức năng thẩm mĩ: Làm chất liệu cho nghệ thuật văn chương Chức năng này cuãng hình thành rất sơm ở mọi cộng đồng xã hội, mọi dân tộc, trong sụ hình thành của văn học dân gian ( từ rất lâu trước khi có chữ viết) ở các dân tộc là một minh chứng rất rõ
Xét về mặt không gian, về mặt bề rộng thì có thể thấy: với tư cách chất liệu của nghệ thuật, ngôn ngữ là loại chất liệu mang tính toàn dân, tính phổ thông tính phổ biến nhất Thứ chất liệu này có ở mọi người, bởi vì trừ những người khuyết tật bẩm sinh, còn không ai là không có ngôn ngữ Vì vậy khi sáng tác, nhà văn sử dụng chất liệu sẵn có để tạo nên tác phẩm mà không phải đi tìm hoặc đi mua Về mặt này chỉ có nghệ thuật vũ đạo là có thể so sánh được Người nghệ sĩ sử dụng vũ đạo tức là sử dụng chính những động tác của thân thể mình để thể hiện hình tượng Chất liệu ấy cũng là chất liệu tự thân giống như ngôn ngữ, còn các nghành nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc,kiến trúc, điện ảnh…đều sử dụng những chất liệu bên ngoài con người, thậm chí rất đắt tiền
Nhờ thứ chất liệu sẵn có ấy mà sáng tác văn chương mang tính toàn dân Mỗi người khi có cảm hứng đều có thể làm được một vài câu thơ, câu văn
Sau sáng tác là việc truyền bá tác phẩm Nhờ chất liệu ngôn ngữ mang tính toàn dân nên tác phẩm văn chương có thể truyền bá dễ dàng và rộng rãi đến mọi người Ngay cả khi chưa có chữ viết, chưa có in ấn thì các sáng tác văn chương vẫn được lưu truyền rất dễ dàng bằng phương thức truyền miệng
Nhờ tính toàn dân, tính phổ biến của chất liệu ngôn ngữ mà việc lĩnh hội cảm thụ
văn chương cũng trở nên thật dễ dàng Những tác phẩm như Truyện Kiều
( Nguyễn Du),“ Lục Vân Tiên” ( Nguyễn Đình Chiểu)…được rất nhiều người dân
không biết chữ thuộc lòng Với những ngành nghệ thuật khác việc cảm thụ tác phẩm khó khăn hơn nhiều Ví dụ như với hội họa những bức tranh nổi tiếng như Lagiô- công ( Leona đơ Vinci), Mùa thu vàng ( Levitan), Hoa diên vĩ( Valgok)… rất nổi tiếng nhưng đâu phải có nhiều người thưởng thức và cảm nhận được vẻ đẹp của chúng nếu như không được đào tạo về hội họa
Trang 33- Tính dân tộc của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa
Tính toàn dân của chất liệu ngôn ngữ lại không đồng nghĩa với tính nhân loại Ở những loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, âm nhạc… chất liệu là chung cho toàn nhân loại Ngôn ngữ thì trái lại: tự bản thân mình ngôn ngữ luôn luôn mang tính dân tộc sâu sắc Ngôn ngữ là tài sản riêng của từng dân tộc,là đặc trưng
cơ bản của từng dân tộc “ ngôn ngữ của một dân tộc chính là linh hồn của dân
tộc đó, linh hồn của một dân tộc cũng chính là linh hồn của dân tộc đó” ( W V.
