Đặc điểm hệ thống buôn bán vận chuyển gia cầm tại 4 tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa và Long An - thuộc dự án IDRC.

10 310 0
Đặc điểm hệ thống buôn bán vận chuyển gia cầm tại 4 tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa và Long An - thuộc dự án IDRC.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BUÔN BÁN VẬN CHUYỂN GIA CẦM TẠI 4 TỈNH HÀ TÂY, THÁI BÌNH, THANH HOÁ VÀ LONG AN – THUỘC DỰ ÁN IDRC Vũ Chí Cương, Trần Thị Mai Phương, 1 Nguyễn Quý Khiêm, 1 Nguyễn Thị Nga, 1 Bạch Thị Thanh Dân và ctv Viện Chăn Nuôi 1 Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Tóm tắt Các công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa chăn nuôi gia cầm và thương lái, đặc biệt là giữa chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ và nhừng người thu gom vận chuyển, buôn bán gia cầm và chợ gia cầm sống ở Việt nam (nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm H5N1) còn rất ít và thiếu. Những thông tin này rất khó tìm thấy, trong khi những thông tin sẵn chưa cung cấp cho ta những thông tin chi tiết về mối liên quan này và đặc biệt về vai trò của nó trong đại dịch cúm gia cầm. Việc tìm hiểu về dòng chảy thương mại của gia cầm sống và vai trò của nó trong việc lây lan bệnh cúm gia cầm là điều hết sức cần thiết Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay có rất nhiều kênh tiêu thụ gia cầm nhỏ lẻ tuy nhiên chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là bán gia cầm tại nhà cho thương lái và bán cho hàng xóm, tiếp đén là bán ở chợ quê. Với kênh tiêu thụ này, người chăn nuôi nhỏ lẻ không bị ràng buộc, có nghĩa là việc bán gia cầm được xuất phát đơn lẻ từ nhu cầu tiêu thụ của các chợ chứ không có sự liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi thành một thể thống nhất nào. Phương tiện vận chuyển gia cầm chủ yếu là xe đạp và xe máy, thương lái có thể đi từ làng này qua làng khác trong một ngày với khoảng cách xa nhất lên đến 200 km. Đây là một trong những con đường lây lan dịch bệnh nguy hiểm nhất, trong khi đó việc kiểm soát vận chuyển lại không được các cơ quan chức năng tiến hành thường xuyên. 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ chiếm hai phần ba tổng sản lượng và chiếm gần một nửa thị trường gia cầm trong cả nước. Theo báo cáo của Cục Chăn Nuôi (2008) cả nước có khoảng 7.9 hộ gia đình chăn nuôi gia cầm, điều này đồng nghĩa với có ít nhất 40 triệu người có cuộc sống dựa vào thu nhập từ chăn nuôi gia cầm. Có thể nói rằng các hộ càng nghèo thi chăn nuôi gia cầm càng trở nên quan trọng và nó gắn liền với việc đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập cũng như cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. Chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ của Việt nam gắn liền với sinh kế và văn hóa của cộng đồng (báo cáo thống kê 2002, Phan Huy và ctv 1997). Trải qua 5 đợt dịch cúm gia cầm (2003 - giữa năm 2008) đã đưa Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về tỷ lệ người bị mắc cúm gia cầm. Không những thế dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nói chung và cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng. Ước tính năm 2004 GDP của Việt Nam giảm đi 0.5%. Đối với loài người cũng như đối với gia súc, gia cầm, việc tiếp xúc giữa các cá thể sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập và lây lan bệnh truyền nhiễm (Meyers và ctv 2005; Kiss và ctv 2006; Ortiz-Pelaez và ctv, 2006). Trong trường hợp bệnh cúm gia cầm, vấn đề vận chuyển gia cầm sống là một tác nhân gây rủi ro gây reo rắc vius ra toàn đàn gia cầm (Kung và ctv 2007). Đặc biệt đối với các chợ gia cầm sống từ lâu đã được coi như là một mắt xích quan trọng trong đường dẫn rủi ro gây nhiễm và tái nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Những chợ này là điều kiện thuận lợi để tập hợp một số lượng lớn gia cầm có nguồn gốc từ rất nhiều nơi, nhiều vùng địa lý khác nhau trong một không gian nhỏ hẹp (Sen và ctv 2007; Sen 2003 và Webster và ctv 2004). Trong các nghiên cứu về giám sát bệnh cúm gia cầm của Mỹ và Đông Nam Á đã cung cấp một bằng chứng rất đáng chú ý về sự hiện diện của vius ở gia cầm trong các chợ gia cầm sống (Nguyen DC và ctv, 2001; Choi và ctv -2005; Wang và ctv 2006; Bulaga và ctv 2001; Panigrahy và ctv 2002; Liu và ctv 2003) và còn rất nhiêu các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng gia cầm sống là môi trường thích hợp để vius nhân lên và lây lan. Các nghiên cứu về sự liên quan giữa chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ với việc kinh doanh gia cầm và các chợ gia cầm sống hiện vận còn rất ít. Các thông tin hiện có không cung cấp đủ những bằng chứng về mối liên quan giữa chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ với việc kinh doanh gia cầm và vai trò của nó trong việc bùng phát các ổ dịch. Nghiên cứu về đặc điểm của hệ thống buôn bán, vận chuyển gia cầm nhằm giúp hiểu rõ hơn về “dòng chảy” của gia cầm sống và mạng lưới buôn bán vận chuyển gia cầm tại 4 tỉnh đại diện cho 3 miền của Việt Nam, khám phá vai trò của hệ thống này trong đường dẫn rủi do của dịch cúm gia cầm 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính được sử dụng trong dự án này tuân theo phương pháp của Lebel, 2003 (eco-health) Phương pháp điều tra có sự tham gia, sử dụng công cụ đặc biệt (quan sát có sự tham gia, thảo luận nhóm chuyên sâu) Kết hợp phỏng vấn các hộ nông dân (sử dụng bảng câu hỏi) và quan sát trực tiếp việc vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, thu thập những thông tin về hiểu biết và thói quen của những người kinh doanh, buôn bán và vận chuyển gia cầm từ chợ trời, phương thức bày bán và tiêu thụ sản phẩm. Phỏng vấn các cơ quan chính quyền địa phương bằng bảng câu hỏi. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hệ thống tiêu thụ và vận chuyển gia cầm ở các tỉnh dự án Kết quả điều tra cho thấy: hiện có rất nhiều kênh tiêu thụ gia cầm sống và các sản phẩm gia câm. Tuy nhiên hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ đều lựa chọn phương thức bán gia cầm sống cho thương lái ngay tại nhà, tiếp theo là bán tại chợ quê. Việc lựa chọn các kênh tiêu thụ sản phẩm thường là đa dạng, tùy thuộc vào vị trí địa lý, khoảng cách đến chợ, mật độ thương lái, hệ thống vận chuyển và giá cả được coi là những nguyên nhân chính. Sơ đồ 1 cho chúng ta biết các thông tin cơ bản về mạng lưới tiêu thụ gia cầm nhỏ lẻ tại 4 tỉnh đại diện cho 3 miền của Việt Nam. Sơ đồ 1a: Hệ thống tiêu thụ gia cầm tại Hà tây và Thái Bình (miền Bắc -Việt Nam) Mua con giống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Giết mổ ( 1lượng nhỏ Gia cầm sống và g/c giết mổ Carcass or live birds G/c sống G/c sống và giết mổ Con giống (là các giống địa phương từ nhiều nguồn khác nhau: thương lái, chợ quê, lò ấp địa phương, từ người làng và tự sản xuất Gia cầm nội từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Bán cho thương lái và người thu gom tại nhà 70-80% Bán ở chợ quê (cách nhà khoảng1km), bán cho người bán lẻ ở chợ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cho thương lái, người thu gom ở chợ 10- 20% gia cầm sống và vận chuyển bằng xe đạp, xe máy Tiêu thụ trong gia đình 3- 5% (tự giết mổ) Bán cho người làng, hàng xóm 5-10% gia cầm sống Thị trường thành phố cách nhà khoảng 8-70 km): Hà Nội và một số thành phố khác (Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh), nhà hàng, căng tin và khu công nghiệp Bán ra chợ đầu mối (Chợ Hà Vĩ) số lượng nhỏ amount Người tiêu dùng Bán cho người giết mổ 5-10% (nhỏ lẻ) Sơ đồ 1b. Hệ thống tiêu thụ gia cầm tại Thanh hóa (miền Trung -Việt Nam) Mua con giống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống 20% Gia cầm sống Gia cầm sống Con giống (là các giống địa phương từ nhiều nguồn khác nhau: thương lái, chợ quê, lò ấp địa phương, từ người làng và tự sản xuất Gia cầm nội từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Bán cho thương lái và người thu gom tại nhà 60-70% Bán ở chợ quê (cách nhà khoảng1km), bán cho người bán lẻ ở chợ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cho thương lái, người thu gom ở chợ 20% gia cầm sống và vận chuyển bằng xe đạp, xe máy Tiêu thụ trong gia đình 10% (tự giết mổ) Bán cho người làng, hàng xóm 10% gia cầm sống cho đám cưới, đám giỗ Thị trường TP (cách nhà 14-55 – 200km): Cửa lò, khu công nghiệp Nghi sơn , TP Thanh Hóa và thỉnh thoảng bán ra Hà Nội cho nhà hàng, căng tin Sơ đồ 1c. Hệ thống tiêu thụ gia cầm tại Long an (miền Nam -Việt Nam) Mua con giống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Con giống (từ lò ấp của tỉnh bên cạnh 50% (Đồng nai); chợ quê, từ người làng và tự sản xuất Gia cầm nội từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Bán cho thương lái và người thu gom tại nhà 80-90% Bán ở chợ quê (cách nhà khoảng1km), bán cho người bán lẻ ở chợ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cho thương lái, người thu gom ở chợ 10% gia cầm sống và vận chuyển bằng xe đạp, xe máy Tiêu thụ trong gia đình 5% (tự giết mổ) Bán cho người làng, hàng xóm 5% gia cầm sống cho đám cưới, đám giỗ Bán cho chợ đầu mối ở TP HCM (cách nhà: 40 km) Nhà máy giết mổ (100%) Siêu thị Người bán lẻ ở chợ trời Nhà hàng, căng tin, người tiêu dùng Với kênh tiêu thụ này, người chăn nuôi nhỏ lẻ không bị ràng buộc, có nghĩa là việc bán gia cầm được xuất phát đơn lẻ từ nhu cầu tiêu thụ của các chợ chứ không có sự liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi thành một thể thống nhất nào. Người chăn nuôi bán gia cầm của họ cho thương lái, thương lái lại bán lại cho người bán buôn và người bán lẻ ở chợ và những thương lái này trở thành người cung cấp hàng hóa đến người tiêu dùng. Hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ bán sản phẩm của mình thông qua khâu trung gian như người thu gom, thương lái (70-80%), họ bán khoảng 10-20% ra chợ trời ở địa phương và phần còn lại 10-20% được sử dụng cho tiêu thụ gia đình. Ở đây có sự khác nhau chút ít giữa 3 vùng: Ở miền Bắc và miền Trung, người chăn nuôi bán gia cầm sống cho người thu gom và người thu gom lại bán gia cầm sống cho người bán buôn để bán vào khu công nghiệp, nhà hàng, canteen, chợ quê cả gia cầm sống và giết mổ. Người thu gom vận chuyển gia cầm di qua nhiều nơi khác nhau có khi khoảng cách di chuyển lên đến 200 km. Trong khi đó ở miền Nam, người dân bán gia cầm sống ra chợ đầu mối sau đó những gia cầm này được chuyển đến lò mổ, sau cùng, gia cầm đã được giết mổ được đưa ra siêu thị, nhà hàng, canteen hoặc người bán lẻ ở chợ trời và đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng miền Nam mua gia cầm đã được giết mổ sẵn là chính. Sự phân phối sản phẩm gia cầm được thể hiện trong bảng 1 Bảng 1. Địa điểm tiêu thụ gia cầm Địa điểm tiêu thụ Hà Tây Thái