1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thơ Hoa kết trái

5 6,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Trẻ chú ý quan sát màn hình, hiểu nội dung các hình ảnh có trên màn hình, trẻ biết đọc mỗi từ trong câu thơ tương ứng với việc di chuột, bước đầu biết di chuột và biết kích chuột máy tín

Trang 1

GIÁO ÁN

THI GIẢNG DẠY CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NĂM HỌC 2010-2011

Chủ đề: Thế giới thực vật

HĐH : Thơ “Hoa kết trái”

Đối tượng: MGL 5-6 tuổi

Thời gian: 30-35 phút

Số lượng trẻ: 25-30 trẻ

Họ và tên giáo viên: Tạ Thị Hồng Hà

Trình độ tin học: Chứng chỉ A Đơn vị: Trường Mầm non Quài Nưa

I Mục đích yêu cầu bài dạy

1 Kiến thức

a Kiến thức về CNTT

- Bước đầu giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin qua việc học và chơi trong tiết học sử dụng phương tiện trình chiếu Trẻ chú ý quan sát màn hình, hiểu nội dung các hình ảnh có trên màn hình, trẻ biết đọc mỗi từ trong câu thơ tương ứng với việc di chuột, bước đầu biết di chuột và biết kích chuột máy tính đúng một số các biểu tượng, hình ảnh theo yêu cầu của giáo viên

b Kiến thức chung về môn học

- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và biết ích lợi của một số loài hoa kết trái trong thiên nhiên, củng cố sự nhận biết cho trẻ về các con số, màu sắc, kiến thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trước khi ăn

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ ( Biết được hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ, hoa mận đều là những loại hoa kết thành quả ), hiểu

và nói được các từ và một số tính từ “ nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh, trái ”

- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm: Đọc to, rõ lời, không ngọng, đọc đúng ngữ điệu, biết kết hợp động tác minh họa phù hợp

- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô, nhận biết được các chữ cái đã học qua tên bài thơ và biết đếm đến sáu, thuộc bài hát “Quả” - nhạc và lời Xanh Xanh

c Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học

* Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT

- Các trang thiết bị đã được bảo dưỡng, cài đặt phần mềm diệt vi rút, đã được chạy

thử, đảm bảo nguồn điện an toàn cho trẻ

* Trang thiết bị, đồ dùng dạy học khác

- Tranh thơ chữ to phải viết chữ in thường, viết to, rõ ràng, có hình ảnh minh họa sinh động phù hợp với nội dung bài thơ Các loại quả và mũ các loại quả, quần áo các vùng miền màu sắc sáng, đẹp Các loại đồ dùng vị trí để hợp lý, thuận tiện gọn gàng khi giáo viên sử dụng

2 Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trả lơi câu hỏi mạch lạc cho trẻ

Trang 2

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ( Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lễ giáo, giữ gìn bảo vệ môi trường cho trẻ )

3 Thái độ

- Kích thích trẻ có niềm yêu thích của trẻ đối với thơ ca

- Biết ích lợi của cây xanh, các loại hoa quả đối với đời sống của con người, từ đó biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây xanh, không ngắt lá, bẻ cành, biết ơn quý trọng những người nông dân, yêu quý thiên nhiên

II Chuẩn bị

1 Đồ dùng của cô

- Máy chiếu, máy tính xách tay, màn chiếu, que chỉ Sưu tầm các hình ảnh minh họa cho bài thơ làm trên trình chiếu Học thuộc bài thơ và chuẩn bị hệ thống câu hỏi đàm thoại của bài thơ

- Tranh thơ chữ to bài hoa kết trái, 1 tờ giấy A4 trắng

2 Đồ dùng của trẻ

3 tranh có gắn các loại hoa, quả: Đỗ, cà, lựu

Mũ các loại quả đủ cho trẻ Một số quần áo

III Nội dung và tiến trình bài giảng

Hoạt động của cô Hoạt động của

trẻ

1 Ổn định tổ chức ( 2 phút ) Slide 3: Cô mời cả lớp lắng nghe và hưởng ứng

theo hát bài “Quả” - nhạc và lời Xanh Xanh

2 Giảng bài mới ( 28 phút )

a Giới thiệu - Gợi mở - Dẫn nhập – Gây hứng thú ( 4 phút )

Slide 4: Cô đố các con biết các con vừa nghe và

hưởng ứng theo giai điệu bài hát gì?, trong bài hát có nói đến những loại quả nào?

=> Dẫn dắt cho trẻ trò chuyện về các loại quả ( Các con xem có điều gì bí mật trên màn hình nhỏ.)