Humboldt) Đặc trưng dân tộc của ngôn ngữ thể hiện ở tất cả các bộ phận cấu thành của nó và ở cả cái cách mà mỗi dân tộc sử dụng ngôn ngữ Ở hội họa bản thân chất liệu không mang tính dân tộc, còn ở văn chương chất liệu mang tính dân tộc rất rõ
Tính dân tộc của chất liệu ngôn ngữ có sự chế định rất lớn đến quá trình sáng tác, cảm thụ và đến chính tác phẩm văn chương Không thể sáng tác, cảm thụ văn chương bằng thứ ngôn ngữ xa lạ, hoặc thứ ngôn ngữ mà mình chưa năm bắt được đầy đủ, chưa cảm nhận được thần thái mang đặc trưng dân tộc của nó Khi đó muốn cảm nhận phải có sự chuyển dịch Người dịch không chỉ dịch các từ ngữ bề mặt mà cả cái linh hồn dân tộc đứng đằng sau ngôn ngữ đó
Ví dụ khi Thúy Toàn dịch bài thơ “ Tôi yêu em” của A Puskin thì dịch giả phải
hiểu được linh hồn của nước Nga đằng sau ngôn ngữ của bài thơ, và phải dịch được cả linh hồn ấy trong bản dịch của mình:
“ Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng tôi không muốn em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
Có truyền tải được linh hồn của dân tộc qua bản dịch thì người đọc mới có thể cảm nhận đầy đủ bài thơ
Với hội họa vì sử dụng chất liệu có tính nhân loại nên người xem tranh có thể cảm thụ được tranh của tất cả các quốc gia mà không cần tới thao tác chuyển dịch Các bức tranh nổi tiếng vẫn được cảm nhận một cách không mấy khó khăn trên chính chất liệu mà người họa sĩ đã sử dụng để vẽ nên chúng
4- Ngôn ngữ là chất liệu mang nghĩa so với chất liệu của hội họa
Một điểm khác biệt rất cơ bản của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa
và của các ngành nghệ thuật khác là: Ngôn ngữ là chất liệu mang nghĩa Ngôn ngữ sinh ra là để thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng nhân thức và chức năng giao tiếp Toàn bộ đời sống tình cảm, tư tưởng của con người trở thành nội dung
Trang 4của ngôn ngữ và khi giao tiếp với nhau con người dùng ngôn ngữ để trao đổi những nội dung đó
Nội dung ngữ nghĩa mà ngôn ngữ biểu hiện rất đa dạng, phong phú, thuộc mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người, cả bên trong và bên ngoài Nội dung ngữ nghĩa đó có thể là những điều rất khái quát, có thể là nghững điều rất cụ thể, chi tiết, những sắc thái tinh vi, tế nhị Có thể nói không một cái gì liên quan đến con người mà ngôn ngữ không thể hiện được, và thể hiện một cách rất hiệu quả Chẳng hạn cũng nhờ từ ngữ của tiếng Việt mà có đến máy chục sắc thái màu xanh được thể hiện: Xanh biếc, xanh lơ, xanh thẫm, xanh ngắt, xanh rờn, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh rớt,xanh rợn, xanh um, xanh tươi, xanh xao, xanh nhạt, xanh da trời, xanh nước biển, xanh cổ vịt, xanh lam, xanh lá cây, xanh trứng sáo, xanh hòa bình….trong văn chương, nhờ chất liệu ngôn ngữ nhà văn còn sáng tạo ra nhiều sác xanh nữa: xanh ước mơ, xanh hy vọng, xanh tâm tưởng…Thiết nghĩ trong nghệ thuật hội họa với chất liệu của mình, những họa sĩ tài hoa cũng không thể pha chế màu sắc để đáp ứng được những nhu cầu biểu hiện phong phú và tinh tế đến thế Hơn nữa rât nhiều cảm nhận về khướu giác, vị giác vô cùng tinh tế hội họa không có chất liệu nào có thể biểu hiện được Trong khi đó với chất liệu mang nghĩa văn chương có thể diễn tả được tất cả các cảm nhận của vị giác, của khướu giác, của thính giác, của xúc giác và cả những cảm giác trong tâm tưởng :
“ Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng hà Nội Những phố dài xao xác heo may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
( Nguyễn Đình Thi) Cũng nhờ chất liệu mang nghĩa mà văn chương có thể đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn tình cảm của con người để diễn tả những trạng thái cảm xúc hết sức tinh vi, giãi bày tường minh trên câu chữ, điều mà hội họa khó có thể làm được Đây là đoạn thơ miêu tả nỗi nhớ nhung, lo âu, khao khát của người chinh phụ khi người chinh phu đang ở nơi chiến trường không biết sống chết ra sao:
“ Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên giờ chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thăm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
Trang 5Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô”
( Chinh phụ ngâm khúc)
Đó là ưu thế rất lớn khi ngôn ngữ được dùng làm chất liệu trong nghệ thuật văn chương, ưu thế ấy còn tăng lên gấp bội nhờ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả, nhờ sự cộng hưởng của ngữ cảnh và sự đồng sáng tạo của độc giả
5-Tính bất biến và tính khả biến của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa.
