Xác định chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với ngan và vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung

22 395 0
Xác định chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với ngan và vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác định chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với ngan và vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Sầm Văn Hải, Trần Việt Phương, Nguyễn Thị Hoà Bình Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ Tóm tắt Hai thí nghiệm đã được thực hiện nhằm xác định chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với vịt CV Super M và ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Thí nghiệm thứ nhất được tiến hành trên 600 vịt CV Super M đồng đều trống mái, từ 1 ngày tuổi, được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: Nhân tố 1 là dòng vịt (gồm 2 dòng M2 và M3) và nhân tố 2 là chế độ nuôi dưỡng, gồm 3 chế độ: chế độ I: vịt được ăn tự do trong suốt giai đoạn thí nghiệm; chế độ II: vịt được ăn tự do từ 1 đến 35 ngày tuổi, từ 36 ngày tuổi đến xuất chuồng (49 ngày tuổi), vịt được ăn hạn chế, mức ăn bằng 85% so với ăn tự do và chế độ III: vịt được ăn tự do trong giai đoạn từ 1 đến 42 ngày tuổi, tuần cuối của giai đoạn vỗ béo (43-49 ngày tuổi) vịt được ăn hạn chế, mức hạn chế như áp dụng ở chế đội II. Tổng số (2 x 3) 6 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 4 lần lặp lại. Thí nghiệm thứ 2 được thực hiện trên 675 ngan Pháp lai (R71 x R51) thương phẩm đồng đều trống mái, dược thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: nhân tố 1 là phương thức nuôi (tách biệt và hỗn hợp trống mái); phương thức 2 là chế độ nuôi dưỡng, gồm 3 chế độ: chế độ I: ngan được ăn tự do trong suốt giai đoạn thí nghiệm; chế độ II: ngan được ăn tự do đến 7 tuần tuổi (tt), từ 8 tt đến xuất chuồng (XC), ngan được ăn hạn chế, mức hạn chế bằng 85% so với ăn tự do; chế độ III: ngan được ăn tự do đến 10 tt, từ 10 tt đến XC, ngan được ăn hạn chế, mức hạn chế như ở chế độ II. Kết quả của hai thí nghiệm cho thấy, đối với ngan Pháp trong điều kiện chăn nuôi tập trung, nuôi hỗn hợp trống mái cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả thức ăn tốt hơn chế độ nuôi tách biệt giới tính. Chế độ nuôi dưỡng thích hợp là cho ăn tự do trong giai đoạn từ một đến 8 tuần tuổi, từ 9-10 tuần tuổi cho ăn hạn chế, mức ăn chỉ bằng 85% so với ăn tự do. Đối với vịt CV Super M, dòng CV M3 tỏ ra có ưu việt hơn về tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất cho thịt so với dòng CV M2. Áp dụng chế độ cho ăn hạn chế hai tuần trước khi giết mổ (7 tuần tuổi) đã làm giảm tiêu tốn thức ăn từ 2,7% đến 7,8% và giảm chi phí thức ăn từ 9,7 đến 12,4%. 1. Đặt vấn đề Khác với các giống gia cầm nuôi thịt khác như gà và gà tây, ngan và vịt các dòng siêu thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh. Khi được cho ăn tự do bằng khẩu phần thích hợp, so với lúc sơ sinh, khối lượng cơ thể của vịt Bắc Kinh tăng 5,2 lần vào lúc 7 ngày tuổi; 15,8 lần vào lúc 14 ngày và 62 lần vào 42 ngày (các số liệu tương ứng trên gà lần lượt là: 4,0; 9,7 và 55,3 lần) (Olayiwola, 2006). Với các dòng ngan Pháp, tốc độ sinh trưởng còn nhanh hơn so với một số dòng vịt Bắc Kinh. Tuy có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, nhưng trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, được ăn tự do, các giống ngan và vịt siêu thịt, như ngan Pháp (dòng R51, R71, siêu nặng) và vịt CV Super M (các dòng M2, M3) và vịt Star của hãng Grimaud…vv lại tích lũy một lượng mỡ bụng và mỡ dưới da rất lớn, cao gấp 2 đến 5 lần so với gà và gà tây (Siregar và ctv, 1982; Scott và Dean, 1991; Farhat và ctv, 1999; Fan và ctv, 2008). Tỷ lệ mỡ bụng và mỡ dưới da cao làm