Bình Thanh Hóa Long An Trung bình Tân hội Tản lĩnh Việt thuận Vũ Tiến Hùng sơn Tân trường Phú ngãi trị Thuận mỹ Tại nhà 94.44 69.39 95.65 95.74 50.00 96.67 80.00 60.47 78.90 Chợ huyện 0.00 8.16 0.00 0.00 14.00 0.00 15.56 37.21 9.83 Tại nhà+chợ quê 5.56 22.45 4.35 2.13 36.00 3.33 2.22 2.33 10.69 Chợ tỉnh 0.00 0.00 0.00 2.13 0.00 0.00 2.22 0.00 0.58 Pearson Chi-Square = 116.640, DF = 21 Pearson Chi-Square = 118.612, DF = 28; Pearson Chi-Square = 89.148, DF = 42 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % Tại nhà Chợ huyện Tại nhà + chợ quê Chợ tỉnh Biểu đồ 1. Địa điểm tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm Kết quả này phù hợp với GSO (2004), 50% người dân bán gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm tại nhà, số còn lại được bán ở chợ quê. 3.2. Phương tiện vận chuyển gia cầm Người chăn nuôi cũng như thương lái, người thu gom thường sử dụng nhiều loại phương tiện để vận chuyển gia cầm như: xe đạp, xe máy và phương tiện công cộng (xem bảng 2, biểu đồ 2). Bảng 2. Phương tiện vận chuyển gia cầm Loại phương tiện Hà Tây Thái Bình Thanh hóa Long An Trung bình Tân hội Tản lĩnh Việt thuận Vũ Tiến Hùng sơn Tân trường Phú ngãi trị Thuận mỹ Phương tiện công cộng 21.43 12.50 0.00 4.76 0.00 0.00 8.51 0.00 5.79 Xe đạp, xe máy 78.57 87.50 100 95.24 100 100 91.49 100 94.21 Khoảng 94% người dân ở cả 3 vùng sử dụng phương tiện tư nhân như xe đạp, xe máy để vận chuyển gia cầm. Thương lái vận chuyển gia cầm bằng xe đạp, xe máy đi từ làng này sang làng khác, từ nhà này qua nhà khác rất nguy hiểm trong việc lây lan dịch bệnh. Rất ít người sử dụng phương tiện công cộng (5,79%). Không có xe chuyên dụng đe vận chuyển gia cầm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % 1 Phương tiện công cộng Xe đạp, xe máy Biểu đồ 2. Phương tiện vận chuyển gia cầm 3.3. Lý do người dân bán gia cầm Các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ bán gia cầm vì nhiều lý do như: cần tiền, giá cao, lễ hội…nhưng hầu hết họ bán gia cầm khi cần tiền (bảng 3, biểu đồ 3) Bảng 3. Lý do người chăn nuôi bán gia cầm và sản phẩm gia cầm Lý do Hà Tây Thái Bình Thanh hóa Long An Trung bình Tân hội Tản lĩnh Vũ tiến Việt thuận Tân hội Tản lĩnh Vũ tiến Việt thuận Cần tiền 23.08 83.67 47.92 58.33 95.74 70.00 68.00 62.00 64.09 Khi giá cao 15.38 0.00 0.00 4.17 0.00 20.00 8.00 16.00 7.18 Khi gia cầm bị ốm 0.00 4.08 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.83- 5.80 Lễ hội 2.56 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 2.00 0.00 0.55 Lý do khác 58.97 12.24 52.08 37.50 4.26 10.00 22.00 22.00 27.35 Pearson Chi-Square = 574.507, DF = 171; Likelihood Ratio Chi-Square = 512.521, DF = 171 Điều đáng chú ý là vẫn còn tình trạng người dân bán chạy gia cầm ốm: 0.83 - 5.89%. 0 10 20 30 40 50 60 70 % Cần tiền Khi giá cao Khi gia cầm bị ốm Lễ hội Lý do khác Biểu đồ 3. Lý do người dân bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm Các cán bộ địa phương tại hai xã Việt Thuận và Vũ Tiến (Vũ Thư Thái Bình) cho rằng một số hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ phục vụ chính cho việc tiêu thụ trong gia đình, trong khi đa số người chăn nuôi ở cả 3 vùng (70-80%) đều nuôi gia cầm để bán. Kết quả này có vẻ tương phản với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Maltsoglou and Rapsomanikis (2005), các tác giả này cho rằng khoảng 64-95% gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ được tiêu thụ trong gia đình. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Tung (2005), tác giả cho rằng phần lớn người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ bán gia cầm để có chi phí hơn là tiêu thụ trong gia đình. Các hộ chăn nuôi gà thường bán sản phẩm quanh năm trong khi đó các hộ chăn nuôi vịt bán sản phẩm theo mùa. 3.4. Giá bán sản phẩm gia cầm nội Giá cả của các sản phẩm gia cầm nội nuôi nhỏ lẻ thường cao hơn có khi cao gấp đôi so với gia cầm nuôi theo hướng công nghiệp bởi vì chất lượng của chúng. Điều này chứng tỏ rằng người tiêu dùng không ngần ngại khi phải sử dụng nhiều tiền để mua các sản phẩm có chất lượng cao, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển các ngành hàng. Theo Burgos và ctv, 2007, kết quả điều tra của nhóm tác giả cho biết 54% các hộ gia đình chỉ ăn thịt gia cầm nội. Một điều thuận lợi cho người tiêu dùng là ở các chợ đều có bán gia cầm sống và các sản phẩm gia cầm nội, vì vậy họ có nhiều cơ hội để lựa chọn. Tuy nhiên đây cũng là một điều bất lợi trong công tác phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đồng thời không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ thường nằm rải rác và ở các điều kiện địa lý khác nhau, đặc biệt là khoảng cách đến chợ và đường xá đến chợ khó khăn, điều này là một thách thức lớn đối với thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm gia cầm nội. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Có rất nhiều kênh tiêu thụ gia cầm sống và các sản phẩm gia cầm. Tuy nhiên phương thức bán gia cầm sống cho thương lái ngay tại nhà được ưu tiên lựa chon. - Người chăn nuôi nhỏ lẻ không bị ràng buộc bởi một hế thống tiêu thụ nào mà phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của các chợ. Sản phẩm gà nội được bán quanh năm khi cần tiền. - Hệ thống tiêu thụ không gắn kết với nhau và không liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi thành một thể thống nhất. - Việc vận chuyển và tiêu thụ gia cầm ở miền Nam (Long an) được tiến hành chặt chẽ hơn, gia cầm sống được vận chuyển đến các nhà máy giết mổ trước khi được đưa ra bán trên thị trường thành phố. - Phương tiện vận chuyển gia cầm chính là xe đạp và xe máy, không có xe chuyên dụng. - Thương lái di chuyển với khoảng cách khá xa (200km), nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. - Một bộ phận nhỏ người chăn nuôi vân bán chạy khi gia cầm bị ốm (0,83-5,8%). - Giá bán sản phẩm gia cầm nội cao hơn đôi khi cao gấp đôi sản phẩm gia cầm công nghiệp. - Việc kiểm soát vận chuyển gia cầm không được làm thường xuyên. 4.2. Đề nghị - Công tác kiểm dịch vận chuyển gia cầm cần được làm thường xuyên. - Tăng cường tập huấn, thông tin tuyên truyền cho các đối tượng trong đường dây buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Tài liệu tham khảo 1. Bulaga LL, Garber L, Senne DA, Myers TJ, Good R, Wainwright S, Trock S, Suarez DL: Epidemiologic and surveillance studies on avian influenza in live-bird markets in New York and New Jersey, 2001. Avian diseases 2003 , 47(3 Suppl):996-1001. 2. Burgos. S, J. Hinrichs and J. Otte (2008). Poultry, HPAI and livelihoods in Vietnam – A review, Pro-poor HPAI Risk reduction, Final draf for comment – Mekong Region Report. 3. Choi YK, Seo SH, Kim JA, Webby RJ, Webster RG. Avian influenza viruses in Korean live poultry markets and their pathogenic potential. Virology 2005 , 332(2):529-537. 4. Kiss IZ, Green DM, Kao RR. The network of sheep movements within Great Britain: Network properties and their implications for infectious disease spread. Journal of the Royal Society, Interface/the Royal Society 2006 , 3(10):669-677. 