Năm 1919, bà bắt đầu học chữ Quốc ngữ rồi vào trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh.. Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách
Trang 1TIỂU SỬ NGUYỄN THỊ MINH KHAI (1910-1941)
Bà sinh tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Thuở nhỏ sống cùng mẹ ở xã Đức Tùng, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Năm 1919, bà bắt đầu học chữ Quốc ngữ rồi vào trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh
Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân
ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ
Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản
Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong Sau đó bà thành hôn với Lê Hồng Phong và học tại trường Đại học Phương Đông
Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào
Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939 ở Sài Gòn Thời gian này, bà lấy bí danh
là Năm Bắc.
Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài
và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh
Khi còn trong nhà tù, bà có mấy câu thơ nói lên ý chí cách mạng của mình:
Vững chí bền gan ai hỡi ai!
Kiên tâm giữ dạ mới anh tài.
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ,
Con đường cách mạng vẫn chông gai.
Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941 Trước khi bị xử tử, bà đã
khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!", thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của bà.
Con gái của bà và Lê Hồng Phong là Nguyễn Thị Hồng Minh, sinh năm 1939, tập kết ra Bắc năm 1954, được đưa sang Trung Quốc học tập, và sau đó sang Liên Xô học đại học ngành cơ khí chế tạo máy Sau khi ra trường về nước bà chỉ làm nghiên cứu về Đảng
Trang 2Cộng sản Việt Nam Từ năm 1976 bà công tác tại Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM, nghỉ hưu năm 1995
Em gái bà, Nguyễn Thị Quang Thái, là vợ đầu của Võ Nguyên Giáp
Nguyễn Huy Dung, em trai của bà, là giáo sư, bác sĩ tim mạch, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh và đã nghỉ hưu Ông đã xuất bản 8 tập thơ cùng hàng chục đầu sách về y học và khoa học nhân văn