1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chọn lọc để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell(K1)

9 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 134,38 KB

Nội dung

Chọn lọc để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell (k1) Nguyễn Hồng Vĩ, Lê Thị Phiên, Nguyễn Thị Thuý Nghĩa, Đồng Thị Quyên Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên Summary In the year 2003 2005, K1 line of Khaki Campbell duck was created in DBRC, from Khaki Campbell imported ducks. It showed the egg production of 278,9 eggs per female at 72 weeks of age; at fifth generation K1.5, the egg production is 284,2 egg/female; feed conversion is 234g/egg or 2,9 kg/kg of egg. Egg weight is 69,7 g/ egg. 1. Đặt vấn đề Từ giống vịt Khaki Campbell đợc nhập vào Việt Nam đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, năm 2003 - 2005 Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tạo ra dòng vịt K1 đợc Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi năm 2006 công nhận là TBKT. Dòng vịt này đã cho năng suất cao hơn các giống vịt hớng trứng hiện có ở Việt Nam và cho năng suất tơng đơng với giống vịt Khaki Campbell nuôi tại Thái Lan và Anh Quốc. Nhằm ổn định năng suất, bảo tồn nguồn gen quý này, góp phần giảm chi phí cho công tác nhập giống vịt hớng trứng từ nớc ngoài, cần phải tiến hành đề tài: Chọn lọc để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng Khaiki Campbell (K1) Mục tiêu của đề tài: Chọn lọc theo gia đình để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell (K1) ở thế hệ thứ 5 cho năng suất 275 q/ 72 tuần tuổi. Sử dụng để lai với các giống vịt hớng trứng khác. 2. Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Từ dòng K1 đợc tạo ra lấy thay thế thế hệ 5( K1.5 ) đa vào chọn lọc gia đình để ổn định năng suất. Vịt K2.5 nuôi quần thể để so sánh. 2.2. Phơng pháp nghiên cứu Chọn lọc bình ổn năng suất ( Gia đình kết hợp với quần thể nhỏ), loại thải những gia đình có năng suất trứng thấp hơn 275 q/ tt . Lập thành 27 gia đình, mỗi gia đình 5 + 1 kèm 1 dự phòng đợc chia làm 4 nhóm Quần thể nhỏ đợc lập làm 4 nhóm, mỗi nhóm 60 80 mái , Tỷ lệ / là 1/6. Ghép phối trong dòng, luân chuyển con trống để giảm tỷ lệ cận huyết Lập hệ thống sổ sách theo dõi qua các thế hệ 2.3. Phơng pháp thí nghiệm Thí nghiệm đợc bố trí theo phơng pháp phân lô so sánh Lô thí nghiệm K1.5 Lô đối chứng K2.5 Các lô thí nghiệm đợc tiến hành trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dỡng nh nhau Vịt đợc chăm sóc nuôi dỡng theo quy trình chăn nuôi vịt hớng trứng Khaki Campbell của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn Khối lợng cơ thể lúc sơ sinh, 4 tuần tuổi, 8 tuần tuổi và trởng thành Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên Năng suất trứng Các chỉ tiêu về chất lợng trứng Tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở. Chi phí thức ăn / 10 quả trứng. 