1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình vùng chăn nuôi bò sữa miền Nam áp dụng đồng bộ các giải pháp giống, nuôi dưỡng, thú y

9 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 151,62 KB

Nội dung

B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 1 X©y dùng m« h×nh vïng ch¨n nu«i bß s÷a miỊn Nam ¸p dơng ®ång bé c¸c gi¶i ph¸p: gièng, nu«i d−ìng, thó y, qu¶n lý Ngun Thanh B×nh, Ngun Qc §¹t Trung t©m Nghiªn cøu vµ Chun giao TBKT Tp. Hå ChÝ Minh §Ỉt vÊn ®Ị Trong những năm gần đây chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã có bước phát triển nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng với số lượng trên 65.000 con, chiếm khoảng 70% tổng đàn bò sữa cả nước. Với hơn 90% được nuôi chủ yếu tại các nông hộ. Chăn nuôi bò sữa đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu thu nhập cho người nông dân. Về cơ cấu đàn bò sữa chủ yếu là bò lai cấp tiến giữa bò chuyên dụng sữa ôn đới Holstein Friesian và bò cái nền Lai Sindhi Việt Nam. Tuy phát triển với tốc độ nhanh nhưng chăn nuôi bò sữa ở nông hộ vẫn còn rất phân tán, năng suất sữa không ổn đònh. Trình độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng sản xuất sữa, khả năng sinh sản của đàn bò. Ngày 26/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết đònh số:167/QĐ/TTg về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã tạo cơ hội mới thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Với mục tiêu đánh giá các yếu tố tác động và tìm những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mô hình vùng chăn nuôi bò sữa miền Nam áp dụng đồng bộ các giải pháp: giống, ni dng, thú y, quản lý”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của cả nước để tới năm 2010 hoàn thành mục tiêu 200.000 con bò sữa với 350.000 tấn sữa hàng hóa. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, đòa điểm và thời gian nghiên cứu + Đối tượng, đòa điểm: Đàn bò sữa nuôi tại các nông trại trên đòa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn TP.Hồ Chí Minh. 2 PhÇn Nghiªn cøu vỊ CNSH vµ c¸c vÊn ®Ị kh¸c + Thời gian: 24 tháng, từ tháng 10/2003 – 09/2005 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung + Cơ cấu đàn theo nhóm giống, theo loại bò + Kích thước, khối lượng bò và tăng trọng bê + Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ + Tỷ lệ phối giống có chửa, thời gian cho sữa thực tế và 305 ngày. + Chế độ ăn và phương thức chăn nuôi + Chuồng trại + Công tác thú y, phòng dòch Phương pháp thu thập số liệu Điều tra thu thập số liệu qua sổ ghi chép hàng ngày của các trại và trực tiếp lấy thông tin mỗi hàng tháng về: tình hình phối giống, sinh sản, năng suất sữa, tăng trọng bê, thức ăn, tình hình bệnh tật và vệ sinh thú y. Chất lượng sữa được phân tích bằng máy MILKANA SUPERRIOR Kích thước các chiều đo được xác đònh bằng thước dây, thước gậy và thước compa. Số liệu được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab Release 13.1 KẾT QUẢ THẢO LUẬN Các nghiên cứu cho thấy bò sữa HF thuần chủng không thể phát huy đầy đủ tiềm năng năng suất trong điều kiện khí hậu nhiết đới nóng ẩm và nguồn thức ăn chất lượng thấp, mặt khác theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) thì việc gia tăng mức độ máu ngoại sẽ làm tăng hiện tượng tử vong và giảm khả năng sinh sản. Lựa chọn giống bò sữa phù hợp sẽ góp phần quan trọng trong việc dễ dàng chăm sóc nuôi dưỡng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao nhất cho người chăn nuôi. T×nh h×nh thùc tÕ tr−íc thÝ nghiƯm Kết quả khảo sát cơ cấu đàn theo phẩm giống trước khi thí nghiệm thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: cơ cấu đàn theo phẩm giống TT Trại bò Tổng đàn F1 F2 ≥ F3 (con) Con % Con % Con % 01 Hữu Danh 98 0 71 72,45 27 27,55 02 Thanh Bình 135 5 3,7 59 43,7 71 52,59 B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 3 03 Sao Mai 122 4 3,28 61 50 57 46,72 04 Hoàng Thắng 55 8 14,55 33 60 14 25,45 05 Trần Văn Trễ 44 8 18,18 16 36,36 20 45,45 06 Tân Phát Thònh 124 11 8,87 44 35,48 69 55,65 07 Lê Văn Nốp 71 29 40,85 37 52,11 5 7,04 Tổng cộng 649 57 10,02 321 49,46 263 40,52 Cơ cấu đàn bò đã có sự gia tăng tỷ lệ F2 và F3, tỷ lệ F1 chỉ còn chiếm 10,2% tổng đàn và cao nhất là F2 với 49,46%. Kết quả nghiên cứu của Lã Văn Kính và ctv (2002) tỷ lệ F1, F2, F3 tương ứng là 20,83%, 62,77%, 14,63%. Điều này cho thấy đã có sự dòch chuyển rõ nét trong cơ cấu đàn theo sự gia tăng máu HF là khá nhanh. Bảng 2: Cơ cấu đàn theo loại bò như sau TT Trại bò Tổng đàn Vắt sữa Cạn sữa Bê > 12 tháng 6 – 12 tháng SS – 6 tháng 01 Hữu Danh 98 42 38 0 2 16 02 Thanh Bình 135 45 15 52 10 13 03 Sao Mai 122 47 20 11 23 21 04 Hoàng Thắng 55 17 8 14 7 9 05 Trần Văn Trễ 44 16 6 7 8 7 06 Tân Phát Thònh 124 44 18 22 16 24 07 Lê Văn Nốp 71 25 13 11 12 10 Tổng cộng 649 236 118 117 78 100 % so với tổng đàn 100 36,36 18,18 18,03 12,02 15,4 Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bò vắt sữa chỉ chiếm 36,36% tổng đàn là khá thấp so với kết quả chúng tôi theo dõi dược năm 1996 là 56,07% (Đề tài KHCN 08-05). Trong khi bê đực được bán ngay từ lúc mới sinh ra thì bê cái để nuôi hoàn toàn mà không có sự chọn lọc, loại thải. Tổng hợp công tác phối giống phân theo giống như sau: Bảng 3: Hệ số phối giống Phẩm giống Số bò theo dõi phối giống Tổng số liều tinh sử dụng Hệ số phối giống F1 21 37 1,76 F2 405 933 2,3 F3 83 161 1,94 TB 509 1.131 2,22 Kết quả theo dõi tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ: Bảng 4: Tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ 4 PhÇn Nghiªn cøu vỊ CNSH vµ c¸c vÊn ®Ị kh¸c Phẩm giống Số bò theo dõi Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Khoảng cách lứa đẻ (ngày) F1 6/6 834,83 368,33 F2 46/115 869,81 422,66 F3 25/19 888,64 426,78 Trung bình 77/140 873,2 420,89 Tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ cao nhất tương ứng là 888,64 và 426,78 ngày ở