Căn cứ vào quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành, hãy tư vấn cho các thương nhân sản xuất nước tương để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.. Đây là một trong các hình
Trang 1MỤC LỤC
ĐỀ BÀI
Thương nhân M đưa chương trình quảng cáo trên truyền hình với nội dung giới thiệu một bé gái vào siêu thị cầm chai nước tương (không rõ nhãn mác cảu hãng nước tương nào) và hỏi: “Nước tương này có dùng được không mẹ?” Người mẹ trả lời: “Không phải nước tương của hãng M thì đừng dùng con ạ Mẹ nghe nói, xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với mẫu nước tương của các hãng đang tiêu dùng trên thị trường hầu hết đều có căn và độc tố 3-MCPD” Ngay sau
đó, hình ảnh chai nước tương của thương nhân M kèm theo lời thuyết minh về nước tương của hãng không có độc tố 3-MCPD, không cặn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng Người ra, chương trình quảng cáo này còn dành cho khách
Trang 2hàng cơ hội được tặng miễn phí hàng ngàn chai nước tương của hãng với điều kiện rất đơn giản Khách hàng chỉ cần mang chai nước tương của bất kỳ hãng nào (ngoại trừ những chai nước tương của hãng M) với điều kiện nước tương còn ít nhất 1/4 chai cùng tờ rơi của hãng có điền đầy đủ thong tin đến các điểm đổi hàng của hãng M sẽ nhận ngay một chai nước tương mới của hãng M
Yêu cầu:
1 Phân tích tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp trong chương trình quảng cáo của thương nhân M theo Luật cạnh tranh 2004
2 Căn cứ vào quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành, hãy
tư vấn cho các thương nhân sản xuất nước tương để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình
1 Phân tích tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp trong chương trình quảng cáo của thương nhân M theo Luật cạnh tranh năm 2004.
Quảng cáo có nghĩa là thông báo thông tin một cách rộng rãi Theo quy
định tại Luật thương mại năm 2005 thì “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình” Đây là một trong các hình thức mà các
thương nhân sử dụng để giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng, qua đó cùng tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các thương nhân khác
Tuy nhiên, không phải mọi quảng cáo đều hợp pháp, đúng quy định của pháp luật Để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, Luật cạnh tranh năm
Trang 32004 đã đưa ra những quy định về những quảng cáo dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh
Phân tích các dữ kiện đưa ra trong tình huống này, chương trình quảng cáo của thương nhân M có hai nội dung sau:
Thứ nhất, thông qua đoạn phim quảng cáo, hãng M đã gửi thông điệp
rằng hầu hết các sản phẩm nước tương của các doanh nghiệp khác trên thị trường đều có cặn và độc tố 3MCPD, và chỉ nên sử dụng nước tương của hãng
M vì nước tương của hãng không có độc tố
Thứ hai, trong chương trình quảng cáo, hãng M đã tiến hành hoạt động
tặng quà, trong đó người tiêu dùng có thể được tặng sản phẩm nước tương của hãng với điều kiện phải trao đổi bằng các sản phẩm của hãng khác mà người tiêu dùng đang sử dụng
Để xem xét về tính hợp pháp của chương trình quảng cáo của thương nhân M theo luật cạnh tranh, ta cần xác định xem nó có vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh hay không
Trong Điều 45 Luật cạnh tranh 2004 có quy định về việc quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Cụ thể Luật cạnh tranh 2004 nghiêm cấm các hành vi sau:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1 So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
2 Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Trang 44 Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm”.
