13 CHƯƠNG III MÔI TRƯỜNG BÀI 5 (4T) MÔI TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM Môi trường là những nhân tố, thể chế, lực lượng nằm bên ngoài tổ chức nhưng chúng có những ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tổ chức trên nhiều mặt: định hướng phát triển, quy mô, ngành nghề và hiệu quả (kinh doanh) II. CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường vi mô Bao gồm các yếu tố: - Kinh tế: tăng trưởng, trình độ phát triển, chính sách, - Chính trị, chính phủ: đường lối thể chế chính trị có liên quan đến kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách đối ngoại kinh tế, thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô (đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế, các chính sách điều tiết nền kinh tế quốc gia) - Các nhân tố xã hội: dân số - thu nhập, cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, quy mô và chất lượng dân.số, trình độ dân trí, - Điều kiện tự nhiên - vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. - Trình độ kỹ thuật công nghệ quốc gia. 2. Môi trường vi mô Bao gồm các nhân tố: - Người cung cấp - Khách hàng - Đối thủ cạnh tranh (hiện hữu, tiềm ẩn) - Sản phẩm thay thế 3. Văn hóa Văn hóa bao gồm các yếu tố cơ bản, những giá trị thể hiện sức sống của một dân tộc: ý chí sáng tạo, hình thái tổ chức xã hội, tín ngưỡng, niềm tin, phong tục, tập quán, Nó làm cho một quốc gia, dân tộc thể hiện được bản sắc, vị thế của mình trước cộng đồng quốc gia - dân tộc khác. Văn hóa có những đặc trưng: - Tính hệ thống liên quan đến ổn định xã hội. 14 - Tính giá trị: giá trị vật chất, tinh thần, thẩm mỹ và đạo đức. - Tính nhân sinh: mang bản chất xã hội, thể hiện mối quan hệ cộng đồng có tổ chức (khác với văn hoa tự nhiên) - Tính lịch sử: truyền thống làm nền tảng cho sự phát triển, ý thức hệ dân tộc, niềm tin và giáo dục. Các loại hình văn hóa dân tộc: Văn hóa các dân tộc trên thế giới hàm chứa cả sự tương đồng và dị biệt vì: - Có sự khuếch tán - lan tỏa từ một trung tâm. - Có sự khác biệt theo vùng, miền lãnh thổ. - Có sự chi phối bởi phương thức sản xuất của cải vật chất Văn hóa của tổ chức: - Giá trị cất lõi: liên quan đến xã hội, cộng đồng. - Những chuẩn mực về hành vi trong tổ chức. - Niềm tin. - Những huyền thoại. - Những nghi thức tập thể. - Tập quán: những điều nên làm và những điều cấm kỵ Văn hóa tổ chức có các đặc điểm (phân loại): + Mang dấu ấn của người lãnh đạo. + Mang tính biểu tượng nghề nghiệp. + Mang tính dân tộc: văn hóa Nhật, văn hóa Pháp văn hóa công ty (nổi tiếng thế giới). Văn hóa ảnh hướng đến hoạt động quản trị: Văn hóa hình thành và phát triển theo thời gian cùng với quá trình hội nhập, thích nghi với những giá trị truyền thống trong tổ chức của những thành viên mới. Ngược lại, những người mới gia nhập vào tổ chức cũng đem tới cho tổ chức những giá trị mới, đó là những phong cách, thái độ, hành vi ứng xử mà họ đã từng được sẻ chia trong cộng đồng trước đó. Thông thường, những người sáng lập là những người tạo nên những giá trị văn hóa cốt lõi có tầm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa của tổ chức sau này. Bên cạnh đó, những tác động ảnh hưởng của môi trường mà tổ chức 15 buộc phải thích nghi để bảo đảm sự tồn tại của mình cũng góp phần quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của tổ chức. Như vậy, văn hóa của tổ chức vừa là một bộ phận trong văn hóa dân tộc vừa mang những nét riêng do những thành viên trong tổ chức đó tạo lập nên trong quá trình hoạt động và phát triển. Quá trình phát triển văn hóa của tổ chức - Hình thành những giá trị cất lõi từ những ý tưởng của người sáng lập về sứ mạng, mục tiêu của tổ chức. - Tuyển chọn, kết nạp những thành viên mới có cùng chí hướng và những nét tương đồng về văn hóa truyền thống thể hiện bằng những tư tưởng, quan điểm, niềm tin vào những giá trị cốt lõi. - Sự thích nghi dẫn đến những điều chỉnh về hành vi, về phong cách diễn ra theo nguyên tắc ứng xử được cho là phù hợp. - Giao đoạn củng cố (ổn định) hình thành những tập quán có tính bền vững thông qua các hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, vật thể và phi vật thể, là giai đoạn phát triển lên đỉnh cao của một chu kỳ phát triển văn hoá tổ chức. Nhà quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá tổ chức vì họ chỉ tiếp nhận những người mà họ cảm thấy được sự tương đồng về văn hoá, tiếp sau đó là sự truyền thụ, điều chỉnh, thúc đẩy, động viên nhân viên thích ứng dần với các giá trị mà họ đã tiếp thụ và tôn thờ. Hạn chế rủi ro từ phía môi trường: - Dùng đệm – phòng ngừa bất trắc - San bằng – phân tán áp lực - Tiên đoán - Cấp hạn chế - ưu tiên cấp phát và phân phối - Hợp đồng và kết nạp (hội nhập về phía đối phương) - Liên kết - Hợp tác – Phân chia quyền lợi - Qua trung gian và quảng cáo 16 Bài tập 1/ Hãy phân tích những tác động của môi trường vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? (Thời cơ + Nguy cơ) • Yếu tố kinh tế • Chính trị và chính phủ • Các yếu tố xã hội • Điều kiện tự nhiên và công nghệ (Trình độ tiến bộ) 2/ Tác động của môi trường vi mô (Thời cơ + Nguy cơ) 3/ Yếu tố văn hoá 4/ Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải làm gì để đối phó với nguy cơ, tận dụng cơ hội? (Ví dụ thực tiễn để minh hoạ) . 13 CHƯƠNG III MÔI TRƯỜNG BÀI 5 (4T) MÔI TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM Môi trường là những nhân tố, thể. - Người cung cấp - Khách hàng - Đối thủ cạnh tranh (hiện hữu, tiềm ẩn) - Sản phẩm thay thế 3. Văn hóa Văn hóa bao gồm các yếu tố cơ bản, những giá trị thể hiện sức sống của một dân tộc:. tự nhiên và công nghệ (Trình độ tiến bộ) 2/ Tác động của môi trường vi mô (Thời cơ + Nguy cơ) 3/ Yếu tố văn hoá 4/ Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải làm gì để đối phó với nguy cơ, tận dụng