Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
63,42 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập I/ Mục đích. Trong giai đoạn hiện tại có nhiều phương pháp gia công để biến đổi hình dạng kích thước của phôi thành chi tiết yêu cầu.Tuy vậy phương pháp gia công cắt gọt vẫn chiếm thành phần chủ yếu.Nó được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo cơ khí như tiện, phay, bào, khoan, khoét, doa, taro, mài, nghiền…. Thực chất của phương pháp cắt gọt là lấy đi trên bề mặt phôi một lớp lượng dư để đạt được hình dáng kích thước và độ trơn bóng của chi tiết cần gia công.Gia công cắt gọt có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có khả năng đạt chất lượng và năng suất nhất định do sử dụng trong phạm vi thích ứng. Do đó người công nghệ phải nắm chắc được những đặc điểm cơ bản và những biện pháp cần thiết của từng phương pháp mới vận dụng linh hoạt khi giải quyết vấn đề công nghệ cụ thể nhằm đạt dược các mục đích kinh tế kĩ thuật có hiệu quả nhất. Các chi tiết quay tròn dạng đối xứng nhau trên trục, bánh răng, puli… được gia công trên máy tiện bằng các loại dụng cụ khác nhau như: các loại dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa, taro. Trên máy tiện có thể ra công được các chi tiết hình trụ, hình côn, mặt định hình, mặt phẳng, cẳt răng, vát cạnh, vẽ góc lượn. Trong tuần thực tập đầu tiên mục đích của các thày cô trong bộ môn muốn các sinh viên của mình có được một cái nhìn trực quan và chung nhất về các loại máy cơ khí và hướng dẫn các sinh viên bắt đầu làm quen với công nghệ tiện. Đây cũng là một công nghệ vô cùng quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung. Sau đó mỗi sinh viên sẽ phải làm một sản phẩm do các thày cô giáo hướng dẫn yêu cầu.Nhóm chúng em được phân công tiện rôtuyn. 1 1 II/ Yêu cầu. Trong khi thực tập tại trung tâm cơ khí trường đại học bách khoa hà nội thì yêu cầu đầu tiên được đặt ra đối với mỗi sinh viên phải chấp hành đúng nội quy của trung tâm đề ra gồm 11 điều như sau: 1. Trước khi vào khu vực thực tập sinh viên phải học nội quy an toàn lao động và kí vào bản học nội quy an toàn lao động, ai chưa học thì chưa được vào thực tập. 2. Đi học đúng giờ 3. Khi vào thực tập phải mặc trang phục bảo hộ lao động, phải đi dép có quai hậu hoăc đi dày,với các sinh viên nữ tóc dài phải đội mũ hoặc cài tóc gọn gàng. 4. Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trng thiết bị cần thiết cho mỗi buổi tập, chỗ thực tập phải gọn gàng sạch sẽ. 5. Trong khi thực tập phải thực hiện đúng các công việc đã được giáo viên hướng dẫn và giao phó, phải đứng ở vị trí quy định, khi đứng không được tự ý đi sang máy khác không thuộc phạm vi làm việc của mình và sang các ban thực tập khác. 6. Không được tự ý thực hiện các thao tác máy ngoài phạm vi thực tập, không đươc thay đổi các thông số hoạt động của máykhi chưa có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. 7. Không nô đùa trong quá trinh thực tập. 8. Không tự tiện sang lấy trng thiết bị đồ nghề ở máy khác cũng như các ban khác. 9. Sau khi thực hiện xong công việc của mình sinh viên có thể nghỉ ngơi tại chỗ theo quy định của ban. 2 2 10. Sau khi kết thúc buổi thực tập phải quét dọn, làm vệ sinh máy và khu vực xung quanh máy mình thực tập sạch sẽ. 11. Khi có hiệu lệnh kết thúc sinh viên mới được rửa tay ra về. Chỉ tiêu an toàn lao động luôn luôn được đặt lên hàng đầu nhưng không phải là quan trọng nhất.Sau đợt thực hành mỗi sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây: • Biết đọc bản vẽ. • Sử dụng thước cặp. • Vận hành máy. • An toàn lao