1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cuốn kỷ yếu KN 50 năm thành lập trường THCS Cần Kiệm

60 1,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Kỷ niệm thành lập trường 50 năm, cuốn sách nhỏ này ra đời chỉ điểm lại những nét chính của chặng đường đã qua, ôn lại những kỷ niệm một thời khó quyên để phát huy truyền thống tốt đẹp củ

Trang 2

BAN BIÊN TẬP CUỐN SÁCH 50 NĂM TRƯỜNG THCS CẦN KIỆM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Trưởng ban:

TẠ VĂN NINH - Hiệu trưởng

Phó trưởng ban TT:

CẤN MINH THIẾT - Phó hiệu trưởng

Thư ký:

LÊ VĂN ĐẰNG - CT công đoàn cơ sở

Các uỷ viên:

ĐẶNG THỊ THUÝ HẰNG - Tổ trưởng tổ KHTNHOÀNG THỊ HẠNH - Tổ phó tổ KHTN

CẤN THỊ THU - Tổ trưởng tổ KHXHNGUYỄN VĂN THẮNG - Tổ phó tổ KHXHNGUYỄN HUY TRÍ - Tổ trưởng tổ VPKIỀU THỊ NGỌC - Tổ phó tổ VPNGUYỄN ĐỨC TÀI - Bí thư đoàn trườngPHÍ THỊ NGỌC HÀ - Tổng PT Đội TN

Trình bày: Kiều Danh

Trang 3

50 NĂM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CẦN KIỆM

1962 - 2011

Trang 4

Mục lụcLời nói đầu

Trang 5

Lời nói đầu

Cách đây gần 50 năm, trên một vùng quê thuần nông bên dòng sông Tích, trường phổ thông cấp II nông nghiệp Cần Kiệm được thành lập Sự ra đời của một ngôi trường trên vùng quê nghèo, là một hạnh phúc lớn của tuổi trẻ học đường xã nhà Buổi đầu trường còn rất đơn sơ, biết bao thiếu thốn chồng chất Đến nay, trường đã có một đội ngũ đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với một cơ ngơi khang trang, sạch đẹp Gần nửa thế kỷ lớn lên cùng sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước, trường phổ thông cấp II nông nghiệp Cần Kiệm ngày nào nay là trường Trung học cơ sở Cần Kiệm đã không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, xây nên những thành tích thật đáng tự hào.

Kỷ niệm thành lập trường 50 năm, cuốn sách nhỏ này ra đời chỉ điểm lại những nét chính của chặng đường đã qua, ôn lại những kỷ niệm một thời khó quyên để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, kết quả phấn đấu trường chuẩn Quốc gia, tăng thêm sức mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, xứng đáng với niềm tin cậy của lãnh đạo các cấp, niềm tự hào của các thế hệ học sinh, của cha mẹ học sinh và nhân dân xã nhà.

Ban biên tập đã có nhiều cố gắng sưu tầm, tìm hiểu và sử lý tư liệu, nhiều thầy, cô giáo rất nhiệt tình tham gia Nhiều tư liệu của nhà trường bị thất lạc, song không tránh khỏi thiếu sót Ban biên tập rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để cuốn sách sau được tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo xã, cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn đã nhiệt tình cộng tác, góp ý bổ sung trong quá trình biên soạn để cuốn sách được ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia vào dịp 26 tháng 3 năm 2011.

Xin chân thành cảm ơn

BAN BIÊN TẬP

Trang 6

Trước năm 1962, chuẩn bị thành lập trường

Trường phổ thông cấp 2 nông nghiệp Cần Kiệm

ra đời trước tình hình phát triển giáo dục trên địa

bàn xã ngày càng cao Năm học 1961-1962 trường

cấp I Cần kiệm đã có 2 lớp 4, học sinh muốn học

lên cấp II ngày càng nhiều Trong khu vực đã có

trường phổ thông cấp II xã Hạ Bằng, song điều kiện

CSVC chưa có khả năng phát triển thêm lớp 5

Đứng trước tình hình đó năm 1962 Ty Giáo dục Sơn

Tây có chủ trương, Huyện uỷ và Uỷ ban hành chính

huyện Thạch Thất nhất trí cho xã Cần Kiệm mở

trường phổ thông cấp 2 nông nghiệp Với ý thức và

trách nhiệm Ban chi uỷ, Uỷ ban hành chính xã đã

lấy khu đất đình làng Phú Đa làm điểm trường Xã

cử ông Kiều Văn Bảng, chủ tịch UBHC trực tiếp phụ

trách, từ tháng 5 đến hết tháng 7 năm 1962, chỉ sau

ba tháng, 3 phòng học đã xây dựng xong và có bàn

ghế giáo viên và học sinh, đủ cho 3 lớp học Năm

học đầu tiên trường không chỉ tuyển chọn học sinh

trong xã mà còn cả học sinh của các xã Hạ Bằng,

Tân Xã, Đồng Trúc, Bình Yên, Thạch Xá, Bình Phú,

Phùng Xá

Trường Trung học cơ sở Cần Kiệm được thành

lập năm 1962 với tên gọi đầu tiên là trường phổthông cấp 2 nông nghiệp Cần Kiệm, trường đượcđóng trên một xã nông nghiệp thuần nông, nơi cógiàu truyền thống cách mạng Gần 50 năm trôi qua,một dấu ấn dài đã tạo nên sự vững chãi cho thầyvà trò, để cho hôm nay các thế hệ học sinh thế kỷ

21 chấp nối thêm sức mạnh và ngày càng tự hàovề ngôi trường của mình

Năm học 1962 – 1963 đến 1964 -1965

Ba năm học đầu trường được mang tên trườngphổ thông cấp II nông nghiệp Cần Kiệm Trường có

2 lớp 5 với 90 em từ học sinh của 2 lớp 4 trườngcấp I chuyển lên cộng với 1 lớp sáu 52 học sinh củaTrường phổ thông cấp II xã Hạ Bằng chuyển ra.Ngoài ông Kiều Văn Bảng hiệu trưởng, thầy TrầnHuy Thành hiệu phó còn có các thầy giáo trực tiếpgiảng dạy là: thầy Vương Văn Cầu, thầy Vương VănĐúng, thầy Nguyễn Công Thích, thầy Vũ Văn Tuấn,thầy Kiều Thành

Năm học 1963- 1964 số lớp học tăng lên: có hailớp 5, hai lớp 6 và một lớp 7, nhà trường được tăngthêm 5 thầy, cô giáo đó là: Thầy Lê Thức, thầy TrầnĐình Thuần, thầy Nguyễn Văn Sử, thầy Cấn Hữu

Năm VÀ TRƯỞNG THÀNH

CỦA TRƯỜNG THCS CẦN KIỆM 1962 - 2011

TẠ VĂN NINH

Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng

Trang 7

Bảy, Lê Hữu áp Phòng học và phòng làm việc

cũng được thầy và trò cùng xã làm thêm

Năm học 1964- 1965 do điều động công tác, xã

cử ông Nguyễn Danh Phung phụ trách tổ chức

Đảng uỷ xã thay ông Kiều Văn Bảng làm Hiệu

trưởng nhà trường

Bên cạnh ông Hiệu trưởng có thầy Trần Huy

Thành làm hiệu phó trực tiếp quản lý chuyên môn,

điều hành mọi hoạt động của nhà trường

Từ đây Cần Kiệm có một ngôi trường mới, đó là

điểm để tự hào, con em địa phương có nơi học tập,

giáo dục và rèn luyện dưới mái trường của quê

hương mà không phải đi xa, một không khí phấn

khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính

quyền địa phương về sự nghiệp giáo dục cho con em

nhân dân trong xã mà trước đó không thể có được

Từ năm học 1965 – 1966 đến 1975 – 1976

Chiến tranh phá hoại Miền Bắc

Sau 3 năm thành lập, đến năm học

1965-1966 trường được đổi tên thành trường phổ thông

cấp II Cần Kiệm, do thầy Trần Huy Thành làm hiệu

trưởng

Bị thất bại trong việc thực hiện chủ nghĩa Thực

dân kiểu mới ở Miền Nam, giặc Mỹ gây chiến tranh

phá hoại ác liệt ra Miền Bắc Trước tình hình đó

tháng 3/ 1965 Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ

cấp bách ở Miền Bắc là: kịp thời chuyển hướng

cách mạng từ thời bình sang thời chiến Trên địa

bàn huyện tháng 3 năm 1965 máy bay Mỹ bắn phá

xuống các xã Phú Kim, Dị Nậu, Cần Kiệm

Đáp ứng nhiệm vụ đó, nhà trường đã xây

dựng các phương án phòng tránh sự bắn phá

của giặc Mỹ cho từng địa điểm, từng lớp học,

chuẩn bị đầy đủ hầm trú ẩn, hào thoát hiểm; các

phương án trường đề ra được tập duyệt cho giáo

viên và học sinh và giao trách nhiệm cụ thể cho

giáo viên chủ nhiệm lớp phòng trách khi có máy

bay địch bắn phá

Từ năm 1966 đến năm 1972, các cơ quan Trungương sơ tán về Cần Kiệm, bên cạnh những côngviệc của xã, nhà trường cũng chủ động tổ chức chocác em học sinh về sơ tán yên tâm đến lớp Lúc đósố học sinh cấp II sơ tán lên tới gần 100 em, nhưngnhà trường vẫn bảo đảm đủ phòng học, bàn ghế,đồ dùng học tập cho các em

