THAM LUẬN GÓP Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỚI BỘ MÔN ĐỊA LÝ THCS Việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn địa lý trong trường THCS là phù hợp với xu thế của thời đại, yêu cầu của xã hội, sự phát triển của toàn cầu. Đối với đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý THCS đã phát huy được những tích cực , chủ động và sáng tạo của HS từ đó HS từ thụ động lĩnh hội tri thức đến chủ động giải quyết những vấn đề mà giáo viên hướng dẫn qua nội dung kênh chữ , kênh hình và yêu cầu của các câu hỏi sau các bài học. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn địa lý mới thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cũng không kém phần quan trọng . Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS qua từng bài , từng chương cũng như qua quá trình học tập cả học kỳ , cả năm học cần phải hợp lý, vừa phải, đúng trọng tâm, không qua nặng nề về kiến thức hoạc không quá đơn giãn chỉ mang tính kiểm tra theo kiểu truyền thống là kiển tra theo kiểu học thuộc lòng không phát triển được tư duy phân tích, so sánh các sự vật hiện tượng địa lý đã học. Phương pháp kiểm tra đánh giá mới bộ môn địa lý THCS tuy có nhiều ưu điểm như kích thích HS tư duy, sáng tạo trong quá trình trả lời các câu hỏi,lựa chọn được câu hỏi,các đáp án đúng nhất từ đó đưa ra được các nhận xét, so sánh ,phân tích được các sự vật, hiện tượng địa lý đã học từ đó nắm được những nội dung chính ,cơ bản qua các bài ,các chương đã học, tuy nhiên việc đánh giá kiểm tra theo phương pháp mới cũng còn một số vấn đề cần được sửa chữa cho hợp lý hơn. Kết cấu bài kiểm tra ,đánh giá theo phương pháp mới gồm 2 phần: Phần I:Trắc nghiệm khách quan: Ưu điểm: Làm cho HS biết lựa chọn được các đáp án đúng nhất trong hệ thống đáp án mà giáo viên đưa ra từ đó kích thích được sự phát triển tư duy địa lý. Thông thường phần trắc nghiệm khách quan gồm 8 câu hỏi, mỗi câu là 4 đáp án,trong đó HS cần lựa chon 1 đáp án đúng nhất, đây là phần trắc nghiệm khách quan nội dung kiến thức đã học của HS .Phần này là đã hợp lý , tuy nhiên cũng có một số nhược điểm là: Phần trắc nghiệm khách quan ra quá khó,một số nội dung câu hỏi chưa phù hợp, còn đánh đố HS dẫn đến HS lựa chọn đáp án còn theo cảm tính. Phần II: Phần tự luận: Theo quy dịnh là 4 điểm với 2 hoặc 3 câu hỏi trong đó nội dung các câu hỏi chủ yếu là trình bày,phân tích hoặc so sánh các sự vật hiện tượng địa lý. Tuy nhiên theo đề mẫu của Bộ giáo dục ban hành tháng 09/2009 nội dung một số câu hỏi tự luận còn quá sức đối với HS THCS chưa phù hợp với mặt bằng nhận thức chung của HS ở các vùng miền khác nhau, chưa phù hợp với thời gian làm bài là 45 phút .Cụ thể là: Đề I: Kiểm tra học kỳ I môn địa lý 9 (Đề mẫu Bộ giáo dục ban hành tháng 09/2009 trang 47).Đề này nội dung câu hỏi số 9 phần tự luận chưa phù hợp với HS có học lực trung bình, học lực học yếu nhưng than điểm lại cao (4 điểm). Còn câu hỏi số 10 cũng tương đối khó nhưng than điểm lại thấp (2 điểm).Đề này cần giảm vẽ biểu đồ theo đường, đưa thêm một câu hỏi khác có nội dung phù hợp theo chương trình học và thêm 2 điểm thì hợp lý hơn và phù hợp với mặt bằng nhận thức chung của HS. Từ đó thấy được việc kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới cần phù hợp hơn, đề kiểm tra đánh giá không quá khó hoặc quá dễ đối với HS. THAM LUẬN GÓP Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỚI BỘ MÔN ĐỊA LÝ THCS ĐỀ KIỂM TRA Đề ra I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 Điểm): Chọ đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Nhóm người Tày-Thái phân bố chủ yếu ở : a. Vùng núi,trung du Bắc bộ và Bắc trung bộ b. Các cao nguyên Nam trung bộ c. Vùng Tây nam bô d. Vùng Nam bộ. Câu 2: Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tôc Êđê,Bana là: a. Duyên hải Nam trung bộ b. Bắc trung bộ. c. Tây nguyên. d. Đông nam bộ. Câu 3: Dân số nước ta tăng nhanh chủ yếu là do: a. Gia tăng tự nhiên. b. Gia tăng cơ giới. c. cả hai đều đúng. d. Câu a sai,câu b đúng. Câu 4: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là: a. Điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. b. Sức ép lớn trong giải quyết việc làm. c. Câu a đúng ,b sai. d. Cả hai đều đúng. Câu 5: Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở: a. Vùng núi và Trung du bắc bộ. b. Đông nam bộ. c. Tây nguyên. d. Cả ba đều đúng. Câu 6: Ở đồng bằng sông Hồng , năng xuất lúa so với cả nước xếp hạng : a. Thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long. b. Thứ 3 sau đồng bằng sông Cửu Long và Đông nam bộ. c. Đứng đầu cả nước. Câu 7:Các khó khăn trong nông nghiệp mà vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường gặp phải là: a. Bão tố,mưa dầm,lũ lụt ,sương muối. b. Khô hạn bão tố,mưa đá,lũ lụt. c. Lũ lụt,bão tố,hạn hán,rét hại,rét đậm. d. Khí hậu khô hạn,nạn cát lấn,haong mạc hoá,đất xấu,bão tố lũ lụt. Câu 8: Thiên tai thường xảy ra ở các tỉnh ven biển Miền Trung là: a. Gió Tây Nam khô nóng gây khô hạn, bão, lũ lụt. b. Gió lạnh Đông Bắc ,mưa đá, lỡ đất. c. Bão tố ,lũ lụt,rét hại. d. Tất cả đều đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN:( 6 điểm) Câu 1: ( 2 điểm): Trong các dân tộc Việt Nam, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu? Câu 2: ( 2 điẻm): Nông nghiệp củ nước ta gồm những ngành nào,nêu đặc điểm chính của mỗi ngành hiện nay? Câu 3: (2 điểm): Nêu tình hình phát triển công nghiệp của nước ta hiện nay? ============================================== . THAM LUẬN GÓP Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỚI BỘ MÔN ĐỊA LÝ THCS Việc đổi mới phương pháp. phương pháp mới cần phù hợp hơn, đề kiểm tra đánh giá không quá khó hoặc quá dễ đối với HS. THAM LUẬN GÓP Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỚI BỘ MÔN ĐỊA LÝ THCS ĐỀ KIỂM TRA Đề ra I. PHẦN. địa lý. Tuy nhiên theo đề mẫu của Bộ giáo dục ban hành tháng 09/2009 nội dung một số câu hỏi tự luận còn quá sức đối với HS THCS chưa phù hợp với mặt bằng nhận thức chung của HS ở các vùng miền