đàn F3 và thấp nhất là 834,83 và 368,33 ngày ở đàn F1. Bảng 5: Sản lượng sữa 305 ngày và sản lượng sữa thực tế Phẩm giống Số lứa sữa theo dõi Số ngày cho sữa thực tế Sản lượng sữa thực tế Sản lượng sữa 305 ngày F1 12 313,9 3.639,2 3.424,34 F2 159 326,51 3.965,2 3.753,7 F3 26 317,73 3.653,64 3.481 TB 197 324,58 3.904,22 3.697,65 Từ kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy công tác: Giống, thức ăn, thú y, quản lý đàn bò còn có nhiều hạn chế: 1- Tỷ lệ bò vắt sữa trên tổng đàn còn thấp (54,54%), hầu như 100% bê cái sinh ra đều được giữ lại ni để bán giống hoặc thay thế đàn. 2- Chưa có sự chọn lọc, loại thải thường xun, có định hướng những bò cái không đạt tiêu chuẩn giống, nên đàn bò có năng suất vµ sản lượng sữa rất khác nhau, thậm chí có những bò có SLS trung bình rất thấp (<3.000 kg/chu kỳ), ngoại hình rất xấu, có dị tật v.v vẫn được giữ lại ni chủ yếu để sản xuất bê giống. 3- Khẩu phần ăn chưa cân đối: Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần cho bò vắt sữa còn khá cao (60-75%), tỷ lệ protein trong khẩu phần còn thiếu (thường chỉ đạt 12-14% Pr- thơ/VCK), chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho bò có NSS > 15 kg/con/ngày, cho nên bò tuy có đỉnh chu kỳ sữa khá cao (>20 kg/con/ngày) nhưng lại khơng bền và hệ số sụt sữa > 12%/tháng. 4- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng ở hầu hết các hộ chưa đúng kỹ thuật, khẩu phần ăn khơng ổn định, các loại thức ăn còn được cho ăn riêng rẽ, cá biệt có hộ còn hòa cám hỗn hợp vào nước cho bò ăn. 5- Hệ số phối giống còn cao. Có những bò phối giống đến 5 – 6 lần không đậu nhưng không có kiểm tra điều trò mà vẫn phối tiếp. B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 5 6- Ý thức ghi chép số liệu đàn bò về phối giống, sản lượng sữa, thức ăn của từng cá thể còn yếu. ¸p dơng ®ång bé c¸c gi¶i ph¸p: gièng, dinh d−ìng, thó y, qu¶n lý Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát chúng tôi đã cùng với các chủ trại cải tiến các mặt trong hoạt động chăn nuôi như sau: Công tác giống Thiết lập hệ thống sổ sách và ghi chép cập nhật số liệu là công việc quan trọng đầu tiên trong công tác giống bò sữa, công tác này dựa trên sự kế thừa của Dự án giống bò sữa Quốc gia. Nhờ có sổ theo dõi bò và số tai dự án đã bấm trước đó trong việc bình tuyển giống mà công việc triển khai rất thuận lợi. Lý lòch cá thể được theo dõi chặt chẽ tạo thuận lợi cho công tác nhân giống đàn hạt nhân mở theo mô hình đề xuất của Cunningham(1979). Sau khi đánh giá ngoại hình, sức sản xuất của từng cá thể bò chúng tôi đã tư vấn cho các trại loại thải những con không đạt yêu cầu về ngoại hình và sức sản xuất. Tỷ lệ loại thải đàn của các trại từ 6 – 20%. Chăm sóc, nuôi dưỡng Đối với bò sữa khẩu phần tối ưu cho tạo sữa phải là khẩu phần cân đối tỷ lệ axít béo bay hơi trong dạ cỏ, trong đó axít axetic chiếm khoảng 65%. Do vậy chúng tôi đề xuất cho các trại sử dụng bổ sung thức ăn ủ chua