Slide 5 - Cô xuất hiện hình ảnh hỏi trẻ về tên gọi,

đặc điểm các loại quả, cách chế biến

=> Có rất nhiều loại cây, mỗi cây có ích lợi riêng:

Cây cho bóng mát, cây cho quả ngọt, cây là thực phẩm chế biến các món ăn ngon và bổ dưỡng Có cây cho hoa rất đẹp và sau 1 thời gian sẽ kết thành quả cho chúng ta ăn hàng ngày Để biết những loại hoa nào sẽ kết thành quả, các con chú ý lắng nghe cô đọc

bài thơ: Hoa kết trái do cô Thu Hà sáng tác nhé!

b Nội dung bài mới ( 24 phút ) Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm ( 3 phút )

Slide 7 -> Slide 13

- Lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện nét mặt vui tươi.

- Lần 2: Cô đọc kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa trên máy chiếu

Hoạt động 2: Giảng giải - trích dẫn - đàm thoại

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Cho trẻ chơi 1 lần

- Trẻ quan sát

và trả lời

- Trẻ chú ý nghe, quan sát

và trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

Trang 3

( 9 phút )

Slide 15: - Cô vừa đọc cho các bé nghe bài thơ gì?

- Bài thơ do tác giả nào sáng tác?

- Quan sát và phát âm lại các chữ cái đã học trong

tên bài thơ, đếm lại các chữ cái đã học trong tên bài

thơ ?

Slide 16: Bài thơ nói về điều gì?

=> Giải thích từ trái: Miền nam người ta gọi quả là

trái, miền Bắc chúng ta gọi là qủa, trái có nghĩa là

quả.

Slide 17: - Có những loại hoa nào trong bài thơ?

( Hoa: cà, mướp, lựu, vừng, đỗ, mận )

- Những loại hoa này đều có chung đặc điểm gì?

( Kết thành trái - quả )

Slide 18: - Cô đố các con trong bài thơ có tất cả bao

nhiêu loại hoa? ( 6 loại hoa )

Slide 19: - Cô Thu Hà đã nói về các màu sắc các loài

hoa đó như thế nào? ( Hoa cà có màu gì? Hoa mướp

màu gì? Màu đỏ là của hoa gì? )

Giải thích từ đỏ như đốm lửa.

=> Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều loại hoa,

mỗi loài hoa mang một màu sắc khác nhau, hoa cà thì

màu tím, hoa mướp thì màu vàng, hoa lựu lại có màu

đỏ - một màu đỏ chói chang được ví như đốm lửa

( Trẻ qua sát hình đốm lửa trên trình chiếu ).

- Cô mời cả lớp đọc cùng cô đoạn thơ miêu tả về

vẻ đẹp của các loài hoa đó nào

“Hoa cà tim tím

………

Đỏ như đốm lửa’

Slide 20: => Hoa không chỉ đẹp về màu sắc mà còn

đẹp cả về hình dáng

+ Vậy tác giả đã nói về hình dáng của các bông hoa

đó ntn? ( Hoa vừng ntn? Hoa đỗ như thế nào? )

=> Hoa không chỉ có muôn màu, muôn sắc mà

hoa còn có nhiều kiểu dáng khác nhau, bông hoa vừng

nho nhỏ, hoa đỗ lại xinh xinh rất đáng yêu, có bông

hoa rất to, có bông hoa lại vô cùng nhỏ, bạn nào giỏi

đọc cho cô giáo và các bạn đoạn thơ nói về điều đó

nào

“Hoa vừng nho nhỏ

………

Rung rinh trước gió”

- Nho nhỏ, xinh xinh: Có nghĩa bông hoa rất bé và

đáng yêu.

- Trắng tinh: Có nghĩa là một màu trắng trong suốt

không có bất cứ dấu vết gì như tờ giấy A4 này ( cho

- Trẻ tự đặt ra các câu hỏi và trả lời

-Trẻ lắng nghe

và trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ đọc tên hoa và đếm

- Trẻ nói được các tính từ chỉ tên hoa

- Cả lớp đọc đoạn thơ

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

và chú ý lắng

Trang 4

trẻ xem tờ giấy A4 )

- Rung rinh: Có nghĩa là khi những bông hoa trong

vườn gặp những cơn gió nhẹ thoáng qua thì những

cánh hoa khẽ đưa đi đưa lại nên chúng ta thấy bông

hoa như đang rung rinh.

