TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Địa Lý - Lớp 12 (Chương trình cơ bản) Năm học 2010 – 2011 ĐỀ CHẴN Câu 1 ( 4 điểm) Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân mùa khác nhau giữa các khu vực? Câu 2( 2 điểm) Dựa vào Atlats Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta? Câu 3 (4 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm của nước ta Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng Quy Nhơn TP.Hồ Chí Minh Nhiệt độ TB tháng I ( 0 C) 13.3 16.4 19.7 21.3 23.0 25.8 Nhiệt độ TB tháng VII ( 0 C) 27.0 28.9 29.4 29.1 29.7 27.1 Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) 21.2 23.5 25.1 25.7 26.8 27.1 a, Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên. b, Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ của nước ta từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân? TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Địa Lý - Lớp 12 (Chương trình cơ bản) Năm học 2010 – 2011 ĐỀ LẺ Câu 1 ( 2 điểm) Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam hãy xác định vị trí địa lý của nước ta? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta về mặt tự nhiên? Câu 2 ( 1 điểm) Dựa Atlat Địa Lý Việt Nam, hãy kể tên 5 cao nguyên của vùng Tây Nguyên nước ta? Câu 3 ( 3 điểm) Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần địa hình của nước ta? Câu 4 (4 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích rừng nước ta thời kì 1943 – 2006 (đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2003 2006 Tổng diện tích có rừng 14,3 7,2 12,1 12,9 Rừng tự nhiên 14,3 6,8 10,0 10,4 Rừng trồng - 0,4 2,1 2,5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của nước ta? b. Hãy nhận xét sự biến động của diện tích rừng nước ta? Vì sao có sự biến động đó? ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 12 ĐỀ CHẴN Câu Nội dung Điểm Câu 1 (4điểm) Hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sựu phân mùa khác nhau giữa các khu vực - Gió mùa mùa đông: + Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (từ dãy Bạch Mã trở ra), chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc. + Thời tiết đặc trưng: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. + Từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế. - Gió mùa mùa hạ: + Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, có hai luồng gió cùng có hướng Tây Nam thổi vào nước ta. + Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm từ Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi ở biên giới Việt – Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc bị biến tính trở nên khô nóng (gió Tây hay gió Lào) + Vào giữa và cuối mùa hạ: gió Tây Nam nóng ẩm (Bắc Bộ là gió mùa Đông Nam có nguồn gốc là tín phong Nam bán cầu hoạt động mạnh. Gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu vào mùa hạ ở nước ta. 4.0 2.0 0.75 0.75 0.5 2.0 0.5 0.75 0.75 Câu 2 (2điểm) Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta + Nằm ở tả ngạn sông Hồng. + Có 4 cánh cung lớn (nêu tên), chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông. + Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu. + Địa hình có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Những đỉnh núi cao trên 2000m đều nằm ở vùng Thượng nguồn sông Chảy. Các khối núi đa vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt – Trung. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m. Bề phía biển , độ cao còn khoảng 100 m. 2.0 0.5 0.5 0.25 0.75 Câu 3 (4điểm) a, Vẽ biểu đồ: hình cột, đúng và đẹp, ghi đơn vị của các trục, có tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu trên các cột (thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm) b, Nhận xét và giải thích - Nhận xét: Khi đi từ Bắc vào Nam: + Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng. + Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam. + Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi. - Giải thích: + Do vĩ độ địa lý, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn. + Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ tháng 1 ở phía Bắc rất thấp so với phía Nam. Như vậy gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam. 1.5 2.5 1.5 0.5 0.5 0.5 1.0 0.5 0.5 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 12 ĐỀ LẺ Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3điểm) Xác định vị trí địa lý và ý nghĩa của vị trí địa lý về mặt tự nhiên - Vị trí địa lý: + Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. + Trên đất liền giáp Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây, giáp biển Đông về phía Đông và Nam. + Tọa độ địa lý: o Điểm cực Bắc: 23 o 23’ B – Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. o Điểm cực Nam: 8 o 34’ B – Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau (trên biển tới 6 o 50’B). o Điểm cực Tây: 102 o 10’ Đ – Sìn Thầu, Mường Nhé, Điện Biên (trên biển từ 101 o Đ) o Điểm cực Đông: 109 o 24’ Đ – Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa (trên biển tới 117 o 20’Đ) + Đại bộ phận nước ta thuộc múi giờ thứ 7. - Ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lý + Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, kề liền với 2 vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú. + Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. + Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… 3.0 1.5 0.25 0.25 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 1.25 0.25 0.5 0.25 0.25 Câu 2 (1điểm) 5 cao nguyên của vùng Tây Nguyên nước ta: Kon Tum, Pleiku, , Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh… 1.0 Câu 3 (2điểm) Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi o Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở. o Ở vùng núi đá vôi hình thành dịa hình Cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô và các đồi đá vôi sót. o Trên các vùng đồi thềm phù sa cổ: lớp đất mặt bị sói mòn, rửa trôi, lâu ngày tạo nên loại đát xám bạc màu. + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Ở rìa phía đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đếnh gần trăm mét. 2.0 1.25 0.75 0.75 0.75 0.75 Câu 4 (4điểm) a, Vẽ biểu đồ: hình cột chồng, đúng và đẹp, ghi đơn vị của các trục, có tên biểu đồ, ghi số liệu trên các cột, chú giải (thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm) b, Nhận xét và giải thích Tổng diện tích rừng nước ta trong giai đoạn 1943 – 2006 nhìn chung là giảm từ 14,3 triệu ha xuống còn 12,9 triệu ha. Tuy nhiên có sự thay đổi rất lớn.Thể hiện: + Giai đoạn 1943 – 1983 : tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Diện tích rừng giảm từ 14.3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha , do chiến tranh, phá rừng bừa bãi, công tác quản lý rừng còn nhiều hạn chế, mặc dù diện tích rừng trồng đạt 0,4 triệu ha nhưng không đủ bù đắp lại. + Giai đoạn 1983 – 2006: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng tăng lên đáng kể từ 7,2 triệu ha lên 12,9 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên tăng từ 6,8 triệu ha lên 10,4 triệu ha, rừng trồng tăng từ 0,4 triệu ha lên 2,5 triệu ha. Do công tác bảo vê, quản lý, trồng rừng được tăng cường mạnh mẽ. 1.5 2.5 0.75 0.75 0.75 . (4 i m) a, Vẽ biểu đồ: hình cột, đúng và đẹp, ghi đơn vị của các trục, có tên biểu đồ, chú gi i, ghi số liệu trên các cột (thiếu 1 ý trừ 0,25 i m) b, Nhận xét và gi i thích - Nhận xét: Khi i. chú gi i (thiếu 1 ý trừ 0,25 i m) b, Nhận xét và gi i thích Tổng diện tích rừng nước ta trong giai đoạn 1943 – 2006 nhìn chung là giảm từ 14,3 triệu ha xuống còn 12, 9 triệu ha. Tuy nhiên có. hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền n i và đồng bằng, ven biển, h i đảo. + Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… 3.0 1.5 0.25 0.25 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 1.25 0.25 0.5 0.25 0.25 Câu