Công ty TNHH IPC là một công ty chuyên kinh doanh thép. Các mặt hàng thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, phôi thép, thép lá… được công ty nhập khẩu từ nước ngoài về bán ra thị trường trong nước
1 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp MỤC LỤC Lời mở đầu .3 Chương I: Cơ sở pháp lý về chế độ hợp đồng quy định ở Việt Nam .5 I. Quá trình phát triển pháp luật hợp đồng 5 1. Hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (KHHTT) 5 2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (PL HĐKT) .5 3. Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997 8 II. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hoá 11 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá .11 2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 12 2.1. Chủ thể giao kết hợp đồng 12 2.2. Hình thức hợp đồng 12 2.3. Mục đích, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá 13 2.4. Hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu .14 3. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá .15 3.1. Những vấn đề có tính nguyên tắc .15 3.2. Thanh toán (Điều 50) 16 3.3. Chuyển rủi ro (từ Điều 57 đến Điều 61) .16 3.4. Chuyển quyền sở hữu (Điều 62) .17 4. Trách nhiệm vật chất khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng .17 5. Giải quyết tranh chấp .18 Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng tại Công ty TNHH IPC 20 I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển .20 1. Lịch sử hình thành và phát triển .20 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty .21 3. Quản lý lao động 23 4. Hoạt động phân phối sản phẩm và kết quả kinh doanh của Công ty 24 4.1. Hoạt động phân phối thép .24 4.2. Kết quả kinh doanh của Công ty .26 4.3. Nộp thuế đối với Nhà nước 27 1 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 1 2 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp 5. Những thành tựu đạt được 27 II. Áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng của IPC .29 1. Giao kết hợp đồng 29 1.1. Lựa chọn khách hàng làm chủ thể giao kết 29 1.2. Hình thức của hợp đồng .29 1.3. Mục đích, nội dung của hợp đồng 30 2. Tổ chức thực hiện hợp đồng .35 2.1. Giao hàng 35 2.2. Kiểm tra hàng hoá trước khi xuất và nhận hàng để hạn chế rủi ro .35 2.3. Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá 35 2.4. Làm thủ tục thanh toán .35 3. Giải quyết tranh chấp phát sinh 37 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật cũng như tính hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh của doanh nghiệp 39 I. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng của công ty 39 1. Những điều kiện thuận lợi của Công ty 39 2. Những khó khăn còn tồn tại .40 II. Một số biện pháp nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán .43 1. Nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán ngay từ khâu lập pháp 43 2. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá .44 III. Về phía Công ty 48 1. Phát huy vai trò của hợp đồng mua bán hàng hoá từ khâu giao kết hợp đồng 48 1.1. Lựa chọn đối tác .48 1.2. Tìm kiếm khách hàng .49 1.3. Đàm phán 49 1.4. Giao kết hợp đồng 50 2.Thực hiện hợp đồng 51 Kết luận 53 2 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 2 3 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Danh mục tài liệu tham khảo 55 LỜI MỞ ĐẦU Mua bán hàng hoá là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và không chỉ giới hạn ở phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến (thường gọi bên mua và bên bán) tiến hành mua bán hàng hoá với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên ký kết có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng email, fax… mà người ta gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá rất phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Nhà xã hội nổi tiếng người Pháp A.Foullier đã nhận định, hợp đồng chiếm 9/10 dung lượng các bộ luật hiện hành và đến khi nào đó, trong các bộ luật quy định về hợp đồng ở các điều khoản, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Như vậy, có thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc. Công ty TNHH IPC là một công ty chuyên kinh doanh thép. Các mặt hàng thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, phôi thép, thép lá… được công ty nhập khẩu từ nước ngoài về bán ra thị trường trong nước. Thép là mặt hàng có mặt hàng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước như Việt Nam hiện nay. Do đó, hoạt động mua bán thép đang diễn ra rất sôi nổi 3 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 3 4 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp trên thị trường trong nước. Đây chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài: “Hợp đồng mua bán hàng hoá từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC”. Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính sau: - Chương I: Cơ sở pháp lý về chế định hợp đồng quy định ở Việt Nam - Chương II: Thực tiễn áp dụng hợp đồng tại công ty TNHH IPC - Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật hợp đồng cũng như tính hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cán bộ và nhân viên của công ty, tạo điều kiện cho tôi có thể thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây có thể xem như một tiền đề về kiến thức thực tế quan trọng để tôi bắt đầu sự nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty đã giúp tôi có được một khoá thực tập thật bổ ích. Đồng thời, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS. Vũ Văn Ngọc đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành bài thực tập cuối khoá này. 4 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 4 5 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG QUY ĐỊNH Ở VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG 1. Hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (KHHTT) Hợp đồng kinh tế trong cơ chế KHHTT: Theo điều lệ tạm thời về chế độ HĐKT theo Nghị định đô 04/TTg ngày 4/6/1960 thì HĐKT là hợp đồng về sản xuất, vận tải và xây dựng bao thầu. Từ đó ta rút ra rằng điều lệ tạm thời mới khái quát được một vài lĩnh vực cụ thể của HĐKT mà chưa nêu ra được khái niệm chung về HĐKT. Sau đó điều lệ về chế độ HĐKT ban hành theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 mới đưa ra định nghĩa về HĐKT: HĐKT là công cụ pháp lý của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân XHCN. Nghị định này đã xây dựng khá rõ rằng mối quan hệ XHCN giữa các bên có liên quan dẫn đến việc ký kết và thực hiện HĐKT đã ký đồng thời cũng quy định nghĩa vụ và chịu trách nhiệm của từng bên đối với nhau, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia ký kết, định hướng cho các bên bằng những kế hoạch cụ thể giúp các thành viên thực hiện được mục tiêu ban đầu đặt ra. Từ những đặc điểm kinh tế và những quy tắc, những quy định về HĐKT trên ta rút ra được kết luận sau: HĐKT trong cơ chế KHHTT có đặc điểm: - HĐKT là hình thức pháp lý của các quan hệ mang tính chất tổ chức kế hoạch - Mục đích của HĐKT là thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước - Chủ thể của HĐKT là các đơn vị, tổ chức được giao chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước 2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ( PL HĐKT) Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới về chất. Trong điều kiện đó, điều lệ về chế độ HĐKT ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 không còn phù hợp nữa. Nhà nước đã ban hành PL HĐKT ngày 25/9/1989 và nhiều văn bản khác để điều 5 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 5 6 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp chỉnh các quan hệ hợp đồng theo quan điểm đổi mới. PL HĐKT 1989 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp lý về HĐKT nói chung bao gồm cả hợp đồng mua bán hàng hóa. * Chủ thể của HĐKT: Tại Điều 2 PL HĐKT quy định, hợp đồng được ký giữa pháp nhân với pháp nhân (một tổ chức có tư cách pháp nhân cần đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 1 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành PL HĐKT), pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (cá nhân có đăng ký kinh doanh là người được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Tuy cá nhân có đăng ký kinh doanh hay pháp nhân đều là chủ thể của hợp đồng kinh tế nhưng pháp lệnh chỉ coi hợp đồng kinh tế là những hợp đồng có ít nhất một bên là pháp nhân, còn bên kia là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh mà các bên đều nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài ra, những người tham gia công tác kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ ngư dân, nông dân cá thể, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam ký kết HĐKT với một pháp nhân Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của PL HĐKT (Điều 42,43). Khi tiến hành ký kết, mỗi bên tham gia quan hệ HĐKT chỉ cần cử một đại diện để ký vào HĐKT. Người đại diện đương nhiên có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết, thực hiện HĐKT cũng như trong tố tụng khi có tranh chấp hợp đồng. * Nội dung của HĐKT là toàn bộ các điều khoản mà các bên ký kết thỏa thuận, được hình thành nên sau khi đã bàn bạc thương lượng trên cơ sở tự nguyện ý chí. Về phương diện pháp lý, căn cứ vào tính chất của các bên, vai trò của các điều khoản, nội dung của HĐKT bao gồm ba loại điều khoản chủ yếu sau: + Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nếu các bên không ghi nhận trong hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận đó. + Điều khoản chủ yếu là những điều khoản căn bản bắt buộc phải có trong HĐKT + Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu, và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có quy định của Nhà nước 6 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 6 7 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp hoặc đã có quy định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh thực tế của mình và không trái pháp luật. * HĐKT vô hiệu khi HĐKT đó ký kết trái với quy định của pháp luật. Có hai loại HĐKT vô hiệu là HĐKT vô hiệu từng phần và HĐKT vô hiệu toàn bộ. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định HĐKT vô hiệu. Trong những văn bản được pháp luật xây dựng và ban hành sau khi Đảng và nhà nước ta khởi xướng chính sách đổi mới thì PL HĐKT được coi là một trong những bước đi lập pháp tiên phong, một trong những phản ứng nhanh chóng trước đòi hỏi của kinh tế. Điểm thành công nhất trong số những thành công ít ỏi của pháp lệnh HĐKT là sự khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng bằng quy định ký kết HĐKT là quyền của các đơn vị kinh tế, không cơ quan, cá nhân, tổ chức nào được áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể khác khi ký kết các HĐKT. Pháp lệnh đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cơ chế KHHTT trong lĩnh vực hợp đồng nơi mà các chủ thể phải được tự do tự nguyện thể hiện ý chí của mình. Tuy nhiên, pháp lệnh HĐKT vẫn còn tồn đọng một số bất cập sau: + Xét từ góc độ lý luận, điểm đầu tiên là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng xuyên suốt của cơ quan soạn thảo pháp lệnh này đó là quyền tự do hợp đồng được thể hiện trên một số nguyên tắc chung về ký kết và thực hiện hợp đồng. Với những quy định của nó trong việc xử lý các khía cạnh cụ thể của đời sống sản xuất kinh doanh. Khi xem xét các quy định cụ thể trong pháp lệnh thì quyền tự do hợp đồng lại bị ràng buộc và triệt tiêu một cách khó giải thích. PL HĐKT chỉ cho phép pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh tham gia các quan hệ hợp đồng, trong khi đó tự do HĐKT đòi hỏi trước hết là tự do lựa chọn đối tác. Điểm thứ hai, các chủ thể tham gia ký kết còn bị hạn chế bởi nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp về tài sản đồng nghĩa với việc không cho các chủ thể tham gia ký kết HĐKT dưới sự bảo lãnh của chủ thể khác. + Xét từ góc độ thực tiễn áp dụng: sự giới hạn chủ thể tham gia ký kết HĐKT ngay từ đầu đã tỏ ra bất công và trong thực tiễn ngày càng trở nên đậm nét hơn. Sự giới hạn này của pháp lệnh đã không tính tới sự đa dạng của các chủ thể kinh doanh 7 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 7 8 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã xuất hiện nhiều chủ thể kinh doanh tham gia rộng rãi các quan hệ kinh tế, xong không phải là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Chẳng hạn như: công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có số lượng tăng dần nhưng không rơi vào phạm trù pháp nhân theo quy định của pháp lệnh. 3. Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997 Trong hai năm 1995, 1997 Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới là Bộ luật dân sự (BLDS) và Luật thương mại (LTM). Đây chính là một bước đột phá mới trong những quy định về hợp đồng và quyền tự do hợp đồng. Nhìn chung, nội dung hai văn bản pháp luật này đều dựa trên cơ sở nền tảng của PL HĐKT nhưng BLDS 1994 và LTM 1997 đều có những quy định thoáng hơn về hợp đồng. Thứ nhất, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng không chỉ giới hạn ở pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh mà tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền giao kết có những sự khác nhau nhất định. Theo BLDS 1995, các chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự), pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Trong Điều 5 LTM 1997cũng quy định chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại. Như vậy, phạm vi chủ thể có quyền giao kết hợp đồng được mở rộng đáng kể. Thứ hai, về hình thức hợp đồng, BLDS 1995 và LTM 1997 đều quy định hình thức có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Các chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào kể cả fax, email…mà vẫn bảo đảm chặt chẽ cần thiết về mặt pháp lý. Trong khi đó, PL HĐKT lại bắt buộc các chủ thể khi ký kết thì hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc những giấy tờ có giá trị tương đương. Như vậy, với những quy định mở rộng về chủ thể giao kết và hình thức giao kết mà BLDS 1995 và LTM 1997 đã phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa tư tưởng xuyên 8 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 8 9 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp suốt của PL HĐKT về quyền tự do hợp đồng với các quy định của nó, mở rộng phạm vi điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp mà PL HĐKT không điều chỉnh. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện quy định về hợp đồng đang tồn tại này ngày càng nổi lên nhiều vấn đề bất cập. Đó là: - Trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, chúng ta thấy có ba khái niệm cùng tồn tại: hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại. Một mặt các hợp đồng này có những điểm đặc trưng về hợp đồng nhưng mặt khác giữa chúng lại có điểm thiếu sót như: - Sự trùng lặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để tiến hành giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp. - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. - Với thực trạng pháp luật về hợp đồng như hiện nay thì việc duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế và hệ thống các văn bản pháp luật quy định riêng về nó là không cần thiết trong khi có nguy cơ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. - BLDS 1995 và các văn bản về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành. - Các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường nên gây nhiều khó khăn khi áp dụng gây ra nguy cơ không thực hiện hợp đồng cao. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng cũng gặp nhiều khó khăn: - Các tiêu chí phân định hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại không rõ ràng, vì vậy thường xuyên xuất hiện những quan hệ “giáp ranh” không biết thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, BLDS 1995, LTM 1997 hay PL HĐKT? 9 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 9 10 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp - Cách thức áp dụng phối hợp các văn bản pháp luật để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể cũng không rõ có thể áp dụng các quy định của BLDS 1995 để điều chỉnh quan hệ HĐKT được hay không? Thứ tự ưu tiên áp dụng các văn quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong BLDS 1995, LTM 1997, PL HĐKT như thế nào? Như vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới để thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng. 10 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 10 [...]... pháp luật mang tính chung về hợp đồng, còn LTM 2005 quy định những vấn đề mang tính chuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hoá Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng chuyên ngành được giải quyết theo hướng ưu tiên áp dụng luật hợp đồng chuyên ngành Những quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong hệ thống pháp luật hiện hành được cụ thể ở những nội dung sau: 1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá. .. 3 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 3.1 Những vấn đề có tính nguyên tắc * Nguyên tắc chung về giao hàng (LTM 2005) - Bên bán giao hàng đúng như đã thoả thuận đồng thời phải kèm theo chứng từ có liên quan đến hàng hoá (Điều 42) Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá mà hàng hoá phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển Nếu hợp đồng. .. Công ty thép Minh Hoàng Công ty TNHH Anh Đức Công ty TNHH Nam Vang XN kinh doanh khí số 12 Công ty TNHH Thanh Bình Công ty cơ khí và lắp máy Sông Đà Công ty cầu 14 Công ty CT đường sắt Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long Công ty TNHH thép Anh Ngọc Công ty TNHH Xuân Hiếu (Nguồn: Bảng thống kê các hợp đồng trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006) 33 Phạm Thị Lan Phương- Luật 45- ĐH KTQD 34 Chuyên Đề Thực. .. mua bán hàng hoá mà lại đưa ra khái niệm chung về hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428 BLDS 2005: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán Cần phân biệt hợp đồng mua bán hàng hoá với các hợp đồng khác, ví dụ như thuê mua tài sản, dịch vụ gắn liền với hàng hoá, ... DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRONG QUÁ TRÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CỦA IPC 1 Giao kết hợp đồng 1.1 Lựa chọn khách hàng làm chủ thể giao kết Công ty TNHH IPC là một thương nhân nên công ty có thể lựa chọn các thương nhân hoặc với bên không phải là thương nhân để giao kết hợp đồng Tuy nhiên, công ty cũng cần phải lựa chọn khách hàng giao kết để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng mà còn tìm... Cũng tại Điều 3 Luật này có quy định: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó các bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo đúng thoả thuận” Việc mua bán hàng hoá được thực hiện trên cơ sở hợp đồng Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể nào về hợp đồng mua. .. Kiểm tra hàng hoá trước khi xuất và khi nhận hàng để hạn chế rủi ro Công ty luôn tiến hành hoạt động kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho và khi nhận hàng để đảm bảo hàng hoá đó đúng tiêu chuẩn, quy cách đã thoả thuận trong hợp đồng Công ty có quyền từ chối nhận hàng nếu thấy hàng không áp ứng yêu cầu và yêu cầu bên mua phải tiếp nhận hàng nếu chứng minh hàng công ty cung cấp là đúng theo hợp đồng mà... bên bán không ký hợp đồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên bán những thông tin về hàng hoá để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm - Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thoả thuận ghi vào hợp đồng Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung của pháp luật - Khi thực hiện hợp đồng thì bên bán phải có nghĩa vụ bảo đảm tính hợp pháp của hàng. .. công ty Vật liệu xây dựng 4 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 5 Công ty TNHH thương mại Thép Việt Nam 6 Công ty CP bê tông Biên Hoà… Công ty cũng có hình thức bán lẻ thép, nếu khách hàng yêu cầu; tuy nhiên số lượng thép bán lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1.2 Hình thức của hợp đồng Theo quy định của pháp luật, công ty có thể lựa chọn bất cứ hình thức nào để giao kết hợp đồng Do đó, tuỳ vào từng trường hợp, từng... Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được giao kết giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân Thương nhân có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có tiến hành hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh Thương nhân khi là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải phù hợp với . Đề Thực Tập Tốt Nghiệp trên thị trường trong nước. Đây chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài: Hợp đồng mua bán hàng hoá từ lý thuyết đến thực tiễn áp. định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong hệ thống pháp luật hiện hành được cụ thể ở những nội dung sau: 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá Hàng hoá theo