vài điều về bài thơ sang thu

5 2K 22
vài điều về bài thơ sang thu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Hệ thống kiến thức ngoài văn bản: Trước khi tổ chức cho học sinh học ôn luyện, giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu, chuẩn bị trước những vấn đề liên quan đến các nội dung này. Trong quá trình tìm hiểu, các em chú ý ghi lại những cảm nhận và quan điểm của cá nhân mình. 1.1. Về tác giả Hữu Thỉnh: Giáo viên làm rõ thêm những điều sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 đã đề cập. Sách giáo khoa nói rất vắn tắt, cần cung cấp thêm thông tin, quan trọng nhất là kiến thức về phong cách thơ của tác giả. Thơ Hữu Thỉnh thường có âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng với tình yêu con người, yêu quê hương đất nước sâu sắc. Thơ ông thể hiện sức cảm nhận cuộc sống tinh tế trước ngoại cảnh. Soi vào "Sang thu" có thể thấy sự tinh tế ấy. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng thơ Hữu Thỉnh không dừng ở đó. Sau khi đọc cho học sinh nghe một số bài thơ của Hữu Thỉnh như "Phan Thiết có anh tôi", "Thư mùa đông", "Chiều sông Thương", "Hỏi", "Thưa thầy", "Nghe tiếng cuốc kêu" giáo viên cung cấp cho các em ý kiến đánh giá của cuốn sách "Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường": "Trước đây những câu thơ hay của Hữu Thỉnh thiên về cảm. Bây giờ câu thơ của ông đậm màu triết luận, có sức nặng suy ngẫm và chiêm nghiệm Chất lượng thơ Hữu Thỉnh thể hiện một quá trình phấn đấu không ngừng."(2) Nhà thơ Trúc Thông nói trong con người nhà thơ Hữu Thỉnh hòa trộn "ba nhân vật trữ tình chủ chốt": người lính cách mạng yêu quê hương đất nước, người bảo toàn và đấu tranh phát triển nhân cách và nhà thơ của một thế hệ(3). Những nhận định này nói đúng và hay về thơ Hữu Thỉnh. Cung cấp xong những tri thức ấy, giáo viên giúp học sinh nhìn nhận, kiểm chứng qua sự phân tích ngắn gọn các tác phẩm vừa đọc. Cuối cùng, nêu câu hỏi: Nếu xem hành trình thơ là từ "cảm" đến "chiêm nghiệm" thì nên xếp "Sang thu" vào giai đoạn "trước đây" hay "bây giờ" (tất nhiên là tác phẩm được viết năm 1977) của sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh? Nên hiểu như thế nào về nhân vật trữ tình trong bài thơ "Sang thu"? 1.2. Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Thơ trữ tình là lời phát ngôn trực tiếp, bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp. Theo lý thuyết ngôn ngữ học, không có phát ngôn nào tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp. Vì thế, hoàn cảnh ra đời bài thơ "Sang thu" cần được chú ý đúng mức. Hoàn cảnh sáng tác có thể hiểu ở cả phạm vi rộng và phạm vi hẹp, phạm vi thời đại - lịch sử và những sự kiện đời tư, thậm chí đến phạm vi nhỏ nữa là sự kiện nảy sinh thi tứ. Nếu xem văn bản là bằng chứng quan trọng nhất của tác phẩm thì "sự kiện nảy sinh thi tứ" này mới đáng chú ý. Tuy nhiên, để khám phá những vẻ đẹp muôn hình sắc của tác phẩm thì không nên bỏ qua bất cứ thông tin nào liên quan. "Văn chương có chín mươi chín nẻo vào" mà! Hữu Thỉnh kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa thu Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh. Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán ”. Sau khi cung cấp thông tin, giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ về ý nghĩa của mốc thời gian "Thu, 1977". Theo tác giả, đây là chìa khóa của bài thơ "Đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Là lính thời chiến, đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”(4). Không nên bị chi phối bởi ý kiến của tác giả xem thời điểm ra đời là "chìa khóa", bởi tác phẩm "Sang thu" đã là của người đọc (kể cả tác giả lúc này cũng chỉ là một người đọc), nhưng cũng nên suy nghĩ về điều này. 1.3. Về đề tài: "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"(Hồ Chí Minh). Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca cả xưa và nay. Đặc biệt, trong bốn mùa, thơ viết về mùa thu chiếm số lượng nhiều hơn cả. Mùa thu là mùa khí trời mát dịu, trong lành mà thi nhân muôn đời vốn vô cùng nhạy cảm. Người xưa nói "Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người", quả có vậy! Thơ thu cổ kim nhiều thế, liệu Hữu Thỉnh có gì riêng? Nghệ thuật là lĩnh vực khắc nghiệt, luôn đòi hỏi độc đáo, không có chỗ cho kẻ trung bình. Ta thấy thơ thu trước Hữu Thỉnh, từ Đường thi đến những câu Kiều của Nguyễn Du, từ chùm tam thu của cụ Tam nguyên Yên Đổ đến thơ thu của Xuân Diệu đều nghiêng về vẻ tàn tạn, biến suy, tiêu sơ, lạnh lẽo. Cái riêng của thơ thu Hữu Thỉnh là thi sĩ đã chọn khoảnh khắc giao mùa. Tác giả thể hiện khoảnh khắc mong manh ấy qua hai hệ thống tín hiệu tưởng như tương phản, nghịch chiều nhưng đều là những nét đặc trưng của mùa thu. Nếu không có nét riêng, bị lãng quên là kết cục không tránh khỏi. Tạo được nét riêng trong một đề tài xưa cũ có thể xem như Hữu Thỉnh may mắn in được dấu vân tay vào kho tàng thơ thu của dân tộc! 2. Đọc - hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật: Dù nói gì thì nói, văn bản vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi tiếp cận tác phẩm Những phán đoán chúng ta có được khi tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản chỉ có giá trị khi được kiểm chứng trong chính văn bản thơ. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, thông qua hình thức nghệ thuật để thấy ý nghĩa biểu đạt, mở rộng và phát huy trường liên tưởng của người học. 2.1. Đất trời sang thu: Sách giáo khoa nêu "Kết quả cần đạt" khi đọc - hiểu văn bản là "Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu." Vì thế, giáo viên cần co học sinh thấy rõ cảm nhận của nhà thơ về thời điểm đất trời sang thu. Trên những điều cốt yếu mà bài học trên lớp đã cung cấp, giáo viên lưu ý thêm những đơn vị kiến thức sau: 2.1.1 Khổ thơ đầu: Ở khổ thơ đầu, cảnh vật thiên nhiên trong thời khắc sang thu được tác giả tái hiện bằng những nét phác họa tinh tế, đầy rung cảm với những dấu hiệu tư nhiên đặc trưng: hương ổi, gió se, sương thu. Hương ổi là tín hiệu đầu tiên, nó lan tỏa dịu ngọt, khơi gợi cảm xúc nhẹ nhàng, đưa con người về hoài niệm. Trong không khí ấy, ngọn heo may của mùa thu cũng thấm đẫm hương vị. Và sương thu chùng chình, mơ hồ bảng lảng xóm thôn. Tất cả những tín hiệu rất nhẹ nhàng ấy lại xuất hiện đồng thời, đột ngột, không báo trước. Chủ thể trữ tình ngỡ ngàng bất giác khi đón nhận tin thu: Hình như thu đã về. Hình như là cảm giác thấy đó, chạm vào đó, cảm nhận đó nhưng bất ngờ quá, chưa tin hẳn. Tri giác chưa tin hẳn nhưng lòng người