2.5. Phơng pháp xử lý số liệu Các số liệu đợc xử lý theo phơng pháp thống kê sinh học trên phần mền Minitab 2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm đợc tiến hành từ năm 2006 2007, tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống phản ánh sức sống và khả năng kháng bệnh của vật nuôi. Kết quả theo dõi thí nghiệm về tỷ lệ nuôi sống của vịt K1.5 đợc thể hiện ở bảng 1. Bảng 1 . Tỷ lệ nuôi nuôi sống của vịt qua các giai đoạn (%) Lô thí nghiệm (K1.5) Lô đối chứng(K2.5) Tuần tuổi K1.4 (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) 0 -4 98,8 542 98,6 320 98,1 5 -8 98,8 530 99,1 313 99,6 9 -20 99,2 502 99,6 212 100 Kết quả bảng 1 cho thấy trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dỡng nh nhau, tỷ lệ nuôi sống của dòng vịt K1.5 tơng đơng với dòng vịt K2.5 và đều đạt khá cao từ 98 99 % qua các gia đoạn nuôi. Kết quả này đã thể hiện khả năng ổn định về sức sống của dòng K1.5 qua các giai đoạn nuôi và cũng tơng đơng với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Song Hoan, Hoàng Văn Tiệu, Lơng Tất Nhợ và cộng sự ( 1993) [ 1 ] , nghiên cứu về khả năng thích nghi và phát triển giống vịt Khaki Campbell theo phơng thức chăn thả tại Thanh Hoá cho biết tỷ lệ nuôi sống của vịt lúc 56 ngày tuổi đạt 98,6 %; nhóm tác giả Hoàng văn Tiệu và cộng sự ( 1993) [3 ], nghiên cứu về khả năng nuôi thích nghi vịt Khaki Campbell tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, cũng cho thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt 56 ngày đạt từ 99 99,8 %. 3.2. Khối lợng cơ thể Qua theo dõi về khả năng sinh trởng của vịt , chúng tôi tiến hành cân khối lợng vịt ở các giai đoạn sơ sinh, 4 tuần tuổi, 8 tuần tuổi và 20 tuần tuổi. Kết quả này đợc thể hiện qua bảng 2. Kết quả bảng 2 cho thấy khối lợng cơ thể của dòng vịt K1.5 và K2.5 ở các lứa tuổi sơ sinh, 4 tuần tuổi, 8 tuần tuổi, 20 tuần tuổi đều tơng nhau, sự sai khác về khối lợng giữa các lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê, với P> 0,05. Hệ số biến dị về khối lợng qua các tuần tuổi ở cả 2 dòng thấp nằm trong khoảng 2- 8 %, điều này thể hiện sự đồng đều về khối lợng trong quá trình triển khai đề tài. Bảng 2 . Khối lợng cơ thể qua các tuần tuổi (g/con) Tuần tuổi Tham số TK K1.4 Lô thí nghiệm Lô đối chứng (K1.5) (K2.5) S¬ sinh X SE CV (%) 40,35 0,11 1,2 40,65 1,25 2,76 41,09 1,02 2,5 4 X SE CV(%) 634,7 6,78 6,93 610,09 45,18 7,41 611,47 39,48 6,46 8 X SE CV (%) 1159 18,2 7,0 1102,94 77,79 7,05 1091,18 90,85 8,33 20 X SE CV (%) 1345 18,5 6,1 1379,41 88.01 6.38 1397,06 105,85 7,58 3.3. Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản 3.3.1. Tuổi đẻ, khối lợng cơ thể vào đẻ,năng suất trứng Theo dõi tuổi đẻ của vịt, ghi chép sản lợng trứng dòng vịt K1.5 kết quả đợc thể hiện qua bảng 3. Bảng 3 cho thấy tuổi đẻ của vịt K1.5 tơng đơng với dòng vịt K2.5, nằm trong khoảng 140 144 ngày, tơng đơng với kết quả nghiên cứu của Hoàng văn Tiệu và cộng sự (1993), nghiên cứu về khả năng nuôi thích nghi vịt Khaki Campbell tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên và kết quả nghiên cúu của Nguyễn Song Hoan, Hoàng Văn Tiệu, Lơng Tất Nhợ và cộng sự (1993), nghiên cứu về khả năng thích nghi và phát triển giống vịt Khaki Campbell theo phơng thức chăn thả tại Thanh Hoá có tuổi đẻ từ 142 145 ngày. Về năng suất trứng dòng vịt K1.5 đạt 284 quả//72 tuần tuổi cao hơn dòng K2.5 là 32 quả/mái, dòng vịt K1.5 cho năng suất trứng cao hơn các dòng vịt hớng trứng hiện có ở Việt Nam. Bảng 3 . Tuổi đẻ, khối lợng cơ thể vào đẻ, năng suất trứng Chỉ tiêu ĐVT K1.4 Lô thí nghiệm (K1.5) Lô đối chứng (K2.5) Tuổi đẻ Ngày 143 144 140 Khối lợng vào đẻ g/c 1294 