Học sinh sơ tán về địa phương đã được chínhquyền, nhân dân, nhà trường coi như người thântrong gia đình, nên sớm thích ứng với môi trường mới Trong bối cảnh chiến tranh phá hoại của giặcMỹ đang diễn ra ác liệt, Hồ Chủ Tịch căn dặn:

“Thầy và trò phải luôn luôn nêu cao tinh thần yêuTổ quốc, yêu Chủ nghĩa xã hôị, tăng cường tìnhcảm cách mạng với công, nông, tuyệt đối trungthành với sự nghiệp cách mạng”… “ Dù khó khăngian khổ đến đâu, cũng phải tiếp tục thi đua dạythật tốt và học thật tốt”

Chiến tranh không làm giảm số học sinh đếnlớp: Năm học 1965- 1966 mới chỉ có 6 lớp với gần

300 học sinh, đến năm học 1973- 1974 đã lên tới

11 lớp vối gần 500 học sinh

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, phong trào thi đua

“dạy tốt- học tốt” trong nhà trường ngày càng đượcđẳy mạnh Mặc dù thời gian học tập gặp nhiều khókhăn nhưng các thầy cô giáo bộ môn ai nấy đều

Trang 8

hăng hái đăng ký thi đua “Nâng cao hiệu suất giờ

lên lớp ”, đăng ký giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ

nhiệm giỏi, trường đăng ký xây dựng đơn vị Tiên

tiến Kết quả xếp loại giáo viên cuối năm có tới 30%

đạt lao động Tiên tiến, một số thầy giáo đạt danh

hiệu giáo viên Tiên tiến liên tục 5 năm liền, được

UBHC tỉnh Hà Tây cấp bằng khen, như thầy giáo

Trần Huy Thành, thầy Cấn Anh Sùng, có thầy đã

đạt danh hiệu Tiên tiến 13 năm liền như thầy

Khương Duy Anh, trong đó có 2 năm liền

1974-1976 đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua

Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp trong những

năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đều đạt cao,

thi tốt nghiệp đạt 75% trở lên, có năm tốt nghiệp

đạt 100% Có nhiều học sinh đạt dạnh hiệu giỏi cấp

huyện và cấp tỉnh như Lê Văn Điệp học sinh giỏi

văn, Kiều Văn Quý học sinh giỏi toán cấp huyện,

em Trần Thị Dũng và Mai Thị Huấn là học sinh giỏi

văn cấp tỉnh được vào đội tuyển học sinh giỏi toànMiền Bắc

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thanhniên lên đường nhập ngũ và chi viện cho MiềnNam Trong số đó ngành giáo dục có một bộ phậngiáo viên lên đường nhập ngũ, với trường phổthông cấp II Cần Kiệm từ 1965 đến 1974 có cácthầy Lê Hữu áp, thầy Vương Văn Đúng, thầy CấnHữu Bảy, thầy Tạ Văn Vở, thầy Kiều Cao Lâm Sốgiáo viên chi viện cho công tác giáo dục Miền Namcó: thầy Nguyễn Viết Lợi, thầy Nguyễn Văn Thi; côChu Thị Tứ

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, trường phải thựchiện hai nhiệm vụ: vừa phải chi viện giáo viên chochiến trường Miền Nam vừa phải bảo đảm đủ giáoviên cho số lớp, số học sinh tăng hàng năm và thiđua dạy tốt- học tốt theo lời Bác Hồ dạy

Từ năm học 1976 – 1977 đến 1988 -1989.

Ngày 30- 4- 1975, Miền Nam hoàn toàn giảiphóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước cùng đi lênChủ nghĩa xã hội Năm học 1977 - 1978 Ty Giáodục Hà Sơn Bình chỉ đạo các Trường phổ thông cấp

I và Trường phổ thông cấp II trong xã sáp nhậpthành Trường phổ thông cơ sở

Năm học đầu tiên sáp nhập 1977 – 1978 thầyKhương Duy Anh làm hiệu trưởng các phó hiệutrưởng gồm: Thầy Nguyễn Tường Đôn; ThầyNguyễn Văn Khi; Thầy Tạ Khắc Quành Nhà trườngcó ba khu: Khu Núi Nứa làm trụ sở chính của trườngvà 2 điểm trường Phú Đa và Bãi Bằng

Trường phổ thông cơ sở của xã hình thành cóthuận lợi cơ bản là kế hoạch phát triển giáo dụcthống nhất trên địa bàn toàn xã Có cơ sở vật chấtchung trong lúc điều kiện kinh tế địa phương cònnhiều khó khăn, sẽ tiện lợi phòng học cả 2 cấp Sựquản lý chung một Ban giám hiệu dễ giúp nhau traođổi học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nâng caochất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường

Trang 9

Học sinh có môi trường hoạt động sôi động hơn, sự

giao lưu giữa các lớp với nhau thuận lợi khi sinh

hoạt tập thể toàn trường, làm cho tính cộng đồng

của học sinh được nâng cao

Tuy cùng một trường, song các lớp học vẫn bị

phân tán vì địa bàn xã rộng, vì vậy trong quản lý

giáo viên, học sinh có lúc gặp khó khăn Quy mô

trường lớn, có năm học lên đến 38 lớp, trên 1 200

học sinh, kinh phí tài chính không thay đổi, nên

nhiều việc mới nảy sinh không được đầu tư kịp thời,

phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục,

giảng dạy và học tập

Tháng 8 năm 1979, thầy Kiều Sơn Hạp làm hiệu

trưởng, toàn hội đồng có 67 thầy, cô giáo, tháng 9

năm 1980 thầy Nghiêm Xuân Trù về làm hiệu phó

đến tháng 4 năm 1985 thầy Kiều Sơn Hạp nghỉ hưu,

thầy Tạ Văn Ninh về làm hiệu trưởng Trường phổ

thông cơ sở xã Cần Kiệm, thầy Kiều Văn Khản

được bổ nhiệm làm hiệu phó phụ trách cấp I

Do có những khó khăn trong quá trình hoạt động

của Trường phổ thông cơ sở hai cấp Tháng 9 năm

1985 Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thất có quyết

định tách Trường phổ thông cơ sở Cần Kiệm thành

hai trường: Trường phổ thông cơ sở cấp I xã Cần

Kiệm và Trường phổ thông cơ sở cấp II xã Cần

Kiệm Liền theo đó quyết định thầy Tạ Văn Ninh

nguyên hiệu trưởng Trường PTCS xã Cần Kiệm

làm hiệu trưởng Trường PTCS cấp II và thầy Kiều

Văn Khản làm hiệu trưởng Trường PHCS cấp I

Do trận mưa vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm

1980 các phòng học khu Núi Nứa xuống cấpnghiêm trọng Trước tình hình đó nếu không tu sửatrường lớp, xây dựng thêm cơ sở vật chất thì họcsinh không đủ phòng học

Nhận rõ điều đó, UBND xã, đứng đầu là đồngchí chủ tịch Nguyễn Văn Dậu đã nhanh chóng triểnkhai đầu tư, xây dựng, đầu tháng 12 năm 1980 đếnhết tháng 3 năm 1981 chỉ sau gần 4 tháng đã sửa

3 phòng học cũ và xây thêm 6 phòng học mới cùngcác phòng khu nội trú của giáo viên một cách chắcchắn Kinh phí do địa phương lo và cùng một phầnđóng góp của cha mẹ học sinh

Từ năm học 1989 – 1990 đến khi trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010

Thực hiện chủ trương của Đảng, phát triển giáodục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điềukiện phát huy nguồn lực con người Tháng 3 năm

1987 Đại hội Đảng bộ xã Cần Kiệm lần thứ 22 đãchỉ rõ muốn phát triển giáo dục một cách vữngchắc, trước hết phải ổn định điểm trường, lớp học,phải tăng cường đầu tư CSVC là nhu cầu cấp thiết,đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục Ngay sauĐại hội, năm 1988 UBND xã đã có kế hoạchchuyển trường phổ thông cơ sở xuống địa điểm khuchùa Làng, thôn Phú Đa, đồng thời đẩy mạnh cáchoạt động trong các nhà trường, đẩy mạnh côngtác xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáodục toàn diện”

Mặc dù kinh tế xã gặp nhiều khó khăn, sản xuấtkinh doanh của HTX nông nghiệp thu nhập thấp,đời sống trong nhân dân eo hẹp, song với quyếttâm của Đảng uỷ, Chính quyền xã, địa phương đãnhanh chóng triển khai đầu tư CSVC cho giáo dục.Một mặt xin kinh phí của cấp trên, mặt khác huyđộng nguồn kinh phí ở địa phương và sự đóng góp