đã cảm nhận được rồi. Gọi bằng từ "bất giác" có phải vì muốn thể hiện trạng thái ban đầu, mong manh của tư duy thức nhận ấy? 2.1.2. Khổ thơ thứ hai: Nhận tin, thu ngỡ ngàng mà vui say, chủ thể trữ tình lại đắm vào cảnh vật:Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã/ Có đám mấy mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. Có thể thấy tầm quan sát ở khổ thứ hai đã rộng hơn, linh hoạt hơn, chủ động hơn. Trải qua trạng thái thức nhận ban sơ, chủ thể giữ nguyên niềm say mê, sự nhạy cảm để tiếp tục thụ hưởng nét đẹp thơ mộng của khoảnh khắc thu về. Không gian nới rộng với dòng sông, cánh chim, bầu trời gợi cảm giác mênh mang, rất thu. Dòng sông thu êm trôi thong thả, thư thái, bâng khuâng. Cánh chim như bắt đầu thể hiện ý thức về sự hối thúc của thời gian. Ở đây, Hữu Thỉnh đã sử dụng phép đối để diễn tả rất tự nhiên hai chiều chuyển động của đất trời khi thu sang: nhanh và chậm, mạnh và nhẹ - dềnh dàng và vội vã. Những chuyển động tưởng trái chiều ấy lại có một điểm chung: đều là tín hiệu báo thu về. Liệu không tinh tế và nhạy cảm, có thể nhận ra và thể hiện được những tín hiệu như thế hay không? Hình ảnh đáng chú ý ở khổ thơ thứ hai là hình ảnh đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. Sang thu là thời gian, là bước chuyển động vốn rất vô hình của tạo vật. Thế nhưng qua câu thơ của Hữu Thỉnh khoảnh khắc thời gian quá mong manh kia lại hiện hình, hữu hình. Chi tiết vắt nửa mình quá yểu điệu, nhẹ nhàng, gợi cảm. Ranh giới hạ và thu bỗng được xác định trong đôi mắt thi sĩ đắm say cùng cảnh vật! 2.1.3 Khổ thơ cuối: Vẫn là những cảm nhận về những tín hiệu thu: Nắng đã nhạt, mưa đã vắng, lượng mưa đã ít, tiếng sấm đã quen và nhẹ hơn. Lại một lần nữa nhà thơ sử dụng phép đối: Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa. Những biến chuyển nhẹ nhàng tinh tế của thiên nhiên đã được nhà thơ nắm bắt! Đến sự tiếp nhận tiếng sấm của cây - một sinh vật vô tri - cũng được nhà thơ cho hiển lộ tài tình, ấn tượng. Trong hình ảnh cuối cùng này phải chăng tri giác đã chuyển sang trạng thái cao hơn: tư duy, liên tưởng? Đến đây có thể nói "Sang thu" là một bức tranh động ghi lại những biến thái chuyển vận tinh vi của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Qua bức tranh động này ta thấy một tâm hồn phong phú với những rưng cảm say đắm, tinh tế trước những biến động âm thầm và sâu kín của thiên nhiên. Hữu Thỉnh không chỉ quan sát và cảm nhận mà còn đồng điệu với nhịp chuyển mùa. Không nhạy cảm, không sống hết mình với cuộc đời, với thiên nhiên không thể có được những vần thơ tài hoa như thế! 2.2. Đời người sang thu, đời sống sang thu: Thơ hay không chỉ là "điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu" (Tố Hữu) mà thơ hay còn là thơ hướng tới nhiệm vụ nhận thức thực hiện thực khách quan, giúp người đọc thấy đời sống ở phía nhân ái cao đẹp mà nói như Sóng Hồng "thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp". Chẳng lẽ "Sang thu" chỉ chia sẻ cảm nhận của thi sĩ trước khoảnh khắc giao mùa không thôi? Hữu Thỉnh từng nói "Tôi rất tin: Thơ là kinh nghiệm sống!"(5) Quan niệm ấy đúc rút từ trải nghiệm cá nhân thi sĩ về thơ và công việc làm thơ. Mỗi khi thi sĩ có quan niệm như thế, chắc hẳn sự nghiệp thơ của anh ta không ít thì nhiều sẽ bộc lộ điều tương tự. Vả lại, tác phẩm nào mà không bộc lộ quan niệm của tác giả về thế giới và về con người! Và "Sang thu" cũng thế. Người đọc nhận được từ đây những thông điệp nhân sinh rất ý nghĩa. Theo mạch cảm xúc ta thấy tâm thế của chủ thể trữ tình ở khổ đầu ngỡ ngàng bất giác, đến khổ thứ hai say sưa tri giác cảnh vật, ở khổ ba thì lòng đã nặng những suy tư. Để cho học sinh phát hiện ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm, giáo viên cho các em hệ thống lại những câu thơ, hình ảnh thơ mang màu sắc tu từ trong suốt bài thơ. Học sinh sẽ tìm được một loạt hình ảnh, như: Sương chùng chình qua ngõ, Sông được lúc đềnh dàng, Chim bắt đầu vội vã và đặc biệt là hai câu thơ kết Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi. Sắc thái cảnh vật ở đây mang tâm trạng con người. Chùng chình gợi vẻ thư thái của đời sống vừa trải qua những tháng ngày hối hả. Chữ được lúc lại giống như một thái độ tận hưởng thanh bình. Trong cánh chim vội vã kia lại thấp thoáng dự cảm lo xa. Hay cánh chim kia còn gợi ý nghĩa khác nữa? Đáng chú ý nhất là hai câu cuối. Chữ đứng tuổi chính là chữ khiến người đọc không thể dừng lại với bài thơ ở ý nghĩa tả thiên nhiên đất trời. Cây đã trưởng thành, đã cứng cỏi, vững vàng, chẳng còn bất ngờ vì tiếng sấm. Cũng như những con người thế hệ Hữu Thỉnh vừa ra khỏi chiến tranh, khát sống yêu hòa bình nhưng đầy bản lĩnh, sẵn sàng đối đầu với mọi cú giáng của cuộc đời. Liệu có thể hiểu "vẫn còn bao nhiêu nắng" là một vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ dù đã có hòa bình nhưng nhiệt huyết vẫn còn nguyên? Đằng sau ý nghĩa tả thực cảnh thiên nhiên vào thu, nhà thơ đã gửi gắm nhiều suy ngẫm của mình về cuộc sống. Cái mới của Hữu Thỉnh so với thơ thu trước đó không chỉ thể hiện ở thi tứ như ta vừa thấy ở trên mà còn thể hiện ở chỗ tác giả đã "phả" vào thi phẩm hơi thở của thời đại, tinh thần của thế hệ mình. Nên bài thơ không chỉ nói đất trời sang thu mà đời người, đời sống cũng sang thu. Như vậy, chủ thể trữ tình ở đây vùa là người chiến sĩ rất mực yêu thương quê hương, đồng đất và là nhà thơ của một thế hệ, lại đồng thời là người bảo toàn và đấu tranh phát triển nhân cách con người như Trúc Thông từng khái quát. Như vậy, "Sang thu" cũng là thi phẩm vừa cho thấy sức "cảm" vừa cho thấy sức "chiêm nghiệm" của thi sĩ tài hoa. Học sinh, với sức liên tưởng phong phú và kinh nghiệm riêng của mình, theo sự gợi mở đó, có thể thấy thêm nhiều vẻ đẹp về cả nội dung ý nghĩa và nghệ thuật biểu đạt của bài thơ. . viết năm 1977) của sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh? Nên hiểu như thế nào về nhân vật trữ tình trong bài thơ " ;Sang thu& quot;? 1.2. Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Thơ trữ tình là lời phát ngôn. nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. " Vì thế, giáo viên cần co học sinh thấy rõ cảm nhận của nhà thơ về thời điểm đất trời sang thu. Trên những điều cốt. được những vần thơ tài hoa như thế! 2.2. Đời người sang thu, đời sống sang thu: Thơ hay không chỉ là "điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu" (Tố Hữu) mà thơ hay còn là thơ hướng tới nhiệm

Ngày đăng: 17/05/2015, 12:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan