1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĂN DỪA TRỊ ĐƯỢC NHIỀU BỆNH

4 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

ĂN DỪA PHÒNG TRỊ BỆNH Dừa là loại cây được trồng rất nhiều từ nam Trung bộ trở vào miền cực Nam nước ta. Quả dừa tuy quen thuộc nhưng lại rất quý, có tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ cung cấp thứ nước trời cho tuyệt ngon, cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm chế biến, dừa còn được Đông y dùng làm thuốc phòng và trị bệnh Dừa là cây ăn quả và là cây công nghiệp lâu năm, cây to, cao (có thể cao tới 20m), thân trụ, có nhiều vết sẹo do bẹn lá rụng. Lá to dạng lông chim, mọc tập trung ở ngọn, quả hạch có vỏ ngoài, khi quả non màu lục, già màu nâu xám), nhẵn bóng, nhiều xơ, trong rắn (sọ dừa). Hạt có nội nhũ lỏng khi còn non, sau già đặc lại thành cùi màu trắng. Những nơi trồng nhiều dừa nhất hiện nay là Philipin, Malaysia, Xrilanca, Indonesia, Việt Nam, Hải Nam (Trung Quốc) và một số nước ở châu Mỹ, châu Phi. Tại nước ta, dừa được trồng nhiều nhất ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long Dừa có nhiều công dụng: Quả non cho nước giải khát, quả già cho cùi ăn rất ngon và dùng chế biến nhiều loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng như bánh dừa, sữa dừa, bơ dừa, kẹo dừa, dầu dừa Nước dừa cho lên men thành rượu vang dừa rất ngon và bổ… Khô dầu dừa trộn vào thức ăn cho gia súc. Lá dừa dùng lợp nhà, đan phên. Xơ vỏ quả dừa dùng làm thảm, bện thừng; thân và gáo dừa dùng chế đồ mỹ nghệ; đặc biệt than gáo dừa là nguyên liệu quý để chế than hoạt tính dùng trong y tế… Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg) Hàm lượng K và Mg trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải (electrolysis) – trong thời kháng chiến ác liệt, các bác sĩ của ta đã từng dùng nước dừa tươi thay cho dịch truyền để cứu thương binh. Cùi dừa non có chất béo và protein mà các loại quả khác khó có thể sánh bằng, đồng thời có tác dụng diệt sán lãi rất tốt. Theo một số sách y dược cổ truyền, dùng dừa để trị tiêu khát, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt (phong nhiệt là phong tà kết hợp với nhiệt tà gây nên bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, họng rát đau, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mỏng, hơi vàng, mạch phù sác). Còn sách Trung Hoa Dược Thực đồ giám có ghi: Dừa có tác dụng “tư bổ, thanh thử, giải khát và tiêu cam (bệnh trẻ con bụng ỏng da vàng), tẩy giun sán, kết hợp với mật để chữa chứng gầy yếu xanh xao ở trẻ nhỏ”. Theo nghiên cứu của Đông y: dừa vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Trái dừa có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da Ăn cùi dừa, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng, người đẹp thêm ra. Có thể nói, quả dừa từ nước, cùi đến vỏ đều là những vị thuốc Đông y quý giá. 1. Dừa dùng lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần. Thích dụng với người bị chứng viêm nhiệt, háo khát, tổn thương tân dịch (các chất dịch dinh dưỡng trong cơ thể), mồ hôi ra nhiều, bị phù thũng, nước tiểu ít và đỏ. 2. Nước