Bài 26- Cơ cấu nền kinh tế I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội * Hiểu được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế. * Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước. 3. Thái độ: Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế đất nước sau này. II/ Đồ dùng dạy học: Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong SGK (phóng to). * Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (vẽ theo số liệu trong SGK). III/ Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22: a) Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc. b) Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy? 3. Bài mới: Mở bài: Sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ dựa trên các nguồn lực nào? Vai trò của các nguồn lực đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ra sao? Cơ cấu của nền kinh tế được xác định gồm các thành phần nào? Đó là các vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt dộng 1 tìm hiểu về các nguồn lực phát triển kinh tế Hoạt động dạy và học Nội dung - Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? HS nêu khái niệm nguồn lực trong phần I.1 SGK trang 99. Nguồn lực = Vị trí + Nguồn tài nguyên + I/ Các nguồn lực phát triển kinh tế: 1) Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên, hệ thống tài Tài sản quốc gia + Nguồn nhân lực + đường lối chính sách + vốn + thị trường. - Dựa vào sơ đồ trang 99 SGK, có thể phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc hoặc phạm vi lãnh thổ. - Theo nguồn gốc, nguồn lực được chia ra các loại nào? HS quan sát kĩ sơ đồ trang 99 - GV: Ngoài ra, theo phạm vi lãnh thổ có thể chia ra nội lực và ngoại lực. - Các loại nguồn lực trên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. HS nghiên cứu mục I.3 - Ví dụ với vị trí nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước (Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế) Ví dụ: Tài nguyên đất trồng và khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị cao. (Trong nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thì quan trọng nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác ) Ví dụ: với dân số, nguồn lao động dồi dào là cơ sở cho việc xác định phát triển các ngành đòi hỏi nhiều nhân lực lao động sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. 2) Các loại nguồn lực: a) Phân theo nguồn gốc: - Vị trí địa lí. - Nguồn lực tự nhiên. - Nguồn lực kinh tế- xã hội. b) Phân theo phạm vi lãnh thổ: - Nguồn lực trong nước (nội lực) - Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) 3) Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí: Tạo ra thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia. b) Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất: c) Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế như công nghiệp dệt, chế biến lương thực, thực phẩm Hoạt động 2 tìm hiểu vè cơ cấu nền kinh tế Hoạt động dạy và học Nội dung - Nêu khái niệm cơ cấu kinh tế? Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là: - Tổng thể các bộ phận (thành phần) hợp thành. - Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định. - Cơ cấu nền kinh tế gồm các bộ phận nào? Các bộ phận của cơ cấu thành phần kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất. HS quan sát sơ đồ cơ cấu nền kinh tế để nêu các bộ phận của nền kinh tế, gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. - Dựa vào bảng 26, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thế giới, các nước đang phát triển, các nước phát triển và của Việt Nam thời kì 1990-2004. - Các nước phát triển: Cả nông - lâm - ngư nghiệp (nhóm I) và công nghiệp - xây dựng (nhóm II) đều giảm, dịch vụ (nhóm III) tăng. - Các nước đang phát triển: Nhóm I giảm, nhóm II và III tăng. - Việt Nam: Nhóm I giảm, nhóm II tăng, nhóm III ổn định ở mức 38%. GV lấy ví dụ ở Việt nam để HS hiểu rõ hơn về cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta năm 2003, tương quan đó là: khu vực I (nông lâm ngư nghiệp) 21,8%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) hơn 40% và khu vực III (dịch vụ) gần 38,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo giá thực tế II/ Cơ cấu kinh tế: 1) Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. 2) các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: a) Cơ cấu ngành: Gồm 3 nhóm: - Nông - lâm - ngư nghiệp. - Công nghiệp - Xây dựng. - Dịch vụ. b) Cơ cấu thành phần kinh tế: Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác dụng qua lại với nhau. Bao gồm 2 khu vực: - Khu vực kinh tế trong nước - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. c) Cơ cấu lãnh thổ: Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí, bao gồm: GV: Do những khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những nguyên nhân lịch sử đã dẫn đến sự phát triển khác biệt giữa các vùng. HS rút ra: Như vậy, sẽ có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng - Toàn cầu và khu vực. - Quốc gia. - Vùng. IV/ Củng cố, dặn dò: Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển nền kinh tế? V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. . nền kinh tế để nêu các bộ phận của nền kinh tế, gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. - Dựa vào bảng 26, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo. thực tế II/ Cơ cấu kinh tế: 1) Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. 2) các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: a). Cơ cấu nền kinh tế gồm các bộ phận nào? Các bộ phận của cơ cấu thành phần kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất. HS quan sát sơ đồ cơ cấu nền