Như vậy, để xem xét chương trình quảng cáo của thương nhân M hợp pháp hay bất hợp pháp thì phải căn cứ vào các quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 cũng như các văn bản pháp luật khác điều chỉnh về hoạt động này của thương nhân
Quảng cáo của thương nhân M là quảng cáo so sánh Theo lý luận về cạnh tranh thì quảng cáo so sánh là việc khi thực hiện quảng cáo doanh nghiệp đã đưa
ra những thông tin có nội dung so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác Hành vi quảng cáo bị coi là quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn các dấu hiệu:
Một là sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin khẳng định sản phẩm
được quảng cáo có các điều kiện như chất lượng, mẫu mã, số lượng giá cả, điều kiện mua bán… ngang bằng, tốt hơn hoặc tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác Như vậy các thông tin trong sản phẩm quảng cáo không chỉ nói về sản phẩm được quảng cáo mà còn đề cập đến sản phẩm cùng loại của danh nghiệp khác, khẳng định sản phẩm dược quảng cáo có chất lương, mẫu mã, giá cả… ngang bằng hoặc tốt hơn các sản phẩm bị so sánh Thông tin so sánh có thể đúng hoặc không đúng
Hai là, hành vi quảng cáo so sánh là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng
loại của doanh nghiệp khác Tính trực tiếp thể hiện ở chỗ nội dung quảng cáo đề cập đến một loại hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh đã cung cấp hàng hóa dịch vụ đó Sự đề cập có thể là lời nói, chữ viết hoặc các yếu tố khác cấu thành nội dung quảng cáo như hình ảnh, âm thanh, khiến người tiếp nhận quảng cáo nhận thức biết về hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh trực tiếp [259; 1]
Xét nội dung thứ nhất trong quảng cáo của thương nhân M, ta có thể
khẳng định đây là trường hợp quảng cáo không lành mạnh, cụ thể đó là hành vi
“quảng cáo so sánh” được quy định tại khoản 1 Điều 45 luật cạnh tranh 2004:
Trang 5“So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”.
Hãng M đã trực tiếp đưa ra các thông tin về các sản phẩm cùng loại (nước tương) của các doanh nghiệp khác, cụ thể là việc có đảm bảo tính an toàn và có chứa độc tố 3MCPD hay không Đồng thời so sánh với sản phẩm của mình, đó
là sản phẩm của hãng M không chứa các độc tố 3MCPD như hầu hết các sản phẩm nước tương khác trên thị thường Như vậy hãng M đã đưa ra những thông tin khẳng định sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn các sản phẩm khác Những sản phẩm đó thỏa mãn hai yếu tố đó là sản phẩm cùng loại (nước tương)
và do doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh
Mặc dù hãng M không nêu cụ thể các sản phẩm nào có chứa 3MCPD, tuy
nhiên họ khẳng định hầu hết các sản phẩm khác đều có cặn và chứa 3MCPD, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng rằng: “không phải nước tương của hãng
M thì đừng dùng” Như vậy những thông tin hãng M đưa ra làm cho khách hàng
có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp mà họ không nên
sử dụng, đó là những sản phẩm nước tương không phải do hãng M sản sản xuất
Căn cứ vào Điều 6 pháp lệnh quảng cáo của UBTVQH năm 2001 thì nội dung quảng cáo hợp pháp phải đảm bảo các yếu tố sau:
“1 Nội dung quảng cáo bao gồm thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ.
2 Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng”.
Nội dung của quảng cáo này không đảm bảo trung thực, chính xác rõ ràng, gây thiệt hại đến uy tín danh dự của các thương nhân sản xuất nước tương khác
Do đó quảng cáo này vi phạm các quy định về nội dung của quảng cáo
Tóm lại hành vi trên của thương nhân M là bất hợp pháp
Xét nội dung thứ hai trong quảng cáo của thương nhân M, đó là việc
tặng quà với điều kiện phải đổi bằng sản phẩm đang sử dụng của doanh nghiệp khác
Trang 6Trước hết, ta khẳng định đây là một chương trình khuyến mại Điều 88
Luật thương mại 2005 quy định:
“ Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”
Hãng M đã dành cho khách hàng cơ hội được tặng miễn phí hàng ngàn chai nước tương của hãng với điều kiện rất đơn giản Khách hàng chỉ cần mang chai nước tương của bất kỳ hãng nào (ngoại trừ những chai nước tương của hãng M) với điều kiện nước tương còn ít nhất 1/4 chai cùng tờ rơi của hãng có điền đầy đủ thong tin đến các điểm đổi hàng của hãng M sẽ nhận ngay một chai nước tương mới của hãng M Ta thấy:
- Hình thức khuyến mãi ở đây là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử
- Để được tặng hàng hóa, khách hàng phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử dụng
Như vậy thương nhân M đã vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh,
đó là M đã có hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hành vi
đó được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 46 Luật cạnh tranh 2004: “Tặng hàng
hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;”
Đối với hành vi này, đối tượng tham gia khuyến mãi chỉ là các khách hàng đang giao dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh Nói cách khác, doanh nghiệp đã thực hiện lôi kéo khách hàng đang tiêu thụ sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng hàng hóa cho họ dùng với mong muốn khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng Việc tặng cho hàng hóa có khả năng tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp phổ biến nhanh chóng hàng hóa của mình trên thị trường (đặc biệt đối với hàng hóa được đưa ra thị trường) Tuy nhiên cần thấy rằng nếu khách hàng sau khi dùng thử hài lòng với chất lượng hàng hóa, đương nhiên họ sẽ từ bỏ sản phẩm cnahj tranh Do đó việc yêu cầu khách hàng đem sản phẩm cạnh tranh đến đổi lấy
Trang 7hàng hóa được tặng theo chương trình khuyến mại hoàn toàn không cần thiết, hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh, và vì thế không thể được coi là trung thực hay thiện chí
Chương trình khuyến mãi nói trên của thương nhân M là bất hợp pháp.
2 Tư vấn cho các thương nhân sản xuất nước tương để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình
Theo phân tích trên thì, chương trình quảng cáo của thương nhân M là chương trình quảng cáo bất hợp pháp, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các thương nhân sản xuất nước tương khác Trên cơ sở xác định hành vi vi phạm của thương nhân M chúng ta
có thể đưa ra các lập luận nhằm bảo vệ cho các thương nhân sản xuất nước tương như sau:
Căn cứ những sai phạm của chương trình quảng cáo của thương nhân M
và căn cứ Điều 58 của Luật cạnh tranh năm 2004: “Tổ chức, cá nhân cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan
quản lý cạnh tranh” thì các thương nhân sản xuất nước tương khác có quyền
khiếu nại thương nhân M đến cơ quan quản lý cạnh tranh với hai lý do:
- Nội dung quảng cáo của công ty M không có căn cứ, trung thực và rõ ràng vi phạm Điều 6 pháp lệnh quảng cáo của UBTVQH năm 2001 và khoản 1 Điều 45 luật cạnh tranh 2004 Mặc dù trong đoạn quảng cáo có cung cấp thông
tin nhận định của cơ quan có thẩm quyền: “Không phải nước tương của hãng M
thì đừng dùng con ạ Mẹ nghe nói, xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với mẫu nước tương của các hãng đang tiêu dùng trên thị trường hầu hết đều có căn
và đọc tố 3-MCPD” – từ “nghe nói” là không hề có căn cứ và gây nhầm lẫn cho
khách hàng
Yếu tố cạnh tranh không lành mạnh thể hiện ở việc so sánh với các sản phẩm khác nhưng vượt quá giới hạn cho phép của hoạt động quảng cáo, hành vi
so sánh quảng cáo và thông tin đưa ra không thể hiện thiện chí trong cạnh tranh lành mạnh
Trang 8- Thương nhân M sử dụng khuyến mãi không lành mạnh theo quy định tại
khoản 4 Điều 46 Luật cạnh tranh năm 2004
Cơ quan quản lý cạnh tranh được thiết kế với tên gọi là Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ công thương Do đó, thương nhân sản xuất nước tương ở Việt Nam nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