động. • Mỗi sinh viên phải làm hai sản phẩm rôtuyn. III/ Quy trình công nghệ. Quá trình thực tập gồm 4 buổi.Trong mỗi ngày các sinh viên đều được thày giáo hướng dẫn những công việc cụ thể. 1.Ngày thứ nhất: Thày giáo làm quen với lớp phổ biến nội quy của trung tâm cơ khí.Sau đó thày cho sinh viên làm quen với các máy cơ khí của xưởng.Nhóm em được hướng dẫn chủ yếu về các loại máy tiện về cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động chung.Sau đó thực hành để quen máy chuẩn bị cho các buổi thực tập tiếp theo. a. Phân loại và kí hiệu Máy tiện phân loại theo các yếu tố: Căn cứ vào đường kính D và chiều dài lớn nhất L của phôi , khối lượng máy, độ chính xác và công dụng máy. - Theo khối lượng chia làm 4 loại : + Loại nhẹ: khối lượng ≤ 500 kg ( D = 100÷200 mm). + Loại trung: khối lượng ≤ 4 tấn (D = 200÷500 mm). + Loại lớn: khối lượng ≤ 15 tấn ( D = 603÷1200 mm). + Loại nặng: khối lượng ≤ 400 tấn ( D=1600÷4000 mm). - Theo độ chính xác chia làm 5 cấp: + Cấp chính các tiêu chuẩn H + Cấp chính xác tiêu chuẩn ∏ 3 3 + Cấp chính xác tiêu chuẩn B + Cấp chính xác tiêu chuẩn A + Cấp đặc biệt chính xác C - Theo công dụng + Máy tiện vít( phổ biến ) có vit me để tiện ren. + Máy tiện không có vit me. + Máy tiện điều khiển theo chu trình. * Cách đọc tên các máy cắt gọt ( chế tạo tại Liên Xô): Các máy cắt gọt thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái: - Số đầu tiên chỉ nhóm máy: + 1. Chỉ nhóm máy tiện. + 2. Chỉ nhóm máy khoan. + 3. Chỉ nhóm máy mài. + 4. Chỉ nhóm máy phay. - Chỉ số thứ hai chỉ kiểu dạng máy: + 1. Máy tự động và nửa tự động 1 trục. + 2. Máy tự động và nửa tự động nhiều trục. + 3. Máy rơvonve + 4. Máy khoan và cắt đứt. + 5. Máy tiện mặt đầu. + 6. Máy tiện mặi đầu. + 7. Máy có nhiều dao. + 8. Máy chuyên dùng. - Chỉ số thứ ba và bốn chỉ một trong những đạc điểm kĩ thuật cơ bản của máy.Ví dụ như chiều cao của tâm mụi nhọn bàn máy(đối với máy tiện thông thường). - Chữ cái sau số thứ nhất hoặc thứ hai chỉ mức độ hoàn thiện của máy( so với kiểu máy cũ). Máy 1A616 là máy tiện vit có cải tiến.Chiều cao của tâm bằng 160 mm với cấp chính xác nâng cao. 4 4 b. Các bộ phận của máy tiện: Máy tiện được trang bị bộ phận chuyên dùng để tiện ren được gọi là máy tiện ren vit ( máy tiện vit me ). - Thân máy: Gồm thân gang lớn lắp các cơ cấu chính của máy.Mặt trên của thân máy là hai băng trượt phẳng và hai băng trượt lăng trụ dùng để hướng cho xe dao và ụ sau trượt trên nó.Thân máy đặt trên 2 bệ máy. - Ụ trước là một hộp đúc bằng gang ,bên trong có lắp các bộ phận làm việc chủ yếu của máy như trục chính và hộp tốc độ. - Trục chính là một trục rỗng đầu bên phải lắp đồ gá để kẹp nguội. Trục chính nhận truyền động từ động cơ chính đặt ở bên của máy thông qua đai truyền , hệ thống bánh răng, các khớp nối li hợp…Ta có thể thay đổi tốc độ quay của trục chính .Vì vậy có thể gọi ụ chính là hộp tốc độ - Xe dao là bộ phận máy dùng để gá kẹp dao và bảo đảm cho dao chuyển động theo chiều khác nhau. Xe dao gồm có: + Bàn trượt di chuyển dọc theo chiều băng trượt của máy. + Hộp xe dao có bố trí cơ cấu chuyển động quay của trục trơn và vitme + Bàn trượt ngang, bàn trượt dọc và ổ dao. - Hộp bước tiến là cơ cấu dể truyền chuyển động quay từ trục chính cho trục trơn và vitme. - Chuyển động quay từ trục chính truyền xuống hộp số qua cơ cấu biến tốc và bộ bánh răng thay thế. - Bộ bánh răng thay thế dùng để chỉnh bước tién của xe dao theo yêu cầu khi tiện trơn . - Ụ sau dùng để đỡ các chi tiết dài trong quá trình gia công hoặc dùng để gá và tịnh tiến mũi khoan ,mũi dao, mũi xoáy. - Thiêt bị điện được bố trí trong tủ điện. Đóng và ngắt động cơ điện, tắt và mở máy… 5 5 - Để gá phôi trên máy tiện ta dùng mâm cặp, mâm đẩy tốc, ống kẹp mũi tâm - Để kiểm tra độ chinh xác sử dụng thứoc kẹp,panme,thước đo góc và các dụng cụ đo khác. 2.Các ngày tiếp theo. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải thao tác trên máy tiện 1A616 thật khéo léo và nhuần nhuyễn để tạo ra 2 sản phẩm tiện rôtuyn. • Quy trình công nghệ. B1. Kẹp phôi dài 40÷45 mm. Máy 1A616 là máy tiện với mâm cặp 3 vấu tự định tâm,có 3 vấu đồng thời ra vào với nhau vì thế đảm bảo tâm của phôi trùng với tâm trục chính 1 cách nhanh chóng. Khi tra chìa khoá mâm cặp vào ổ khoá và quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ các váu sẽ đồng thời tiến vào hoặc lùi ra xa mâm cặp để kẹp hoặc nhả phôi. Mặt làm việc của các vấu trên mâm thường không đều vì thế phải dịch lõi khoét hoặc mài lại. Dùng thước để đo phôi sao cho đẩu phôi dể lộ ra ngoài khoảng 40 đến 45 mm.Sau đó tra chìa khoá cố định phôi thật chặt để trong quá trình gia công phôi không bị rung hoặc lệch tâm gây khuyết tật ở sản phẩm. B2.Dao thép gió khoả mặt đầu. 6 6 - Dao tiện: + Gồm thân( cán )hoặc trụ và đầu dao( phần cắt ngọt ) cán dao dùng để kẹp giữ dao trên ổ dao. + Đầu dao gồm mặt thoát : quá trình cắt gọt thoát theo mặt này. + Mặt sát: gồm có mặt chính và mặt phụ đối diện với mặt gia công. + Lưỡi dao gồm lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. + Mũi dao là giao của lưỡi chính và lưỡi phụ. +Vật liệu làm dao: Thép gió P9, P12, P6M5…Sau khi nhiệt luyện đạt độ cứng cao. - Cách gá dao: Gá dao trên ổ ngang phải đảm bảo mũi dao ở vị trí ngang bằng với tâm trục chính.Kiểm tra chiều của các mũi dao theo tâm của mũi nhọn ụ trược hoặc ụ sau bằng ke có khắc vạch hoặc bằng mũi nhọn ụ sau. Điều chỉnh chiều cao mũi dao bằng những miếng cán mỏng bằng thép mềm.Số lượmg cán phải hạn chế. Phần chìa ra của ổ dao không vượt quá một nửa chiều cao thân dao. Dao kẹp chặt bằng 2 vít trở lên. - Khoả mặt đầu: Mặt đầu của phôi thường không nhẵn mà thưòng có nhiều khuyết tật.Ta dùng mũi dao để khoả mặt đầu. Điều chỉnh vô lăng tay quay bàn trượt ngang sao cho khi cho mũi dao tiến vào sẽ cắt phôi khoảng 0.5 mm. Chọn tốc độ quay của mâm cặp hợp lý( khoảng 180 ) sau đó khởi động cho máy hoạt động.Chỉnh vô lăng tay quay bàn trượt ngang tiến vào từ từ để cắt phôi.Sau khi cắt xong ta tắt máy để kiểm tra xem độ nhẵn đã hợp lý chưa.Nếu chưa đạt thì làm lại. B3.Tiện mặt ngoài phôi đạt 5.1919 ÷Φ mm. - Chế độ cắt gồm chiều sâu và bước tiến và tốc độ cắt. + chiều sâu: t = (D- d)/2 +Bước tiến S là độ dịch chuyển của sau 1vòng quay. +Tốc độ cắt v = ∏Dn/1000. n là số vòng quay trong 1 phút. 7 7 - Muốn tiện được chính xác dùng cắt thử bằng cách cho vật làm quay, đưa dao tiếp xúc với bề mặt gia công bằng bàn trượt ngang.Vạch trên mặt gia công đường tròn mờ.Dùng bàn trượt dọc đưa dao khỏi mặt mặt đầu vật làm về phía phải,Quay vô lăng cho bàn trượt ngang theo mặt số tiến lên khoảng 1mm.Bật máy sau đó dùng tay điều khiển vô lăng bàn trượt dọc tiến từ từ để tiện mặt ngoài phôi.Sau đó tắt máy và dùng thước kẹp đo xem đường kính đã đạt yêu cầu chưa.Nếu chưa đạt thì dùng công thức tính khoảng cần cắt sau đó làm lại như trên. B4.Khoan 10Φ - Khoan là phương pháp gia công lỗ có năng suất cao nhưng độ chính xác và trơn láng thấp.( chính xác đạt cấp 5 và trơn láng cấp 3). - Khoan lỗ trên máy tiện: Mũi khoan được lắp vào nòng ụ sau và thực hiện bước tiến bằng cách trực tiếp quay lòng ụ sau không nối thêm cánh tay đòn. - Điều chỉnh cho tốc độ của mâm quay hợp lí( thường chọn cỡ khoảng 90),sau đó khởi động máy tiện. - Để cho mũi khoan trùng với tâm lỗ khoan ,còn phải khoan mồi ở mặt đầu phôi của mũi khoan ngắn và có điều kiện lớn hơn lỗ khoan - Một yếu tố quan trọng cần đảm bảo là mặt đầu phôi phải được xén bằng phẳng và vuông góc với đường tâm cùa nó. - Khi khoan phải thuờng xuyên rút mũi khoan ra ngoài để làn sạch phôi ở mũi khoan và làm nguội. B5.Lấy dấu . 8 8 - Đặc điểm của dao cắt rãnh và cắt đứt : Phần làm việc của dao cắt rãnh và cắt đứt có lưõi chính và lưỡi phụ.Mỗi lưỡi cắt phụ hợp với hưóng tiến của dao góc khoảng 2÷3 độ. đảm bảo ma sát mặt cắt phụ và rãnh. - Dùng thước kẹp đo chiều dày của rôtuyn 8mm.Dùng dao cắt lựa vào phôi sao cho tiếp xúc với phôi.Cho máy hoạt động rồi điều chỉnh vô lăng bàn trượt ngang sao cho bắt đầu chạm vào phôi thì ngừng lại để đánh dấu.Tiếp theo ta chỉnh vô lăng bàn trượt ngang tiến tiếp để cắt vào phôi khoảng 5 đến 6mm.Trong quá trình cắt cần chú ý nếu chỉ cho dao tiến thẳng vào thì rất dễ bị gẫy dao.Do đó ta vừa cắt vào theo chiều ngang vùa chỉnh vô lăng bàn trượt dọc để xẻ rãnh khoàng 5mm. - Giai đoạn tiếp theo là vát rôtuyn . Đây cũng là công đoạn khó nhất đòi hỏi phải chỉnh vô lăng bàn trượt ngang và vô lăng bàn trượt dọc hợp lí và thật đều tay.Ta đưa mũi dao cắt từng ít một cho đến khi có hình vát theo mẫu thì dừng lai. - Dùng thước kẹp để đo kích thước của rôtuyn xem có đạt quy định không.Nếu chưa đạt thì dùng dao tiếp tục trà lên phôi để chỉnh cho đạt tới kích thước yêu cầu. B6.Vát góc 2×45. 9 9 Đầu tiên ta đổi dao mũi dao có góc vát 45 độ.Cho mũi dao vào giữa rôtuyn.sau đó bật máy lên. Điều chỉnh vô lăng bàn trượt ngang sao cho tiến dần đến rôtuyn.Thực hiện thao tác cắt gọt lưõi dao sẽ tự cắt rôtuyn góc 45 độ. Khi cắt rôtuyn ước chừng khoàng 2mm thì đưa bàn trượt ra và tắt máy. B7.Rũa rôtuyn. Điều chỉnh lại tốc độ quay của mâm quay.Dùng rũa thao tác để cho rôtuyn đuọc mịn. Khi thao tác phải hết sức chú ý đến an toàn lao động.Tại vì mâm quay với tốc độ lớn nên rất dễ bi kẹt tay vào mâm quay gây tai nan.Nếu cảm thấy không tự rũa được thì phải báo cho thầy phụ trách để rũa hộ. B8.Cắt đứt. Gá dao chính sác so với tâm. 10 10 [...]... cắt cán thẳng góc vuông với tâm làm để sát phụ của dao không cọ sát thành rãnh Khi cắt đứt cần cắt sát vào mặt đầu của vấu cặp.Chú ý đo chính xác bằng thước cặp sau đó chỉ chỉnh vô lăng bàn trựot ngang tiến từ từ vào cho đến khi đứt hẳn Lấy mẫu vật vừa cắt rời ta được rôtuyn IV/ Kết luận Đây là một bài tập khó gồm nhiều công đoạn kế tiếp nhau Để hoàn thành bài tập này cần biết kết họp khéo léo các thao... Kết luận Đây là một bài tập khó gồm nhiều công đoạn kế tiếp nhau Để hoàn thành bài tập này cần biết kết họp khéo léo các thao tác một cách họp lí Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong trung tâm thực hành trường đại học bách khoa Hà Nội đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em rất tận tình để chúng em có thể hoàn thành bài tập này 11 11 . của các thày cô trong bộ môn muốn các sinh viên của mình có được một cái nhìn trực quan và chung nhất về các loại máy cơ khí và hướng dẫn các sinh viên bắt đầu làm quen với công nghệ tiện. . trên trục, bánh răng, puli… được gia công trên máy tiện bằng các loại dụng cụ khác nhau như: các loại dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa, taro. Trên máy tiện có thể ra công được các chi tiết. Phân loại và kí hiệu Máy tiện phân loại theo các yếu tố: Căn cứ vào đường kính D và chiều dài lớn nhất L của phôi , khối lượng máy, độ chính xác và công dụng máy. - Theo khối lượng chia làm 4 loại