LỜI DẶN CÁC SĨ TỬ KHI LÀM BÀI THI ĐH – CĐ MÔN NGỮ VĂN Câu 1. Đọc – hiểu a. Về kiến thức: Đề thi sẽ là một đoạn thơ hoặc một đoạn văn xuôi (được trích trong một bài đọc thêm nào đó ở chương trình phổ thông. Ví dụ như bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi hoặc “Đò lèn” của Nguyễn Duy chẳng hạn). Rồi sẽ có khoảng 2 – 3 câu hỏi nhỏ về văn bản đó (thường hỏi về nội dung, hỏi về nghệ thuật và tác dụng nghệ thuật, cảm nhận một hay hai câu gì đó) b. Về cách trả lời: - Thường câu hỏi chia thành a,b,c nên khi làm bài chúng ta vẫn chia thành a,b,c. Hỏi gì đáp nấy. - Nếu câu hỏi hỏi về nội dung thì viết thành đoạn văn; hỏi về nghệ thuật thì chỉ ra nghệ thuật sau đó tác dụng nghệ thuật thì vẫn viết thành đoạn văn cho hoàn chỉnh. Câu 2: Nghị luận xã hội - Chú ý những nội dung lớn của năm như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Lòng yêu nước của nhân dân ta qua sự kiện giàn khoan HD – 981; Facebook và Scandal của giới trẻ; Tiếp sức mùa thi; Môn Lịch sử và thái độ thờ ơ của giới trẻ (…). Đôi khi chỉ những đề đơn giản như: Suy nghĩ về “Đôi vai”. Hoặc “Chia sẻ về ước mơ của mình” hoặc “Suy nghĩ về sự trưởng thành”… - Khi làm bài chú ý: Cần phân biệt hiện tượng đời sống với Tư tưởng đạo lý hay là vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn chương. Ví dụ: Suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của tuổi trẻ được thể hiện trong 4 câu thơ sau: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình…Làm nên đất nước muôn đời”. Có khi là nghị luận về một bản tin trên báo chí. Hoặc nghị luận về một mẩu chuyện nhỏ. - Cần viết cô đúc, rõ ý. Không cần phải 600 từ , trên 600 từ cũng được. Căn khoảng hơn hai hoặc 3 trang. Đừng hết 1 tờ nhé! Câu 3: Nghị luận văn học (Chỉ 1 câu không có tự chọn như năm ngoái) - Chú ý các dạng đề tổng hợp (6 chủ đề đã post trước) - Dạng đề chứng minh nhận định, ý kiến. - Dạng đề so sánh. - Dạng đề lý luận kiểu : “Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư) hoặc “Chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn” – Chứng minh. * Dù làm ở dạng đề nào thì cũng cần kiến thức tổng hợp chứ không riêng lẻ như mọi năm. Các em cần bình tĩnh khi đọc đề. Đề có thể sẽ nhiều câu hỏi chứ không phải một. Vì vậy đọc càng kỹ càng tốt. Gạch chân từ khóa. Lập dàn ý cho đề. VỀ MẶT THỜI GIAN Thời gian là 180 phút. Nên chia ra: Lập dàn ý 10 phút; câu 1: 20 phút; câu 2: 60 phút; câu 3 = 100 phút. VỀ SỐ TỜ - Muốn đạt điểm từ 6.0 trở lên 7.5 thì cần tới 2 tờ. - Muốn đạt điểm từ trên 7.5 trở lên thì cần 3 tờ hoặc hơn. (Đó là giải đáp cho một số câu hỏi ngốc ngếch của các em chứ bài thi người ta chấm về chất chứ không phải là lượng. Đôi khi chỉ 2 tờ cũng là đã trên 8 điểm. Năm ngoái học trò của thầy chỉ 2 tờ nhưng vẫn đạt 8.75điểm ĐH Kiến trúc Tp HCM. Vậy nên số tờ chỉ là mang tính tham khảo thôi nhé) * Các em có cuốn sách thầy cần đọc lại cách làm bài nghị luận xã hội và kiến thức của từng bài. Chỉ cần học các tác phẩm cơ bản thôi. Học kỹ Ngữ văn 12. CUỐI CÙNG CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG. VƯỢT VŨ MÔN HÓA RỒNG. Thầy Phan Danh Hiếu . LỜI DẶN CÁC SĨ TỬ KHI LÀM BÀI THI ĐH – CĐ MÔN NGỮ VĂN Câu 1. Đọc – hiểu a. Về kiến thức: Đề thi sẽ là một đoạn thơ hoặc một đoạn văn xuôi (được trích trong một bài đọc thêm nào đó ở chương. thầy cần đọc lại cách làm bài nghị luận xã hội và kiến thức của từng bài. Chỉ cần học các tác phẩm cơ bản thôi. Học kỹ Ngữ văn 12. CUỐI CÙNG CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG. VƯỢT VŨ MÔN HÓA RỒNG. Thầy. lời: - Thường câu hỏi chia thành a,b,c nên khi làm bài chúng ta vẫn chia thành a,b,c. Hỏi gì đáp nấy. - Nếu câu hỏi hỏi về nội dung thì viết thành đoạn văn; hỏi về nghệ thuật thì chỉ ra nghệ thuật