1379,4 1397,06 NS trứng (q//72 tt) qủa 278,9 284,2 252,2 Tỷ lệ đẻ BQ % 76,3 78,1 69,3 3.3.2. Tỷ lệ đẻ qua các tuần đẻ Khả năng sản xuất trứng của vịt cao hay thấp, ổn định hay không đợc thể hiện qua tỷ lệ đẻ trong kỳ, qua theo dõi tỷ lệ đẻ của vịt đợc biểu hiện trên đồ thị tỷ lệ đẻ của vịt. Qua đồ thị tỷ lệ đẻ của vịt cho thấy dòng vịt K1.5 đẻ tăng nhanh ở những tuần đẻ đầu và cao hơn dòng K2.5 khỏang 10% ở tuần đẻ thứ 5. Cả hai dòng đều tuân theo quy luật đẻ tự nhiên của các giống vịt hớng trứng, sau khi đạt đợc đỉnh cao thì giảm xuống, sau đó lại đẻ lên; dòng K1.5 đẻ lên và đẻ ổn định cho đến tuần đẻ 49 - 50, dòng K2,5 đẻ lên đợc từ tuần 16 29 sau đó giảm đột ngột ( đẻ không ổn định) dẫn đến năng suất không ổn định và thấp hơn dòng K1.5 Đồ thị tỷ lệ đẻ của vịt K1.5 &K2.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 3 5 7 9111315171921232527293133353739414345474951 Tuần đẻ Tỷ lệ (%) tỷ lệ đẻ K1.5 Tỷ lệ đẻ K2.5 3.3.3. Các chỉ tiêu về khối lợng, chất lợng trứng Để đánh giá các chỉ tiêu về chất lợng trứng chúng tôi tién hành khảo sát trứng dòng K1.5 và dòng K2.5 ở lúc 34 tuần tuổi. Kết quả khảo sát đợc thể hiện trên bảng 4. Kết quả bảng 4 cho thấy khối lợng trứng dòng vịt K1.5 và K2.5 tơng đơng nhau và tơng đơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bạch Yến (1997) khi nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả tại Thanh Hoá cho khối lợng trứng 70,2 g/quả.,lớn hơn khối lợng trứng của giống vịt cỏ hiện có ở Việt Nam, (Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, 2006 [ 2 ] cho biết khối lợng trứng vịt cỏ đạt 63 g/q, Các chỉ tiêu về chất lợng trứng giữa các dòng K1 5 và K2.5 đều tơng đơng nhau. Bảng 4 . Các chỉ tiêu về khối lợng, chất lợng trứng Chỉ tiêu Tham số TK K1.4 (n=60) Lô thí nghiệm (K1.5) (n=60) Lô đối chứng (K2.5) (n=60) X (g) 70,1 69,7 70,6 Se 0,69 0,95 0,95 Khối lợng trứng CV (%) 5,4 6,5 6,5 X (Hu) 88,7 88,5 88,8 Se 0,94 1,02 1,02 Đơn vị Hau CV (%) 5,8 3,1 6,3 X 1,36 1,37 1,34 Chỉ số hình thái Se (g) 0.01 0,01 0,01 CV (%) 4.8 5.1 3,96 X (%) 35,4 34,7 35,4 Se (g) 0,43 0,63 0,58 Tỷ lệ lòng đỏ CV (%) 7,0 11,0 9,0 X (%) 53,04 53,91 52,58 Se (%) 0,66 0,85 0,59 Tỷ lệ lòng trắng CV (%) 6,8 8,0 6,2 3.3.4. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở là chỉ tiêu đánh giá khả năng về sức sống, tồn tại và phát triển của con giống. Kết quả khảo sát tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng vào ấp đợc thể hiện qua bảng 5. Bảng 5 . Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở Chỉ tiêu ĐVT K1.4 Lô thí nghiệm (K1.5) Lô đối chứng (K2.5) Trứng vào ấp Quả 2700 2150 2150 Tỷ lệ phôi % 92,7 93,1 92,9 Tỷ lệ nở/ phôi % 90,8 89,6 90,2 Tỷ lệ nở /tổng số % 83,6 83.4 83,7 Bảng 5 cho thấy tỷ lệ phôi của 2 dòng vịt K1.5 và K 2.5 đều khá cao, đạt từ 92 93%. Kết quả này tơng đơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bặch Yến (1997) [ 4 ] khi nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả tại Thanh Hoá cho tỷ lệ phôi là 92,6%. Tỷ lệ nở trên phôi và trên tổng số giữa 2 dòng vịt K1.5 và K2.5 đều cao, điều này phần nào đã thể hiện tính ổn định về năng suất của dòng vịt K1.5 về số lợng và chất lợng trứng. 