1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh 6 Ngân hàng đề

7 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 143,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN SINH VẬT KHỐI 6 _____  _____ A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Trong các câu sau, mỗi câu đều có bốn phương án trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu Nội dung Đ/A 1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây một năm A. Cây táo, cây mít, cây đào, cây nhãn. B. Cây ngô, cây cam, cây lúa, cây tỏi. C. Cây cà chua, cây dưa chuột, cây cải, cây dưa hấu. D. Cây bưởi, cây xoài, cây ổi. C 2. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa A. Cây táo, cây mít, cây đào, cây rêu. B. Cây ngô, cây lúa, cây tỏi, cây đậu xanh, cây rau bợ. C. Cây cà chua, cây dưa chuột, cây cải, cây dưa hấu. D. Cây bưởi, cây xoài, cây ổi, cây dương xỉ. C 3. Tế bào thực vật gồm thành phần chính nào. A. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân lục lạp B. Vách tế bào, chất tế bào, nhân không bào C. Nhân không bào, lục lạp D. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp. D 4. Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia. A. Tế bào mô mềm. B. Tế bào mô nâng đỡ. C. Tế bào mô phân sinh. D. Cả A, B và C. C 5. Rễ chùm thường mọc : A. Ăn sâu xuống đất. B. Ăn nông gần mặt đất nhưng phát triển rộng. C. Cả A và B. B 6. Muốn cho bộ rễ phát triển mạnh để cây nhanh tốt, cần phải : A. Xới đất cho tơi xốp. B. Tưới nước đủ và bón phân hợp lý. C. Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ. D. Cả A, B và C. D 7. Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì : A. Gồm hai phần : vỏ và trụ giữa. B. Có mạch gỗ và mạch cây vận chuyển các chất. C. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. D. Có ruột chứa chất dự trữ. C 8. Thịt vỏ có cấu tạo và nhiệm vụ gì ? A. Gồm các tế bào có màng mỏng chứa chất dự trữ. B. Gồm những tế bào có độ lớn khác nhau, có nhiệm vụ chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. C. Cả A và B đều đúng. B PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA Câu Nội dung Đ/A 9. Rễ cây hút nước nhờ bộ phận nào ? A. Miền sinh trưởng. B. Miền chóp rễ. C. Miền trưởng thành. D. Các lông hút. D 10. Trong đời sống của cây, giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng. A. Giai đoạn quả bắt đầu chín, cây già. B. Giai đoạn cây đâm chồi đẻ nhánh. C. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa (lúa làm đòng, ngô trổ cờ) D. Cả B và C. D 11. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. A. Các loại đất trồng khác nhau. B. Thời tiết khí hậu. C. Sự tác động của sinh vật khác. D. Cả A và B. D 12. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa. A. Để thu được củ có nhiều chất dự trữ. B. Để giải phóng đất chuẩn bị cho vụ sau. C. Để hạn chế sâu bọ xâm nhập vào gây hại củ. D. Cả B và C. A 13. Thân dài ra do A. Sự lớn lên và phân chia tế bào. B. Chồi ngọn. C. Mô phân sinh ngọn. D. Sự phân chia tế bào và mô phân sinh ngọn. D 14. Bộ phận nào của cây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng. A. Vỏ và ruột. B. Ruột. C. Mạch rây và mạch gỗ. D. Mạc gỗ. D 15. Lá gồm những thành phần chính nào ? A. Phiến lá và bẹ lá. B. Cuống lá và bẹ lá C. Phiến lá và cuống lá D. Bẹ lá và gân lá. C 16. Lá của những cây nào sau đây thuộc loại lá đơn ? A. Cây mồng tơi, cây ngô, cây bí, cây mía. B. Cây hoa hồng, cây trinh nữ, cây khế. C. Cây bạch đàn, cây ổi, cây phượng. D. Cả B và C A 17. Cấu tạo trong của phiến lá gồm ? A. Thịt lá, ruột, vỏ. B. Bó mạch, gân chính, gân phụ. C. Biểu bì, thịt lá, gân lá, các lổ khí. D. Biểu bì, gân lá, thịt lá. C PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA Câu Nội dung Đ/A 18. Mặt trên của lá thường có màu xanh lục, thẫm hơn mặt dưới của lá vì : A. Mặt trên có ít lỗ khí hơn mặt dưới. B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn mặt dưới C. Tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn tế bào thịt lá ở phía dưới D. Tế bào thịt lá ở mặt trên chứa ít diệp lục hơn tế bào thịt lá ở phía dưới C 19. Ở ngoài ánh sánh, nhờ có diệp lục : A. Lá cây chế tạo ra tinh bột và thải ra khí Ôxy từ các muối khoáng. B. Lá cây sử dụng nước trong đất và khí cacbonic trong không khí để chế tạo ra tinh bột và thải ra khí Ôxy. C. Cả A và B đều đúng. B 20. Trong quá trình quang hợp nước lấy từ đâu ? A. Được rễ hút từ đất, theo mạch gỗ lên thân, qua gân lá rồi vào lá. B. Từ không khí, hấp thụ vào lá qua các lỗ khí. C. Cùng với các muối khoáng được rễ chuyển lên thân. A 21. Trong quá trình quang hợp khí cacbonic lấy từ đâu ? A. Được rễ hút từ đất, theo mạch gỗ lên thân, qua gân lá rồi vào lá. B. Cùng với các muối khoáng được rễ chuyển lên thân. C. Từ không khí, hấp thụ vào lá qua các lỗ khí. C 22. Có mấy kiểu gân lá? A. Gân song song. B. Gân hình mạng. C. Gân hình cung. D. Cả A, B và C. D 23. Có mấy kiểu xấp lá trên cành ? A. Lá mọc lá. B. Lá mọc đối. C. Lá mọc vòng. D. Cả A, B và C. D 24. Tại sao khi nuôi cá trong bể kính người ta thường thả vào bể cá các loại rong ? A. Bổ sung thêm thức ăn cho cá. B. Tạo ra vẻ đẹp tự nhiên. C. Khi rong quang hợp thải khí Ôxy làm cho hàm lượng Ôxy trong bể tăng giúp cá hô hấp tốt. D. Cả A và B C 25. Tại sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng ? A. Để có đủ ánh sáng cho cây quang hợp tốt. B. Để hạn chế sự phát triển của các loài sâu bọ gây hại cây. C. Tạo điều kiện cho cây hấp thu khí cacbonic và thải khí Ôxy D. Cả A, B và C. A 26. Lá cây sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ? A. Nước. B. Khí cacbonic. C. Ánh sáng. D. Cả A, B và C. D 27. Sơ đồ quá trình quang hợp được thể hiện như thế nào ? A PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA Câu Nội dung Đ/A A. Nước + khí cacbonic ánh sáng diêp luc → tinh bột + khí Oxi B. Nước + muối khoáng ánh sáng diêp luc → tinh bột + khí Oxi C. Khí cacbonic + khí Oxi ánh sáng diêp luc → tinh bột + năng lượng D. Nước + chất hữu cơ trong đất ánh sáng diêp luc → tinh bột + khí Oxi 28. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ? A. Ánh sáng và chất diệp lục. B. Nước C. Khí cacbonic D. Cả A, B và C. A 29. Quá trình hô hấp ở lá : A. Xảy ra thường xuyên suốt ngày, suốt đêm. B. Phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng cần cho các hoạt động của cây. C. Hút khí cacbonic nhã ra khí Oxi. D. Cả A, B và C đều đúng. D 30. Quá trình quang hợp ở lá ? A. Chỉ xảy ra ban ngày và khi có ánh sáng. B. Tạo ra chất hữu cơ cho các bộ phận của cây sử dụng. C. Hút khí cacbonic nhã ra khí Oxi. D. Cả A, B và C đều đúng. D 31. Những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình hô hấp là : A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước. B. Khí Oxi trong không khí, ánh sáng. C. Nhiệt độ, lượng Oxi, lượng khí cacbonic trong không khí. D. Cả A, B và C đều đúng. C 32. Sự thoát hơi nước ở lá biểu hiện qua : A. Sự vân chuyển nước trong thân. B. Hơi nước từ trong cây thoát ra qua các lỗ khí làm lượng hơi nước trong cây mất đi C. Sự hút nước trong đất vào rễ qua các lông hút. D. Cả A, B và C đều đúng. B 33. Sự thoát hơi nước có ý nghĩa gì trong đời sống của cây ? A. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời. B.Tạo một lực hút giúp cho cây vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá C. Cả A và B đều đúng C 34. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá là ? A. Độ ẩm không khí, ánh sáng, nhiệt độ, gió. B. Lượng khí Oxi và khí cacbonic trong không khí. C. Lượng chất hữu cơ có trrong cây. D. Cả A, B và C đều đúng. A 35. Lá biến thành vảy thường gặp ở cây nào? A. Bầu, bí, mây. B. Riềng, nghệ C. Xương rồng. C PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA Câu Nội dung Đ/A D. Hành, tỏi. 36. Lá biến thành cơ quan bắt mối thường gặp ở cây : A. Hành, tỏi. B. Xương rồng, mây. C. Cây nắp ấm, cây bắt mồi. D. Bầu, bí, mướp. C 37. Những lá như thế nào được gọi là biến dạng . A. Lá biến thành gai, lá biến thành tay móc. B. Lá biến thành vảy, lá dự trữ. C. Lá bắt mồi, lá biến thành tua cuốn. D. Cả A, B và C. D 38. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên có những hình thức nào ? A. Sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng thân rễ. B. Sinh sản bằng rễ, rễ củ. C. Sinh sản bằng lá. D. Cả A, B và C. D 39. Những cây nào, lá biến thành cơ quan dự trữ ? A. Riềng, nghệ. B. Hành, tỏi. C. Bầu, bí mướp. D. Cả A, B và C. B 40. Tại sao khi giâm cành hoặc chiết cành đều phải tưới nước cho đất ẩm? A. Để cung cấp đủ nước cho cành chiết hoặc cành giâm khỏi bị khô héo. B. Để cành dễ ra rễ, nếu để đất khô rễ không phát triển được. C. Cả A và B đều đúng. C B. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu Nội dung Đáp án Điểm 1. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Kể tên một số cây có hoa và cây không có hoa? • Dựa vào cơ quan sinh sản để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa • Thực vật có hoa : cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ : cây lúa, cây ngô, cây xoài. • Thực vật không có hoa : cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. Ví dụ : Cây dương xỉ, cây rêu, cây rau bợ. 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 2. Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? • Tế bào ở mô phân sinh của cây có khả năng phân chia. • Quá trình phân bào diễn ra như sau : đầu tiên hình thành hai nhân. • Sau đó chất tế bào phân chia. • Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. 0,5 0,5 0,5 0,5 3. Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc • Có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. 0,5 PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA Câu Nội dung Đáp án Điểm điểm của từng loại rễ? • Rễ cọc : Gồm rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. • Rễ chùm : Gồm rễ phụ to dài gần bằng nhau mọc từ gốc thân thành chùm. 0,5 0,5 4. Rễ củ làm chức năng gì? Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? • Rễ củ làm chức năng chứa chất dự trữ cho cây, dùng khi ra hoa tạo quả. • Giải thích : Vì sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ tập trung vào phần hoa. • Làm cho chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa. • Làm cho rễ củ bị xốp teo nhỏ lại, khối lượng và chất lượng của củ đều giảm. 0,5 0,5 0,5 0,5 5. Trình bày thí nghiệm để biết thân dài ra • Thí nghiệm : Gieo vài hạt đậu vào khay đất ẩm. Khi cây ra hai lá thật, ta ngắt ngọn vài cây, còn một số cây không ngắt ngọn, sau vài ngày quan sát ta thấy. Cây ngắt ngọn thân dài ra. Cây không ngắt ngọn thân dài ra. Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh. 1 0,25 0,25 0,5 6. So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ có điểm gì giống và khác nhau? • Giống nhau : Đều có cấu tạo bằng tế bào Có vỏ và trụ giữa • Khác nhau : Cấu tạo miền hút của rễ Cấu tạo trong của thân non Biếu bì có lông hút Thịt vỏ không có chất diệp lục. Bó mạch : Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau. Biểu bì không có lông hút. Thịt vỏ một số tế bào có chứa chất diệp lục (tham gia quang hợp) 1 vòng bó mạch : Mạch rây và mạch gỗ xếp sát nhau (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 7. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì? • Cấu tạo trong của phiến lá gồm : biểu bì, thịt lá, gân lá. • Chức năng của mỗi phần : • Biểu bì : Bao bọc bên ngoài có chức năng bảo vệ phiến lá. • Thịt lá ở trong thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây. • Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, có chức năng vận chuyển các chất. 0,5 0,5 0,5 0,5 PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA Câu Nội dung Đáp án Điểm 8. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp? Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp. • Sơ đồ tóm tắt quang hợp Nước + khí cacbonic ánh sáng diêp luc → tinh bột + khí Oxi ↓ ↓ ↓ ↓ (Rễ (Lá lấy (Trong lá) (Lá hút từ từ không nhã ra đất) khí) môi trường) • Điều kiện cần thiết cho quang hợp là yếu tố ánh sáng và chất diệp lục. 1 0,5 9. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây? • Hô hấp là lấy Oxi và thải ra khí cacbonic • Hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây vì hô hấp lấy khí Oxi để phân giải các chất hữu cơ • Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. 0,5 0,5 0,5 10. Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây? Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây vì • Sự thoát hơi nước qua lá giữ cho lá không bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời. • Sự thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. 0,75 0,75 . CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG HÒA NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN SINH VẬT KHỐI 6 _____  _____ A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Trong các câu sau, mỗi câu đều có bốn phương án trả lời (A,. cuốn. D. Cả A, B và C. D 38. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên có những hình thức nào ? A. Sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng thân rễ. B. Sinh sản bằng rễ, rễ củ. C. Sinh sản bằng lá. D. Cả A,. phân chia tế bào ở mô phân sinh. 1 0,25 0,25 0,5 6. So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ có điểm gì giống và khác nhau? • Giống nhau : Đều có cấu tạo bằng tế bào Có

Ngày đăng: 18/05/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w