1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt văn nghị luân

34 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Trang 1

A Đặt vấn đề:

I Cơ sở lý luận:

Môn ngữ văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là một mônhọc nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong cácmôn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh

Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm vănđược chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo củahọc sinh

Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội Trong chươngtrình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trướcđây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạocho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chínhmình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống

II Cơ sở thực tiễn:

1 Về phía học sinh:

Nghị luận xã hội đã được học ở cấp trung học cơ sở, nhưng khi phải trình bàynhững suy nghĩ, ý kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng xãhội…thì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này

Nguyên nhân vì sao? Khác với nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã đượchọc trước và thiên về cảm xúc, thì nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn

và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận và lý lẽ; chính vì vậy mà kiểubài này ít gợi được sự hứng thú ở học sinh

Thật ra ở sách giáo khoa và sách giáo viên đều có phần hướng dẫn phương pháplàm bài khá cụ thể Nhưng dù có áp dụng theo cách hướng dẫn làm bài ấy,nhiều học sinh cũng thấy rất khó khăn khi viết - viết mươi dòng đã hết ý! Đó là

vì các em thiếu một phần vô cùng quan trọng: Kiến thức văn hóa và Vốn sống

Trang 2

Vậy kiến thức này lấy ở đâu? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tựhọc, tự đọc, tự thu thập kiến thức của học sinh

Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều đơngiản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại_học sinh rất nghèo vốn kiến thức xãhội, văn hóa

Vì vậy, học sinh cần phải được giáo viên định hướng, nắm bắt những kiến thức

cơ bản để làm tốt văn nghị luận xã hội

2 Về phía giáo viên:

Việc cung cấp kiến thức cho học sinh là điều rất khó vì số tiết quy định trongchương trình có giới hạn

Tư liệu về nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên cũng ítthuận lợi trong việc soạn giảng

Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạynghị luận xã hội để đồng nghiệp tham khảo

B Nội dung nghiên cứu: gồm hai phần

-Phần I: Những kiến thức cơ bản để làm văn nghị luận xã hội

-Phần II: Các thao tác cơ bản của nghị luận xã hội

Các dạng nghị luận xã hội

Một số đề tham khảo

Phần I Những kiến thức cơ bản để làm văn nghị luận xã hội

Đây là những kiến thức giúp các em làm tốt văn nghị luận xã hội Tùy theo yêucầu cụ thể của từng đề bài, giáo viên sẽ có sự ứng dụng linh hoạt Riêng vớichương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên có điều kiện thời gian thuận lợi

để đi sâu, rộng hơn ở từng đơn vị kiến thức

Trang 3

1 Những khái niệm cơ bản:

Hiểu theo nghĩa hẹp, cộng đồng xã hội chính là những cộng đồng nghề nghiệpchính trị, tôn giáo, văn hóa…trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia

b Chính trị :

Ngày nay, chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan

hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chínhquyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc củanhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhànước (Từ điển bách khoa Việt Nam)

Văn hóa Việt giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phươngdiện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt)

d Môi trường:

Trang 4

Hiện nay thế giới đang đứng trước một loạt khó khăn, trong đó có 5 cuộc khủnghoảng lớn là dân số lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái Năm cuộckhủng hoảng lớn này đều liên quan rất chặt chẽ với môi trường

Nói một cách đơn giản, môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta

Môi trường tự nhiên là tổng thể các nhân tố tự nhiên như: bầu khí quyển, nước,thực phẩm, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt trời…

Môi trường nhân tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi dụng

tự nhiên, cải tạo tự nhiên

Vì môi trường nhân tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường

tự nhiên nên môi trường nhân tạo bị môi trường tự nhiên chi phối, và ngược lại,

nó cũng ảnh hưởng nhiều tới môi trường tự nhiên

2 Mối quan hệ giữa con người với cuộc sống:

a Quan hệ với thế giới tự nhiên:

Ngươi Việt Nam yêu thiên nhiên, yêu những thắng cảnh hùng vĩ, mĩ lệ của nonsông đất nước và cũng yêu cảnh vật gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàngngày (cây cỏ, hoa lá, chim muông…) Đó là cội nguồn của tình yêu quê hươngđất nước

b Quan hệ với quốc gia, dân tộc:

Đặc diểm cơ bản của dân tộc Việt Nam là cuộc đấu tranh gần như liên tục vàquyết liệt để giành độc lập và bảo vệ độc lập Người Việt Nam giàu lòng yêunước, tự hào dân tộc, sẵn sàng xả thân để bảo vệ độc lập tự do dân tộc; quá khứanh hùng thêm sức mạnh cho hiện tại

Ngày nay, giặc ngoại xâm không còn nhưng tinh thần đấu tranh của dân tộcvẫn được phát huy để chống cái ác, cái xấu, cái tiêu cực…

c Quan hệ với xã hội:

Trang 5

Người Việt yêu hòa bình, chuộng công lý, tôn trọng những giá trị nhân văn.

Tư tưởng nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt, chịu ảnhhưởng những giá trị nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; biểuhiện qua lối sống “thương người như thể thương thân”; qua những nguyên tắcđạo lý, thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người, khẳng định quyền sốngquyền hạnh phúc; lên án những thế lực tàn bạo; đề cao phẩm chất tài năng củacon người

d Quan hệ với bản thân:

Giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa, yêu gia đình, làng xóm, quê hương; sốngtheo đao lý làm người mang tính truyền thống của dân tộc, hướng thiện, giàutinh thần lạc quan

3 Các nguồn tư tưởng khác:

Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là những tôn giáo có ảnh hường mạnh nhất đếnvăn hóa truyền thống và đời sống của người Việt Nam từ xưa đến nay

Phần này chúng ta chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính ảnh hưởngchứ không đi sâu tìm hiểu về cội nguồn hoặc lịch sử phát triển của các tôn giáonày

Học sinh cần nắm một số kiến thức cơ bản, để khi gặp những đề bài có liên quancác em sẽ làm bài đúng hướng và sâu sắc hơn (Ví dụ: Thế nào là “tiên học lễ,hậu học văn”?, “Công, dung, ngôn, hạnh” có ý nghĩa như thế nào trong cuộcsống hiện đại?, Ý kiến của anh, chị về quan niệm “đời là bể khổ” “Cần,kiệm, liêm, sỉ” là gì? Những đức tính ấy có còn giá trị với con người hiệnđại? )

a Nho giáo:

Khái lược những tư tưởng về luân lý, đạo đức liên quan dến đời sống thực tế củacon người trong xã hội mà người đời thường gọi là lễ giáo, Nho phong…

Trang 6

Dù ở thời hiện đại nhưng trong quan hệ giữa người với người, những quan niệmnhân sinh của Nho giáo như : Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đạo cha con, tình thầytrò…vẫn còn có ý nghiã tích cực

*Những khái niệm cơ bản :

-Tam cương: ba giềng mối kết hợp cá nhân để tạo nên một xã hội có trật tự Đó

là:

+Quân thần cương: Vua phải xứng đáng làm giềng mối để muôn dân nương tựa

Bề tôi (dân chúng) phải trung thành với vua

+Phụ tử cương: Đạo cha con: cha phải xứng đáng để con cái nương tựa; con cáiphải hiếu thảo với mẹ cha

+Phu thê cương: Đạo vợ chồng Người chồng phải xứng đáng để vợ nương tựa,

Vợ có bổn phận phải chung thủy với chồng

-Ngũ luân: năm cách ăn ở cho hợp với nhân luân, tức đạo làm người:

+Vua tôi: Vua hiền, tôi trung

+Cha-con: Cha từ, con hiếu

+Vợ- chồng: Chồng xướng, vợ tùy

+Anh-em: Anh nhường, em kính

+Bằng hữu: Tin nhau, giúp nhau

-Ngũ thường: năm đức tính thiết yếu hằng ngày mà mỗi cá nhân phải trau dồi

để thực hiện tốt trong cuộc sống Đó là:

+Nhân: Yếu tố cơ bản của tình cảm Đó không chỉ là lòng thương người, thương

mình, khoan dung độ lượng mà còn là đạo làm người

Trang 7

+Nghĩa: Cư xử cho đúng phép với tất cả mọi người Trong hành xử, nghĩa

thường kèm theo lợi, bởi vậy mà cần suy nghĩ chín chắn, chọn cái nghĩa làmđầu

+Lễ: Sự cúng tế và tôn kính trời-thần, và cũng là nghi thức phải áp dụng khi giao

tiếp với người khác

+Trí: Dùng sự hiểu biết và kinh nghiệm để xét người, xét sự vật trước khi hành

xử

+Tín: Thành thật với mình, với người để gây được lòng tin ở người khác

-Tam tòng: Ba điều phải theo:

+Tại gia tòng phụ: Khi còn ở nhà, phải theo sự dạy dỗ của cha mẹ

+Xuất giá tòng phu: Khi lấy chồng, phải làm tròn nhiệm vụ của người vợ

+Phu tử tòng tử: Chồng chết thì phải thủ tiết nuôi con để giữ gìn phẩm hạnh chomình và cho con

-Tứ

đức: Bốn đức tính cần học cho thuần thục lúc còn ở nhà với cha mẹ để

chuẩn bị đi lấy chồng:

+Công: Khéo léo trong công việc nội trợ

+Dung: Vẻ mặt hiền hậu, dịu dàng

+Ngôn: Nói năng nhỏ nhẹ, nghiêm trang

+Hạnh: Tính tình thuần hậu, kín đáo

b Đạo giáo :

Cũng như Nho giáo, Đạo giáo là nguồn tư tưởng lớn ảnh hưởng đến đời sốngngười Việt xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức trung đại

Trang 8

Đạo giáo cao siêu, thâm viễn; giáo viên chỉ cần nói khái lược về thuyết vô vi, lối

hành xử đúng theo bản tính tự nhiên, sống theo chân tính tự nhiên của conngười; thú tiêu dao, an nhiên tự tại, biết đủ, không tranh giành, xong việc thì rútlui, lấy đức báo oán, yêu tất cả mọi người, không nô lệ dục vọng…

Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn gọi là Chử TổĐạo

c Phật giáo:

Dù được du nhập vào nước ta sau Nho giáo và Đạo giáo nhưng Phật giáolại ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân bởi sức hòa đồng, hướngthiện, phù hợp với tinh thần người Việt

Giáo lý Phật giáo có sức mạnh vô hình ngăn chặn những hành động xấu xa, cóhại cho con người, cho xã hội Đó là: quan niệm nhân quả, nghiệp báo, ác giả ácbáo; khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch; từ bi cứu khổ, yêu thương đồngloại, giàu lòng vị

Phần II:

1 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩabên trong Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọchiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vàonghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhịbóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừadùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc

có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết

Trang 9

ý

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đãtìm hiểu được chân lý Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộcsống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụngphù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ Khi ta đã chấp nhận cái chân

lý thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục ngườikhác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sốngxưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng lànhững lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản

thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch

sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đángnhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cầnCM) Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫnchứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bậttrong các dẫn chứng kia Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phảisắp xếp chúng -> một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian,không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược

Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hômnay để đề xuất phương hướng nỗ lực Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống,

Trang 10

làm việc tốt hơn Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước:

- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực

Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứngminh Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối vớivăn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọnhơn so với chỉ một thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phầnviệc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiếndiện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba khả năng:

- Chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực

Trang 11

- Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em…)

- Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…)

a2 Cấu trúc triển khai tổng quát:

- Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị luận

- Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (từ ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng…)

- Bàn luận về tư tưởng đạo lý

+ Phân tích những mặt đúng,

+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận

(dẫn chứng từ đời sống và văn học)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý

a3 Một số đề tham khảo:

ĐỀ 1:

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong một lát Không hỏi sẽ dốt suốt cuộc đời”

(Danh ngôn phương Tây – Dẫn theo Từ điển danh ngôn của Nguyễn Nhật Hoài

Trang 12

-Có thể khi ta hỏi, ta có khả năng bị cho là chưa đủ trình độ để giải đáp sự việc,thậm chí bị xem là dốt, nhưng đó chỉ là cái dốt trong thoáng chốc vì ngay sau đó

ta đã có được câu giải đáp đầy đủ về vấn đề

-Nếu sĩ diện không hỏi, sự thiếu thông suốt về vấn đề sẽ đeo đẳng ta, có khi làsuốt cả một đời

2 Bàn luận về quan niệm:

-Hỏi là một nhu cầu tất yếu của mỗi người khi gặp phải vấn đề chưa thật rõ hoặcvượt qúa nhận thức của mình

-Mục đích của việc hỏi là để được biết, được giỏi hơn Việc hỏi để được hiểubiết và nâng cao nhận thức cần được xem là một việc bình thường và cần thiết vìnhững điều ta biết là rất có giới hạn

-Quan niệm cho rằng khi mình hỏi ai đó một vấn đề gì sẽ bị người khác cho

là trình độ của mình còn thấp kém là một quan niệm không đúng cả về mặt khoahọc lẫn nhận thức

Trang 13

1 Giải thích:

-Ba yếu tố cần có để tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho một con người: sức khỏe(ăn ngon, ngủ yên, hưởng thụ, …) ; tinh thần khỏe khoắn, sáng suốt giúp conngười hoàn thành tốt công việc, góp phần làm nên sự thành công ; trái tim _ tâmhồn trong sáng, trong sạch thì thể xác và tinh thần mới yên ổn, an lạc

2 Bàn luận về quan niệm:

-Quan niệm của Domat là đúng đắn ; khó lòng mà hạnh phúc nếu cơ thể ôm đau,tinh thần thiếu sáng suốt

- Những quan niệm cho rằng có đầy đủ vật chất sẽ có hạnh phúc hoặc chỉ cần cóthân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn là đã có hạnh phúc… là những quanniệm chưa thỏa đáng Tất nhiên, vẫn có thể nêu thêm một vài yếu tố có khả năngdẫn con người đến hạnh phúc nhưng cần hiểu rằng quan niệm được dẫn trên làmột quan niệm hợp lý và tích cực

“Hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp Người này co thì người kia bị hở”

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm trên của nhà văn Nam Cao

*Các ý chính:

1 Giải thích quan niệm:

-Hạnh phúc có thể xem như là một cái chăn có khả năng mang lại sự ấm áp, sựyên ấm cho con người (cách nói ví von)

Trang 14

-Hạnh phúc ở đời thường có giới hạn (quá hẹp).

-Khó có hạnh phúc cùng một lúc cho tất cả mọi người, vì nếu người này giànhthật nhiều hạnh phúc về phần mình (người này co) thì sẽ có người thiếu hụthạnh phúc (người kia bị hở)

2 Bàn luận về quan niệm

-Quan niệm trên của Nam Cao là một quan niệm tuy chua chát nhưng khôngphải là không sát với thực tế đời sống

-Có hai loại người giành hạnh phúc về phần mình (kéo tấm chăn hạnh phúc):loại người do vô tình, vô tâm và loại người ích kỉ, tham lam

-Trong thực tế học tập và trong thực tế đời sống, không nên giành tất cả nhữngthuận lợi về phía mình, đẩy bạn bè và người xung quanh vào cảnh thiếu hụt, bấthạnh

-Vẫn có những người sẵn sàng nhường tấm chăn hạnh phúc cho những ngườikhốn khó và lạnh lẽo hơn mình Đó là những người vị tha, nhân hậu

3 Bài học nhận thức và hành động:

-Quan niệm của Nam Cao góp phần nhắc nhở những ai chỉ nghĩ đến hạnh phúccủa mình mà không quan tâm đến hạnh phúc của người khác

-Nên sống theo cách biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác và biết san

sẻ với người khác những hạnh phúc của mình

ĐỀ 4:

Nêu suy nghĩ cùa anh (chị) về câu ngạn ngữ Hi Lạp:

“Học vấn có những chùm rễ đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”

*Các ý chính:

1 Giải thích câu ngạn ngữ

Trang 15

Học vấn là sự hiểu biết do học tập mà có; là quá trình con người thu nhận kiếnthức từ nhà trường, thầy cô, sách vở, bạn bè …

- Chùm rễ đắng cay: hiểu theo nghĩa rộng: trên con đường học tập, chúng ta phải

đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc, phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian nan,

mà không phải lúc nào kết quả cũng tốt đẹp

- Hoa quả ngọt ngào: những thành quả tốt đẹp sẽ đạt được sau một quá trình dài

nỗ lực học tập Có học vấn con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên, xãhội và bản thân mình

2 Luận bàn về kinh nghiệm học tập và giá trị của học vấn

-Học vấn là con đường tiếp thu kiến thức của nhân loại, để học tập có hiệuquả chúng ta phải đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian…

-Trong đó, sự nỗ lực của bản thân là điều quan trọng Sự nỗ lực đó thể hiện nghịlực và quyết tâm cao của người học trong việc vượt lên hoàn cảnh, thử thách

- Chúng ta sẽ gặt hái những thành công tốt đẹp – không chỉ cho bản thân ta

mà còn góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn

- Tuy nhiên, hoa quả của học vấn không chỉ là sự giàu sang, địa vị xã hội

mà là sự hiểu biết cái Chân, Thiện, Mĩ để hoàn thiện nhân cách, đạo đức conngười

(Làm sáng tỏ tư tưởng trên bằng việc phân tích một số ví dụ lấy từ các tấmgương học tập, phấn đấu và rèn luyện gian khổ để có được những vinh quangcao quý…)

Trang 16

“Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”

*Các ý chính:

1 Giải thích quan niệm:

-Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tươnglai Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trongthực tế vẫn có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ lànhững dục vọng thấp hèn) Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cầnvươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách Nó là cả một đườngbay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare

-Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằngnhững việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước.Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thựchóa ước mơ của con người Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mìnhcần đạt tới

2 Suy nghĩ về quan niệm:

-Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn Thực tế cho thấy chẳng mấy aihoàn thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông Những ngườithành đạt trong đời luôn làm việc, luôn hành động

-Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành độngmang tính định hướng Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưngmuốn thành công thì phải hành động Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đườngđến đích Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra

-Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phảibiết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó.-Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người Ước mong

xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được

Trang 17

-Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mìnhthì đó là một sai lầm lớn.

- Môi trường (hiện tượng Trái đất nóng lên, thiên tai, ô nhiễm…)

- Ứng xử văn hóa (lời cám ơn, lời xin lỗi, cách nói năng nơi công cộng…)

- Hiện tượng tiêu cực (nghiện thuốc lá, bạo lực gia đình, học sinh đánh nhautrong trường học…)

- Hiện tượng tích cực (hiến máu nhân đạo, chương trình mùa hè xanh, xâynhà tình nghiã, người tốt việc tốt…)

b2 Cấu trúc triển khai tổng quát:

- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

- Nêu rõ hiện tượng

- Bàn luận về hiện tượng

+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng

+ Phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại

(Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)

Ngày đăng: 13/05/2015, 15:34

w