Trang 10

của nhân dân Chỉ trong 2 năm

xây dựng khu trường mới rộng

trên 8000 m2 đã có 8 phòng

học kiên cố 2 tầng hoàn thành

Tháng 3 năm 1990 trường

được xã giao về nơi mới,

nhường lại điểm trường Núi Nứa

và toàn bộ CSVC cho trường

phổ thông cơ sở cấp I sử dụng

Năm học 1995- 1996 trường

đổi tên thành Trường Trung học

cơ sở, trường có 14 lớp, một lần

nữa đứng trước tình hình số lớp

học ngày một tăng nhanh, nhu

cầu phải có thêm phòng học và

phòng làm việc Trước yêu cầu

đó năm 1995 chính quyền lại tiếp

tục xây dựng, trường THCS thêm

2 phòng làm việc với tổng kinh

phí trên một trăm triệu đồng

Năm 2005 trường THCS

được xây dựng nhà hiệu bộ hai

tầng tổng diện tích trên 400 m2,

Năm 2006 địa phương xây tiếp

tường bao và cổng trường tổng

kinh phí trên ba trăm triệu đồng

Đầu năm 2007 UBND tỉnh Hà Tây đầu tư cho

trường THCS Cần Kiệm xây thêm ba phòng học bộ

môn

Tháng 12 năm 2009 UBND thành phố Hà Nội

cấp 2,5 tỷ đồng để xây 8 phòng học kiên cố 2 tầng

cho trường THCS Cần Kiệm và đưa vào sử dụng

quý I năm 2010

Hơn 10 năm trở lại đây, nhà trường đã được xây

dựng nhà hiệu bộ gồm phòng họp Hội đồng sư

phạm, phòng truyền thống, phòng hiệu trưởng,

phòng phó hiệu trưởng, phòng tổ chuyên môn,

phòng y tế, phòng làm việc của tài vụ, phòng làm

việc của công đoàn, phòng đoàn TN- đội TN; phònghọc các bộ môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, phònghọc đa năng, phòng thư viện học sinh và giáo viên,phòng thiết bị đồ dùng dạy học; nhà giáo dục thểchất, tường bao quanh trường, hệ thống nước sạch,hệ thống vệ sinh và thoát nước cung nhiều hạngmục công trình khác

Có thêm điều kiện CSVC, trang thết bị giảng dạymới, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trườngđã không ngừng phát huy những thuận lợi, thườngxuyên học tập, trao dồi kiến thức, cập nhật thông tin,tiếp thu và rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng, ứng

Trang 11

dụng các tiến bộ kỹ thuật để đưa vào quản lý, đổi

mới phương pháp giảng dạy và làm việc

Song song với việc đầu tư về CSVC, thầy và trò

nhà trường đã không ngừng phấn đấu vừa bảo đảm

số lượng, vừa nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện để hoàn thành công tác phổ cập giáo dục

THCS vào năm 1997 cùng các trường Đại Đồng,

Thạch Hoà, Liên Quan, Hương Ngải, thuộc tốp đầu

về trước thời gian của huyện Thạch Thất

Sau khi đã hoàn thành công tác phổ cập giáo

dục THCS chi bộ đã nhận ra ngay đường hướng

phát triển của nhà trường là: “Muốn thực hiện tốt

công tác phổ cập giáodục THCS một cáchbền vững, tiến tới phổcập Bậc trung học toànxã với mục tiêu gópphần nâng cao dân tríthì phải kết hợp vớinhiệm vụ nâng caochất lượng đội ngũ,chất lượng giáo dụctoàn diện” Nhận thứcrõ vấn đề đó, nhữngnăm đầu của thế kỷ 21nhà trường đã tập trungbồi dưỡng đội ngũ cảvề chính trị, ý thức tổchức lẫn chuyên mônnghiệp vụ sư phạm.Chính vì vậy đội ngũcán bộ, giáo viên, nhânviên ngày càng đượctrưởng thành, tính từngày trường mới thànhlập, các thầy giáo chỉcó trình độ 7+2 và 10+1đến nay đã có 39 cánbộ, giáo viên, nhânviên có trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo: trongđó trình độ Đại học có 24 đồng chí, Cao đẳng 14đồng chí, trung cấp chỉ còn 1 đồng chí Từ ngàythành lập đến nay đã có 163 lượt thầy cô giáo từkhắp các địa phương khác từng về đây giảng dạyvà công tác Các thế hệ thầy, cô giáo luôn gắn bóvới trường lớp, đã chia sẻ những buồn vui, vượt quakhó khăn để vươn lên, các thầy cô đã để lại trongtâm trí đồng nghiệp, học sinh và nhân dân lòng tinyêu và kính trọng về tính tận tuỵ, khiêm tốn, saysưa với các em học sinh thân yêu Tiêu biểu là cácthầy cô: Nhà giáo ưu tú- Trần Huy Thành, thầyVương Văn Cầu, thầy Vương Văn Đúng, thầy

Trang 12

Nguyễn Công Thích, thầy Kiều Thành, thầy Lê

Thức, cô Nguyễn Thị Tường, cô Nguyễn Thị Hiểu,

thầy Nguyền Xuân Hàm, Nhà giáo ưu tú- Cấn Anh

Sùng, thầy Nguyễn Văn Thứ, cô Nguyễn Thị Tứ,

thầy Khương Duy Anh, thầy Nguyễn Tường Đôn, cô

Đinh Mai Hiên, cô Nguyễn Thị Bích Diệp, thầy

Nghiêm Xuân Trù, thầy Nguyễn Tích Đức, thầy

Nguyễn Văn Nguyên, cô Nguyễn Thị Đào, cô

Nguyễn Thị Ngọc Hồi, cô Nguyễn Thị Mỹ Trang, cô

Nguyễn Thị Hồng, cô Nguyễn Thị Trà, cô Kiều Thị

Sâm, cô Kiều Thị Quý, cô Kiều Thị Tính, cô Nguyễn

Thị Oanh …

Trong gần 50 năm qua, được sự chăm lo dìu dắt

của nhiều thế hệ thầy, cô giáo, nhà trường đã đào

tạo được trên 5 000 học sinh tốt nghiệp THCS ra

trường Trong đó có hơn 440 học sinh có trình độ

Đại học đang công tác trên các lĩnh vực kinh tế, quốc

phòng, văn hoá, xã hội ở khắp mọi miền đất nước

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng nhiều người đã

là cán bộ trung, cao cấp, điển hình như: Thượng tá

Kiều Văn Chỉ sinh năm 1954, Đại tá Kiều Văn Dũng

sinh năm 1955 hiện là Phó tham mưu trưởng Sư

đoàn không quân 370, Đại tá Đoàn Tư Hoan sinh

năm 1965 là cán bộ Cục tuyên huấn Tổng cục chính

trị Quân đội nhân dân Việt Nam; trong cuộc kháng

chiến chống giặc ngoại xâm có gần 100 người đã

anh dũng hy sinh như Kiều Văn Dụ, Kiều Văn Quý,

Kiều Văn Khoa … Trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá,

giáo dục có hơn 100 học sinh của trường nay là giáo

viên, giảng viên các trường phổ thông, chuyên

nghiệp dạy nghề, cao đẳng, đại học, học viện Trong

đó nhiều người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vv…

nhiều người có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ điển hình

như: Tiến sĩ kinh tế- đại tá Cấn Văn Lực sinh năm

1957 chủ nhiệm bộ môn kinh tế chính trị Học viện

lục quân, Tiến sĩ kỹ thuật tự động hoá- Trung tá

Huỳnh Văn Đông sinh năm 1973 hiện là cán bộ văn

phòng Bộ quốc phòng…nhiều người là Giám đốc

công ty Cử nhân kinh tế- Trung tá Tạ Văn Trọng sinh

năm 1971, là Giám đốc nhà máy in Bộ tổng thammưu Quân đội nhân dân Việt Nam; Cử nhân- Nhàbáo Kiều Lan- Trưởng đài phát thanh huyện ThạchThất; Cử nhân- Giám đốc Ngân hàng huyện ThạchThất- Đỗ Văn Thả; Cử nhân kinh tế- Giám đốc công

ty Tân Tiến- Kiều Khắc Nhị; Cử nhân kinh tế- Giámđốc công ty Phú Đức- Kiều Văn Sang…

Một nguồn lực đông đảo có vai trò quan trọngtrong sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, đó làcác thế hệ học sinh tốt nghiệp ra trường, ở lại địaphương hoặc sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sựlại trở về sản xuất, xây dựng làng quê văn minhgiầu đẹp Nhiều người được Đảng, Nhà nước vànhân dân tín nhiệm cử giữ các chức vụ quản lý,lãnh đạo chủ chốt ở địa phương trong mấy thập kỷqua Có nhiều người dám nghĩ, dám làm, luôn năngđộng sáng tạo, lập ra nhiều cơ sở sản xuất, tạo việclàm cho nhiều lao động tại xã, góp phần đổi mới bộmặt quê hương

Có được kết quả đó, trước hết phải nói đến vai tròlãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương;sự quan tâm của các cấp, các ngành; sự liên kết giáodục trong và ngoài nhà trường, công sức đóng gópcủa cha mẹ học sinh cùng sự nỗ lực học tập của họcsinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường …

Và cũng từ năm đó, gần 50 năm trường đã được

44 lượt tỉnh, thành phố, UBND huyện và ngànhGiáo dục & Đào tạo tặng giấy khen công nhậntrường Tiên tiến, trường đạt danh hiệu 10 năm xâydựng đơn vị, trường học văn hoá năm 2000 - 2010,tổ chuyên môn Lao động giỏi, chi bộ xuất sắc vềcông tác xây dựng Đảng; chi bộ 10 năm liền đạttrong sạch vững mạnh; công đoàn cơ sở vữngmạnh; Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minhvững mạnh và Liên đội Thiếu niên tiền phong HồChí Minh vững mạnh

Trang 13

Năm học Số

lớp

Số HS

Tỷ lệ % Hạnh kiểm Tỷ lệ % Học lực

Tỷ lệ % TN

HSG H,TP Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

Trang 14

Cuối tháng 12 năm 2010 Uỷ ban nhân dân thành

phố Hà Nội đã có Quyết định số: 6560 / QĐ- UBND

công nhận trường THCS Cần Kiệm đạt chuẩn Quốc

gia

Ôn lại những kỷ niệm xưa, chúng ta càng tự hào

về những người thầy giáo, cô giáo và những lớp học

sinh của nhiều thế hệ đã trưởng thành Thầy và trò

trường Trung học cơ sở Cần Kiệm luôn bày tỏ lòng

kính yêu, quý trọng và nhớ ơn công lao dạy dỗ của

các thầy cô Chính các thầy, các cô và các thế hệ

học sinh trước đây đã vượt qua muôn vàn khó khăn,

gây dựng nền móng cho ngày vui hôm nay.Để phát

huy thành tích đạt được gần 50 năm qua và để niềm

vui giữ mãi trong lòng mọi người, thầy và trò trường

Trung học cơ sở Cần Kiệm nguyện không ngừng

phấn đấu vươn lên, quyết tâm thực hiện tốt những

phần việc các thầy, cô giáo và các thế hệ học sinh

trước để lại, lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa,

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi

mới giáo dục Tích cực góp phần xây dựng làng quê

văn hoá, văn minh, giầu đẹp, xứng đáng với truyền

thống hiếu học của nhân dân; truyền thống anh

hùng cách mạng của xã nhà

Đoàn Thành phố về kiểm tra công nhận trường chuẩn Quốc gia

Trang 15

Cần Kiệm là một xã nằm ở phía

Tây nam của huyện Thạch Thấtvới diện tích tự nhiên là 642 ha,dân số là 8.659 người Trong tổng số1.956 hộ được phân bố đều khắp ở 3 làngvà 6 thôn, nhân dân xã Cần Kiệm đã pháthuy truyền thống yêu nước chống giặcngoại xâm, đã có 610 người là con em củaxã lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc, với 156 thương bệnh binh, 144 liệtsỹ, có 9 bà mẹ Việt Nam anh hùng Vớinhững thành tích trong chiến đấu, năm

2002 rất vinh dự và tự hào cho Đảng bộ,Chính quyền và nhân dân xã Cần Kiệmđược Chủ tịch nước phong tặng danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chốngPháp Trong chiến đấu, lao động sản xuấtphục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc vàxây dựng Chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ,Chính quyền và nhân dân xã Cần Kiệmcũng rất tự hào khi 3 lần được Nhà nước,Chính phủ tặng huân chương lao động:Năm 1959 được tặng Huân chương Laođộng hạng ba đã có thành tích trong việcxóa nạn mù chữ trước thời gian; Năm

XỨNG ĐÁNG

với niềm mong ước

NGUYỄN MINH HỒNG

Huyện uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ xã

Trang 16

1971 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao

động hạng ba đã có thành tích trong công tác trồng

cây phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống; Năm

1981 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao

động hạng ba cho cán bộ xã viên hợp tác xã nông

nghiệp xã Cần Kiệm, đã có thành tích xuất sắc

trong phong trào trồng cây theo lời kêu gọi của Hồ

Chủ tịch Rất vinh dự và tự hào cho Đảng bộ, Chính

quyền và nhân xã Cần Kiệm đã được Bác Hồ về

sống và làm việc trong 19 ngày đêm từ ngày 13/

01/ 1947 đến ngày 02/ 02/ 1947 để lãnh đạo cách

mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ

giải phóng dân tộc

Bên cạnh những thành tích trong chiến đấu bảo

vệ Tổ quốc, trong 25 năm đổi mới đã qua

(1986-2010) Đảng bộ và nhân dân xã Cần Kiệm đã đạt

được nhiều thành tựu đáng phấn khởi trên các lĩnh

vực: Kinh tế phát triển theo hướng tích cực, văn hóa

xã hội từng bước được cải thiện, đời sống nhân dân

được nâng lên rõ rệt, quốc phòng- an ninh được giữ

vững, công tác xây dựng Đảng được quan tâm

Trong giai đoạn đổi mới bên cạnh nhiệm vụ phát

triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng

là theo chốt Đảng bộ xã Cần Kiệm qua 29 lần đại

hội luôn trú trọng và quan tâm xây dựng và đào tạo

nguồn nhân lực- chủ nhân tương lai của xã và đất

nước thể hiện ở sự nghiệp giáo dục từ các bậc Mầm

non, Tiểu học, Trung học cơ sở

Với sự hỗ trợ của Trung ương, của Thành phố,

của huyện và sự cố gắng vượt qua khó khăn, thử

thách của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân toàn

xã trên mọi mặt: Về nâng cao chất lượng dạy và

học, trình độ đội ngũ thầy giáo cô giáo, cơ sở vật

chất trường lớp được đầu tư…Đến nay trường Tiểu

học đã được công nhận trường chuẩn giai đoạn 1

năm 2005 và trường THCS đã được cấp trên thẩm

định và UBND Thành phố Hà Nội quyết định công

nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm

2010 Với kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu

đầy khó khăn nhưng cũng rất tự hào của cả Đảngbộ, Chính quyền và nhân dân xã nhà đối với sựnghiệp trồng người

Đối với trường THCS xã Cần Kiệm qua 50 nămtrưởng thành và phát triển (1962-2011) mặc dù thờigian phát triển chưa dài, song đó cũng là một chặngđường vẻ vang rất đáng được ghi nhận, quãng thờigian đó đã chứng kiến biết bao thế hệ thầy và tròcùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách Từ chỗđiều kiện phục vụ cho việc dạy và học còn rất đơn

sơ, lớp học phải mượn Đình, nhà dân để học thì đếnnay cơ sở vật chất đó đã được cải thiện rất nhiều,điều kiện phục vụ dạy và học được quan tâm đầu

tư, nhưng bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào thì thầyvà trò của trường THCS Cần Kiệm đều khắc phụcvượt qua hoàn thành tốt nhiệm vụ Để đáp ứng chocông cuộc xây dựng và phát triển, chủ trương xâydựng trường chuẩn Quốc gia về giáo dục đối vớitrường THCS xã Cần Kiệm đã được thể hiện tại Đạihội Đảng bộ xã lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2005-2010.Với sự quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, Chínhquyền và nhân dân trong xã, sự tạo điều kiện hỗtrợ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, Thành phốvà của huyện; năm tiêu chuẩn quốc gia xây dựngtrường chuẩn của trường THCS đã hoàn thành vàđược UBND thành phố Hà Nội công nhận trườngchuẩn Quốc gia về giáo dục vào tháng 12/ 2010.Việc được công nhận trường chuẩn Quốc gia đánh

Trang 17

dấu một mốc rất quan trọng cho trường

THCS Cần Kiệm nói riêng và sự nghiệp

giáo dục của xã nhà nói chung, sẽ hứa

hẹn nhiều thành công cho sự nghiệp

giáo dục xã Cần Kiệm trong thời gian tới

Trong thời gian tới mục tiêu của sự

nghiệp giáo dục xã Cần Kiệm được Đại

hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXIX

nhiệm kỳ 2010- 2015 tiếp tục khẳng

định: Quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp

giáo dục, phấn đấu trường Mầm non đạt

chuẩn Quốc gia, phổ cập bậc Trung học

cho thanh niên đạt trên 80%, nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện, vận động

toàn dân tham gia xã hội hóa giáo dục,

đẩy mạnh xây dựng quỹ khuyến học,

khuyến tài ở các làng, các thôn, các

dòng họ; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

phục vụ dạy và học ở các nhà trường

Với mục tiêu đó Tôi tin tưởng rằng với sự

tập trung lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ,

Chính quyền, sự đồng lòng ủng hộ của

toàn thể nhân dân, cùng với trường Mầm

non, trường Tiểu học và trường THCS

Cần Kiệm sẽ phát huy truyền thống của

quê hương kiên cường cách mạng trong

chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Trong tương lai sẽ đào tạo nhiều hơn nữa

các thế hệ là con em của xã nhà ngày

càng trưởng thành và phát triển, xứng

đáng với sự mong ước của chủ tịch Hồ

Chí Minh vĩ đại

“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây;

vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

Tthông cấp II nông ngiệp Cần Kiệm năm học 1962ôi Kiều Văn Bảng nguyên hiệu trưởng Trường phổ

– 1963, tiền thân của trường THCS Cần Kiệmngày nay Được tin nhà trường chuẩn bị đón nhận chuẩnquốc gia, đây là niềm vinh dự lớn đối với Đảng bộ và nhândân xã Cần Kiệm nói chung, đồng thời cũng là vinh dự lớnlao đối với trường ta Tôi cảm nghĩ mỗi người, mỗi cán bộ dù