giảm chất lượng thân thịt và gây nhiều trở ngại cho việc chế biến. Ngoài những đặc điểm về tốc độ sinh trưởng cũng như khả năng tích lũy mỡ tương tự như các dòng vịt siêu thịt, ở ngan Pháp, có sự khác biệt rất lớn giữa con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng qua các thời kỳ và đặc biệt là sự sinh trưởng gần như chững hẳn lại vào thời điểm từ 8 đến 12 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của ngan chỉ bằng 25% so với giai đoạn từ 0 đến 7 tuần tuổi và tiêu tốn thức ăn cao hơn 2 lần (Trần Quốc Việt và ctv, 2010a). Bởi vậy, bên cạnh việc nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit amin và chất khoáng …vv) để nuôi dưỡng chúng đạt năng suất sinh trưởng cao nhất, cần phải xác định chế độ dinh dưỡng thích hợp để vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa cho chất lượng thân thịt tốt. Đề tài này được tiến hành nhằm đưa ra chế độ dinh dưỡng thích hợp đối với 2 dòng vịt siêu thịt (CV Super M2; M3) và ngan Pháp thương phẩm trong điều kiện chăn nuôi tập trung. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm được tiến hành trên 600 vịt CV Super M thương phẩm (300 con dòng M2 và 300 con dòng M3) và 675 ngan Pháp thương phẩm (R51 x R71), bắt đầu từ 1 ngày tuổi. Ngan và vịt thí nghiệm được đeo số cánh từng con, được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng (có chất độn chuồng) kiểu thông thoáng tự nhiên. - Thức ăn cho vịt và ngan thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: Ngô, sắn, tấm gạo tẻ, khô dầu đậu tương, bột cá, bột xương sấy, premix vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp…vv. Thức ăn cho ngan được sản xuất dưới dạng viên (đường kính viên 2,5 mm cho giai đoạn trước 3 tuần tuổi (tt); 3,0 mm cho giai đoạn từ 3 tt đến xuất chuồng). - Thí nghiệm trên vịt CV Super M được thực hiện tại một trang trại chăn nuôi vịt thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2009. - Thí nghiệm trên ngan Pháp được thực hiện tại một trang trại chăn nuôi ngan thuộc huyện Sóc sơn, Hà Nội trong thời gian từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010. 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.2.1. Thí nghiệm trên vịt CV Super M Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: (i) các dòng vịt (M2 và M3) và (ii) chế độ dinh dưỡng (chế độ 1: vịt được ăn tự do từ 1 ngày tuổi cho đến khi xuất chuồng (lúc 7 tt); chế độ 2: vịt được ăn tự do trong giai đoạn từ 1 đến 35 ngày tuổi và ăn hạn chế từ 36 ngày tuổi đến xuất chuồng (7 tt) và chế độ 3: vịt được ăn tự do trong giai đoạn từ 1 đến 42 ngày tuổi và ăn hạn chế từ 43 đến khi xuất chuồng (49 ngày tuổi). Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên vịt CV Super M Vịt CV Super M2 Vịt CV Super M3 Lô 1(C1) Lô 2(C2) Lô 3(C3) Lô 4(C1) Lô 5(C2) Lô 6(C3) Số con mỗi lô (con) 100 100 100 100 100 100 Số lần lặp lại 4 4 4 4 4 4 Số con/lần lặp lại 25 25 25 25 25 25 Chế độ nuôi dưỡng Giai đoạn 0-14 ng.t ĂTD ĂTD ĂTD ĂTD ĂTD ĂTD Giai đoạn 15-35 ng.t ĂTD ĂTD ĂTD ĂTD ĂTD ĂTD Giai đoạn 36-42 ng.t ĂTD ĂHC ĂTD ĂTD ĂHC ĂTD Giai đoạn 43-49 ng.t ĂTD ĂHC ĂHC ĂTD ĂHC ĂHC Ghi chú: ATD = ăn tự do; AHC = ăn hạn chế; C1 = chế độ dinh dưỡng 1; C2 = chế độ dinh dưỡng 2; C3= chế độ dinh dưỡng 3 Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với tổng số (2 x 3) 6 lô thí nghiệm, mỗi lô 100 con được nuôi trong 4 ô chuồng (25 con/ô đồng đều trống mái, mỗi ô được coi như một lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. 