như cây bắp ngậm sữa, cỏ tươi v.v , được ủ yếm khí trong các bao polyetilen khối lượng khoảng 30 kg/bao. Đặc điểm khí hậu Nam bộ có hai mùa mưa nắng, mùa khô khan hiếm thức ăn xanh trong khi mùa mưa lại thừa thãi. Nhờ phương pháp ủ chua mà đã giải quyết khá tốt việc thiếu hụt dinh dưỡng cho đàn bò vào mùa khô hạn, ổn định khẩu phần ăn quanh năm. Đàn bò được phân nhóm kỹ thuật như sau: - Đàn mới đẻ và vắt sữa ≥ 15kg/con/ngày. - Đàn vắt sữa < 15kg/con/ngày, bê sau cai sữa đến phối giống có chửa và bò mang thai ≥ 6 tháng. - Đàn cạn sữa và mang thai < 6 tháng, bê hậu bị > 300 kg. - Bê cái sữa được nhốt cũi tách mẹ hoàn toàn và cho bú sữa từ 3 – 6kg/con/ngày (450 kg sữa/con/4 tháng) kết hợp tập ăn sớm thức ăn tinh, cỏ xanh, cỏ khơ (từ 2 tuần tuổi). Khẩu phần được lập với tỷ lệ thức ăn tinh khơng q 60% cho các nhóm bò đảm bảo mức dinh dưỡng tính trên kg VCK tồn khẩu phần như sau: Đàn mới đẻ và vắt sữa ≥ 15kg/ngày: Năng lượng: 1.700 – 1.730 Kcal Protein thô: 15-16% 6 PhÇn Nghiªn cøu vỊ CNSH vµ c¸c vÊn ®Ị kh¸c Lipít thô: 5-6% Đàn vắt sữa < 15kg/ngày, bê sau cai sữa đến phối giống có chửa và bò mang thai ≥ 6 tháng: Năng lượng: 1.650 – 1.700 Kcal Protein thô: 14 - 15% Lipít thô: 5% Đàn cạn sữa và mang thai < 6 tháng: Năng lượng: 1.600 – 1.650 Kcal Protein thô: 12% Lipít thô: 3-5% Khống đa, vi lượng được bổ sung thơng qua tảng đá liếm được treo cạnh máng ăn. Nước uống sạch và mát được cung cấp tự do. Song song với việc phân nhóm, cân đối khẩu phần theo nhóm, các trại còn được đề nghị dùng máy thái cắt ngắn cỏ 2 – 5 cm, trộn phối hợp tất cả các loại thức ăn lại với nhau và cho ăn làm 4 lần trong ngày: Hai lần trong thời gian vắt sữa sáng vµ chiều, một lần vào khoảng 9 – 10 giờ và lần cuối vào 20 giờ. Về mặt chuồng trại, đề xuất diện tích chuồng tối thiểu là 6 m2/con, chuồng phải có ô riêng cho bò nằm và được trải tấm lót cao su hoặc cát. Máng ăn, máng uống bố trí riêng biệt. Độ dốc nền chuồng khoảng 1 – 2%. Chuồng được thiết kế hai mái, lối đi bố trí ở giữa, có sân chơi tắm nắng và vận động (tối thiểu gấp 2 lần diện tích chuồng). Độ cao chuồng chỗ thấp nhất tối thiểu là 3 m. Xung quanh chuồng phải đảm bảo thông thoáng, được trồng cây có bóng mát. Bò được thả tự do đi lại không bò xỏ mũi. Chăm sóc bê: ngay sau khi sinh ra bê được móc nhớt miệng, mũi, lau khô, cắt và sát trùng rốn và cho bê bú ngay, nếu không bú được thì vắt sữa mẹ cho bú hoặc đỡ cho bê tự bú mẹ. Bê được nuôi tách mẹ trong cũi và cho bú ngày hai lần, sau hai tuần bắt đầu tập cho bê làm quen với thức ăn tinh, cỏ xanh, cỏ khơ. Lượng sữa bú khoảng 3 – 6kg/con/ngày. Sau 4 tháng có thể cai sữa mẹ và đưa nuôi cùng nhóm bò vắt sữa có sản lượng < 15kg/ngày. Chăm sóc bò vắt sữa: yêu cầu cố đònh người vắt sữa và thời gian vắt. Tất cả các trại thí nghiệm đều vắt sữa bằng máy ngay tại ô vắt sữa hay tại vò trí đứng của bò. Khoảng cách giữa hai lần vắt sữa đảm bảo ổn đònh từ 11 – 12 giờ. Bò sau khi vắt sữa được sát