ít hay nhiều có công lao đóng góp vào thành quả này, ta phảilấy làm niềm tự hào và đáng được tự hào từ khi trường ra đờiđến nay đã gần nửa thế kỷ, trải qua thăng trầm của lịch sử,cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên trong nhà trườngphải chiến đấu gian khổ mới có được kết quả như vậy.Người ta thường nói “Vạn sự khởi đầu nan” đến đây tôixin nói vài nét về khi thành lập trường để các đồng chí đượcrõ: Năm 1954 Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thoátkhỏi ách thống trị của thực dân Pháp, lúc bấy giờ dân ta trên90% mũ chữ, từ tình hình thực tế đó Bác Hồ đã ra lời kêu gọitoàn Đảng, toàn dân tập trung diệt giặc dốt Thực hiện lờikêu gọi của Bác, Đảng bộ và nhân dân xã Cần Kiệm đãquyết tâm phấn đấu xoá nạn mù chữ, đến năm 1958 UBNDvà Ty Giáo dục Sơn Tây kiểm tra công nhân xã Cần Kiệm

NHỮNG NGÀY ĐẦU XÂY DỰNG

Thật

gian

nan

KIỀU VĂN BẢNG

Nguyên chủ tịch UBHC xã- Nguyên HT đầu tiên Trường phổ thông cấp II nông nghiệp Cần Kiệm

Trang 18

đã xoá xong nạn mù chữ với tỷ lệ trên 80% dân

trong độ tuổi biết chữ, đọc thông viết thạo Được

chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động Hạng

Ba về thành tích xoá nạn mù chữ

Sau những năm tiếp đó phong trào học tập của

nhân dân lên rất cao, nhất là các em trong độ tuổi

đi học ngày càng đông Lúc bấy giờ xã ta chỉ có 1

trường Tiểu học, không có trường để các em học

cao hơn, muốn học tiếp, các em phải đi học tận

trường Hạ Bằng, Hữu Bằng, Liên Quan, Hương

Ngải Từ tình hình thực tế như vậy buộc Đảng bộ,

Chính quyền phải suy nghĩ về việc học tập của con

em nhân dân trong xã

Năm 1961 – 1962 tôi đang làm chủ tịch Uỷ ban

hành chính xã, được UBHC huyện Thạch Thất mời

họp và giao nhiệm vụ về xây dựng trường phổ

thông cấp II nông nghiệp, như vậy tôi lại phải kiêm

cả hiệu trưởng của trường Nhưng có một điều mà

tôi thấy cực kỳ khó khăn là huyện không cấp một

đồng kinh phí nào, ngân sách địa phương còn rất

nghèo, các cơ sở công cộng khi chiến tranh cũng

đã bị tàn phá hoặc tiêu huỷ gần hết

Sau hội nghị Chi uỷ xã đã phân tích, rồi đưa ra

chi bộ bàn bạc và quyết tâm đi vào xây dựng, lấy

đất đình Phú Đa làm địa điểm Qua phát động vàthảo luận toàn chi bộ rồi họp đến các ban ngànhtrong toàn xã, phát động toàn thể nhân dân, đượcsự đồng thuận, đồng lòng của mọi người, mọi nhàviệc đóng góp sức người, sức của từ đá, gạch đếntre gỗ tập trung rất nhanh Ngoài sức dân trong xã,UBHC còn phân công ông Đặng Văn Thinh cán bộxã, trực tiếp vào vận động xã Tiến Xuân huyệnLương Sơn giúp đỡ thêm tre, gỗ làm nhà và đóngbàn ghế học sinh, mặt khác xã còn khai thác nhiềunguồn khác Cuối cùng nhiệm vụ trên giao, cùng ýnguyện của dân cũng đã được đáp ứng, 3 phònghọc, phòng làm việc của trường cũng đã xây xongvào tháng 8 năm 1962 Tháng 9 năm 1962 ngôitrường được bàn giao và đưa vào sử dụng và trườngđược khai giảng năm học đầu tiên 1962 – 1963 Hai năm gắn bó với trường phổ thông cấp IInông nghiệp Cần Kiệm thật là ngắn, nhưng cũngđã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quyên trong quátrình công tác của mình, mà sâu đậm nhất là vềcông tác tổ chức vận động, xây dựng nền móng chotrường học góp phần nhỏ trong sự nghiệp giáo dụccủa xã nhà, để hôm nay toàn xã đã có hệ thônggiáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đangngày càng phát triển

Trang 19

Tôi cũng như các thầy,

các cô giáo trường ta

thủa ấy đã về hưu

tám, chín năm nay, tuổi đời,

đều trên dưới bảy chục, thể

lực kém dần, trí tuệ không còn

như trước, việc đi lại thăm thú

đó đây thường “được” vợ con

“vui vẻ” can ngăn Song những

đêm khó ngủ, những dịp trở lại

Cần Kiệm với cảnh cũ, người

xưa thì bao kỷ niệm của một

thời quá vãng trong tôi lại ùa

về

Cho đến tận bây gời tôi vần

nhớ như in những ngày đầu

của năm học 1962 -1963 Khi

đó trường mới được thành lập,

thuộc hệ phổ thông nông

nghiệp, một loại hình rất mới

và mang đặc thù của Việt

Nam Trường có 3 lớp, thu

nhận các em học sinh lớn tuổi

của 11 xã quanh vùng Cơ sở

vật chất quá nghèo nàn chỉ

vẻn vẹn có ba phòng cấp bốn,

lại chung cho cả hai trường

Khối lớp 4 cuối cấp I học buổi

sáng Khối cấp II học buổi

chiều Sáu anh em giáo viên

mới về trường đều là người ở

địa phương khác, gần cũng

bảy, tám cây số, xa thì ngót

hai mươi cây, phương tiện đi lại

rất khó khăn Hơn nữa, nội quy

kỷ luật của ngành giáo dục lúc

đó rất nghiêm ngặt chặt chẽ:

Giáo viên nào cách trường dù

chỉ hai đến ba cây số cũng

đều phải ở lại nhiệm sở Họp

hành thường vào ban đêm,

hết giờ chiều thứ bảy mới được

về nhà, sáng thứ hai lại có mặt

sớm Trước ngày chúng tôi về

đây công tác, anh Kiều Bảng

Nhớ về những tấm lòng

thơm thảo

TRẦN HUY THÀNH

Nhà giáo ưu tú, nguyên hiệu trưởng nhà trường

chủ tịch UBHC xã là hiệutrưởng của trường đã sớm lonơi ăn chốn ở cho mọi người

Tôi và anh Thích ở nhà cụTuẫn, anh Cầu, anh Đúng, anhTuấn và anh Kiều Thành ởnhà thầy giáo Tạ Ngọc Nhuận,cả hai nhà đều rất gần trường

Những năm học tiếp theo, lầnlượt có thêm các thầy, cô giáomới như anh Bảy, anh Thuần,anh Sử, anh Áp, cô Loan, côTường… tất cả đều được sắpxếp ở gia đình nhà cụ Du, bàSen thôn Phú Đa, cụ Phụ thônPhú Lễ và cụ Tiến thôn YênLạc Các cụ cũng như cácthành viên trong gia đình đềucoi chúng tôi như người nhà,tận tình giúp đỡ về mọi mặt,dành những chỗ tốt nhất chocác thầy, các cô Do vậy,chúng tôi sớm được “an cư”

nên cũng mau “lạc nghiệp” Vớicác bậc phụ huynh cùng bàcon trong xã, nhà trường nóichung và cán bộ giáo viên nóiriêng cũng nhận được nhiềutình cảm và việc làm quý báu

Cụ Quỹ ở xóm Lai Cài, cụ LýHai ở xóm Làng, cụ Lanh ởxóm Trại, tuy tuổi đã rất caonhưng vẫn thường xuyên lui tớinhà trường động viên thăm hỏithầy cô, hoặc chống gậy đếntừng nhà học sinh bỏ học đểvận động các em ra lớp AnhThiên (xin cho tôi vẫn đượcxưng hô như vậy để giữ mãi kỷniệm đẹp một thời) là sỹ quanquân đội đã kết nghĩa bầu bạn,anh em với chúng tôi Lần nàovề anh cũng ra thăm trường,dành tiền mua cho các em họcsinh từ quả bóng chuyền, câyvợt, tấm lưới để các em cóthêm điều kiện vui chơi tậpluyện Có lần tôi bị ốm nặng,cụ Tuẫn cùng mọi người trongnhà lo lằng thuốc thang, cơmcháo tận tình chẳng khác gìngười bà, người mẹ chăm sóccháu con Nghĩa cử ấy, làm saotôi có thể quên, anh em giáoviên ai cũng cảm phục tấmlòng của cụ

Mặc dầu thời gian đã lùi

Trang 20

xa, những kỷ niệm cũng dần chìm vào theo năm

tháng, song có lẽ không ít thầy cô cùng học sinh

lớp 7 (lớp cuối cấp) cùng nhớ buổi sinh họat

ngoại khoá ngày 22 – 12 – 1966 Thể theo

nguyện vọng và đề xuất của trường, bác Hoàn

(vợ bác Điểm) là một cán bộ kháng chiến, cũng

là phụ huynh học sinh đã kể lại những câu

chuyện diễn ra trong những năm đánh Pháp của

cán bộ, dân quân huyện nhà Vì là người trong

cuộc lại chứng kiến cảnh nằm hầm, ngủ bụi,

gian khổ hiểm nguy cùng sự hy sinh anh dũng,

bất khuất của đồng chí, đồng bào nên các câu

chuyện của bác thật hấp dẫn và xúc động Tất

cả các thầy, trò đều im phăng phắc như muốn

nuốt từng lời Hôm sau, trong giờ tập làm văn,

tôi đã yêu cầu và hướng dẫn các em viết một

bản thu hoạch Rất vui là hầu hết các em đều

viết được Nhiều em viết khá hay, tiêu biểu là

bài viết của các em mai Thị Huấn, Trần Thị

Dung, Nguyễn Thị Trà, Hoàng Phương Thuý,

Nguyễn Thị Hồng Nga Từ cuối năm 1965 cuộc

chiến tranh phá hoại của Mỹ trở nên ác liệt

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và chính

quyền các cấp, nhà trường cấp I, cấp II Cần

Kiệm phải sơ tán ra nhiều điểm kín đáo và có

phương án phòng chánh kịp thời Được cấp uỷ

chính quyễn xã quan tâm và chỉ đạo sát sao,

cụ thể và quyết liệt, lại được phụ huynh nhiệt

tình hưởng ứng và giúp đỡ nên chỉ trong vòng

một tuần lễ nhà trường đã cơ bản giải quýêt

xong những công việc do phương án đề ra

Hầu hết phụ huynh, bà con trong xã đã đóng

góp, ủng hộ từng tấm gỗ, cây tre đủ để làm

trên 100 hầm kèo cho học sinh trú ẩn Gia đình

ông Chắt, gia đình ông Mão ở xóm Thọ Hoàng

đã sẵn sàng cho địa phương mượn đất, lại tự

chặt bớt một số cây trè, cây ăn quả để lấy chỗ

dựng lán, đào hầm hào phòng chánh bom đạn

giặc có thể chút xuống đầu thầy trò chúng tôi

bất cứ lúc nào Bây giờ nghĩ lại, sao thời ấy thật

gian khổ mà lại đẹp và hào hùng đến vậy? Và

sức mạnh nào đã thôi thúc, giục giã chúng tôi,

những thầy giáo, cô giáo cùng lớp lớp học sinh

bất chấp mọi khó khăn, thử thách để phấn đấu

vươn lên trong phong trào thi đua “ Dạy tốt, học

tốt” theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu Phảichăng đó là những tấm lòng thơm thảo, đángquý, đáng yêu mà suốt đời tôi nhớ mãi

Kỷ niệm xưa có rất nhiều, nhưng chúngtôi không thể ôm đồm trong một trang giấymỏng Tuy vậy, tôi vẫn luôn nghĩ và nhớ về cácbác, các anh lãnh đạo địa phương, các thầy, côtrong cả khối giáo dục xã, về các bậc phụhuynh cùng bà con xóm làng thân thuộc, về lớplớp học sinh với những gương mặt đáng yêu Tôinhớ da diết những câu của ngày hôm qua vàthật vui mừng với hiện thực của hôm nay Quêhương ta đổi mới, phát triển quá nhanh về mọimặt Ngành giáo dục Cần Kiệm lớn mạnh khôngngừng, mái trường bây giờ to đẹp, khang trangvà hiện đại quá Đội ngũ các thầy cô đông đảo,hùng hậu cả về số lượng và trình độ nghiệp vụchuyên môn Nhiều thế hệ học sinh đã trưởngthành, là những cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩtrên nhiều lĩnh vực đang hàng ngày, hàng giờđem tâm hồn, trí tuệ, công sức của mình gópphần làm giàu cho đất nước, làm đẹp cho quêhương Tôi nghĩ thành quả ấy, sản phẩm ấy lànhững nét đáng trân trọng, tự hào Và để cóđược vị thế của nhà trường hôm nay, có rấtnhiều nguyên nhân, mà trong đó vai trò lãnhđạo của Đảng, tấm lòng và tâm huyết của dânlà những bài học quý báu không chỉ của ngàyqua, của hôm nay mà còn mãi mãi về sau.Tôi xa trường đến nay đã 43 năm có lẻ 43năm trôi đi như dòng Tích giang xuôi về biển cả,cũng là gần một phần hai thế kỷ sóng nước cònđể lại dư âm với bến bờ Hôm địa phương vànhà trường lưu luyến tiễn chân, tôi vô cùng xúcđộng và thầm hứa với lòng mình:

“ Nước trôi lòng suối chẳng trôi, Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non.”

Và giờ đây, vạt mây xưa lại một lần nữa bayvề đất cũ để vui cùng cỏ cây, sông nước quêhương!

Làng Hiệp đêm 28- 2 – 2011(26 tháng giêng Tân Mão)

Trang 21

Tôi sinh ra và lớn lên ở Cần Kiệm, sau khi

học xong sư phạm trung cấp Sơn Tây, về

công tác tại trường phổ thông cấp 2 xã

Hạ Bằng Từ năm học 1968 – 1969 đến năm học

1973 - 1974 được về quê dạy học, anh Nguyễn

Xuân Hàm là thương binh chống Pháp làm hiệu

trưởng Về quê hương công tác là một thuận lợi cho

bản thân: ăn ở với gia đình, hiểu truyền thống quê

hương, hiểu học sinh hơn

Năm học đầu tiên về xã, các bạn đồng nghiệp

phần lớn là còn trẻ, nhiều cô giáo mới ra trường như

cô Kiều Thị Vinh, cô Phí Thị Mậu, cô Khuất Thị

Bình, cô Chu Thị Tứ, nhiều thầy có kinh nghiệm

gi-ảng dạy và là giáo viên lâu năm như thầy Cấn Đức

Thiệu, thầy Đàm Thanh, thầy Cấn Anh Sùng, cô Lê

Thị Hiểu Sáu năm giảng dạy tại trường phổ thông

cấp 2 Cần Kiệm là thời gian công tác giáo dục xã

nhà nói riêng và công tác giáo dục toàn Miền Bắc

Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh đất nước cònnhiều khó khăn về đời sống kinh tế và có chiếntranh, vì vậy đội ngũ giáo viên nhà trường một mặtphải khắc phục khó khăn về đời sống vật chất mặtkhác làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh, truyền thụmột cách tốt nhất và đầy đủ kiến thức cho các emtrong thời chiến

Thời kỳ này CSVC nhà trường còn nhiều thiếuthốn, cả trường có 4 phòng học thì 2 phòng lợp giấydầu, tường ngăn còn là vách đất, nhiều lớp phải đi

sơ tán học trong các lán nằm sâu dưới đất ở xómThọ Hoàng Đồ dùng dạy học hầu như không có gì,cả trường chỉ có 1 tủ đựng hồ sơ; các thầy, cô giáophải ở nhờ nhà dân Tuy nhiên trong Hội đồng giáoviên đều rất nhiệt tình, ngoài thời gian giảng dạychính thức giáo viên còn tự nguyện giảng dạy phụđạo học sinh; cả học sinh yếu kém và học sinh khágiỏi Học sinh yếu kém phụ đạo để trở thành học

Trang 22

sinh trung bình và khá, học sinh khá giỏi bồi dưỡng

trở thành học sinh xuất sắc, chính vì vậy học sinh

thi tốt nghiệp hàng năm đều đạt 85% trở lên, có

nhiều em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh như

em Kiều Văn Quý và em Phạm Thanh đạt học giỏi

toán cấp tỉnh Về đạo đức học sinh các em đều rất

ngoan, kinh tế gia đình còn thiếu thốn, ăn chưa đủ

no, mặc chưa đủ ấm song nhìn chung các em đều

ham học, tích cực lao động trợ giúp cha mẹ

Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 2 nhiều em đã

xung phong lên đường chống Mỹ Từ năm 1965 đến

1975 cả xã Cần Kiệm có 574 thanh niên nhập ngũ

thì 90% số thanh niên đó là học sinh qua các năm

của nhà trường Tôi rất xúc động và bùi ngùi khi

nhắc tới tên các em: Tạ Văn Dụ, Tạ Văn Hội, Tạ

Ngọc San (Phú đa); Đỗ Văn Hãng, Kiều Cao Đàm,

Kiều Cao Sâm (Phú Lễ); Kiều Văn Quý, Đỗ Văn

Hộ, Kiều Văn Khánh (Yên lạc)… các em tham gia

đánh giặc và đã anh dũng hy sinh để gìanh độc lập

tự do cho Tổ quốc, các em sống mãi trong lòng

nhân dân Cần Kiệm, trong lòng các thầy cô giáo,

các bạn bè cùng trang lứahọc trò

Dưới sự lãnh đạo củaĐảng CS Việt nam, sựnghiệp giáo dục và đàotạo trên quê hương ta đãthành công trên mặt trậntạo nên lớp thanh niên cókiến thức văn hoá, có tìnhyêu đất nước góp phầnxứng đáng vào cuộc đấutranh cách mạng giảiphóng Miền Nam thốngnhất Tổ quốc và đạtnhững thành tựu quantrọng trong sự nghiệp xâydựng CNXH ở Miền Bắc-Việt Nam

Bước vào giai đoạn cách mạng mới giai đoạncả nước phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thànhnước công nghiệp phát triển hoàn thành sự nghiệpcông nghiệp hoá đất nước Hơn lúc nào hết sựnghiệp giáo dục đào tạo ở xã ta đang có điều kiệnmới như: CSVC trường lớp, trang thiết bị dạy họcđược tăng cường hơn trước, trình độ giáo viên từ độingũ cán bộ quản lý đến các thầy cô giáo trực tiếpgiảng dạy đều đạt chuẩn quốc gia- trình độ phầnlớn ở bậc Đại học đó là những điều kiện để nângcao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tậpcủa học sinh Công tác xã hội hoá giáo dục đượckhơi dậy nhiều năm nay, các tổ chức xã hội, cácgia đình và nhiều dòng họ trên địa bàn xã đã phốihợp cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dụctrên cả ba mặt: phẩm chất đạo đức, trình độ vănhoá và kỹ năng sống của học sinh Tôi tin tưởngrằng các thầy giáo, cô giáo và học sinh trươngTHCS Cần Kiệm phát huy truyền thống quê hươnggóp phần xứng đáng của mình vào nhiệm vụ cáchmạng trong giai đoạn mới, sánh kịp và hội nhậpđược với khu vực và trên thế giới