Slide 21+22: Cho trẻ trả lời các câu hỏi hoa nào thì

kết thành quả nào

Slide 23: Trẻ quan sát quá trình phát triển của quả

=> GV khái quát lại QT phát triển của quả

Slide 24: Giáo dục trẻ, lồng giáo dục vệ sinh, dinh

dưỡng, lễ giáo, giữ vệ sinh môi trường, không hái

hoa, không được bẻ cành ngắt lá, chăm sóc cây

Slide 25: - Hoa không chỉ cho cảnh đẹp, cho hoa

thơm mà hoa còn kết trái nên cô Thu Hà đã khuyên

các bạn nhỏ điều gì?

- Vì sao cô Thu Hà lại khuyên như vậy?

=> Hoa mang đến cảnh đẹp, hoa cho ta quả ngon, ăn

những loại quả này rất là ngon và ngọt, bổ dưỡng cho

cơ thể Vì vậy yêu hoa để cho hoa kết trái thì các con

phải làm gì? ( Lồng giáo dục: Các con yêu quý các

loài trước khi ăn các con phải rửa tay, mời người

lớn….)

+ Cô mời cả lớp đọc cùng cô đoạn thơ nói về điều

đó nào

“Này các bạn nhỏ

………

Nên hoa kết trái”

Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ ( 6-8 phút )

Slide 26 -> 31: Lớp đọc 2- 3 lần, luân phiên các tổ,

nhóm, cá nhân đọc, cô chú ý sửa sai cho trẻ

Lớp đọc 1 lần và 1 cá nhân đọc với tranh thơ chữ to

c Mở rộng, khái quát kiến thức: ( 2 phút )

Slide 32: - Các con biết những loại hoa nào kết

thành trái

- Biết những bài thơ nào cũng nói đến những loại

hoa và quả

3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài (4 phút ).

Slide 33 -> 36: - Cho trẻ trả lời và di chuột vào

các câu trả lời của cô trên máy tính thông qua các bài

tập củng cố

- Trẻ chơi trò chơi: Nhà toán học tài ba

Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, các con bật nhảy

liên tục qua các vòng Sau đó các con nối các hình

ảnh hoa ở cột A tương ứng với hình ảnh quả ở cột B,

thời gian là một bản nhạc Kết thúc đội nào nối đúng

và nối được nhiều là thắng cuộc

Luật chơi: Nối nhầm không được tính, một trẻ lên

nghe

- Gọi 2-3 trẻ trả lời

- 1-2 trẻ nhắc lại đoạn thơ

- Trẻ đọc thơ to, diễn cảm theo lớp, tổ nhóm, cá nhân

- Trẻ trả lời

Trang 5

chơi chỉ được nối 1 lần, bạn lên trước nối xong về bạn lên sau mới được lên chơi

Kết thúc: Nhận xét khích lệ trẻ

Slide 37: Kết thúc bài học

IV.

Nguồn tài

liệu tham

khảo

1 Sách chương trình giáo dục mầm non số 5205/QĐ-BGDĐT

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ( Xuất bản tháng 12 năm 2009)

2 Sách hướng dẫn tổ chức thực chương trình giáo dục Mầm Non

MG lớn 5 – 6 tuổi Tác giả: TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê Thu Hương, PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết ( tái bản lần thứ nhất – tháng 1 năm 2010)

3 Sách hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter 7.0

4 Sách hướng dẫn sử dụng Powerpoit

5 Phần mềm hỗ trợ: Dowload; Adobe Presenter; Totel convert;

Flashplayer, QuickTime Player

6 Trang web giáo án điện tử “www mam non.com.vn”, trang web google.com.vn…

V Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy

- Tiết kiệm được thời gian sưu tầm các tài liệu hỗ trợ cho bài giảng vì nguồn tài nguyên mạng là rất phong phú

- Các nguồn tài liệu mang tính chính xác và thẩm mỹ cao, rất sống động, hấp dẫn Giúp bài giảng có được hình ảnh đẹp, sống động, tiết kiệm được thời gian và kinh phí làm đồ dùng cho giáo viên đặc biệt cho giáo viên mầm non

- Kích thích học sinh và giáo viên sự hứng thú tham gia vào các tiết học, phát huy được tính tư duy, sáng tạo, ứng dụng cao mà các phương tiện giảng dạy khác không

có được

- Nâng cao được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho giáo viên, học sinh

- Phù hợp với chương trình giáo dục đổi mới ( đổi mới về nội dung và phương pháp ) lấy người học làm trung tâm, vừa mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được các phương pháp truyền thống, những nội dung kiến thức cơ bản

Quài Nưa, ngày 10 tháng 02 năm 2011

Người soạn

Tạ Thị Hồng Hà

Ngày đăng: 16/05/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w