trùng núm vú bằng dung dòch iodin 5‰ và cho đứng ít nhất 30 phút để cơ co đầu núm vú trở về vò trí bình thường. Nước uống và đá liếm được cung cấp cho bò sử dụng tự do. B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 7 Bò mang thai trước khi đẻ hai tháng dứt khoát phải cạn sữa và khoảng 15 – 20 ngày trước lúc đẻ nên nhốt riêng theo dõi. Sau khi đẻ phải kiểm tra xem nhau ra hết hay không để có biện pháp can thiệp và được thụt rửa tử cung bằng dung dòch Lugol 1‰. Đảm bảo sau khi đẻ 60 – 90 ngày phải phối giống lại được ngay. Công tác vệ sinh, thú y Với mục tiêu phòng bệnh là chính đề nghị các trại phải dọn phân và xòt rửa ba lần/ngày đối với chuồng bò vắt sữa. Hố phân bố trí cách xa chuồng tối thiểu 5m. Đàn bò đònh kỳ được tiêm hai loại vaccin là tụ huyết trùng và lở mồm long móng hai lần/năm. KÕt qu¶ ®¹t ®−ỵc Sau thời gian theo dõi, đàn bò các trang trại đã có những cải thiện đáng kể. Cụ thể: Bảng 6: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày Nhóm giống n X SD CV% Min Max F1 7 3.973 328 8,26 3.566 4.378 F2 37 4.292 591,4 13,78 3.343 5.907 F3 13 4.373 652 14,91 3.618 5.833 So sánh với trước lúc thí nghiệm, sản lượng sữa đã có sự cái thiện đáng kể. Năng suất sữa 305 ngày tăng cao nhất ở đàn F3 với 125,62% và thấp nhất ở đàn F2 với 114,34%. Kết quả này cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu trước đây F1 3.643 kg, F2 3.795,8 kg và F3 3.604,7 kg (Nguyễn Quốc Đạt và CS 1998) tại khu vực nông hộ thành phố HCM. 8 PhÇn Nghiªn cøu vỊ CNSH vµ c¸c vÊn ®Ị kh¸c Bảng 7: Sản lượng sữa theo tháng cho sữa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tháng sữa Nhóm giống F1 X 465,38 568,13 510,88 439,50 406,25 371,50 349,25 322,00 290,14 262,43 SD 35,03 56,45 52,06 28,12 31,10 27,98 29,78 31,17 35,23 30,47 CV% 7,53 9,94 10,20 6,40 7,66 7,53 8,53 9,68 12,10 11,60 n 8 8 8 8 8 8 8 8 7 7 F2 X 465,57 555,36 520,89 483,21 458,62 435,51 400,75 383,86 343,55 315,38 SD 98,27 100,88 106,72 110,27 109,20 99,08 83,84 84,07 60,71 64,17 CV% 21,11 18,16 20,50 22,82 23,80 22,75 20,90 21,90 17,70 20,35 n 53 53 53 53 53 51 48 43 40 37 F3 X 493,11 541,11 506,05 480,50 452,17 426,53 403,87 379,64 351 315,23 SD 45,27 43,5 66,53 63,28 62,47 70,79 71,75 76,68 75,12 72,64 CV% 9,8 8,08 13,15 13,17 13,82 16,60 17,77 20,20 21,40 23,04 n 37 38 38 36 36 30 30 28 26 26 Năng suất sữa các nhóm bò đạt đỉnh vào tháng thứ hai và sau đó giảm dần và nhóm F1 đạt cao nhất 568,13 kg. Tuy nhiên ở tháng sữa thứ 10 nhóm này lại có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 262,43 kg. Bảng 8: Chất lượng sữa các nhóm giống thể hiện qua bảng sau. Chỉ tiêu Mỡ sữa % Protein sữa % SNF Nhóm giống F1 F2 F3 TB F1 F2 F3 TB F1 F2 F3 TB X 4,05 3,86 3,93 3,95 3,27 3,28 3,2 3.25 8,66 8,32 8,16 8,38 SD 1,38 0,60 0,63 0,87 0,13 0,08 8,42 2.88 0,37 0,29 0,22 0,29 CV% Min 2,06 2,93 3,0 2,06 3,11 3,1 3,1 3,1 8,19 7,87 7,74 7,74 Max 5,01 5,37 5,3 5,37 3,41 3,49 3,4 3,49 9,09 9,22 