3.4. Chi phí thức ăn Chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng là thớc đo để đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi. Kết quả theo dõi chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm đợc thể hiện trên bảng 6. Bảng 6 . Chi phí thức ăn Chỉ tiêu VT K1.4 Lô thí nghiệm Lô đối chứng (K1.5) (K2.5) Tuần đẻ Tuần 52 52 52 Chi phí TA/quả Gam 219,9 234 268 Chi phí TA/kq trứng Kg 3,14 2,90 3,79 Kết quả bảng 6 cho thấy chi phí thức ăn cho 1 quả trứng dòng vịt K1.5 là 234 g/quả thấp hơn dòng vịt K2.5 là 34 g/quả. Về mặt tính toán tuyệt đối thì trong chăn nuôi gia cầm ngoài chỉ tiêu tính chi phí thức ăn/qủa trứng còn có chỉ tiêu tính chi phí thức ăn / kg trứng. Nh vậy với dòng K1.5 cho chi phí thức ăn / kg trứng là thấp nhất, đánh giá tổng thể thì dòng vịt K1.5 cho năng suất trứng cao, chi phí thức ăn / quả trứng và chi phí thức ăn/ kg trứng là thấp, là giống có hiệu quả kinh tế cao. 4. Kết Luận và đề nghị 4.1. Kết luận Dòng vịt Khaki Campbell sau khi chọn lọc ổn định năng suất đã cho kết quả ở thế hệ K1.5 đạt đợc các chỉ tiêu nh sau: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt con, giai đọan hậu bị đạt khá cao từ 98 99%. Khối lợng cơ thể 56 ngày tuổi đạt: 1102,94 g/ con, khối lợng vào đẻ đạt 1379,41 g/con. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 144 ngày. Năng suất trứng 72 tuần tuổi: 284,2 q/mái. Chi phí thức ăn / quả trứng: 234 g/q và 2,9 kg TA/ kg trứng. Khối lợng trứng đạt 69,7 g/q. Các chỉ tiêu về chất lợng trứng đạt yêu cầu so với các giống vịt hớng trứng hiện có ở Việt Nam. Dòng vịt K1.5 kết quả bớc đầu nghiên cứu đã thể hiện tính ổn định về năng suất so với dòng đối chứng và trớc khi chọn lọc ( K1.4). 4.2. Đề nghị Tiếp tục cho nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất ở thế hệ tiếp theo Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Song Hoan, Hoàng Văn Tiệu, Lơng Tất Nhợ và CTV (1993). Nghiên cứu phát triển giống vịt chuyên trứng Khaki Campbell theo phơng thức chăn thả tại Thanh Hoá. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt ( 1988 1992) , NXBNN, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng ( 2006). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất để tạo dòng vịt cỏ C1. Báo cáo khoa học viện chăn nuôi 2006. 3. Hoàng Văn Tiệu và CS (1993). Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần các giống vịt nội, ngọai và tạo các cặp vịt lai có năng suất cao phù hợp với thức chăn nuôi chăn thả. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt ( 1988 1992), NXBNN, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Bặch Yến (1997). Một số đặc điểm di truyền tính trạng năng suất của vịt Khaki Campbell qua 4 thế hệ nuôi thích nghi theo phơng thức chăn thả. Luận án PTS nông nghiệp. . tiêu của đề tài: Chọn lọc theo gia đình để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell (K1) ở thế hệ thứ 5 cho năng suất 275 q/ 72 tuần tuổi. Sử dụng để lai với các giống vịt. năng suất, bảo tồn nguồn gen quý này, góp phần giảm chi phí cho công tác nhập giống vịt hớng trứng từ nớc ngoài, cần phải tiến hành đề tài: Chọn lọc để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng. Chọn lọc để ổn định năng suất của dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell (k1) Nguyễn Hồng Vĩ, Lê Thị Phiên, Nguyễn Thị Thuý Nghĩa, Đồng Thị Quyên Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w