do hành vi nói trên có quyền khiếu nại đến Cục quản lý cạnh tranh Hồ sơ khiếu (Phần phục lục) Nội dung của đơn khiếu nại theo Điều 45 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày nại bao gồm:
1 Đơn khiếu nại theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh 15/9/2005 Cụ thể bao gồm các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của bên khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của bên bị khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Chứng cứ để chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp;
- Các thông tin khác mà bên khiếu nại xét thấy cần thiết cho việc giải quyết
vụ việc cạnh tranh;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của bên khiếu nại trong trường hợp bên khiếu nại là
cá nhân; chữ ký và dấu của đại diện hợp pháp của bên khiếu nại trong trường hợp bên khiếu nại là tổ chức
2 Chứng cứ về hành vi vi phạm
Trong trường hợp khiếu nại nhiều hành vi vi phạm thì từng hành vi phải
có chứng cứ riêng.Chứng cứ kèm theo phải thể hiện kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện đến ngày khiếu nại phải đang trong thời hạn 02 năm
Các thương nhân sản xuất nước tương có nghĩa vụ cần cung cấp đầy đủ, trung thực chứng cứ cần thiết của việc kiến nghị của mình theo khoản 3 Điều 66
Luật cạnh tranh năm 2004: “Bên bị điều tra, bên khiếu nại có các nghĩa vụ sau
Trang 9đây: a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình;”
Ở đây cách thương nhân có thể cung cấp đoạn băng lưu giữ phần quảng cáo của thương nhân M, giấy chứng nhận của cơ quan kiểm định về chất lượng sản phẩm nước tương để chứng minh sản phẩm nước tương của mình là sản phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng
3 Tài liệu chứng minh tư cách của bên khiếu nại
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp khiếu nại (hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, ), và giấy chứng nhận thay đổi đăng
ký kinh doanh (nếu có)
- Giấy ủy quyền hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho người ký đơn khiếu nại trong trường hợp người ký đơn khiếu nại không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khiếu nại
- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp khiếu nại cho người nộp hồ sơ đến Cục Quản lý cạnh tranh
- Chứng minh thư nhân dân của người nộp hồ sơ
4 Trong trường hợp hồ sơ có nhiều tài liệu, để tiết kiệm thời gian tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến khích doanh nghiệp khiếu nại lập bản thống kê tên các tài liệu trong hồ sơ thành file mềm
Các thương nhân sản xuất nước tương phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý cạnh tranh Theo quy
định tại điều điều 53 nghị định số 116/ 2005 NĐ-CP thì “Mức phí xử lý vụ việc
cạnh tranh và nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh
1 Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh được quy định như sau:
a) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 10.000.000 đồng…”
Do đó, mức phí các thương nhân sản xuất nước tương phải nộp là
10.000.000 đồng
Trang 10Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nếu không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung xử lý vụ việc cạnh tranh thì các thương nhân sản xuất nước tương khác có quyền khiếu nại Khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng cạnh tranh Khiếu nại đối với quyết định của xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cnahj tranh thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Bộ Công Thương (Điều 106, 107 Luật cạnh tranh năm 2004)
Đơn khiếu nại phải bao gồm các nội dung chính sau: ngày tháng năm làm đơn khiếu nại; tên, địa chỉ của bên làm đươn khiếu nại; lý do của việc khiếu nại
và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại; chữ ký, con dấu (nếu có) của bên khiếu nại (ĐIều 108 Luật cạnh tranh năm 2004)
Đơn khiếu nại phải được gửi cho cơ quan đã ban hành ra quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh kèm thoe các chứng cứ bổ sung nếu có chứng minh cho khiếu nại của mình là hợp pháp và có căn cứ
Theo Luật cạnh tranh năm 2004 thì những trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền (theo Điều 115 Luật cạnh tranh) Đối với những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra tòa án thì vẫn tiếp tục được thi hành (theo Điều 116 Luật cạnh tranh năm 2004)