8,56 9,22 n 4 75 17 96 4 75 17 96 4 75 17 96 Tỷ lệ mỡ và protein sữa của các nhóm bò tương đương với các kết quả trước đây kiểm tra tại cùng đòa phương. Tuy vậy theo báo cáo của Nguyễn Kim Ninh (1996) tại Ba Vì – Hà Tây thì có kết quả cao hơn, F1, F2 có mỡ và đạm sữa tương ứng là: 4,32 – 3,98; 3,54 – 3,46 với năng suất sữa F1 là 2.949,4 kg và F2 là 3.175,7 kg. Các chỉ tiêu chất lượng sữa phân tích tại An Phước (Đồng Nai) và Bình Dương năm 2001 của Đăng Thò Dung và CS tương đương với kết quả chúng tôi phân tích. Bảng 9: Thời gian động dục và phối giống lại sau khi đẻ (ngày) Phẩm giống n X SD CV Min Max F1 8 94,5 21,48 22,73 72 135 F2 38 89,34 23 24,74 48 156 F3 18 74,72 19,91 26,65 48 120 B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 9 TB 86,19 21,46 Thời gian phối giống trở lại sau khi đẻ trung bình 86,19 ngày, trong đó thấp nhất ở nhóm bò F3 74,72 ngày và cao nhất là F1 với 94,5 ngày. Kết quả này đạt yêu cầu từ 60 -90 ngày đối với bò sữa. Bảng 10: Hệ số phối giống Phẩm giống Số bò phối giống Số liều tinh sử dụng Hệ số phối giống F1 8 13 1,63 F2 38 68 1,79 F3 18 30 1,67 TB 64 111 1,73 So với trước thí nghiệm, hệ số phối giống của các nhóm giống đã cải thiện rõ nét. Đàn F1 có hệ số phối thấp nhất 1,63 và cao nhất là đàn F2 1,79. Hệ số phối cao hơn hẳn kết quả chúng tôi thu thập được năm 1996 tại cùng đòa bàn tương ứng các nhóm bò F1, F2 và F3 là: 1,68 – 1,94 – 2,07. Kết quả này cũng cao hơn hẳn kết quả điều tra năm 2002 của Lã Văn Kính và CS tại đòa bàn thành phố HCM trung bình cho các nhóm bò là 2,2 ± 1,4. Bảng 10: Kích thước các chiều đo và khối lượng bò theo phẩm giống Phẩm giống n P (kg) CV DTC RN VN SN CK VO F1 3 428 132,17 149,67 42 180,67 65,33 131,67 21,67 F2 92 446,29 131,98 150,21 37,72 181,89 69,17 135,20 21,78 F3 22 419,32 131,25 150,62 37,91 177,27 67,82 133,66 21,41 Khối lượng đàn bò thí nghiệm cao hơn kết quả công bố của Lê Đăng Đảnh (1996) F1 từ 321 – 424 kg; F2 từ 315 – 430 kg; F3 từ 387 – 470 kg. KẾT LUẬN Với việc ban đầu ứng dụng đồng bộ các giải pháp: Giống, ni dưỡng, thú y, quản lý đã cải thiện đáng kể sức sản xuất đàn bò tại các nông trại thí nghiệm. Sản lượng sữa trung bình toàn đàn đạt 4271,3 kg/chu kỳ 305 ngày với chất lượng vượt u cầu của các điểm thu mua sữa. Thời gian động dục và phối giống lại sau khi đẻ 86,19 ngày. Hệ số phối giống đạt 1,73 liều tinh/1 lần đậu thai. . X y dựng mô hình vùng chăn nuôi bò sữa miền Nam áp dụng đồng bộ các giải pháp: giống, ni dng, thú y, quản lý”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đ y chương trình phát triển chăn. cơ cấu đàn bò sữa chủ y u là bò lai cấp tiến giữa bò chuyên dụng sữa ôn đới Holstein Friesian và bò cái nền Lai Sindhi Việt Nam. Tuy phát triển với tốc độ nhanh nhưng chăn nuôi bò sữa ở nông. chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Với mục tiêu đánh giá các y u tố tác động và tìm những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:44

w