dừa cho thêm chút ít đường, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống - có tác dụng ích khí sinh tân. Thích dụng với những người sau khi xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, người suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời. 3. Dừa 1 quả uống nước, ăn cùi. Mỗi ngày ăn uống vào lúc sáng sớm bụng còn đói, sau ba giờ lại ăn tiếp. Như vậy sẽ có tác dụng sát trùng đường ruột. Thích dụng với những người bị bệnh sán lá, sán dây. 4. Cùi dừa (nửa đến 1 quả), hàng ngày ăn vào buổi sáng và tối, có tác dụng nhuận tràng. Thích dụng với những người bị bệnh táo bón, bí đại tiện. 5. Cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ một, cho vào nấu cháo với ít gạo nếp, ngày ăn 2 lần. Có tác dụng kiện tỳ khai vị. Thích dụng với những người bị ốm lâu ngày mới khỏi, cơ thể còn suy nhược, ăn uống kém. 6. Dầu dừa (ép từ cùi dừa): dùng bôi ngoài da, có thể chữa trị được các bệnh ghẻ lở, bệnh nấm, bệnh nẻ 7. Vỏ quả dừa 30g, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần. Có tác dụng hoạt huyết, giảm đau. Thích dụng với những người bị trúng phong, và phòng ngừa đau tim, đau khớp. 8. Vỏ quả dừa đem đập dập vỏ, sắc lấy nước dùng để rửa ngoài vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp sát trùng. Thích dụng với người bị bệnh mẩn ngứa, bị nấm ngoài da. Theo kinh nghiệm dân gian, ngoài tác dụng làm giảm chứng háo khát, nước dừa dùng gội đầu có thể làm đen tóc. Một số bài thuốc dùng dừa chữa bệnh của các lương y miền Nam: Kiết lỵ: Dừa xiêm một quả tươi, khoét lỗ cho vào bên trong một thìa canh đường trắng, đặt lên bếp, nấu sôi kỹ. Uống nước dừa và ăn thêm một số cơm dừa, ngày uống một quả. Dừa xiêm một quả tươi, khoét lỗ cho vào bên trong một thìa canh đường trắng, đặt lên bếp, nấu sôi kỹ. Uống nước dừa và ăn thêm một số cơm dừa, ngày uống một quả. Say nắng bất tỉnh: đặt vào nơi bóng mát rồi cho uống nước dừa sẽ mau tỉnh. đặt vào nơi bóng mát rồi cho uống nước dừa sẽ mau tỉnh. Ho do phế nhiệt, khô cổ, rát họng, khan tiếng: Nước dừa 1 quả, chua me đất sao tồn tính 89g, muối hạt lâu năm 1 nắm, hạt tiêu 10g - tất cả giã mịn, ngâm nước dừa, lọc bỏ bã. Ngậm và nuốt dần nước đó 80-100ml/ngày, sẽ thấy tác dụng tốt. Nước dừa 1 quả, chua me đất sao tồn tính 89g, muối hạt lâu năm 1 nắm, hạt tiêu 10g - tất cả giã mịn, ngâm nước dừa, lọc bỏ bã. Ngậm và nuốt dần nước đó 80-100ml/ngày, sẽ thấy tác dụng tốt. Đau nhức khớp xương: vỏ quả dừa đốt tồn tính, tán mịn, ngày dùng 20g bột sao nóng hòa với rượu và nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi; cần kết hợp với châm cứu. vỏ quả dừa đốt tồn tính, tán mịn, ngày dùng 20g bột sao nóng hòa với rượu và nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi; cần kết hợp với châm cứu. Đau viêm loét dạ dày, ợ chua, ăn không tiêu: vỏ quả dừa đốt tồn tính 100g, tiêu sọ 50g, muối hạt lâu năm 50g, hạt đậu xanh 50g, nghệ xà cừ 50g, sấy khô tán mịn. Người lớn ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g, người nhiệt táo bón thì giảm tiêu, nghệ, người hàn thì tăng gấp đôi. Nếu ợ nhiều nước chua (trào ngược dịch vị) thì