Xét về mặt hình thể, ngôn ngữ là một dạng vật chất, nhưng mang những nét riêng trong cơ chế cấu tạo Nó không phải là một dạng vật chất như bột màu, sơn dầu, sơn mài… trong hội họa mà nó là loại vật chất bao gồm rất nhiều bộ phận hợp thành, mà tiêu biểu và đóng vai trò quan trọng là các tín hiệu ngôn ngữ, mỗi tín hiệu ngôn ngữ bao gồm cái biểu hiện và cái được biểu hiện Mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ vừa mang tính bất biến vừa mang tính khả biến: “ Nếu xét trong mối tương quan với ý niệm được biểu hiện, thì cái biểu hiện tỏ ra được lựa chọn một cách tự do Song ngược lại đối với khối cộng đông ngôn ngữ đang sử dụng nó, thì nó không tự do, nó có tính chất bắt buộc” ( F.D Saussure ) Điều đó dẫn đến ngôn ngữ có tính bất biến Để thực hiện chức năng là công cụ tư duy và giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng xã hội , hơn nữa là sự nhận thức và giao tiếp của nhiều thế hệ kế tiếp nhau trong thời gian lịch sử lâu dài thì hệ thống ngôn ngữ nói chung và tín hiệu ngôn ngữ nói riêng cần phải ổn định, bất biến
Song song với sự bất biến, ngôn ngữ lại có tính khả biến Ngay trong sinh hoạt hàng ngày, mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ uãng thường biến chuyển, thay đổi để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, biểu hiện và giao tiếp
Ví dụ từ ngân hàng ngày nay không chỉ là nơi tích lũy tiền bạc mà từ ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: ngân hàng máu, ngân hàng đề thi, ngân hàng dữ liệu…Từ tóc cũng không chỉ mang nghĩa thông thường là những sợi lông trên đầu người mà từ tóc còn được dùng trong lĩnh vực điện tử: dây tóc bóng đèn, trong văn chương từ tóc lại là bộ phận của cành cây, lá cây:
“ Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
( Xuân Diệu)
“ Quê hương có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
( Tế Hanh)
Trang 6Như vậy nghĩa hay cái được biểu hiện trong ngôn ngữ không phải bất biến mà luôn
ở trang thái biến động linh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu đạt và giao tiếp Điều này chất liệu của hội họa không thể có được
Ngay cả mặt cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ cũng có thể biến đổi linh hoạt Tiếng Việt vốn là loại hình ngôn ngữ đơn lập, vậy mà đôi khi từ ngữ vẫn biến đổi
âm thanh để phục vụ cho một nhu cầu thẩm mĩ, ví dụ từ vội vàng biến đổi trong
câu ca dao:
“ Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây”
Từ vội vàng được tách làm đôi để biểu thị dáng đi tất tả ngược xuôi của một con
người
Chất liệu ngôn ngữ của văn chương không kém độ mềm dẻo, linh hoạt đó là một
ưu thế giúp tạo nên những tác phẩm văn chương đa dạng, phong phú, sáng tạo giàu
cá tính
6- Tính hình tuyến của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa.