Tập thể sư phạm năm học 1968 – 1969

Trang 23

Cuối tháng 8 năm 1966, tôi được Phòng

Giáo dục huyện Thạch Thất điều về trường

phổ thông cấp II xã Cần Kiệm công tác và

giảng dạy Trong 4 năm dạy học ở đây đã để lại

trong tâm trí tôi biết bao kỷ niệm về tình cảm đồng

nghiệp, tình cảm thầy trò, tình cảm của phụ huynh

học sinh và nhân dân với thầy, cô giáo Trong

những tình cảm đẹp đẽ và sâu sắc đó, tôi vẫn nhớ

kỷ niệm về một buổi lao động của các em học sinh

lớp 6A

Trong những năm 1966 - 1972 đế quốc Mỹ và

lũ tay sai ở Sài Gòn điên cuồng mở rộng chiến

tranh phá hoại ra Miền Bắc Để bảo toàn tính mạng

thầy và trò, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục,

Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục có chủ trương phân

tán các lớp học về các khu dân cư Chủ trương đó

đã được Đảng, Chính quyền địa phương xã Cần

Kiệm lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường khẩn

trương triển khai thực hiện Một số gia đình đã cho

nhà trường mượn đất làm lớp học sơ tán Trong đócó gia đình ông Mão ở xóm Thọ Hoàng Ông tự chặtmột số cây chè, cây ăn quả, giải phóng mặt bằng,để thầy cô dựng nhà, làm lớp học

Lớp 6A do tôi chủ nhiệm, được Ban Giám hiệuphân công lao động chuyển ngôi nhà làm bằng tre

ở trạm bơm xóm Trại về làm lớp học tại vườn chènhà ông Mão Buổi sáng các em đến lớp học, buổichiều các em tập trung tại trường để lao động Hômđó trời nắng, đường từ trạm bơm đến xóm ThọHoàng hơn một kilomet Các em tuy còn nhỏ,nhưng đã biết cách tháo và chuyển nhà: không tháodời, giữ nguyên mái nhà, cả hai mái được buộc đấuvào nhau hình chữ A Sau đó, các em lấy cột nhàchuôn vào làm đòn khiêng Các em cao hơn thì chuivào trong, ghé vai khiêng, các em thấp ở ngoài lấy

2 tay đỡ và giữ mái nhà cho cân.Vừa đi, các emvừa hát hò, tạo tạo nên không khí lao động vui vẻ.Về đến nơi, các em nhanh chóng tháo hai mái tập

kỷ niệm sâu sắc

VỀ LỚP 6ANhà giáo ưu tú CẤN ANH SÙNG

GV trường PT cấp II từ năm 1966 - 1970

Trang 24

trung chuyển vào vườn nhà ông Mão Chuyển

xong, trời đã sâm sẩm tối, tuy mệt các em vẫn cười

vui Những hình ảnh các em lớp trưởng, lớp phó, tổ

trưởng và học sinh lớp 6A như: em Anh, em Hùng,

Mão, Tân, Hà , Chạ, Dè hăng say lao động, khiến

tôi còn nhớ mãi Ngày hôm sau, phụ huynh, các

thầy cô giáo và các em học sinh đến dựng nhà

Trong một ngày, ngôi nhà được dựng và lợp xong

Những ngày tiếp theo các em chuyển bàn ghế từ

trường ở xóm Làng về đây Rồi đào hào, đắp lũy

Hàng ngày, các em ở xóm Trại, xóm Hàng Xanh,

xóm Lài Cài, xóm Làng, xóm Chợ Cần đến lớp học

đông đủ Khó khăn, vất vả, mũ rơm luôn mang bên

mình, các em vẫn chăm chỉ, chuyên cần học tập

Có những đêm học thêm, với ngọn đèn dầu, các

em luôn chăm chú nghe thầy giảng bài Khi có kẻng

báo động hoặc tiếng động cơ máy bay các em khẩn

trương theo đường hào sơ tán

Tôi được phân công dạy môn Văn Có những

lần, ra bài tập đọc tóm tắt tác phẩm "Sống như Anh

" của nhà văn Trần Đình Vân; "Người Mẹ cầm

súng" của nhà văn Nguyễn Thi Các em đã tìm đọc

và tóm tắt tác phẩm Bây giờ, tôi ngồi nghĩ lại: bấy

giờ mình yêu cầu quá cao, nhưng các em vẫn

quyết tâm làm bài Thật là đáng khâm phục Các

em đã thôi thúc tôi phấn đấu Dạy tốt Có những

lần, trưa đi dạy học ở lớp sơ tán về, hết gạo, phải

lấy cơm nguội đã phơi khô để nấu cháo, ăn với

canh rau sắn Cánh nam chúng tôi ở tập trung tại

trường Giường không có, phải đi xin tre của phụ

huynh về để đóng lấy làm khéo tay nhất là giường

của thầy Thứ

Tôi đã trưởng thành từ trường phổ thông cấp II

xã Cần Kiệm Các năm học 1968 1969, 1969

-1970 đều có học sinh trong đội tuyển văn lớp 7 (nay

là lớp 9) của huyện Thạch Thất đi dự thi ở tỉnh Hà

Tây Cũng những năm đó tôi được công nhận là

Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, được đi dự Hội nghị

Tổng kết năm học và thi đua năm học 1969 - 1970

của Ty Giáo dục Hà Tây và được khen thưởng mộtbút máy Kim tinh, nắp mạ vàng (phần thưởng bấygiờ có giá trị rất lớn) và Huy hiệu "Dạy thật tốt".Tại đây, tôi bắt đầu sưu tầm tranh ảnh, các bàibáo để xây dựng tư liệu phục vụ dạy và học Saunày kinh nghiệm được xếp loại A của tỉnh, được báocáo tại Hội nghị Tổng kết thi đua năm học 1970 -

1971 của Ty Giáo dục, được Ban chấp hành côngđoàn giáo dục Việt Nam tặng bằng khen và đượcđăng trên báo "Người giáo viên nhân dân" (nay làBáo Giáo dục & Thời đại)

Thời gian thắm thắt trôi đi Xa mái trường phổthông cấp II xã Cần Kiệm đã 40 năm Mỗi khi nhớlại những tháng ngày tháng dạy học ở đây luôn gợinhớ lại trong tôi biết bao nhiêu cảm súc:

Nhớ những ngày chiến tranh phá hoại Thầy cùng trò đắp lũy cho cao Đội mũ rơm, theo hào sơ tán Tránh bom rơi, giặc Mỹ ném vào…

Nhớ những tiết say sưa giảng dạy Các em nghe, quên cả thời gian Nhớ những lúc cùng vui lửa trại Thầy cùng trò múa hát trong đêm Nhớ những khi bát cơm nguội sẻ Bát canh rau chẳng đủ bữa ăn Nhớ những trưa, dạy về hết gạo Lấy cơm khô, nấu cháo sao quên.

Tháng 2- 2011

Trang 25

Nhìn đàn hớn hở

Bên mái trường đơn sơ

Soi bóng dòng sông Tích

Bỗng dạt dào ý thơ

16.10.1962 Các em về đâu? Bình Yên hay Đồng Trúc?

Hay Hạ Bằng, đường gấp khúc chữ chi?

Chiều nay trông bóng em về

Mà nghe xao động bộn bề tâm tư

28.11.1962 Hôm nay Tuấn bị điểm hai

Bởi em không chịu học bài đêm qua

Từ nay đừng mải chơi xa

Chớ đi ngủ sớm kẻo mà….lại như…

14.3.1963 Trường Cần Kiệm còn đơn sơ lắm

Mà sao quá đỗi thân thương…

Mai dù năm ngả bốn phương

Hẳn còn bao nỗi vấn vương trong lòng

17.4.1964

Mấy khúc tâm tình

TRẦN HUY THÀNH

Nguyên hiệu trưởng nhà trường

(Chùm thơ 4 câu – Trích nhật ký)

Trang 26

Dũng Lê hay nói lau tau

Tý, Sim nét mặt buồn sầu bi ai

Thảo, Sâm nom bóng rất “oai”

Hồng, Nga bẽn lẽn khóc hoài lắm khi…

24.11.1966 Ngày mai em đã xa trường

Có “sầu xẻ nửa” “ bước đường chia đôi”?

Dù đi muôn nẻo xa xôi

Nhớ về Cần Kiệm ấm nôi mẹ hiền

10.6.1967 Mình đi đấy nhé, Anh Sùng

Thứ, Lâm, Thiệu, Ngọ, Vở, Tường, Thuỵ, Thanh… Tay nắm chặt, lệ vòng quanh….

Ra đi còn đọng chút tình vấn vương!

Ngày xa Cần Kiệm, sáng 28.12.1967

Ước gì chở về năm tháng tuổi xanh

Với mái trường xưa, với dòng sông cũ

Cùng đồng nghiệp, học trò lại trèo lên núi Nứa

Ngắm thông xanh và nghe ông Cát Sơ

Kể về trận đánh tháng năm nào!

