Ăn ớt chữa được nhiều bệnh Bài thuốc dân gian từ ớt * Đau bụng, lạnh bụng: chỉ dùng một ít ớt sắc uống thì có thể chữa khẩu vị kém hay đau bụng do lạnh gây ra. * Cảm mạo phong hàn: dùng ớt và gừng tươi nấu canh uống, chữa trị cảm mạo phong hàn; đặc biệt thích hợp đối với người bệnh có rối loạn tiêu hóa. * Khu hàn kiện vị: đông y cho rằng “Ớt tính vị khô nóng, khu tà xua hàn, sáng mắt sát trùng, ấm mà không bạo”, giúp khu hàn kiện vị, ớt giúp kích thích bài tiết dịch vị, tăng sự thèm ăn. * Phong thấp, đau do lạnh: người làm việc ngoài trời và nơi ẩm thấp, thường xuyên ăn ớt, đối với phòng trị viêm khớp phong thấp hay đau do lạnh đều có ích. Người ta đã chế ra cao dán ớt dùng chữa phong thấp và đau do lạnh. * Rụng tóc: dùng ớt hiểm 20 g xắt nhuyễn, rượu trắng 50 ml, ngâm 10 ngày, lấy dịch cốt thoa tại chỗ tóc rụng, giúp tóc tái sinh. * Sỏi mật: ớt xanh chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C, có thể làm cho cholesterol dư thừa trong cơ thể chuyển hóa thành acid cholic, từ đó dự phòng được sỏi mật, người đã bị sỏi mật ăn nhiều ớt xanh giàu vitamin C, có tác dụng trì hoãn bệnh trạng. * Giảm mỡ máu: thường ăn ớt giúp giảm mỡ máu, giảm hình thành huyết khối, có tác dụng dự phòng nhất định với bệnh tim mạch. * Giảm béo: trong ớt có chứa hoạt chất giúp đốt cháy chất béo hiệu quả, thúc đẩy chuyển hóa các chất, từ đó đạt hiệu quả giảm béo. Tại Nhật, trên thị trường đã có nhiều chế phẩm từ ớt dùng ăn thích hợp cho giới nữ. Tuy nhiên, với những ai chọn “bài thuốc chuyên dùng ớt” để giảm béo thì Đông y cho rằng chưa hẳn thích hợp (thể chất của mỗi người), cho dù ớt là thức ăn ít calori, bởi vì cần phải tuân thủ các biện pháp điều trị khác nữa (tập thể dục, chế độ ăn thích hợp ). Chế biến món ăn sức khỏe * Thịt gà xào ớt: ớt 150 g, thịt gà 100 g, thêm ít nước rồi xào, nêm nếm các gia vị, cách vài ngày ăn 1 lần, dùng liền vài lần, có công hiệu bồi bổ cơ thể, kiện tỳ vị, hoạt huyết, tăng thèm ăn, trừ hàn thấp, làm ấm thân thể… * Thịt bò xào ớt: ớt 200 g, thịt bò 100 g, thịt bò trụng qua nước sôi, vớt ra xắt lát mỏng, cùng ớt đã xắt nhuyễn, xào với dầu đang nóng, cách vài ngày ăn 1 lần, ăn thường xuyên, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, bổ huyết, mạnh gân, ôn trung tán hàn, trợ tiêu hóa… * Ớt dồn thịt: ớt tươi vài quả, bỏ cuống, móc bỏ hột, thịt xay nhuyễn (thịt, cá thát lát), dồn vào trong ớt, dùng dầu chiên, làm xốt, ăn thường xuyên, giúp ôn trung hạ khí, trợ ấm trừ lạnh, tăng lưu thông máu, khai vị tiêu thực, tăng sự thèm ăn. * Tương ớt: ớt xay thành tương, dùng đắp chỗ bị sưng, giúp tiêu sưng giảm đau. * Rượu ớt: ớt 12 g, ngâm với 500 ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, mỗi lần uống 5 ml, tăng dần 15 ml, ngày 2 lần, dùng chữa đau khớp, trật đả, cũng có thể dùng thoa tại chỗ tóc rụng, ngày vài lần, kích thích tại chỗ để mọc tóc. Ớt là món bổ cho phụ nữ Tại Nhật Bản, người ta cho rằng ớt là món bổ cho phụ nữ. Bởi lẽ ớt ngoài tác dụng sát trùng ra, trong đó còn chứa chất capsaicin, có thể thúc đẩy bài tiết kích tố trong cơ thể, từ đó tăng chuyển hóa các chất, để đạt hiệu quả đốt cháy chất béo trong cơ thể, có tác dụng giảm béo phì, hơn nữa ớt gồm những thành phần đáng tin cậy. Ngoài ra, tại một số nơi có món cay là thức ăn chính, thì phái đẹp tại đó không chỉ ít bị nổi mụn, mà phần đông chị em có làn da mịn màng. Những ai nên kiêng ăn ớt? Ăn ớt có ích, thế nhưng, một lần ăn quá nhiều, chất capsaicin quá nhiều sẽ kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, làm xung huyết nhiều, nhu động tăng nhanh, gây ra đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, làm cho hậu môn nóng rát, bộc phát các bệnh dạ dày, trĩ ra máu… Do vậy, các chuyên gia kiến nghị rằng mỗi ngày chỉ ăn 2 - 3 trái ớt là đủ. Một số người cần ít ăn hay không ăn ớt, tránh bệnh trạng gia tăng: * Người mắc bệnh trĩ: nếu ăn nhiều thức ăn kích thích như ớt, sẽ tạo kích thích đường ruột, làm cơn đau trĩ gia tăng, thậm chí dẫn đến tình trạng trĩ ra máu. Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái, không nên ăn ớt. * Người bệnh mắt: người đang mắc bệnh mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc ăn ớt sẽ làm bệnh nặng thêm. Trong thời gian điều trị, ăn nhiều thức ăn cay nóng như ớt, gừng, tỏi, tiêu, mù tạt… cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. * Người bệnh viêm túi mật: nên kiêng thức ăn cay nóng như ớt, rượu, mù tạt…, bởi vì những thức ăn này có tác dụng kích thích bài tiết dịch vị, dễ làm co thắt túi mật, bộc phát cơn đau thắt (vùng ngực). * Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa: ăn ớt tuy tăng sự thèm ăn, nhưng với người có chức năng tiêu hóa kém ăn ớt sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm, nên kiêng ăn. * Người bị bệnh nhiệt: người đang có chứng nhiệt như sốt, táo bón, chảy máu cam, miệng khô lưỡi táo, cổ họng sưng đau, ăn ớt sẽ làm bệnh trạng nặng hơn. * Sản phụ: sau khi sinh 1 tuần, sản phụ ăn ớt không chỉ làm cho chính mình “bốc hỏa”, xuất hiện triệu chứng táo bón, hơn nữa còn ảnh hưởng trẻ sơ sinh, làm cho trẻ tăng thêm nhiệt bên trong. * Người bị lở loét mồm miệng: người bệnh nhạy cảm với các vị mặn, đắng, chua, cay, nếu ăn ớt sẽ làm đau tăng thêm. * Người gầy ốm suy nhược: người gầy thường thuộc thể chất âm hư và tính nhiệt, người ta thường cho rằng “người ốm nhiều hỏa” tức là hư hỏa. Những người này thường có biểu hiện họng khô, miệng đắng, xung huyết vùng mắt, đầu nặng chân nhẹ, phiền táo dễ cáu, nếu ăn nhiều ớt không chỉ làm tăng các triệu chứng vừa nêu, hơn nữa dễ dẫn đến xuất huyết, dị ứng và viêm, khi nghiêm trọng sẽ phát sinh ung, nhọt… * Người tăng năng tuyến giáp: người tăng năng tuyến giáp thường trong trạng thái hưng phấn, nên không thích hợp với thức ăn mang tính kích thích mạnh như ớt. Mặt khác, người bệnh vốn có tim đập nhanh, sau khi ăn ớt sẽ làm cho tim đập nhanh hơn, chứng trạng tăng nặng. * Người bị viêm thận: nghiên cứu cho thấy, các thức ăn mang tính kích thích như ớt và các gia vị mang tính cay nóng (như hành, gừng, tỏi, cà ri, tiêu, mù tạt) trong quá trình chuyển hóa, các thành phần cay nóng thường được đào thải thông qua thận, chúng đều có tác dụng kích thích ở những mức độ khác nhau với tế bào thận, khi nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Cho nên, người bị bệnh thận nên kiêng ăn ớt cay. Ớt - những điều chưa biết Các nhà khoa học Mỹ cho biết, việc thêm một chút ớt trong các bữa ăn hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Theo đó, trái ớt vốn chứa rất nhiều vitamin C, gấp 2 lần (ớt xanh) và 3 lần (ớt chín) so với quả cam được xem có công dụng chống cảm, kháng viêm. Riêng với thành phần cao chất chống oxy hóa như bioflavonoid, carotenoid, capsaicin, ớt trái tỏ ra hữu hiệu trong việc trị ung thư, chống lão hóa. Ngoài ra, ớt trái còn có công dụng kích hoạt não sản sinh ra endorphin - một chất giúp xoa dịu cơn đau và gây hưng phấn cho người. Người ta còn cho rằng ăn ớt thường xuyên giúp ngủ ngon và tim khỏe mạnh. Theo nghiên cứu của Đại học Tasmania (Úc), trong 18 tháng nghiên cứu tại Launceston, nhận thấy những người ăn ớt mỗi ngày có sức khỏe tốt hơn những người không hề ăn ớt. Những người ăn ớt đều đặn có giấc ngủ ngon và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch của họ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ớt có tác dụng rất nhỏ đối với lượng insulin và lượng glucose trong cơ thể. Lương y Nguyễn Công Đức, khoa y học cổ truyền, Đại học y dược TP.HCM . trái, không nên ăn ớt. * Người bệnh mắt: người đang mắc bệnh mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc ăn ớt sẽ làm bệnh nặng thêm. Trong thời gian điều trị, ăn nhiều thức ăn cay nóng như ớt, gừng, tỏi,. Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa: ăn ớt tuy tăng sự thèm ăn, nhưng với người có chức năng tiêu hóa kém ăn ớt sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm, nên kiêng ăn. * Người bị bệnh nhiệt: người đang. các bệnh dạ dày, trĩ ra máu… Do vậy, các chuyên gia kiến nghị rằng mỗi ngày chỉ ăn 2 - 3 trái ớt là đủ. Một số người cần ít ăn hay không ăn ớt, tránh bệnh trạng gia tăng: * Người mắc bệnh