Một đặc tính rất rõ nữa của ngôn ngữ là tính hình tuyến F D Saussure cho rằng:
“ Vốn là vật nghe được, cái biểu hiện ( của tín hiệu ngôn ngữ) diễn ra trong thời gian và có những đặc điểm của thời gian: nó có bề rộng, và bề rộng đó chỉ
có thể đo trên một chiều mà thôi: đó là một đường chỉ, một tuyến” Và ông cũng
cho rằng toàn bộ cơ chế của ngôn ngữ do đặc tính này chi phối
Tính hình tuyến vừa là thuận lợi, vừa là hạn chế của nghệ thuật văn chương cả ở hoạt động sáng tác cũng như hoạt động cảm thụ và lĩnh hội
Nhờ tính hình tuyến của ngôn ngữ, văn chương là loại hình nghệ thuật có ưu thế nhất trong việc diễn tả diễn biến của thời gian, biểu hiện được những dòng chảy bất tận của những sự kiện trong thời gian Khả năng này chỉ có nghệ thuật điện ảnh
có thể so sánh được Văn chương có thể tạo nên những bộ tiểu thuyết trường thiên, những trường ca bất tận thuật lại diễn biến của cả một đời người hoặc của nhiều thế hệ Ngay cả việc diễn biến tâm trang bên trong của con người, ngôn ngữ cũng
có thể khắc họa những trạng thái, những cảm xúc, những suy tư triền miên theo dòng chảy thời gian Điều này hội họa, kiến trúc, điêu khắc… vốn sử dụng các chất liệu có tính chất không gian khó có thể làm nổi
Tuy nhiên tính hình tuyến của ngôn ngữ lại gây cản trở không nhỏ cho nghệ thuật văn chương khi diễn tả những diễn biến đồng thời hoặc những quan hệ thuộc về không gian nhiều chiều Lúc đó văn chương lại tuyến tính hóa không gian đa chiều,
ép không gian đa chiều đó theo tuyến thời gian một chiều
Trang 7Ví dụ trong “ Chiến tranh và hòa bình” của Leb Tolxtoi trong lúc tuyến nhân vật
Natasa và Anđrây đang trên đường rút lui khỏi kinh thành Natasa chăm sóc cho Anđrây đang bị thương thì tuyến của nhân vật Pie Bedukhop cũng đang vào thành Matxcowa và tìm cách ám sát Napoleon Nhưng câu chuyện của tuyến Pie Bedukhop tác giả phải kể sau sau khi kể hết các diến biến của tuyến Natasa và Anđrây
Ngay cả khi miêu tả một tĩnh vất thì văn chương vẫn phải tuân thủ tính hình tuyến của chất liệu ngôn ngữ Khác với một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc cùng
đề tài vất thể được biểu hiện đầy đủ, trọn vẹn trên bức tranh hoặc bức tượng một cách đồng thời, còn văn chương các chi tiết của vật đó sẽ được hiện lên tuần tự theo trình độ tuyến tính của từ ngữ
Ví dụ trong bài thơ miêu tả Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương:
“ Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tác cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu”
Cảnh vật sinh động của Đèo Ba dội không hiện lên cùng một lúc mà tuần tự hiện lên theo thứ tự sắp xếp từ ngữ của tác giả
Để khắc phục hạn chế do tính hình tuyến của ngôn ngữ các nhà văn thường sử dụng một số thủ pháp như thông qua hồi tưởng của nhân vật, thông qua lời kể của nhân vật khác, đảo kết cấu, phối hợp xen kẽ các sự kiện…Người sáng tác cũng có thể sử dụng tính hình tuyến của ngôn ngữ như một biện pháp nghệ thuật trong văn chương
Ví dụ: trong bài thơ “ Màu thời gian” Đoàn Phú Tứ đã sử dụng trật tự tuyến tính
để lần lượt biểu thị màu sắc, hương vị của thời gian rất thú vị như sau:
“ Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh”
7 -Ưu thế nổi trội hơn hẳn của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa
Ngôn ngữ còn có một ưu thế nổi trội hơn hẳn các chất liệu của các nghành nghệ
thuật khác đó là đặc tính siêu ngôn ngữ Nó không chỉ được dùng để con người
nhận thức, trao đổi với nhau những cảm nhận, suy nghĩ bên ngoài ngôn ngữ, mà còn được dùng để nói về chính bản thân ngôn ngữ Chất liệu của hội họa và của các nghành nghệ thuật khác không thể làm được điều này Không thể dùng màu sắc, đường nét của bức tranh này để nói về đường nét của bức tranh khác Ngôn
Trang 8ngữ thì trái lại nó có thể dùng để làm công cụ thể hiện chính bản thân nó Điều này không chỉ diễn ra ở các công trình khảo cứu về ngôn ngữ, ở các sách dạy ngôn ngữ này nhờ ngôn ngữ khác mà còn thường xuyên diễn ra trong giao tiếp đời thường Người ta có thể dùng lời nói của mình để nhắc lại hay truyền đạt lời của người khác, để bình phẩm, để ca ngợi hay để mỉa mai, tán tụng người khác…Đó chính là lúc ngôn ngữ được dùng với chức năng siêu ngôn ngữ
Đối với văn chương, đặc tính siêu ngôn ngữ là một ưu thế rất lớn Nhà nghệ sĩ ngôn từ có thể dùng ngôn ngữ không chỉ để tả, để kể về thế giớ tự nhiên, xã hội bên ngoài hay nội tâm bên trong của nhân vật, mà còn dùng ngôn ngũ của mình để thuật lại lời nói, để dẫn lời nói hay để bình phẩm lời nói của thế giới nhân vật trong tác phẩm Hơn nữa nhân vật trong tác phẩm cũng dùng lời nói của mình để dẫn, để nhắc lại để bình phẩm lời nói của nhân vật khác Kết quả là trong tác phẩm văn chương có nhiều giọng nói, nhiều lời nói khác nhau, chồng lên nhau hay hòa vào nhau, hoặc có thể trái chiều nhau, đối nghịch nhau
Ví dụ ta có thể minh họa bằng một chi tiết trong truyện ngắn “ Đôi mắt” của Nam Cao:
“ – Bác Độ, Ba ơi! Bác Độ!