2.2.2. Thí nghiệm trên ngan Pháp thương phẩm Thí nghiệm được tiến hành trên 675 ngan Pháp (R51 x R71), thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố, gồm: (i) tách biệt và hỗn hợp giới tính (trống, mái và hỗn hợp trống mái) và (ii) chế độ dinh dưỡng với 3 chế độ: Chế độ 1: Ngan được nuôi theo 3 giai đoạn như khuyến cáo của hãng (0-3; 4-7 và 8-12 tt) và được ăn tự do từ 1 ngày tuổi cho đến khi xuất chuồng (12 tt); chế độ 2: Ngan được nuôi theo 3 giai đoạn như khuyến cáo của hãng (0-3; 4-7 và 8-12 tt). Trong giai đoạn từ 0 đến 8 tt, ngan được ăn chế độ ăn tự do, giai đoạn từ 8 đến 12 tt ngan được cho ăn hạn chế và chế độ 3: Ngan được nuôi theo 3 giai đoạn tương tự như trên và được ăn tự do từ 1 đến 10 tt, trong giai đoạn từ 10-12 tt, ngan được cho ăn hạn chế. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với tổng số (3 x 3) 9 lô thí nghiệm, mỗi lô có 3 lần lặp lại (25 con đồng đều trống mái/lần lặp lại). Sơ đồ bố trí thí nghiệm được bố trí ở bảng 2. Bảng 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên ngan Pháp Tách biệt trống mái Trống mái hỗn hợp Ngan trống Ngan mái Lô 1(C1) Lô 2(C2) Lô 3(C3) Lô 4(C1) Lô 5(C2) Lô 6(C3) Lô 7(C1) Lô 8(C2) Lô 9 (C3) Số con/lô 75 75 75 75 75 75 75 75 75 Số lần lặp lại 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Số con/lặp lại 25 25 25 25 25 25 25 25 25 CĐ nuôi dưỡng GĐ từ 0-3 tt ATD ATD ATD ATD ATD ATD ATD ATD ATD GĐ từ 4-7 tt ATD ATD ATD ATD ATD ATD ATD ATD ATD GĐ từ 8-10 tt ATD AHC ATD ATD AHC ATD ATD AHC ATD GĐ từ 10-12 tt ATD AHC AHC ATD AHC AHC ATD AHC AHC Ghi chú: ATD = ăn tự do; AHC = ăn hạn chế; C1 = chế độ dinh dưỡng 1; C2 = chế độ dinh dưỡng 2; C3= chế độ dinh dưỡng 3 2.3. Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dưỡng 2.3.1. Khẩu phần thức ăn Khẩu phần (KP) thức ăn cho ngan và vịt thí nghiệm (bảng 3) được xây dựng bằng phần mềm chuyên dụng Brill của Mỹ. Trước đó, tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều được lấy mẫu, phân tích xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu như: ẩm (TCVN-4326-2001), xơ thô (TCVN-4329-1993), mỡ thô (TCVN-4331-2001), protein thô (TCVN-4328-2001), canxi (TCVN-1526-1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC). Hàm lượng các axit amin tiêu hóa của các nguyên liệu được tính toán trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa của từng axit amin theo khuyến cáo của hãng AJINOMOTO cho gia cầm (Ajinomoto Animal Nutrition, 1998). Ngan và vịt ở các lô thí nghiệm đều được ăn chung một khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưỡng như nhau, dựa trên cơ sở kết quả thu được từ thí nghiệm trước (Trần Quốc Việt và ctv, 2010a, b). 2.3.2. Chế độ nuôi dưỡng - Chế độ ăn tự do: Ngan và vịt được tiếp cận với thức ăn liên tục 24 giờ trong ngày, thức ăn luôn có sẵn trong máng, chế độ chiếu sáng: 24 h/ngày với cường độ chiếu sáng là 20 lux. - Chế độ cho ăn hạn chế: Ngan và vịt thí nghiệm được cho ăn hạn chế. Mức hạn chế bằng 85% so với ăn tự do, được xác định căn cứ vào mức tiêu thụ thức ăn của lô ăn tự do trong cùng thời điểm. - Vịt và ngan thí nghiệm ở tất cả các lô (ăn tự do và hạn chế) đều được uống nước sạch tự do (24/24 giờ). - Chế độ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh đối với vịt và ngan ở các lô là như nhau. 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 1. Ngan và vịt thí nghiệm được cân vào lúc 1 ngày tuổi và vào các thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn sinh trưởng để khảo sát sự thay đổi khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng. 2. Thức ăn cho vào được cân hàng ngày, thức ăn thừa được cân hàng tuần để khảo sát lượng thức ăn ăn vào hàng ngày, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng. 3.Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt xẻ của vịt CV Super M được đánh giá bằng việc mổ khảo sát (lúc 7 tuần tuổi) và của ngan Pháp được đánh giá bằng hai lần mổ khảo sát (lần thứ nhất vào lúc 10 tuần tuổi, lần thứ hai vào lúc 12 tuần tuổ). Trong mỗi lần khảo sát, mỗi ô thí nghiệm chọn 2 con có khối lượng trung bình (1 trống, 1 mái) tổng số 6 con (3 trống, 3 mái)/lô để giết mổ, khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng thân thịt. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 15.0 với mô hình thống kê như sau: Mô hình thí nghiệm trên ngan Pháp. Y = µ + GT + CĐDD + (GT*CĐDD) + e Trong đó: Y = Các chỉ tiêu theo dõi µ = Số trung bình chung GT = Ảnh hưởng của giới tính CĐDD = Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng GT*CĐDD = Ảnh hưởng tương tác của giới tính và chế độ dinh dưỡng e = Ảnh hưởng của sai số Mô hình thí nghiệm trên vịt CV Super M. Y = µ + DV + CĐDD + (DV* CĐDD) + e Trong đó: Y = Các chỉ tiêu theo dõi µ = Số trung bình chung DV = Ảnh hưởng của dòng vịt CĐDD = Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng DV*CĐDD = Ảnh hưởng tương tác của dòng vịt và chế độ dinh dưỡng e = Ảnh hưởng của sai số Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P nhỏ hơn 0,05. Bảng 3. Khẩu phần thức ăn cho ngan Pháp và vịt CVSPM thí nghiệm (%) Ngan Pháp Vit CVSPM 0-3 tt 4-7 tt 8-10 tt 0-2 tt > 2 tt Ngô hạt 22.89 27.92 31.84 23.81 30.30 Tấm gạo tẻ 15.00 10.00 10.00 15.00 10.00 Sắn khô 20.00 25.00 26.00 20.00 26.00 Khô dầu đậu tương 34.07 29.14 23.88 33.91 26.08 Bột cá 60% Pr 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 Bột xương sấy 4.00 3.51 3.01 3.37 2.95 Bột đá trắng 0.06 0.07 0.25 0.13 0.12 Dầu thực vật 0.94 1.25 1.84 0.74 1.20 Premix vitamin-khoáng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Choline (60%) 0.08 0.11 0.12 0.08 0.13 L-Lysine HCl 0.02 0.04 0.07 0.02 0.13 DL-Methionine 0.18 0.19 0.19 0.18 0.25 L-Threonine 0.00 0.01 0.04 0.00 0.08 Muối ăn (NaCl) 0.09 0.08 0.07 0.09 0.07 Natribicarbonat (NaHCO3) 0.27 0.28 0.29 0.27 0.29 Chất chống mốc 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 Mycofix Plus 4.0 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Thành phần dinh dưỡng Vật chất khô (%) 87.69 87.62 87.63 87.63 87.58 ME (kcal/kg) 2850.00 2904.09 3000.00 2850.00 2950.00 Protein thô (%) 20.00 18.00 16.00 20.00 17.00 Xơ thô (%) 4.06 4.14 4.02 4.08 4.10 Canxi (%) 1.10 1.00 0.95 1.00 0.90 P tổng số (%) 0.80 0.73 0.65 0.74 0.66 Pdht (%) 0.50 0.45 0.40 0.45 0.40 Lysine TS (%) 1.14 1.02 0.91 1.14 1.02 Lysine TH (%) 1.00 0.90 0.80 1.00 0.90 Methionine TH (%) 0.45 0.44 0.41 0.45 0.48 Meth + Cyst TH (%) 0.72 0.68 0.62 0.72 0.70 Gía (đ/kg 6636 6453.00 6352.00 6605.00 6446.00 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng của ngan Pháp và vịt CV Super M trong điều kiện chăn nuôi tập trung Ở Vịt Bắc Kinh, vào lúc 7 tuần tuổi, sự chênh lệch về khối lượng cơ thể giữa vịt trống và mái là từ 180-230g và sự chênh lệch này không đủ lớn để ảnh hưởng đến sự đồng đều và tập tính ăn uống của đàn trong điều kiện chăn nuôi tập trung (Scott và Dean, 1991). Tuy nhiên, ở ngan Pháp, sự chênh lệch này là rất lớn (dao động từ 30-40%). Giải thuyết mà nghiên cứu này đưa ra là: với sự khác biệt rất lớn như vậy, nếu nuôi tách biệt trống mái thì đáp ứng của chúng về sinh trưởng sẽ theo chiều hướng nào ? Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở các bảng 4a và 4b. Bảng 4a. Khối lượng cơ thể của ngan Pháp qua các giai đoạn sinh trưởng (g) 3 tuần tuổi 7 tuần tuổi 10 tuần tuổi 12 tuần tuổi Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái Ảnh hưởng của nuôi hỗn hợp và tách biệt trống mái TB 644 588 2924 2041 4459 2812 4690 3042 HH 704 574 3058 2086 4608 2810 4947 3057 SE 6.3 4.9 24.4 14.9 28.0 17.0 34.2 19.9 P 0.001 0.053 0.001 0.246 0.001 0.929 0.001 0.608 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng C1 682 590 2991 2089 4608 a 2855 a 4900 a 3105 a C2 660 579 2979 2059 4446 b 2766 b 4729 b 3016 b C3 681 573 3003 2034 4547 a 