5. Kung NY, Morris RS, Perkins NR, Sims LD, Ellis TM, Bissett L, Chow M, Shortridge KF, Guan Y, Peiris MJ. Risk for infection with highly pathogenic influenza A virus (H5N1) in chickens, Hong Kong, 2002. Emerging infectious diseases 2007 , 13(3):412-418. 6. Lebel.J (2003). Health and Ecosystem Approach, Ottawa: IDRC. 7. Liu M, He S, Walker D, Zhou N, Perez DR, Mo B, Li F, Huang X, Webster RG, Webby RJ. The influenza virus gene pool in a poultry market in South central china. Virology 2003 , 305(2):267-275. 8. Maltsoglou, I.; Rapsomanikis, G. (2005). “The Contribution of livestock to household income in Viet Nam: A household typology based analysis.” FAO PPLPI Working paper No. 21 9. Meyers LA, Pourbohloul B, Newman ME, Skowronski DM, Brunham RC. Network theory and SARS: predicting outbreak diversity. Journal of theoretical biology 2005 , 232(1):71-81. 10. Nguyen DC, Uyeki TM, Jadhao S, Maines T, Shaw M, Matsuoka Y, Smith C, Rowe T, Lu X, Hall H, et al Isolation and characterization of avian influenza viruses, including highly pathogenic H5N1, from poultry in live bird markets in Hanoi, Vietnam, in 2001. Journal of virology 2005 , 79(7):4201-4212. 11. Ortiz-Pelaez A, Pfeiffer DU, Soares-Magalhaes RJ, Guitian FJ. Use of social network analysis to characterize the pattern of animal movements in the initial phases of the 2001 foot and mouth disease (FMD) epidemic in the UK. Preventive veterinary medicine 2006 , 76(1-2):40-55. 12. Panigrahy B, Senne DA, Pedersen JC. Avian influenza virus subtypes inside and outside the live bird markets, 1993-2000: a spatial and temporal relationship. Avian diseases 2002 , 46(2):298-307. 13. Phan Huy L, Nguyen Quang N, Nguyen Dinh L. The country life in the Red River Delta. Hanoi: Vietnam National University - Centre for Vietnamese and Intercultural Studies; 1997. 14. Poultry production situation in Vietnam period 2001-2005, Department of Livestock production 6/2008 15. Senne DA, Suarez DL, Pedersen JC, Panigrahy B. Molecular and biological characteristics of H5 and H7 avian influenza viruses in live-bird markets of the northeastern United States, 1994-2001. Avian diseases 2003 , 47(3 Suppl):898-904. 16. Senne DA: Avian influenza in North and South America, 2002-2005. Avian diseases 2007 , 51(1 Suppl):167-173. 17. Tung. D.X. (2005). Smallholder poultry production in Vietnam: Marketing characteristics and strategies, in Workshop Proceeding “Does poultry reduce poverty and assure food security? A need for rethinking the approaches” published by the network for smallholders Poultry Development, Life Faculty, University of Copenhagen, Denmark. 18. VHLSS. Vietnam Household Living Standards Survey. Hanoi: General Statistics Office - Vietnam; 2002. 19. Wang M, Di B, Zhou DH, Zheng BJ, Jing H, Lin YP, Liu YF, Wu XW, Qin PZ, Wang YL, et al Food markets with live birds as source of avian influenza. Emerging infectious diseases 2006 , 12(11):1773- 1775. 20. Webster RG. Wet markets a continuing source of severe acute respiratory syndrome and influenza? Lancet 2004 , 363(9404):234-236. . ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BUÔN BÁN VẬN CHUYỂN GIA CẦM TẠI 4 TỈNH HÀ TÂY, THÁI BÌNH, THANH HOÁ VÀ LONG AN – THUỘC DỰ ÁN IDRC Vũ Chí Cương, Trần Thị Mai Phương,. Bắc và miền Trung, người chăn nuôi bán gia cầm sống cho người thu gom và người thu gom lại bán gia cầm sống cho người bán buôn để bán vào khu công nghiệp, nhà hàng, canteen, chợ quê cả gia cầm. Hệ thống tiêu thụ gia cầm tại Long an (miền Nam -Việt Nam) Mua con giống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia cầm sống Gia

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan