1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 18 sinh quyển các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

4 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48 KB

Nội dung

Bài 18- Sinh quyển các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm sinh quyển, giới hạn của sinh quyển. * Nắm đượcvai trò của từng nhân tố đến sự hình thành và phát triển của sinh vật. * Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, con người và sự phân bố, phát triển của sinh vật. 2. Kĩ năng: Có khả năng phân tích sơ đồ, hình vẽ, bản đồ qua đó hiểu được kiến thức. 3. Thái độ: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật trên Trái Đất II/ Đồ dùng dạy - học: *Bản đồ phân bố sinh vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất. * Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố và phát triẻn của sinh vật. III/ Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể khác như đá, nước, địa hình, sinh vật. 3. Bài mới: Mở bài: Sự tồn tại và phát triển của sinh vật đã làm nên sự khác biệtquan trọng nhất của Trái Đất, chúng ta với các hành tinh khác trong Vũ Trụ. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứuvề sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đễn sự phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái Đất. Hoạt động 1 nghiên cứu về sinh quyển Hoạt động dạy và học Nội dung - Sinh quyển là gì? Phạm vi giới hạn của sinh quyển như thế nào? HS dựa vào nội dung SGK trang 66 và sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. HS nêu được cụ thể giới hạn: - Phía trên là nơi tiếp giáp tầng ô dôn (22 - 25 km) - Phía dưới: + Đến đáy đại dương (nơi sâu I/ Sinh quyển: 1. Định nghĩa: Sinh quyển là quyển trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. 2. Giới hạn: Gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và nhất trên 11 km) + Đến đáy lớp vỏ phong hóa của lục địa. GV lưu ý HS: Sinh vật tập trung nhất ở nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất lớp vỏ phong hóa. Hoạt động 2 tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật Hoạt động dạy và học Nội dung Phương án 1: Chia nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu vai trò của1 - 2 nhân tố theo sự gợi ý của GV Phương án 2: Lần lượt nghiên cứu vai trò của các nhân tố theo SGK. - Khí hậu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?HS nghiên cứu mục II.1 SGK trang 66. - Loài ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, Xích đạo. - Loài chịu lạnh chỉ phân bố ở vùng núi cao và các khu vực vĩ độ cao. ⇒ Những nơi có nhiệt ẩm và nước thuận lợi là nơi sinh vật phát triển tốt. GV: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mà hình thành nên các đới sinh vật theo vĩ độ. HS lấy dẫn chứng qua hình 19.1: Các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất. - Đất có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bổ của sinh vật? HS dựa vào mục II.2 trang 67 SGK và sự hiểu biết của mình. Ví dụ: + Đất ngập mặn thích hợp với các loại cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: 1. Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. - Nước và độ ẩm không khí là môi trường để sinh vật phát triển. - ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của sinh vật. 2. Đất: Có ảnh hưởng rõ đến sự phát triển và phân bố của sinh vật do mỗi loại đất có đặc tính lí, hóa và độ phì khác nhau. + Đất đỏ vàng ở vùng Xích đạo thích hợp cho nhiều loại cây lá rộng sinh trưởng và phát triển. - Trong sự phát triển và phân bố của sinh vật địa hình có ảnh hưởng như thế nào? HS dựa nội dung mục II.3 trang 67 SGK. HS quan sát hình 18, xác định trên đó vị trí các vành đai thực vật ở núi Ki - li - man - gia - rô chú ý nêu rõ sự khác biệt giữa sườn đông bắc và sườn tây nam. - Vì sao nói sự phân bố các loài động vật trên Trái Đất liên quan rất chặt chẽ đến sự phân bố thực vật? HS nghiên cứu mục II.4 phân tích qua mối tác động phụ thuộc: Thực vật→ động vật ăn cỏ→ động vật ăn thịt phát triển, tạo ra một quần thể sinh vật phong phú ở những nơi có điều kiện thuận lợi. - Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật?HS nghiên cứu mục II.5 để phân tích. Chú ý nêu được cả 2 mặt tích cực và tiêu cực của con người đến sinh vật. Ví dụ: - Tác động tích cực: Con người đưa cam, chanh, trẩu, mía từ châu á, châu Âu sang châu Phi và Nam Mĩ; đưa khoai tây, thuốc lá, cao su từ châu Mĩ sang trồng ở châu á, châu Phi, đưa bò, cừu, thỏ, từ châu Âu sang nuôi ở Ô- xtrây - li - a và niu di-lân. + Việc trồng, mở rộng diện tích rừng ngày càng được chú trọng. - Tác động tiêu cực: Nhiều nơi việc khai thác rừng quá mức làm giảm diện tích rừng tự nhiên, làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật hoang dã. 3. Địa hình: - Độ cao làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm làm thành phần thực vật thay đổi tạo nên các vành đai thực vật khác nhau theo độ cao. - Hướng sườn khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng⇒ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 4. Sinh vật: - Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật. - Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ vì: + Thực vật là nơi cư trú của động vật + thức ăn của động vật 5. Con người: - Tích cực: Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi. - Tiêu cực: Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng. IV/ Củng cố: Câu hỏi trắc nghiệm: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật là: Khí hậu, đất đai, con người, địa hình, bờ biển. A. Đúng B. Sai. Câu hỏi tự luận: Cho 11 thảm thực vật khác nhau ở đới nóng châu Phi yêu cầu HS tự sắp xếp sự thay đổi của thảm thực vật từ Xích đạo về chí tuyến ở Bắc Phi. a) Hãy cho biết những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật? b) Yếu tố khí hậu đã làm cho thực vật thay đổi như thế nào? 1. Sinh quyển là gì? A. Là một quyển trên Trái đất với toàn bộ các cây xanh. B. Là một quyển trên Trái đất với toàn bộ các động vật đang sống. C. Một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. D. Tất cả các ý trên. 2. Sinh quyển có giới hạn đến đâu? A. Toàn bộ các quyển của lớp vỏ địa lí. B. Toàn bộ khí quyển, thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển. C. Khí quyển, thuỷ quyển và lớp vỏ phong hoá. D. Toàn bộ thuỷ quyển, tầng thấp của khí quyển, lớp đất và lớp vỏ phong hoá. 3- Nhân tố ảnh hưởng đến sự quang hợp của thực vật là: A. ánh sáng. B. Nước. C. Nhiệt độ. D. Độ ẩm. 4- Vành đai sinh vật thay đổi cả theo độ cao và vĩ độ là do ảnh hưởng của nhân tố: A. Nhiệt độ. B. Khí hậu. C. ánh sáng. D. Độ ẩm. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK . Bài 18- Sinh quyển các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm sinh quyển, giới hạn của sinh quyển. * Nắm. trò của từng nhân tố đến sự hình thành và phát triển của sinh vật. * Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, con người và sự phân bố, phát triển của sinh vật. 2. Kĩ năng: Có khả năng phân. tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng⇒ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 4. Sinh vật: - Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật. - Mối

Ngày đăng: 13/05/2015, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w