2811 a 4826 ab 3027 b SE 7.8 6.0 30.3 18.6 34.9 21.1 42.6 24.7 P 0.083 0.126 0.861 0.077 0.004 0.011 0.018 0.022 Ảnh hưởng tương tác tách biệt giới tính* chế độ dinh dưỡng TB-C1 649 587 2907 2082 4519 2843 4689 3094 TB-C2 637 588 2940 2012 4407 2774 4656 3013 TB-C3 647 587 2925 2030 4453 2818 4724 3020 HH-C1 715 593 3075 2096 4697 2867 5111 3116 HH-C2 683 570 3018 2105 4486 2757 4801 3020 HH-C3 715 559 3080 2018 4641 2805 4929 3034 SE 10.9 8.4 42.2 25.9 48.5 29.5 59.3 34.4 P 0.525 0.116 0.536 0.075 0.472 0.753 0.057 0.975 Ghi chú: TB = nuôi tách biệt trống mái; HH = nuôi hỗn hợp trống mái; C1 = chế độ dinh dưỡng 1; C2 = chế độ dinh dưỡng 2; C3 = chế độ dinh dưỡng 3; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Các số liệu ở các bảng 4a và 4b cho thấy, nếu như ngan trống rất nhạy cảm với chế độ nuôi tách biệt thì ở con mái, sự đáp ứng của chúng rất mờ nhạt. Ngan trống sinh trưởng tốt hơn khi được nuôi cùng với ngan mái. Khối lượng cơ thể ngan trống nuôi hỗn hợp trống mái vào các thời điểm 3, 7, 10 và 12 tt luôn cao hơn đáng kể so với nuôi tách biệt (từ 3,3 đến 9,4%). Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm (bảng 4b) của các nhóm ngan trống nuôi tách biệt thấp hơn so với nhóm ngan trống nuôi hỗn hợp 5,5% (P = 0,01). Không thấy có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của ngan mái trong điều kiện nuôi hỗn hợp và tách biệt. Tốc độ sinh trưởng tính trung bình cả giai đoạn thí nghiệm của ngan mái ở hai nhóm nuôi hỗn hợp và tách biệt là 36 g/con/ngày (P = 0,608). Hạn chế lượng chất dinh dưỡng thu nhận trong một ngày đêm bằng cách hạn chế lượng thức ăn ăn vào trong các khoảng thời gian khác nhau đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của ngan Pháp. Trong giai đoạn từ 8 tt trở đi, nhóm ngan trống được áp dụng chế độ dinh dưỡng 2 (C2- cho ăn hạn chế từ 8 đến 12 tt) có tốc độ sinh trưởng thấp nhất (74g/con/này), thấp hơn so với nhóm ngan trống được nuôi dưỡng bằng chế độ C3 5,4% và thấp hơn so với nhóm ngan trống được ăn tự do 10,2% (P = 0,001). Ở ngan mái, đáp ứng về tốc độ sinh trưởng đối với các chế độ dinh dưỡng không rõ rệt như ngan trống. Trong giai đoạn từ 7-10 tt, chỉ có sự khác biệt về sinh trưởng giữa các nhóm được nuôi hạn chế trong thời gian dài (từ 8-12 tt) (chế độ C2) so với hai nhóm còn lại, nhưng không có sự khác nhau giữa các nhóm ngan mái được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng C1 và C3 (P > 0,05). Bảng 4b. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tốc độ sinh trưởng của ngan Pháp nuôi thịt (g/con/ngày) GĐ 0-3 tt GĐ 3-7 tt GĐ 7-10tt GĐ 10-12 tt GĐ 0-12 tt T M T M T M T M T M Ảnh hưởng của nuôi hỗn hợp và tách biệt trống mái TB 29 a 26 81 a 52 a 73 37 16 a 16 55 a 36 HH 31 b 25 84 b 54 b 75 34 24 b 18 58 b 36 SE 0.30 0.23 0.77 0.45 0.95 0.58 1.10 0.62 0.41 0.24 P 0.001 0.053 0.017 0.032 0.200 0.069 0.001 0.160 0.001 0.608 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng C1 30 26 82 54 78 a 37 a 20 18 a 58 a 36 a C2 29 25 83 53 70 b 34 b 21 18 a 56 b 35 b C3 30 25 83 52 74 a 37 a 20 15 b 57 ab 35 ab SE 0.37 0.29 0.96 0.55 1.19 0.72 1.36 0.77 0.51 0.29 P 0.083 0.126 0.945 0.057 0.001 0.001 0.733 0.005 0.018 0.022 Ảnh hưởng tương tác tách biệt giới tính* chế độ dinh dưỡng TB-C1 29 26 81 53 a 77 36 a 14 a 18 55 36 TB-C2 28 26 82 51 b 70 36 a 19 b 17 55 35 TB-C3 29 26 81 52 ab 73 38 b 19 b 14 56 35 HH-C1 32 26 84 54 a 79 37 ab 29 c 18 60 37 HH-C2 30 25 83 55 a 70 31 c 23 bc 19 57 35 HH-C3 32 24 84 54 a 76 35 a 20 bc 16 58 36 SE 0.52 0.40 1.33 0.77 1.65 1.00 1.90 1.07 0.71 0.41 P 0.525 0.116 0.642 0.015 0.655 0.005 0.001 0.329 0.057 0.975 Ghi chú: TB = nuôi tách biệt trống mái; HH = nuôi hỗn hợp trống mái; T = trống; M = mái; GĐ = giai đoạn; C1 = chế độ dinh dưỡng 1; C2 = chế độ dinh dưỡng 2; C3 = chế độ dinh dưỡng 3; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Khi khảo sát ảnh hưởng tương tác của phương thức chăn nuôi (tách biệt và hỗn hợp trống mái) với các chế độ dinh dưỡng (ăn tự do và hạn chế ở các mức độ khác nhau) đến sinh trưởng của ngan Pháp nuôi thịt, chúng tôi thấy sự tương tác này không rõ rệt. Tốc độ sinh trưởng trung bình (từ 0-12 tt) chỉ dao động từ 55-60g/con/ngày (ở ngan trống) và từ 35-37g/con/ngày (ở ngan mái) và không khác nhau giữa các nhóm ( P > 0,05) . Các kết quả ở bảng 4b còn cho thấy, tốc độ sinh trưởng của ngan trong giai đoạn sau 10 tt rất thấp (16-24 g/con/ngày), đặc biệt là ngan mái (16-18g/con/ngày), nên việc nuôi dưỡng bằng chế độ cho ăn hạn chế thời gian ngắn (2 tuần cuối cùng, từ 10-12 tt) không ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng. Cũng vì tốc độ sinh trưởng rất thấp như vậy, nên hiện nay, trong các hộ nông dân và trang trại chăn nuôi, ngan cái thường chỉ được nuôi tối đa là 70 ngày; ngan đực được nuôi thêm khoảng 1 đến 2 tuần nữa (chủ yếu để giảm tỷ lệ lông máu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giết mổ). Khác với ngan Pháp, sự khác biệt giới tính về tốc độ sinh trưởng ở vịt CV Super M không lớn. Bởi vậy, thí nghiệm trên vịt CV Super M không khảo sát sự khác biệt này mà nghiên cứu sự đáp ứng của hai dòng vịt CV M2 và CV M3 khi được nuôi bằng các chế độ dinh dưỡng khác nhau. Các kết quả được trình bày ở bảng 5. Các số liệu ở bảng 5 cho thấy, dòng CV M3 có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với CV M2. Điều đó cho thấy, trong điều kiện nuôi dưỡng ở Việt Nam, bằng cùng một khẩu phần và chế độ nuôi dưỡng, dòng CV M3 vẫn cho tốc độ sinh trưởng cao hơn. Mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần trong nghiên cứu này được thửa kế các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên dòng CV M2 (Trần Quốc Việt và ctv, 2010b) rất gần với khuyến cáo của hãng Cherry Valley cho dòng CV M3 (Cherry Valley, 2006). Bởi vậy, qua kết quả này có thể nhận định rằng, các kết quả nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng trên vịt CV Super M của chúng tôi có thể ứng dụng tốt đối với các dòng vịt M2 và M3 ở Việt Nam. Bảng 5. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng của vịt CV Super M dòng M2 và M3 trong điều kiện chăn nuôi tập trung Khối lượng cơ thể (kg) Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) Lúc 2 tuần tuổi Lúc 7 tuần tuổi Giai đoạn 0-2 tt Giai đoạn 0-7 tt T M TB T M TB T M TB T M TB Ảnh hưởng của dòng vịt M2 645 634 640 3253 3131 3195 42 41 42 65 63 64 M3 637 635 636 3594 3368 3489 42 42 42 72 68 70 SE 5.6 5.5 3.9 22.2 19.8 15.8 0.4 0.4 0.3 0.5 0.4 0.3 P 0.274 0.936 0.448 0.001 0.001 0.001 0.589 0.982 0.688 0.001 0.001 0.001 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng C1 643 625 634 3532 a 3337 a 3444 a 42 41 41 71 a 67 a 69 a C2 638 634 636 3291 b 3166 b 3236 b 42 41 42 66 b 64 b 65 b C3 643 645 643 3448 a 3246 c 3346 c 42 42 42 69 b 65 b 67 a SE 6.8 6.7 4.8 27.2 24.2 19.4 0.5 0.5 0.4 0.6 0.5 0.4 P 0.828 0.113 0.321 0.001 0.001 0.001 0.854 0.106 0.641 0.001 0.001 0.001 Ảnh hưởng tương tác giữa dòng vịt và chế độ dinh dưỡng M2*C1 655 619 636 3313 3207 3258 43 40 42 66 64 65 M2*C2 646 634 641 3153 3053 3110 42 42 42 63 61 62 M2*C3 636 649 642 3293 3132 3216 41 43 42 66 63 65 M3*C1 631 631 631 3752 3466 3629 41 41 41 75 70 73 M3*C2 630 634 631 3428 3279 3363 41 41 41 69 66 68 M3*C3 650 640 645 3603 3360 3475 43 42 42 72 67 70 SE 9.7 9.5 6.8 38.4 34.3 27.4 0.8 0.7 0.5 0.8 0.7 0.6 P 0.123 0.503 0.676 0.081 0.861 0.057 0.044 0.520 0.361 0.076 0.856 0.053 Ghi chú: T = trống; M = mái; tt = tuần tuổi; M2 = Dòng vịt CV M2; M3 = Dòng