tăng thêm than vỏ dừa hoặc thêm mai mực 30g. vỏ quả dừa đốt tồn tính 100g, tiêu sọ 50g, muối hạt lâu năm 50g, hạt đậu xanh 50g, nghệ xà cừ 50g, sấy khô tán mịn. Người lớn ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g, người nhiệt táo bón thì giảm tiêu, nghệ, người hàn thì tăng gấp đôi. Nếu ợ nhiều nước chua (trào ngược dịch vị) thì tăng thêm than vỏ dừa hoặc thêm mai mực 30g. Các bài thuốc chữa bệnh bằng dừa của Trung Quốc Tam tì hư: cùi dừa 100g, cùi nhãn 50g, gạo nếp 150g, nấu cháo ăn. cùi dừa 100g, cùi nhãn 50g, gạo nếp 150g, nấu cháo ăn. Nôn mửa: nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, thêm 10 giọt nước gừng trộn đều uống. nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, thêm 10 giọt nước gừng trộn đều uống. Tẩy giun đũa: nước dừa cùi dừa 50g, ô mai 15g, vỏ lựu rễ lựu 10g sắc uống. nước dừa cùi dừa 50g, ô mai 15g, vỏ lựu rễ lựu 10g sắc uống. Đau gân cốt: vỏ dừa, cùi vỏ quýt, hương phụ, rễ đào 20g sắc uống. vỏ dừa, cùi vỏ quýt, hương phụ, rễ đào 20g sắc uống. Nẻ da do lạnh: vỏ quả hồng 50g đốt tồn tính, nghiền thành bột trộn đều với nước dừa bôi. vỏ quả hồng 50g đốt tồn tính, nghiền thành bột trộn đều với nước dừa bôi. Hắc lào, nấm tổ đĩa chân: lá đào tươi giã nát, vắt lấy nước trộn với dầu dừa bôi. lá đào tươi giã nát, vắt lấy nước trộn với dầu dừa bôi. Viêm nhiệt, háo khát, tổn thương tân dịch, mồ hôi ra nhiều, bị phù thũng, nước tiểu ít và đỏ: dừa một quả uống nước ngày 3 lần. dừa một quả uống nước ngày 3 lần. Sau xuất huyết miệng nôn, trôn tháo, người suy yếu ẻo lả, mết mỏi rã rời: nước dừa một cốc thêm 15g đường trắng, mấy hạt muối, khuấy đều uống. nước dừa một cốc thêm 15g đường trắng, mấy hạt muối, khuấy đều uống. Tẩy sán, sán dây: dừa một quả uống nước, ăn cùi, ăn vào lúc sáng sớm và tối sẽ nhuận tràng. dừa một quả uống nước, ăn cùi, ăn vào lúc sáng sớm và tối sẽ nhuận tràng. Kiện tỳ, khai vị: cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ thêm ít gạo nếp nấu cháo, ăn ngày 2 lần. cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ thêm ít gạo nếp nấu cháo, ăn ngày 2 lần. Trúng phong, đau tim, đau khớp: vỏ qua dừa sắc lấy nước uống ngày 2 lần. vỏ qua dừa sắc lấy nước uống ngày 2 lần. Mẩn ngứa, nấm ngoài da: vỏ quả dừa đập giập, sắc lấy nước rửa vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, sát trùng. vỏ quả dừa đập giập, sắc lấy nước rửa vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, sát trùng. . bánh dừa, sữa dừa, bơ dừa, kẹo dừa, dầu dừa Nước dừa cho lên men thành rượu vang dừa rất ngon và bổ… Khô dầu dừa trộn vào thức ăn cho gia súc. Lá dừa dùng lợp nhà, đan phên. Xơ vỏ quả dừa dùng. ĂN DỪA PHÒNG TRỊ BỆNH Dừa là loại cây được trồng rất nhiều từ nam Trung bộ trở vào miền cực Nam nước ta. Quả dừa tuy quen thuộc nhưng lại rất quý, có tác dụng nhiều mặt trong. Phi. Tại nước ta, dừa được trồng nhiều nhất ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long Dừa có nhiều công dụng: Quả non cho nước giải khát, quả già cho cùi ăn rất ngon và dùng chế biến nhiều loại thực

Ngày đăng: 13/05/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w