Thằng Ngữ, con anh Hoàng Nó chẳng kịp chào tôi, ngoắt chạy trở vào reo rối rít Cái gì? Cái gì? Hừm!
Tiếng trầm trầm nhưng lại có vẻ nạt nộ của anh Hoàng hỏi nó( bao giờ nói với con anh cũng có cái giọng dậm dọa buồn cười ấy) ”
Đoạn trích gồm lời nói của ba người: Thằng Ngữ, Hoàng và Độ Độ vừa dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét về ngôn ngữ của thằng Ngữ và Hoàng, với sắc thái bình luân rất rõ ràng Thằng Ngữ thì reo rối rít, Hoàng thì có giọng trần trầm dậm dọa Chính đặc tính siêu ngôn ngữ đã khắc họa sự đa dạng về tính cách, về điểm nhìn, về cảm xúc trong tá phẩm văn chương Điêu này chỉ có điện ảnh và sân khấu mới có thể biểu hiện được tương tự, chứ tuyệt nhiên không thể có trong hội họa và các nghành nghệ thuật khác
Trang 98- Kết luận
Chất liệu ngôn ngữ trong văn chương có những đặc tính khác hẳn so với chất liệu của hội họa và các ngành nghệ thuật khác Những đặc tính của ngôn ngữ đã tạo ra cho văn chương một ưu thế đặc biệt trong quá trình sáng tác của nghệ sĩ, trong sự biểu hiện của tác phẩm và trong sự cảm nhận và lĩnh hội tác phẩm của độc giả Bên cạnh đó chất liệu ngôn ngữ cũng đôi khi gây ra hạn chế cho nghệ thuật văn chương Tuy vậy văn chương đã vượt qua hạn chế đó, thậm chị biến đặc tính gây
ra hạn chế của chất liệu ngôn ngữ thành một thủ pháp nghệ thuật của mình Điều này đã khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật ưu việt nhất trong việc biểu đạt thế giới đời sống của con người Ngày nay con người có rất nhiều các nghành nghệ thuật, trong đó có cả loại hình nghệ thuật tổng hợp làm phong phú và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của đời sống tinh thần, nhưng chắc chắn nghệ thuật văn chương với chất liệu ngôn từ đặc biệt của mình sẽ là laoij hình nghệ thuật mãi mãi trườn tồn và thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu nhận thức, giáo dục, cảm nhận cái đẹp, chia sẻ, dự báo tương lai, giải trí… của con người Đúng như M Gorki đã
từng nhận định : Văn học là Nhân học.
Tài liệu tham khảo
1-Bùi Minh Toán- Kiểm định những đặc tính chi phối chất liệu ngôn ngữ nghệ thuật văn chương
2-Hồ Xuân Hương- Thơ Hồ Xuân Hương- NXB Văn học 1987
3-Nam Cao- Truyện ngắn Nam Cao- NXB Văn Học 1988
4-Hoài Thanh- Hoài Chân - Thi Nhân Việt Nam – 1996
Trang 10Mục lục
1-Ngôn từ là chất liệu của văn chương………trang 1 2-Ngôn ngữ là loại chất liệu có sẵn và mang tính toàn dân so với chất liệu của hội họa……… trang 2 3- Tính dân tộc của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa…… trang 3 4- Ngôn ngữ là chất liệu mang nghĩa so với chất liệu của hội họa………trang 3 5- Tính bất biến và tính khả biến của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa……… trang 5 6- Tính hình tuyến của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của hội họa….trang 6 7- Ưu thế nổi trội hơn hẳn của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu
của hội họa……… trang 7 8- Kết luận……… trang 9