vịt CV M3; C1 = chế độ dinh dưỡng 1; C2 = chế độ dinh dưỡng 2; C3 = chế độ dinh dưỡng 3; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Tương tự như các kết quả nghiên cứu trên ngan Pháp, các chế độ dinh dưỡng (ăn tự do và hạn chế) có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng của hai dòng vịt CV Super M. Tốc độ sinh trưởng (trung bình từ 0-7 tt) của nhóm vịt được ăn hạn chế dài ngày (C2) chỉ đạt từ 65-68 g/con/ngày, thấp hơn so với nhóm được ăn tự do 4,2% (P = 0,001). Không thấy có ảnh hưởng tương tác giữa dòng vịt và chế độ dinh dưỡng đến tốc độ sinh trưởng ở cả giai đoạn vịt con (0-2 tt) và vỗ béo (2tt – XC) (P > 0,05). Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong điều kiện cho ăn tự do, các giống gia cầm chuyên dụng thịt hiện đại có thể tiêu thụ một lượng năng lượng gấp 3 lần nhu cầu duy trì của chúng (Boekholt và ctv, 1994) và điều đó làm gia tăng tỷ lệ chết đột ngột và tỷ lệ loại thải, liên quan đến các bệnh trao đổi chất và năng lượng (Robinson và ctv, 1992; Yu và ctv, 1992, Urdaneta-Rincon và ctv, 2002). Chế độ nuôi hạn chế (bằng phương pháp làm loãng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần hoặc bằng phương pháp hạn chế cơ học) đã tỏ ra rất hữu ích để khắc phục tình trạng này (Julian, 1997; Tottori và ctv, 1997; Blair và ctv, 1993; Gonzales và ctv, 1998; Urdaneta và ctv, 2002). Nhược điểm của chế độ nuôi hạn chế là làm giảm tốc độ sinh trưởng và mức độ đồng đều của đàn, nhưng mức độ giảm phụ thuộc vào áp lực hạn chế (lượng thức ăn hoặc thời gian hạn chế). Các kết quả ở nghiên cứu này cho thấy, áp dụng mức hạn chế C3 (giảm 15% lượng thức ăn trong 2 tuần cuối của thời kỳ vỗ béo) không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ngan Pháp. Bởi vậy, nếu xuất chuồng để giết mổ lúc 10 tt, thì có thể nuôi hạn chế trước đó 2 tuần với mức ăn chỉ bằng 85% so với ăn tự do thì không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Tuy nhiên, nếu nuôi đến 12 tuần tuổi, thì nên áp dụng chế độ cho ăn hạn chế từ lúc 10 tt (C3) với lượng ăn vào chỉ bằng 85% so với ăn tự do. Đối với vịt CV Super M dòng M2 hoặc M3, chế độ cho ăn hạn chế chỉ nên áp dụng trong một tuần trước khi giết mổ, với chế độ dinh dưỡng này, tốc độ sinh trưởng của vịt không thấp hơn đáng kể so với cho ăn tự do. 3.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Trong chăn nuôi gia cầm với mục tiêu để sản xuất thịt, tốc độ sinh trưởng nhanh dường như là một mục tiêu cơ bản, nhưng để có được tốc độ sinh trưởng nhanh, thường kéo theo chi phí cao (chi phí thức ăn, đặc biệt là chi phí cho phòng bệnh và rủi ro) (Morriss, 2004). [...]... dinh dưỡng đã l m gi m đáng kể tỷ lệ m bụng và tỷ lệ m thô trong thịt lườn cả da ở vịt CV Super M (P = 0,001), m c độ gi m phụ thuộc vào m c độ cho ăn hạn chế Bảng 9a Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến m t số chỉ tiêu năng suất thân thịt của vịt Cv Super M trong điều kiện chăn nuôi tập trung M2 M3 SE P C1 C2 C3 SE P M2 *C1 M2 *C2 M2 *C3 M3 *C1 M3 *C2 M3 *C3 SE P Tỷ lệ MH (%) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ thịt. .. lệ m thân thịt thấp, thì nuôi theo chế độ dinh dưỡng C2 là thích hợp Các số liệu ở bảng 8b còn cho thấy, phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng không ảnh hưởng đến tỷ lệ vật chất khô và protein thô của thịt lườn cả da ở ngan Pháp nuôi thịt Bảng 8b Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tỷ lệ m bụng và thành phần hoá học của thịt lườn cả da của ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung. .. rất lớn về tốc độ sinh trưởng, nhưng phương thức chăn nuôi thích hợp nhất là nuôi hỗn hợp trống m i - Chế độ dinh dưỡng thích hợp đối với ngan Pháp nuôi thịt là cho ăn tự do trong giai đoạn từ m t đến 8 tuần