04.4.2003 Ngày vui tái ngộ lại về

Vàng tươi giọt nắng, đường quê ấm nồng

Mái trường duyên dáng bên sông,

Hàng cây hé nụ búp hồng gọi xuân!

27.2.2011 (25 tháng Giêng Tân Mão)

Trang 27

“ Tôi trở về thăm mái trường xưa

Được ấm lại một thời niên thiếu

Có những điều đến hôm nay ta mới hiểu

Nét hồn nhiên trong trắng tuổi học trò.

Thời chúng tôi chẳng được như giờ

Nhạt sắn vơi khoai vẫn đong đầy con chữ

Vẫn tin tưởng ở ngày mai rạng rỡ

Vẫn đồng ca yêu lớp yêu trường.

Thầy của chúng tôi rất mực yêu thương Phấn trắng bảng đen thầy vẽ hình tổ quốc Và sáng cả những niềm mơ ước

Phác thảo chân dung vóc dáng một con người.

Phân tỏ trắng đen cái lẽ ở đời.

Nay rất mừng thầy tôi còn khỏe Dáng ung dung trầm tư lặng lẽ Tóc phấn buông trùm cặp kính vô tư.

Vòng tay gầy ôm thổn thức tuổi thơ Âm ấm vai tôi ngấm sâu niềm hạnh phúc.

Thầy Giáo của tôi

KIỀU CAO LÂM

Nguyên phụ trách trường năm 1966

Trang 28

Năm học 1962 – 1963 trường

phổ thông cấp II nôngnghiệp Cần Kiệm đượcthành lập Bắt đầu từ đây, xã có 2 trường

phổ thông chính quy, là trường phổ thông

cấp I, trường phổ thông cấp II nông

nghiệp Số học sinh cấp II trong xã không

còn phải đi học xa nữa Sự kiện này góp

phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp giáo

dục của địa phương và chứng tỏ rõ ràng

tính ưu việt của chế độ ta Đây là mốc lịch

sử quan trọng đặc biệt không chỉ đối với

ngành giáo dục xã nhà mà nó là thành

tựu chung của toàn thể Đảng bộ và nhân

dân trong xã Ngược lại thời gian: Thống

kê danh sách cụ thể của lịch sử giáo dục

xã Cần Kiệm cho thấy số người đỗ tiểu

hoc trước cách mạng tháng Tám trong

toàn xã có thể đếm trên đầu ngón tay

Lịch sử cách mạng xã Cần Kiệm ghi

“Trước cách mạng tháng Tám 1945, nhân

dân trong xã trên 90% là mù chữ, nhìn

vào chữ viết như nhìn vào bức vách,

nhiều ông lý, ông hương cũng chỉ viết

nguệch ngoạc được một chữ ký, khi cần

làm văn tự, đơn từ, kể cả việc viết thư,

đọc thư riêng… thì chủ yếu là đi nhờ.”

Năm tháng thoi đưa Chặng đường mà trường

cấp II Cần Kiệm đã đi qua, đến nay đó gần 50

năm… Trong gần 50 năm ấy trường đã để lại bao

nhiêu dấu ấn không thể phai mờ Đó là sự đón

nhận và giảng dạy nhiều học sinh Thủ đô sơ tán

trong những năm đánh Mỹ, là việc 2 trường nhập

một, đưa các lớp vỡ lòng vào hệ thống giáo dục

chính quy, đồng thời đưa giáo viên vỡ lòng vào

MỘT SỐ SUY NGHĨ NHÂN DỊP TRƯỜNG

ĐƯỢC CÔNG NHẬN

biên chế nhà nước, hay như việc nhà trường đượccông nhận là trường chuẩn quốc gia

Với một loạt sự kiện nối tiếp nhau trong suốtgần 50 năm qua, thì sự việc sáp nhập 2 trường làmmột là một sự kiện lịch sử của lịch sử Đó là việc

2 trường phổ thông cấp I và trường phổ thông cấp

II sáp nhập thành một trường gọi là trường phổthông cấp I+ II, sau đó gọi là Phổ thông cơ sở, rồiTrung học cơ sở Việc sáp nhập kéo dài trong 8

Trang 29

phòng Giáo dục - Đào tạo và toàn dân trongxã Nhìn vào trường chuẩn quốc gia, chúng taphải nghiêm túc nhìn nhận về chất lượng giáoviên, chất lượng học sinh về hoạt động củanhà trường… Riêng về cơ sở vật chất thì từ baphòng học cấp 4 lúc đầu của trường phổ thôngcấp II nông nghiệp, nay ta đó phải đi mỏi chânmới thể qua hết một khu trường lớp đồ sộ,khang trang, tiện nghi khá đầy đủ, đủ phònghọc cho các lớp học một buổi, có đủ cácphòng chức năng.

NHỎ

G THCS CẦN KIỆM

N CHUẨN QUỐC GIA

năm học từ năm 1977 – 1978 đến hết năm học

1985 – 1986 và qua 2 đời hiệu trưởng Sau đó từ

năm học 1985 – 1986 trường lại được tách ra

thành 2 trường học như ban đầu

Vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Hà Nội trường được đón nhận trường chuẩn quốc

Long-gia Kết quả này là một quá trình gian khổ phấn

đấu của nhà trường, trong đó không thể không nói

đến sự quan tâm đặc biệt của Đảng ủy, UBND xã,

KIỀU SƠN HẠP

Nguyên hiệu trưởng trường THCS Cần Kiệm

Trang 30

Xã Cần Kiệm là một địa phương bán sơn địa

có con sông tích chảy qua Sông tích hiền

hòa đã có từ bao giờ? Dòng sông đã

chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay và cũng là nhân

chứng cho bao nhiêu sự kiện có ý nghĩa trọng đại

cho miền quê giàu truyền thống này Tôi miên man

suy nghĩ: ai đã đặt tên cho miền quê này “Cần

Kiệm”, phải chăng người dân nơi đây cần cù, chăm

chỉ nhân ái, bao dung và cũng tiết kiệm chắt chiu

những gì đã có và đang có, dành dụm từng tý từng

tý, của đất sỏi đá đồi gò này để làm nên sự nghiệp?

Cần Kiệm là tên xã cũng là những phẩm chất của

người dân Việt Nam nói chung và miền quê này nói

riêng Chẳng thế mà trong suốt thời kỳ kháng chiến

trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp, miền

quê này là căn cứ địa là nơi nuôi dấu cán bộ cách

mạng nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh cách mạng

cho cả vùng Nam Sơn Tây cũ và một vinh dự lớn

cho nhân dân địa phương vào dịp tết Đinh Hợi năm

1947 không khí của toàn quốc kháng chiến bao

trùm khắp cả nước - Cần Kiệm được vị lãnh tụ cao

nhất của Cách mạng- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ở

và làm việc tại xóm Lài Cài, tại đây Bác đã viết thư

chúc tết đồng bào và chiến sỹ cả nước và Bác năm

ấy cũng tự tay viết tặng cụ chủ nhà 4 chữ hán “

Cung Hỷ Tân Xuân” để chúc tết (sau này tôi đã

được chính cụ chủ nhà kể cho nghe câu chuyện

ấy)

Sau hòa bình lập lại Cần Kiệm cùng nhân dân

cả nước và miền Bắc lại tiếp tục tham gialao động sản xuất xây dựng Xã hội chủnghĩa ở Miền Bắc Hợp tác xã Cần Kiệm làmột trong những hợp tác xã tích cực đưatiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,nâng cao năng xuất cây trồng Kế hoạch 5năm lần thứ nhất 1961- 1965 với mục tiêuchung là tích cực phát triển kinh tế toàndiện đặt nền móng cho xã hội, xã hội chủnghĩa Riêng ngành giáo dục toàn Miền Bắcthực hiện nguyên lý phương châm giáo dụcmới của Đảng nhằm đào tạo thế hệ trẻ trởthành người lao động mới có phẩm chất đạo đứccách mạng, có tri thức có sức khỏe để phục vụ chosự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc,giải phóng Miền Nam hoàn thành cuộc cách mạngdân tộc dân chủ trong cả nước, đưa đất nước tiếnlên chủ nghĩa xã hội cả miền Bắc nhiều phong tràothi đua ngành ngành thi đua, người người thi đuathực hiện kế hoạch 5 năm: Duyên hải, Đại Phong,

Ba Nhất, Tiếng trống Bắc Lý… Cần Kiệm cũng tíchcực hưởng ứng các phong trào thi đua ấy Tronghoàn cảnh ấy trường Phổ thông cấp II nông nghiệpxã Cần Kiệm ra đời, đó là năm học 1962-1963 Phổthông cấp II nông nghiệp Cần Kiệm là tiền thân củatrường THCS hiện nay Ngôi trường nông nghiệpCần Kiệm là 2 dãy nhà tranh tre vách đất nằm trênnền ngôi đình cổ Phú Đa Ngôi Đình Phú Đa đãđược nhân dân ta thực hiện tiêu thổ kháng chiếntrong kháng chiến chống Pháp Vạt đất nằm ven

CÓ MỘT MÁI TRƯỜNG

NHƯ THẾ

NGHIÊM XUÂN TRÙ

Nguyên phó hiệu trưởng

Ngày đăng: 15/05/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w