1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Luận văn thạc sĩ

95 268 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 526,1 KB

Nội dung

Trang 1

TRA HAU TUYET NHUNG

GIAI PHAP PHAT TRIEN TIN DUNG TAI TRO XUAT NHAP KHAU TAI NGAN HANG THUONG

MAI CO PHAN SAI GON CONG THUONG

Chuyên ngành : Kinh Tế Tài Chính —- Ngân Hàng

Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC : PGS.TS TRẤN HUY HOÀNG

Trang 2

Agribank BIDV CIC DADT Eximbank HD Bank NHTM NHTMCP NHNN NVTD NK PASXKD Saigonbank SCB TMCP Techcombank Vietcombank Vietinbank XNK XK

Ngân hàng Nông Nghiệp va Phát Triển Nông Thôn

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà Nước

Dự án đầu tư

Ngân hàng thương mại cô phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ngân hàng phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cô phần Ngân hàng Nhà Nước

Nhân viên tín dụng Nhập khâu

Phương án sản xuất kinh doanh

Ngân hàng thương mại cô phần Sài Gòn Công Thương

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Thương mại cô phần

Ngân hàng thương mại cô phần Kỹ Thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cô phần Ngoại Thương

Ngân hàng thương mại cô phần Công Thương Việt Nam Xuất nhập khâu

Trang 3

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 3.1 Biéu d6 2.1 Biêu đồ 2.2

Các sản phẩm dịch vụ hiện có tại Saiponbank - 31

Tỷ lệ nợ xấu của SaigonBank qua các năm 2 ssss¿ 35 Tóm tắt tình hình hoạt động của Saigonbank - - sẻ 37 Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Saigonbank 44

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Saigonbank 44

Kim ngạch XNK của nước ta trong thời øg1an qua 59

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Saigonbank 33

Trang 4

Trong xu thế mở cửa nên kinh tế của nước ta hiện nay thì ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam hòa nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới để từ đó hòa nhập chung vào nên kinh tế thế giới

Trong thời gian qua thì kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng trưởng qua các năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh

tế Việt Nam Đề đạt được những kết quả này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt

Nam đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và sự cạnh tranh nảy ngày cảng tăng do nhu cầu cũng như đòi hỏi của thị trường quốc tế ngày càng cao

Đứng trước những thách thức đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận được sự hỗ

trợ đặc lực từ phía nhà nước cũng như các tô chức kinh tế trong nước, trong đó có vai trò quan trọng của các Ngân hàng thương mại, nhằm giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đủ tầm và đủ lực để cạnh tranh trên thương trường quốc tế

Tuy nhiên, hiện nay công tác tài trợ xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng thương mại nói chung vả tại Ngân hàng TMCP Sai Gon Công Thương nói riêng còn nhiều hạn chế Là nhân viên tín dụng công tác tại Sài Gòn Công Thương Ngân hàng hon 4 năm và hiện đang công tác tại bộ phận cho vay xuất nhập khẩu tác giả nhận thấy công tác cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng còn nhiều điểm vướng

mac lam kìm hãm sự phát triển lĩnh vực tín dụng này của Sải Gòn Công Thương

Ngân Hàng cũng như tại các Ngân hàng thương mại khác Vì vậy, tác giả chọn dé

tài “ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN SAI GON CONG THUONG”

Trang 5

trong thời gian qua tác giả tìm ra những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sài Gòn Công Thương Ngân hàng cũng như của các Ngân hàng thương mại khác ngày càng phát triển hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

od Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu thực trạng công tác cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sai Gòn Công Thương trong thời gian qua, từ đó tìm ra những nhân tổ kìm kãm sự phát triển lĩnh vực tín dụng này tại Ngân hàng

od Pham vì nghiên cứu của luận văn

— Phạm vi về vấn đề nghiên cứu : chỉ nghiên cứu các vẫn đề có liên quan đến

tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

— Phạm vi về thời gian : Lây số liệu nghiên cứu đến hết năm 2009

— Pham vi về không gian : Luận văn nay chỉ nghiên cứu lĩnh vực tín dụng tài

trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

4 Y nghĩa của việc nghiên cứu

Luận văn này nghiên cứu tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Sài

Gòn Công Thương Ngân Hàng trong thời gian qua, đề xuất, kiến nghị các giải pháp

nhằm phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sài Gòn Công Thương Ngân

Trang 6

Thương hiện nay

Sử dụng phương pháp định tính và các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thông kê nhăm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của luận văn 6 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục luận văn gồm 3

chương chính :

— Chươngl : Tổng quan vẻ tín dụng Ngân hàng trong tài trợ xuất nhập

khẩu

— Chương2 : Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng

TMCP Sai Gon Cong Thuong

— Chương3 : Các giải pháp phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại

Ngan hang TMCP Sai Gon Cong Thuong

Do con nhiéu han ché vé thong tin, số liệu phân tích, tài liệu nguyên cứu và

thời gian thực hiện nên luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót và khiếm

Trang 7

TAI TRO XUAT NHAP KHAU

1.1 TIN DUNG NGAN HANG TRONG NEN KINH TE THI TRUONG

1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngần hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tôn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã

hội Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn trong đó hai chủ thể người

đi vay và người cho vay sẽ thỏa thuận một thời hạn nợ và mức lãi suất cụ thể Nếu

hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu

Từ tín dụng được sử dụng ngảy nay (Tiếng Anh : Credit; Pháp : Crédit) xuất phát từ gốc latin Creditum là lòng tin và sự tín nhiệm Ở đây, muốn nói về niềm tin mả người cho vay hướng về người đi vay khi đem tiền bạc, tài sản cho vay, họ phải có cơ sở tin răng người đi vay sẽ hoàn trả nợ đúng hạn Nói cách khác, để quan hệ tín dụng tổn tại đòi hỏi phải tạo lập được niềm tin và đây là cơ sở quan trọng cho

quan hệ tín dụng hình thành

Như vậy, có thê đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau : fin dung la moi quan hệ vay mượn dựa trên dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau

một thời hạn nhất định

Từ khái niệm nêu trên cho thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời hạn nhất định Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho

người cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận Sự hồn trả này khơng chỉ là sự bảo ton về mặt giá trỊ mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức Ở

đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng

Trang 8

đi vay được quyên sử dụng trong một thời gian nhất định

—_ Có thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người cho vay và

người đi vay

— Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phan thu nhập dưới hình thức lợi tức

Tín dụng ngân hàng : Đây là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tô chức

tín dụng với các nhà sản xuất kinh doanh, các tang lớp dân cư được thực hiện

dưới hình thức cung ứng vốn tín dụng bằng tiên

1.1.2 Đặc điểm và tác dụng của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng mang 3 đặc điểm :

— Cho vay dưới dạng tiền tệ : nguồn vốn tín dụng mả các ngân hàng đem ra cho vay hình thành từ những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội mà ngân hàng huy động được

— Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, người đi vay là các nhà doanh nghiệp, các cá nhân, người cho vay là các ngân hàng

— Quá trình vận động và phát triển của hình thức tín dụng ngân hàng hoàn toàn phù hợp với qui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

Tín dụng ngân hàng với đối tượng cho vay là tiền tệ nên sự vận động không bị ngăn cản về mặt phương hướng, nghĩa là có thể cho vay đối với bất kỳ một ngành kinh tế nào Mặt khác, với qui mô lớn về nguồn vốn ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn ở mọi qui mô cũng như các thời hạn nợ (»gốn hạn, trung hạn và đài hạn) Tùy theo yêu cầu của người đi vay

Như vậy, tín dụng ngân hàng với những ưu điểm vốn có về mặt qui mô vốn

tín dụng, thời hạn cho vay và sự đa dạng phạm vi hoạt động đã khắc phục dần

Trang 9

1.1.3 Các chức năng truyền thống của tín dụng ngân hàng đối với sự nghiệp

phát triển kinh tế xã hội

Tín dụng ngân hàng có 03 chức năng chính:

Một là: Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng

mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa đến nơi thiếu để sử

dụng nhăm phát triển kinh tế

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng

Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân

chúng, vốn băng tiền của các doanh nghiệp, vốn băng tiền của các tổ chức đoàn thé,

xã hội

Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: đây là mặt cơ bản của chức năng này Đó là

sự chuyển hóa đề sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội

Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên

tắc có hoàn trả và có nhận lợi tức nên tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó vừa kích thích mặt tập trung vốn, vừa thúc đây việc sử dụng vốn có hiệu quả

Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng mà phần

lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền nhàn rỗi một cách tương đối đã được huy

động và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và đời sông, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng lên

Hai là: Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chỉ phí lưu thông cho xã hội

Trang 10

mặt lưu hành (kế cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và tiền giấy như hiện nay) nhờ đó giúp giảm thiểu các chỉ phí liên quan như chỉ phí đúc tiền, chỉ phí in

tiền, chi phí vận chuyền tiền, chi phi bao quản tiền

Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một

khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh tốn thơng qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng, cho phép vừa giải quyết nhanh chóng các mối

quan hệ kinh tế, vừa thúc đây quá trình ay, tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội phát

triển

Nhờ có hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, có tác dụng giúp tăng tốc độ chu chuyền vốn trong phạm vỉ toàn xã hội

Ba là: Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế Đây là chức năng phát sinh, là hệ quả của hai chức năng nói trên

Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận

động của vật tư, hàng hóa, chỉ phí trong các xí nghiệp, các tô chức kinh tế, qua đó tín dụng không những là tâm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ay nham ngăn chặn các

Trang 11

1.2 TIN DUNG TAI TRO XUAT NHAP KHAU

1.2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế

1.2.1.1 Khái niệm xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu (XNK) là hoạt động quan trọng và chủ yếu trong kinh tế ngoại thương của các quốc gia

XNK hàng hóa dịch vụ là hoạt động mua bán, trao đôi hàng hóa dịch vụ giữa

trong nước và quốc tế mà ở đó có sự di chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền xuyên qua biên giới các quốc gia và vùng lãnh thô

Nhập khẩu là hoạt động kinh tế mà ở đó hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước

ngoài được tiêu thụ ở trong nước Nhập khẩu tác động trực tiếp đến đời sống kinh

tế, xã hội trong nước (đối với nước nhập khẩu)

Xuất khẩu là việc hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được đem đi tiêu

thụ ở nước ngoài Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng giúp thúc đây kinh tế trong nước phát triển (đối với nước xuất khẩu)

Hoạt động XNK có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng và giải quyết việc làm trong nước, mở rộng thị trường và góp phần nâng cao các quan hệ hợp tác quốc tế của các quoc gia

1.2.1.2 Sự cần thiết khách quan của hoạt động XNK trong nền kinh tế

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn quan hệ giao dịch với các nước khác Do khác nhau về điều kiện

tự nhiên như tài nguyên, khí hậu .nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước không

thể cung cấp đây đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nên kinh tế mà phải nhập nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng

cần thiết Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có,

Trang 12

trao đôi giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau, hay nói một cách khác hoạt

động XNK là yêu cầu khách quan trong nên kinh tế 1.2.1.3 Vai trò của hoạt động XNK trong nền kinh tế

Với xu hướng thực hiện chính sách mở cửa của kinh tế hiện nay, hòa nhập

vào kinh tế thế giới, ngoại thương đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế :

— Thông qua xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài góp phần khai thác tiềm năng và lợi thế kinh tế vốn có của đất nước, khuyến khích sản xuất phát triển, thúc đây tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện phân công lao động trên toàn thế giới Xuất khẩu còn là nguồn thu ngoại tệ quan trọng và chủ yếu của nhập khâu hàng hóa và trả nợ nước ngoài

— Thong qua nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa

cần thiết đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đồng thời tiếp thu

được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiễn, nâng cao chất lượng

sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

— Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, một quốc gia mà xây dựng chính sách ngoại thương hợp lý có tác dụng khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện tăng tích lũy cho nền kinh tế đồng thời góp phân tập trung và sử dụng ngoại tệ một cách có hiệu quả theo yêu cầu phát triển của kinh tế

—_ Hoạt động ngoại thương còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ ngoại giao

với các nước khác, gia nhập vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế với tư cách là nước hội viên nhờ đó sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan, thị trường

Trang 13

1.2.2 Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

1.2.2.1 Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Tín dụng tài trợ XNK của các NHTM là khoản tín dụng được cấp bởi các NHTM cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh XNK dưới hình thức cho vay,

bảo lãnh, mở L/C, nhận cầm cố bộ chứng từ hàng nhập khẩu, chiết khấu L⁄C xuất nhăm tài trợ vốn cho các dự án, phương án, thương vụ sản xuất, kinh doanh

của các doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK

Vốn tài trợ của các ngân hàng thường chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng nhu cầu vốn của dự án, phương án, thương vụ sản xuất, kinh doanh mà doanh

nghiệp thực hiện, phân còn lại phải là vỗn của doanh nghiệp

1.2.2.2 Sự cần thiết khách quan của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, XNK trở thành vẫn dé quan trọng Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu vẻ thị trường tiêu

thụ hàng hóa, thị trường đầu tư đang trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh

nghiệp XNK Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp XNK không phải

lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc có đủ vốn để thu mua,

chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của ngân hàng

Quan hệ ngoại thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng, ngân hàng

đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết về kỹ thuật và chỗ dựa về

tài chính trong lĩnh vực quan trọng này

Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ XNK là một yêu cầu tất yếu khách

Trang 14

1.2.2.3 Dac điểm của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Tín dụng tải trợ xuất nhập khẩu có các đặc điểm sau :

— Đối tượng được tài trợ là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh XNK hàng hóa và dịch vụ Do đó việc cấp tín dụng tài trợ XNK

phải tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế như : Công ước quốc tế, điều ước quốc tế, mà nhà nước đã cam kết với các nước, các tô chức kinh tế

— Tín dụng tài trợ XNK liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng, liên quan đến việc chuyền tiền qua biên giới của các quốc gia, phương

thức thanh toán quốc tế rất đa dạng, rủi ro cao Vì vậy, khi tài trợ tín dụng cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp, các NHTM phải lựa chọn phương thức thanh toán

và biện pháp quản lý vốn phù hợp với phương thức thanh toán đó Tốc độ thanh toán nhanh hay chậm, khả năng thu hồi vốn có an toàn hay không sẽ quyết định đến

chất lượng của tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM

1.2.2.4 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng đối với

sự phát triển kinh tế xã hội

s Đối với các Ngân hàng

Tín dụng tài trợ XNK của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn

liền với thời gian thực hiện thương vụ đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp XNK

trực tiếp hoặc ủy thác Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn Tài trợ của ngân

hàng trong lĩnh vực XNK là hình thức cho vay mang tính hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh, bởi vì :

— Thời gian tài trợ ngăn hạn do găn liền với thời gian thực hiện thương vụ

Thời gian thực hiện thương vụ đối với người xuất khẩu là thời gian kể từ lúc gom

hàng, xuất đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán của người mua Đối với người

nhập khẩu, thời gian kế từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu

Trang 15

— Tai tro XNK dam bao su dung von dung muc dich Đồng vốn tài trợ găn

liền với thương vụ Trong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thăng cho

bên thứ ba, mà không qua bên xin tài trợ như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh

toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng cho người xuất khẩu Rõ ràng

việc làm này tránh được tình trạng người xin tải trợ sử dụng vốn sai mục đích, hạn

chế rủi ro tín dụng

—_ Tài trợ XNK nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán Đối với người xuất khâu khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định việc thanh tốn tiền hàng phải thơng qua tài khoản của người xuất khâu mở tại ngân hàng Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản, mở tại ngân hàng Do vậy, nguồn thu để trả các khoản tài trợ được ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗ, dễ xảy ra rủi ro

—_ Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ XNK thể hiện thông qua lãi suất Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ : lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn) Tiền lãi thu cao vì thường giá

trị tài trợ ở mức vừa và lớn Ngoài ra, thông qua tài trợ XNK ngân hàng còn mở

rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trường quốc tế, đây cũng là hiệu quả

s Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tài trợ XNK của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện được các thương vụ lớn : có những thương vụ trong ngoại thương đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh

toán tiền hàng Do đặc điểm của vận chuyên hàng hải, các mặt hàng thiết yếu như

phân bón, sắt thép, gạo, bột mì thường hai bên mua bán với số lượng nguyên tàu

hàng (từ 10.000 đến 20.000 tân) nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyền, thuận lợi trong

Trang 16

hàng Tài trợ ngân hàng cho XNK là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được hợp đồng dạng này

Trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại thương, nếu doanh nghiệp trước đó đã thông qua ngân hàng về việc tài trợ và thanh toán quốc tế có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định ngân hàng phục vụ mình, thì sẽ tạo được lợi thế trong quá trình này Vì, như đã rõ, hợp đồng ngoại thương được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người mua và người bán, đã thỏa thuận trước với ngân hàng

nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng Điều này có ý

nghĩa quan trọng trong tiến trình thương lượng, đàm phán

Tài trợ XNK làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện

hợp đồng : thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp nhận được von dé thực

hiện thương vụ Đối với doanh nghiệp xuất khẩu vốn tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm Đối với doanh nghiêp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá hạ Cả hai trường hợp đều giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả

cao khi thực hiện thương vụ

NHTTM tuy ít thực hiện tài trợ các dự án tầm cỡ quốc gia như xây dựng nhà

máy, bến cảng, đường xá do giá trị dự án quá lớn và do đặc điểm chu chuyển nguồn vốn huy động trong ngân hàng không thể đáp ứng Tuy nhiên, ngân hàng vẫn thường tham gia tài trợ các dự án với qui mô nhỏ và vừa, thời gian thu hồi vốn thường không quá dài như thay đối dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, chính quá trình nay đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển được qui mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm

Trang 17

s Đôi với nên kinh tê

Tài trợ XNK của NHTM tạo điều kiện cho hàng hóa XNK lưu thông trôi

chảy : thông qua tải trợ của ngân hàng, hàng hóa xuất nhập theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phân tăng tính năng động của nên

kinh tế, ôn định thị trường

Tài trợ XNK của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đây nên kinh tế phát triển : thông qua tài trợ XNK của ngân hàng, doanh nghiệp có điều kiện thay đối dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng đã tác động đến sự phát triển của nên kinh tÊ nói chung

1.2.2.5 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đối với

hoạt động xuất nhập khẩu

s% Đối với hoạt động xuất khẩu

Để tài trợ xuất khâu các NHTM thường cho vay bằng tiền đồng Việt Nam

hoặc ngoại tệ để thu mua hàng xuất khẩu Tài trợ xuất khâu hiện nay được áp dụng cụ thể đưới các hình thức sau :

* Tài trợ vốn lưu động để mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo

đúng L/C qui định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng

Hình thức này được tiễn hành trước khi giao hàng, thông thường được áp dụng trong trường hợp Ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại ngân hàng Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường

Ngân hàng thực hiện tài trợ như sau :

Trang 18

đồng ý dưới sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng Ngân hàng tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền của ngân hàng tải trợ để đi mua hàng, chế biến sản xuất hàng hóa cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bằng 100% trị giá hàng xuất Thông thường ngân hàng chỉ tải trợ 70% giá trị lô hàng xuất khẩu

— Sau khi giao hàng xong nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với

những điều kiện qui định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền Trên

hồi phiếu đòi nợ thì ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu Ngân

hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoải đòi nợ ngân hàng mở L/C

Khi nhận được điện chuyến tiền từ phía ngân hàng mở L/C , ngân hàng thông báo

L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ Trường hợp giữa ngân hàng mở và ngân hàng thông báo L/C là đại lý có mở tài khoản tiền gởi cho nhau, việc thực hiện

thanh toán bộ chứng từ để thu nợ được tiễn hành nhanh chóng, thuận tiện dễ dàng

nên ngân hàng có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình thường — Khi ngân hàng tài trợ không phải là ngân hàng thông báo cũng không phải là ngân hàng thanh toán, rủi ro cũng có thể xảy ra nếu như sau khi được tài trợ doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng gặp rủi ro trong giao nhận hàng hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như cam kết vay với ngân hàng

* Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến

khi được ghi Có trên tài khoản phải trải qua một khoản thời gian nhất định để xử lý

và luân chuyển chứng từ Nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng bộ chứng từ

để chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định trong L/C hoặc ở

bất kỳ ngân hàng nảo Hình thức tải trợ này được tiến hành sau khi giao hàng Để đảm bao cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, ngân hàng thương mại thường xuyên yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng

Trang 19

— Chiết khẩu chứng từ hàng xuất khẩu :

Khi chiết khâu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian

qui định Ngân hàng mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có giao dịch

thường xuyên với ngân hàng chiết khấu Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình

tài chính của doanh nghiệp ồn định, và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với

ngân hàng Số tiền chiết khâu phải nằm trong hạn mức tín dụng

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thâm định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ

một cách cần thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ chối

thanh toán, ngân hàng khó thu hồi nợ Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong L/C Ngân hàng xem xét

quyết định tỷ lệ chiết khẩu hiện nay vào khoảng 90% giá trị L/C xuất Tuy nhiên,

trên thực tế tùy từng ngân hàng, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định một tỷ lệ chiết khẩu

Có hai hình thức chiết khấu :

+ Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khẩu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu có quyên truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không

được thanh toán

+ Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khẩu mà ngân hàng sau

khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu không có quyên truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán

Hiện nay đa số các ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi —_ Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu :

Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khẩu có những sai

sót ngân hàng không đồng ý chiết khấu thì nhà xuất khâu có thể yêu cầu ngân hang ứng trước tiền hàng thông thường tỷ lệ khoảng 50 — 60% giá trị hàng xuất

Trang 20

khách hàng Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền trong vòng 7 ngày làm việc, ngân hàng sẽ chuyền số tiền chiết khấu, hoặc ứng trước sang nợ quá hạn Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài, sẽ khẩu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan

% Đối với hoạt động nhập khẩu

Thông thường ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật

tư, hàng hóa, máy móc thiết bị, công nghệ hoặc cho vay bằng tiền đồng, trường hợp này rất hiếm, vì khi vay tiền đồng đổi sang ngoại tệ để thanh toán hàng nhập

khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của ngân

hàng, Ngân hàng thực hiện với các hình thức chủ yếu như sau : * Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập

khẩu

Điều kiện mở L/C tại các ngân hàng thương mái :

— Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập ủy

thác phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu

—_ Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do bộ thương mại cấp

— Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định,

và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng

— Lô hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng trên là hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng

— Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị L/C hoặc được bảo

lãnh thanh tốn bởi một tơ chức đáng tin cậy

Trang 21

Tham dinh hé so mo L/C : Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C sẽ chuyển qua

phòng tín dụng thấm định : đánh giá tình hình tài chính, tư cách pháp nhân mặt

hàng nhập khẩu trên thị trường, thâm định tai san thé chap

Quyết định mức ký quỹ mở L/C : Trên cơ sở thâm định ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C Ký quỹ L/C được xem là một hình thức bắt buộc tại các ngân hàng thương mại Ký quỹ nhằm đảm bảo khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu t6 sau :

— Khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại

—_ Đối tượng khách hàng : khách hàng có uy tín với ngân hàng mức ký quỹ thấp và ngược lại

— Loại L/C : L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hang

— Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả

hàng hóa trên thị trường, những mặt hàng dễ tiêu thụ thị trường ôn định gia ca it

biến động thì mức ký quỹ có thể thấp

Trên cơ sở kết hợp với các yếu tô trên, các định mức ký quỹ L/C, ngân hàng quyết định mức ký quỹ cụ thể Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hang để chuyển vào tài khoản ký quỹ thanh toán L/C, theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán

Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ, hoặc đối với các đơn vị nhập ủy thác có

thể kèm đơn xin mua ngoại tệ nộp tiền đồng để mua ngoại tệ ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quy L/C rat

hạn chế

* Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Trang 22

không dựa vào hàng hóa, nên ngân hàng mở L/C phải kiểm tra chứng từ cần thận, chứng từ phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán tiền (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh

toán hối phiếu (L⁄/C trả chậm)

Đối với nhà nhập khẩu thì hàng mới cập bến phải nộp tiền cho ngân hàng để

thanh toán cho nhà xuất khẩu, thì mới nhận được chứng từ dé nhận hang, ban hang

và thu hồi vốn Đó là khoảng thời gian khá dài, do đó nhà nhập khẩu cần có khoản

tài trợ từ ngân hàng, vay ngân hàng dé thanh toán hàng nhập khẩu Ngân hàng sẽ

tiễn hành thâm định tính toán hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả

năng trả nợ, thế chấp tài sản, để quyết định Khi thấm định ngân hàng chú ý một số vấn để sau :

— Dam bao tin dung : Thong thường phải có tài sản thế chấp để dam bao khoản nợ vay Nếu không có tài sản thế chấp, hoặc bảo lãnh bởi ngân hàng đứng ra làm nghiệp vụ bảo lãnh, thì phải thế chấp bằng chính lô hàng nhập Ngân hàng phải

xem xét cần thận về uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng dễ tiêu thụ

trên thị trường, giá cả ôn định đồng thời không bị giảm giá quá đột ngột, nếu khách hàng không nhận hàng thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro

—_ Mức tài trợ : tùy theo sự thâm định của ngân hàng quyết định tỷ lệ tài trợ, nhưng phải nằm trong hạn mức tín dụng của đơn vị và giới hạn dư nợ cho phép của

ngân hàng, nhà nhập khẩu phải đóng tiền thêm trước khi nhận bộ chứng từ

Ví dụ : Nếu ký quỹ 20% trị giá lô hàng, thì ngân hàng chấp thuận tỷ lệ tài trợ 60%, lúc này nhà nhập khâu phải đóng thêm 20% giá trị lô hàng

— Dé dam bao thu héi nợ đúng hạn ngân hàng có nhiệm vụ giám sát tình

hình nhập hàng vận chuyền, bốc xếp, vẫn đề kho bãi, tình hình tiêu thụ hàng hóa,

trả nợ Nhất là đối với trường hợp cho vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập, hàng hóa có thể đưa trực tiếp về kho ngân hàng hoặc do ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng

thuê kho có sự đồng ý của nhà nhập khẩu Mọi chỉ phí liên quan đến việc lưu kho,

Trang 23

chặt chẽ của ngân hàng Dé đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nhà nhập khẩu sẽ nộp tiền vào, ngân hàng giải chấp hàng hóa từng lần cho đến hết

Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ồn định, có uy tín với ngân hàng, thì không ký quỹ mở L/C, không cần có tài sản thế chấp vẫn được vay vốn ngân hàng, hàng hóa nhận về đem thăng về kho doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu câu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Nghiệp vụ bảo lãnh — tái bảo lãnh

Hiện nay, có nhiều hình thức bảo lãnh : bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia

đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc nhưng thực tế bảo lãnh

thực hiện hợp đồng, đầu thâu rất ít sử dụng, ở nước ta chưa quen sử dụng các dịch

vụ ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của mình Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tại các ngân hàng, và tái bảo lãnh cũng ít thực hiện Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để

tài trợ cho nhà nhập khẩu vay von, được thực hiện dưới các hình thức sau :

+ Phát hành thư bảo lãnh

+ Mở L/C trả chậm

+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill ofexchange) nhận nợ nước ngoải + Ký bảo lãnh trên lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài +_ Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ)

lập nhận nợ nước ngoài

Đối với nghiệp vụ tái bảo lãnh hình thức duy nhất thực hiện là phát hành thư

bảo lãnh Hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay : — Bao lanh vay von bằng cách phát hành thư bảo lãnh :

Hiện nay, đa số các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam vay để nhập hàng hóa, máy móc thiết bị do nước đó sản xuất, nên ít có trường hợp cho vay vốn chuyển về Việt Nam để sử dụng cho mục đích khác Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng thường yêu cầu phía các doanh nghiệp Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh tốn cho nước ngồi, nếu doanh nghiệp Việt Nam

Trang 24

nhà xuất khẩu nước ngoài có thể giao dịch với ngân hàng phục vụ của họ để vay vốn thay cho các doanh nghiệp Việt Nam Nếu chấp nhận những điều kiện vay vốn của ngân hàng nước ngoàải, doanh nghiệp phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài Khi vay nước ngoài có quy định cụ thể về số tiền, ngày trả nợ, lãi suất Thường các doanh nghiệp Việt Nam được tài trợ từ nước ngoài với lãi suất

thấp, thời gian tương đối dài

—_ Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm:

Đây là hình thức được áp dụng phố biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa qua, chiếm tý trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại Đối với doanh nghiệp Việt Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và dễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của doanh nghiệp đang thiếu vốn

Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hóa phải phù hợp với chính sách

xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà Nước, các quy định hiện hành của Nhà Nước

liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài 1.2.2.6 Rúi ro tín dụng tài trợ XNK

Rủi ro tín dụng tài trợ XNK là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín

dụng tài trợ XNK của ngân hàng, biêu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không

trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng : s* Rúi ro do nên kinh tế không ôn định

Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp cũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị

trường, dự báo tăng trưởng doanh số Nếu nên kinh tế thế giới cũng như nên kinh tế

quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt các kế

hoach dé ra

Trang 25

Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với các

doanh nghiệp xuất khâu Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khâu café, hạt điều, xuất khâu cá basa, ) có nguy cơ

không bán được khi nên kinh tế thế giới bị khủng hoảng Hoặc một sự thay đổi

trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đối tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu

s* Núi ro về phía khách hang vay von

Nhiều khách hàng vay vốn không trung thực, báo cáo số liệu sai cho Ngân hàng, kê khống phương án để vay vốn Ngân hàng Nếu Ngân hàng không tiến hành

kiểm tra thực tế hoặc thâm định chặt chẽ thì sẽ dẫn đến tài trợ vốn không hiệu quả

hoặc sai mục đích Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến nợ quá hạn cho Ngân hảng

s* Núi ro về tài sản bảo dam

Là những rủi ro liên quan đến công tác định giá, nhận tài sản bảo đảm của

Ngân hàng Ví dụ như tại thời điểm nhận tài sản bảo đảm của khách hàng vay vốn

thì tài sản bảo đảm có tính khả mại cao, vị trí tốt, tuy nhiên sau một thời gian thế chấp lại nằm trong khu vực bị qui hoạch, giải tỏa Hoặc trường hợp nhận tài sản thế

chấp là máy móc, thiết bị, xe cộ thì trị giá giảm hàng năm trong khi dư nợ vẫn chưa giảm Điều này cũng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng

** Rui ro do các thủ tục pháp lý

Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan

nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu

tư không được triển khai Điều này gây tốn thất lớn về mặt kinh tế đối với các

doanh nghiệp vay vốn

s* Núi ro về tỷ giá hồi đoái

Đây là rủi ro quan trọng trong tín dụng tải trợ XNK :

Trang 26

hiện tượng đầu cơ cũng như gam giữ ngoại tệ làm cho tỷ giá ngồi chợ đen khơng ngừng tăng cao Trong khi giá USD tại các Ngân hàng thương mại vẫn theo khung

qui định của NHNN (giá này thấp hơn khá nhiều so với thị trường bên ngoài) Vì

vậy mà dẫn đến Ngân hàng không mua được ngoại tệ từ các doanh nghiệp, từ đó Ngân hàng không có nguồn ngoại tệ dé tài trợ cho XNK

Bên cạnh đó, khi vay vốn các doanh nghiệp vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng

hóa hoặc để nhượng ngoại tệ cho Ngân hàng lây tiền nội tệ để trang trải cho các chi

phí sản xuất kinh doanh của mình Đến thời hạn trả nợ, nếu tỷ giá tăng cao và tiền hàng xuất khâu về không kịp để trả nợ Ngân hàng thì doanh nghiệp không thể mua USD ở ngoài vì giá quá cao, còn Ngân hàng không có nguồn USD để bán, dẫn đến trường hợp nhiều doanh nghiệp không trả nợ Ngân hàng, từ đó phát sinh nợ quá hạn cho Ngân hàng

1.3 KINH NGHIỆM TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN THẺ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm tài trợ xuất nhập khẩu trên thế giới 1.3.1.1 Thái Lan

Các dịch vụ của Ngân hàng xuất nhập khâu Thái Lan bao gồm :

—_ Tài frợ ngắn han:

+_ Tài trợ trước khi giao hàng : hình thức cho vay theo hạn mức tín dung, bằng đồng Bath hoặc các đồng ngoại tệ chủ yếu khác Tiền vay được cấp trực tiếp cho nhà xuất khâu đề thanh toán tiền mua nguyên vật liệu và các chỉ phí khác để sản xuất trước khi giao hàng

+_ Tài trợ sau khi giao hàng : hỗ trợ miễn truy đòi và hỗ trợ có truy đòi + Hỗ trợ xuất khẩu trọn gói : đây là sản phẩm dành cho các doanh nghiệp qui mô nhỏ và mới bắt đầu có hoạt động xuất khẩu

+_ Tài trợ cho hoạt động tái xuất khẩu : Đây là hình thức cho vay một

Trang 27

một nước khác Mục tiêu của hình thức tài trợ này là để hỗ trợ Thái Lan thành một

trung tâm thương mại tiềm năng của khu vực —_ Tín dụng trung và đài hạn :

+ Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khâu đem ngoại tệ về cho ngân hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như : xây dựng nhà xưởng, đâu tư

thêm máy móc thiết bị, Thời hạn cho vay từ 2 — 5 năm

+_ Tín dụng cho người mua hoặc tín dụng dành cho người bán : mục tiêu của tín dụng này là nâng cao tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Thái Lan Thời

hạn cho vay thường lên đến 7 năm tùy thuộc vào loại dự án

+_ Tài trợ hoặc đầu tư quốc tẾ : tài trợ cho các công ty có dự án đầu tư

quốc tế với các cô đông Thái Lan

— Ngoài ra còn có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu :

+_ Bảo hiểm thanh toán bang L/C ngắn hạn : áp dụng đối với các nhà xuất khẩu bằng hình thức L/C không hủy ngang

+_ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn : tỷ lệ bảo hiểm trước khi giao hàng là 70% tốn thất thực về hàng hóa và chỉ phí xảy ra trong quá trình sản xuất Giai đoạn sau khi giao hàng là 90% tốn thất thực tế theo giá trị hóa đơn đã giao

1.3.1.2 Trung Quốc

Các hình thức cho vay tải trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng Trung Quốc nhăm mục đích cung cấp hỗ trợ các chính sách cho xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, điện tử và các trang thiết bị đồng bộ, các sản phẩm kỹ thuật cao và thúc đây sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Trung Quốc và các nước bên ngoài Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu bao gồm :

— Tin dụng xuất khẩu dành cho người bán Bao gồm :

+_ Tín dụng tải trợ cho việc sản xuất các sản phẩm sau đây để xuất khẩu :

Trang 28

+_ Các khoản vay dành cho các hợp đồng xây dựng nước ngoài : để được cung cấp các khoản tài trợ này là doanh nghiệp trong nước đã ký hợp đồng xuất

khẩu có giá tri tu 1 triệu USD với mức đặt cọc không dưới 15% mang lai lợi nhuận

kinh tế, nhà thầu phải có giấy phép và có năng lực thực hiện các công việc đã nhận,

tính ôn định của nước chủ nhà, nếu thanh toán trả chậm phải có bảo lãnh

— Tin dung xuất khẩu dành cho người mua : Sản pham này chủ yếu là cho vay theo hình thức trung và dài hạn, đối tượng cho vay là người mua, ngân hàng của

bên mua Tuy nhiên, để được tài trợ thì bên mua phải mua các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm dịch vụ cao từ Trung Quốc Sản phẩm này nhăm

mục đích kích thích xuât khâu hàng hóa và vôn của Trung Qc ra nước ngồi

1.3.1.3 Hàn Quốc

Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc là một tổ chức tài chính đặc biệt của

Chính Phủ Hàn Quốc hoạt động theo Luật ngân hàng xuất nhập khâu Hàn Quốc Vì vậy, các sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đều nhằm đáp ứng các mục tiêu lớn của Chính Phủ Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu bao gồm :

— Tai trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu : Hình thức cho vay này áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc sản xuất các loại hàng tư liệu sản xuất do Hàn

Quốc sản xuất bao gồm : nhà máy, tàu biên, thiết bị điện tử, xe tải, đường ray, sắt

thép các loại, dụng cụ y khoa Tín dụng xuất khâu sau khi giao hàng chỉ cung cấp cho các giao dịch có điều khoản thanh toán từ 2 năm trở lên Hạn mức cho vay căn cứ vào tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu trừ đi phần người mua đã đặt cọc

Mức cho vay cụ thể như sau :

+ San phẩm máy móc, thiết bi, tàu thuyền : 90%

+ Các thiết bị rời : 70%

+_ Các loại hàng hóa khác : 75%

Trang 29

+ Riéng tin dung xuat khau danh cho cac doanh nghiép vira va nho : hạn mức cho vay dựa vào thành tích xuất khẩu trong quá khứ của doanh nghiệp : 90% kết quả xuất khâu của 6 tháng/ 50% kết quả xuất khẩu của l năm trước thời điểm xin vay, hạn mức này được xét 6 tháng/lần

Đồng tiền cho vay tùy thuộc vảo loại tiền giao dịch trên hợp đồng xuất khẩu và đề nghị của bên vay Biện pháp bảo đảm cho khoản vay bao gồm : thư bảo lãnh, thư tín dụng được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín trên thế giới, bất động sản hoặc bảo lãnh của Chính Phủ hoặc Ngân hàng Trung Ương nước người mua

— Tin dung cho nhà nhập khẩu :

+ Cho vay trực tiếp : cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay tiền để mua

những hàng hóa, dịch vụ với thời hạn từ 2 năm trở lên, trên cơ sở thỏa thuận vay

vốn giữa ngân hàng và nhà nhập khẩu ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ giao hàng

+ Tai tro theo dy an : san phẩm này nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư cho các dự án ở nước ngoài, mức hoàn trả và cách thức hoàn trả

phụ thuộc vào dòng tiền của dự án

+ Tái chiết khâu bộ chứng từ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại + Bao thanh toán tuyệt đối cho các khoản phải thu của các nhà xuất

khẩu theo hợp đồng xuất khẩu có hình thức thanh toán bằng L/C với thời gian thanh

toán từ 30 ngày đến 2 năm Với hình thức bao thanh toán này, ngân hàng cũng cung

câp dịch vụ đòi nợ của nhà nhập khâu

1.3.1.4 Malaysia

Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia chủ yếu tài trợ tín dụng trung dài hạn cho các nhà xuất khẩu, các nhà đầu tư và các nhà nhập khẩu hàng hóa của

Maylaysia, đặc biệt là chú trọng vào việc tài trợ hoạt động xuất khẩu vào thị trường

phi truyền thống

Trang 30

+_ Cho vay trước khi giao hàng : nhằm hỗ trợ cho các nhà cung cấp hoặc nhà xuất khẩu trực tiếp của Malaysia một phân vốn lưu động cần thiết trong quá trình sản xuất bao gôm các công đoạn : thu mua, sản xuất, chế biến, đóng gói hàng xuất khẩu Khoản cho vay nay sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi nhằm giảm chỉ phí xuất khâu tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Malaysia Thời gian tài trợ là từ lúc ký hợp đồng đến lúc giao hàng

+_ Cho vay sau khi giao hàng : Giúp các nhà xuất khẩu Malaysia có các

điều kiện ưu đãi đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài Nghiệp vụ này đặc biệt hữu

ích với các nhà xuất khẩu mạo hiểm vào các thị trường phi truyền thống hoặc thị trường mới Thời gian cho vay phù hợp với số ngày gia hạn trả nợ của nhà xuất

khẩu đối với nhà nhập khâu nước ngoài

— Tin dung đài hạn : cho vay trực tiếp nhà nhập khẩu hoặc ủy thác qua một tố chức tín dụng tài chính tại nước nhập khẩu Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia

cho các khách hàng vay vốn dài hạn để thực hiện dự án đâu tư ngoài biên giới với

điều kiện : trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư có sử dụng hàng hóa tư bản

hoặc sản phẩm công nghệ do các công ty trong nước sản xuất Nhà thầu chính và

thực hiện dự án là công ty do người Malaysia kiểm soát

1.3.2 Bài học cho Việt Nam

— Chính phủ Việt Nam nên chú trọng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và nên coi đây là công cụ đề thực hiện một số mục tiêu của nền kinh tế

— Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng nên tìm các biện pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài mua các sản phẩm từ trong nước mình nhằm thúc đây tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

—_ Các Ngân hàng thương mại Việt Nam nên đưa ra nhiều sản phẩm tải trợ

xuất nhập khâu mang tính day du, đồng bộ và trọn gói để nham hỗ trợ toàn diện cho

Trang 31

— Khi xét duyét han mic cho vay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Ngân hàng nên xem xét đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm để có cơ sở cấp hạn mức tín dụng phù hợp

—_ Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu tiềm an khá nhiều rủi ro vì vậy mà

Chính Phủ Việt Nam nên nghiên cứu phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khâu Việt Nam cũng nên quan tâm đến loại hình bảo hiểm này

KET LUAN CHUONG 1 :

Tin dụng xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cạnh tranh trên thương trường quốc tế từ đó góp phần thúc đây kinh tế ngoại thương của nước ta phát triển Qua tham khảo thực

trang tin dung tai tro xuat nhap khẩu tại một số nước trên thế giới thì tác giả nhận thay rang Chính Phủ các nước rất quan tâm đến lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập

Trang 32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP

KHAU TAI NGAN HANG TMCP SAI GON CONG

THUONG

2.1 GIOL THIEU VE NGAN HANG TMCP SAI GON CONG THUONG :

2.1.1 Giới thiệu sơ lược :

Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng có tên viết tắt là SAIGONBANK, là

Ngân Hàng thương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân Hàng Cô Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987,

trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650

triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm

Sau hơn 23 năm thành lập, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng

vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 1.500 tỷ đồng

Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã thúc đây tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cỗ đông nhận cô tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu

s* Các sự kiện nối bật :

Năm 1996 : Tạp chí Euromoney bầu chọn Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là Ngân Hàng tốt nhất tại Việt Nam năm 1996

Năm 1997 : Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng kết nối với hệ thống

SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) Năm 2002 :

+ Khai trương hoạt động Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (SGBF), loại hình công ty mua bán nợ đầu tiên trong hệ thống NHTMCP tại Việt

Trang 33

+_ Nhân dịp kỷ niệm 15 nam thanh lap NHTMCP Sai Gon Công Thương

duoc :

o_ Thống đốc NHNNVN tặng bằng khen cho tập thể và các cá nhân có thành tích trong 15 năm xây dựng và phát triển NHTMCP Sài Gòn Công Thương (10/1987-10/2002)

o_ Chủ tịch UBND TPHCM tặng cờ truyền thông của UBND Thành

Phố cho Sai Gòn Công Thương Ngân hàng vì đã hoàn thành nhiệm vụ liên tục trong nhiều năm, góp phân tích cực vào sự nghiệp phát triển thành phố

+_ Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương tham gia Dự án Tài chánh

nông thôn II (SRFP) do Ngân Hàng thế giới (WORLD BANK) tài trợ

Năm 2004 : Khai trương hoạt động thẻ ATM SAIGƠON BANKCARD

Năm 2006 : Sài gòn Công Thương Ngân hàng đoạt giải thưởng Sao Vàng

Đắt Việt 2006

Năm 2007 :

+ Saigonbank đã kết nối thành công với hệ thống thanh toán Banknetvn

+_ Tại Hội trường Thành phố Hỗ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Công Thương long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng đồng thời chào mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập Ngân hàng

Năm 2008 : Sau hơn 01 năm khẩn trương triển khai và xây dựng hệ thống

CoreBanking với tong von dau tu gan 04 triệu USD, dưới sự hỗ trợ của các chuyên

gia của Công ty SunGard System Access, Sai Gon Cong thuong Ngan hang đã chính thức hoàn thành Dự án CoreBanking với giải pháp phần mềm Symbols Đây là giải pháp ngân hàng lõi đa năng, tự động hóa, chuyên cung cấp các nghiệp vụ

ngân hàng bán buôn bán lẻ, hỗ trợ xử lý giao dịch trực tuyến, nâng cao năng lực kiểm soát và quan tri rui ro ,

Trang 34

Sau hơn 23 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động với

hơn 32 Chỉ Nhánh và 45 Phòng Giao Dịch cùng 03 Quỹ tiết kiệm trải dài từ Bắc vào Nam với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sài Gòn Công Thương Ngân hàng còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước

Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH Thương mại Việt Nam vào nên kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đôi mới hoạt động : cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đối phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường

xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng

công nghệ NH tiên tiến nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NH TMCP

Bang 2.1 : Các sản phẩm dịch vụ hiện có tại Saigonbank Loại dịch vụ Sản phẩm Khách hàng Khách hàng

cá nhân doanh nghiệp

Huy động | Tiên gửi tiết kiệm X

vốn Tiên gửi thanh toán X X

Tiên gửi tiết kiệm bậc thang X

Cho vay Cho vay sản xuất, thương X X

mại, dịch vụ

Cho vay mua nên nhà, nhà X

Cho vay sửa chữa, xây dựng X

Cho vay trả góp, sinh hoạt, X

Trang 35

Cho vay số tiết kiệm X

Bảo lãnh trong nước X X

Cho vay tiêu dùng qua thẻ X

Thanh toán | Thu tin dung LC X

quốc tế Chuyến tiên X X

Nhờ thu X X

Kiểu hồi - MoneyGram X X

Các dịch vụ Chuyển tiền trong nước X X

khác Kinh doanh ngoại tệ X X Dịch vụ ngân quỹ X X Thu chi hộ X X Xác nhận khả năng tài chính X X Phonebanking x X Internetbanking X X SMS banking X X

Nguồn : Website Saigonbank 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006— 2009 :

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn :

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng, mở rộng mạng lưới chỉ nhánh thì tống nguồn vốn hoạt động ngân hàng không ngừng tăng qua các năm Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn hoạt động là 10.185 tỷ đồng,

tăng 3.980 tỷ đồng so với cuối năm 2006, tương ứng tý lệ tăng là 64% Năm 2008,

tông nguồn vốn hoạt động là 11.205 tý đồng, tăng 1.020 tỷ đồng so với cuối năm

2007, tương ứng tý lệ tăng là 10% Năm 2009, tổng nguồn vốn hoạt động là 11.876

Trang 36

chê và giảm dan việc sử dụng nguôn vôn liên ngân hàng, tăng huy động từ doanh nghiệp và dân cu, trong d6 nguon von huy động từ dân cư tăng 20,36% so với đầu năm, nguôn vốn liên ngân hàng giảm 74,45% so với đầu năm Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đây mạnh việc øia tăng nguôn vôn điêu lệ đề tăng cường tính tự chủ cho minh, nam 2009 Ngan hang tang von điêu lệ lên 1.500 tỷ đông thông qua 2 đợt phát hành cô phân Biểu đô 2.1 : Tình hình tăng trưởng nguôn vốn của Saigonbank 12000 ¬ 10000 - 8000 - ty dong 6000- — ¿ J ENguôn vôn huy động BI Nguôn vốn hoạt động 4000 - 2000 ¬ 2006 2007 2008 2009 n OW m

Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Saigonbank 2.1.2.2 Linh hình cho vay :

Trang 37

nợ tín dụng đạt 9.722 tỷ đồng tăng 1.806 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 22,7% Thành công của hoạt động tín dụng năm 2009 là cho vay trên cơ sở sàng lọc khách hàng và tích cực tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của chính phủ và Ngân hàng nhà nước nên hoạt động tín dụng có mức tăng

trưởng 22,7% so với cuối năm 2008 và góp phan bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh

doanh trong hoạt động ngân hàng

Biểu đồ 2.2 : Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của Saigonbank P 10000 9000 8000 7000 6000 tỷ đồng 5000 4000 3000 2000 1000 0 2006 2007 2008 2009 năm

Nguồn : Báo cáo tông hợp của Saigonbank Song song với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, công tác đôn đốc thu hồi nợ cũng được ngân hàng quan tâm nhằm giảm tỉ lệ nợ xấu, bảo đảm tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất và trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng cũng thường xuyên phân loại khách hàng nhăm bảo đảm thuận tiện cho việc xử lý các

khoản nợ, trích lập dự Phòng rủi ro Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện trên toàn hệ thống nhằm sớm phát hiện những rủi ro để có hướng xử

Trang 38

Báng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của SaigonBank qua các năm Đơn vị : t đồng STT Chỉ tiêu 2006 | 2007 | 2008 2009 1 | Tong du no 4864| 7377| 7916| 9.722 2 | Nợ đủ tiêu chuân (Nhóm 1) 4826| 7224| 7673| 9.516 3 | Nợ cân chú ý (Nhóm 2) 15 122 189 33 4 | Nợ xấu (gồm Nhóm 3.4 và 5) 23 31 54 173 5 | Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,48% | 0,42% | 0,68% | 1,78% Nguồn : Báo cáo tông hợp của Saigonbank 2.1.2.3 Các hoạt động khác :

—_ Hoạt động thanh toán doi ngoai :

Doanh số thanh toán đối ngoại năm 2009 giam 17,53% so với năm 2008 do tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước cùng với chủ trương kiểm soát nhập siêu của Chính phủ

— Hoat dong kế toán — thanh toán trong nước :

Tổng doanh số thanh toán trong năm 2009 tăng 9,03% so với năm 2008 — Hoạt động góp vốn, liên doanh :

Đến cuối năm 2009, Saigonbank đã góp vốn, liên doanh 189 tỷ đồng vào các đơn vị : Ngân hàng Gia Định, khách sạn Hạ Long, Công ty Chuyển mạch Tài Chính Quốc Gia (Banknetvn), Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty chứng khoán Salgonbank — BerJaya, công ty Sabeco Lợi nhuận thu được từ

các hoạt động góp vốn, liên doanh là gan 22 ty đồng, chiếm 7,78% lợi nhuận trước

thuế của Saigonbank

— Đầu tư tài chính :

Đến cuối năm 2009, hoạt động đầu tư tài chính là 543 tỷ đồng, chiếm 5,46%

Trang 39

2009, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính là hơn 43 tỷ đồng, chiếm 15,56% tong

lợi nhuận trước thuế hoạt động ngân hàng năm 2009

— Hoat dong dich vu the :

Phat hanh thé Saigonbank m0i trong nam 2009 la 17.010 the, dat 56,70% ké

hoạch năm 2009, nâng tổng số thẻ phát hành lên hơn 162 ngàn thẻ với số dư huy

động qua thẻ là hơn 62 tỷ đồng

— Công tác Quản lý khai thác tài sản — Khách sạn Riverside :

Lợi nhuận trước thuế của công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản — Khách sạn Riverside năm 2009 là 3,59 tý đồng, giảm 44,89% (2,93 ty đồng) so với năm 2008

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh :

Căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính của Saigonbank qua các năm, có thể tóm tắt tình hình hoạt động của ngân hàng năm 2009 như sau :

—_ Vốn điểu lệ năm 2009: 1.500 tỷ đồng, tăng 480 tỷ đồng so với năm 2008,

tương ứng tỷ lệ tăng là 47%

— Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 là : 9.607 tỷ đồng, tăng 178 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 1,89%

— Tong du no tin dung năm 2009 đạt 9.722 tỷ đồng, tăng 1.806 tỷ đồng so

với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 22,7%

— Tu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của Saigonbank năm 2009 là 583,21 tỷ đồng, tăng gần 158 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng là 37%

— Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 278.32 tỷ đồng, tăng gần 57 tỷ

Trang 40

Báng 2.3 : Tóm tắt tình hình hoạt động của Saigonbank Đơn vị : t đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Vốn hoạt động 6.205 10.185 11.205 11.876 Vốn điều lệ 689 1.020 1.020 1.500 Vốn huy động 5.195 8.579 9.429 9.607 Dư nợ tín dụng 4.864 7.377 7.916 9.722 Thu nhập thuần 273 408 425 583 Tổng lợi nhuận trước thuế 162 236 221 278

Nguon : Bdo cdo tong hop ctia Saigonbank 2.2 THUC TRANG TIN DUNG TAI TRO XUAT NHAP KHAU TAI NGAN

HANG TMCP SAI GON CONG THUONG

2.2.1 Quy trình cho vay xuất nhập khau tai Saigonbank

Hiện tại, Saigonbank chưa phân chia cụ thể qui trình cho vay cho từng lĩnh vực mà chỉ phân ra là Qui trình cho vay cá nhân và Qui trình cho vay doanh nghiệp Vì vậy, qui trình cho vay xuất nhập khẩu cũng áp dụng qui trình cho vay doanh nghiệp Cụ thể qui trình cho vay doanh nghiệp được bắt đầu từ khi NVTD tiếp nhận

hồ sơ khách hàng và kết thúc khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đối

với Saigonbank, bao gồm các bước sau đây :

Bước 1 : Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hô

Sơ Vay VỐN :

—_ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu : NVTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay

—_ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng : NVTD kiêm tra các điều

kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

Bước 2 : Kiểm tra hô sơ và mục đích vay vẫn :

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w