tuổi, từ 9-10 tuần tuổi cho ăn hạn chế, m c ăn chỉ bằng 85% so với ăn tự do và xuất chuồng vào lúc 10 tuần tuổi (đối với ngan cái) Với chế độ dinh dưỡng và phương thức nuôi này sẽ l m tăng hiệu quả... vẫn không thay đổi Hiện nay, hầu hết ngan thịt được giết m ở độ tuổi này (10 tt) Bảng 8a Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến m t số chỉ tiêu năng suất thân thịt của ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung TB HH SE P C1 C2 C3 Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ thịt đùi (%) Trống M i Trống M i M1 0 M1 2 M1 0 M1 2 M1 0 M1 2 M1 0 Ảnh hưởng của nuôi hỗn hợp và tách biệt trống m i 72.06 71.97 71.08 70.77 14.87... trống; M = m i; TB = trung bình; M2 = dòng M2 ; M3 = Dòng M3 ; C1 = chế độ dinh dưỡng 1; C2 = chế độ dinh dưỡng 2; C3 = chế độ dinh dưỡng 3; Các số trong cùng m t cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê 4 Kết luận và đề nghị 4.1 Kết luận Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, m t số kết luận được rút ra như sau Đối với ngan Pháp nuôi thịt - Trong điều kiện chăn nuôi tập trung, m c dù... vitamin vv) cần được đưa vào cơ thể vật nuôi ở thời đi m thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Các bảng 6a, 6b và bảng 7 trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung Bảng 6b Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan. .. C3 = chế độ dinh dưỡng 3; Các số trong cùng m t cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Không thấy có ảnh hưởng tương tác giữa dòng vịt và chế độ dinh dưỡng đến tỷ lệ m bụng và h m lượng m thô trong thịt lườn cả da ở vịt CV Super M Tuy nhiên, dòng CV M3 vẫn tỏ ra có ưu thế hơn về gi m tích lũy m m c dù điều kiện nuôi dưỡng tương tự như dòng M2 Bảng 9b Ảnh hưởng của chế độ dinh... Bảng 9b Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tỷ lệ m bụng và thành phần hoá học của thịt lườn cả da của vịt CV Super M trong điều kiện chăn nuôi tập trung Tỷ lệ m bụng (%) M2 M3 SE P C1 C2 C3 SE P M2 *C1 M2 *C2 M2 *C3 M3 *C1 M3 *C2 M3 *C3 SE P Thành phần hoá học của thịt lườn cả da (%) Vật chất khô (%) Protein (%) M thô (%) T M TB T M TB T M T M TB Ảnh hưởng của dòng vịt 1.94 1.91 1.93 38.18 38.14 38.16... nh m ngan được ăn tự do (C1) và nh m hạn chế ngắn ngày (C3) không khác nhau có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) Bảng 7 Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt CV Super M dòng M2 và M3 trong điều kiện chăn nuôi tập trung M2 M3 SE P C1 C2 C3 SE P M2 *C1 M2 *C2 M2 *C3 M3 *C1 M3 *C2 M3 *C3 SE P Giai đoạn 0-2 tt Giai đoạn 2-7 tt Giai đoạn 0-7 tt TĂ TT CP TĂ TT CP TĂ TT Ảnh hưởng của dòng vịt. .. phương thức và chế chế độ dinh dưỡng đến m t số chỉ tiêu về năng suất và ph m chất thịt của ngan Pháp và vịt CV Super M được trình bày ở các bảng 8a và 8b; 9a và 9b Các số liệu ở bảng 8a cho thấy, nhìn chung, phương thức nuôi tách biệt hay hỗn hợp trống m i không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt đùi và thịt lườn ở ngan Pháp Chế độ dinh dưỡng (cho ăn tự dọ và hạn chế ở các thời đi m khác nhau) . Bộ m n Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ T m tắt Hai thí nghi m đã được thực hiện nh m xác định chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với vịt CV Super M và ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện. Xác định chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với ngan và vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, S m Văn Hải, Trần. thấy, đối với ngan Pháp trong điều kiện chăn nuôi tập trung, nuôi hỗn hợp trống m i cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả thức ăn tốt hơn chế độ nuôi tách biệt giới tính. Chế độ nuôi dưỡng thích hợp

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan