1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu ôn thi tham khảo vào lớp 10 (3)

12 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 8 – HKII – Năm học 2014 - 2015 I. Phần trắc nghiệm: Chương 7: Bài tiết Câu 1: Quá trình lọc máu thực hiện ở: a. Cầu thân. b. ống thận. c. Nang cầu thận. d. Mạch máu bao quanh ống thận. Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm: A. Thận, cầu thận, nang cầu thận, bóng đái B. Thận, ống đái, nang cầu thận, bóng đái C. Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái D. Cầu thận, nang cầu thận, ống đái, bóng đái Câu 3: Nước tiểu đầu hình thành do: A. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận B. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận C. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận D. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận Câu 4: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: A. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận B. Cầu thận, ống thận, ống dẫn nước tiểu C. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận . D. Nang câu thận, ống thận, bể thận Câu 5: Các cơ quan nào sau đây thực hiện chức năng bài tiết? A. Thận, cầu thận, dạ dày C. Thận, phổi, da B. Thận, dạ dày, ruột non, ruột già D. Thận, nang cầu thận, dạ dày Câu 6: Chức năng của cầu thận là: a, Lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức b, Hình thành và thải nước tiểu c, Lọc máu và hình thành nước tiểu đầu d, Lọc máu, hình thành và thải nước tiểu Câu 7: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Thận B. Ống dẫn nước tiểu C. Bóng đái D. Ống đái Câu 8. Cấu tạo của thận gồm: A. Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu B. Phần vỏ, phần tủy, bể thận C. Phần vỏ, phần tủy với các đợn vị chức năng, bể thận D. Phần vỏ, phần tủy với các đợn vị chức năng của thận cùng các ống góp,bể thận Câu 4/ Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucozơ thì người đó sẽ bị bệnh gì? : a. Đái thái đường. b.Dư Insulin. c. Sỏi thận. d.Sỏi bóng đái. Câu 9: Lượng nước tiểu chính thức thải ra mỗi ngày ở người trưởng thành là: A. 200 ml. B. 1,5 lít. C. 2 lít . D. 17 lít. Câu 10: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì: a. Dễ tạo sỏi, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. b. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục. c. Dễ tạo sỏi và có thể gây viêm bóng đái. d. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. Câu 11: Thành phần nước tiểu đầu khác máu: a. Trong máu có sản phẩm thải b. Trong nước tiểu đầu không có protein và tế bào máu c. Trong nước tiểu đầu có protein và tế bào máu d. Trong nước tiểu đầu có tế bào máu Chương 8: Da Câu 1: Lớp da chính chức là: a. Lớp bì. b. Lớp biểu bì. c. Lớp mỡ dưới da. d. Tầng sừng. Câu 2: Cấu tạo của da gồm: A. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp cơ B. Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da và lớp cơ C. Lớp bì, lớp mỡ dưới da và lớp cơ D. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da. Câu 3: Cấu tạo của da gồm mấy lớp A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Các thụ quan nằm ở phần nào của da ? a. Tầng sừng b. Tầng tế bào sống c. Lớp bì d. Lớp mỡ Câu 5: Trong cơ thể cơ quan thực hiện bài tiết: a. Ruột b. Da c. Phế quản d. Gan. Câu 6: Ở da, bộ phận nào đảm nhận chức năng bài tiết và tỏa nhiệt: a.Cơ quan thụ cảm b. Tuyến nhờn c. Tuyến mồ hôi d. Cơ dựng lông Câu 7: Khi trời quá nóng da có phản ứng: A. Mao mạch dưới da dãn tiết mồ hôi nhiều. B. Mao mạch dưới da dãn. C. Mao mạch dưới da co. D. Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co. Câu 8: Các chức năng của da là: a. Bảo vệ, cảm giác và vận động c. Bảo vệ , cảm giác, điều hòa thân nhiệt và bài tiết b. Bảo vệ, điều hòa thân nhiệt và vận động d. Bảo vệ, vận động, điều hòa thân nhiệt và bài tiết Câu 9: Da có khả năng diệt khuẩn lên đến: a. 65% b. 75% c. 85% d. 95% Câu 10: Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần: A. Bôi một lớp mỏng kem đánh răng vào nơi bị bỏng. B. Ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng. C. Dùng nước mắm nguyên chất bôi vào nơi bị bỏng. D. Bôi thuốc mỡ chống bỏng. Câu 11: Khi trời nóng cơ thể có hình thức điều hòa nhiệt: A. Dãn mạch máu dưới da. B. Co mạch máu dưới da C. Sởn gai ốc D. Run Chương 9: Thần kinh - Giác quan Câu 1: Tế bào thụ cảm thính giác có ở: a. Chuỗi xương tai. b. Màng nhĩ. c. Cơ quan cooc ti d. Ống bán khuyên. Câu 2: Tế bào que ở màng lưới cầu mắt người có chức năng thu nhận kích thích về : a. Ánh sáng mạnh. b. Ánh sáng yếu. c. Ánh sáng và màu sắc. d. Màu sắc. Câu 3: Trung ương thần kinh gồm: A. Não bộ và tủy sống B. Não bộ, tủy sống và hạch thần kinh. C. Não bộ, tủy sống và dây thần kinh D. Não bộ, dây thần kinh, hạch thần kinh Câu 4: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở: A. ống tai B. Xương tai C. Ống bán khuyên D. Cơ quan coocti Câu 5: Vitamin giúp bệnh quáng gà và khô giác mạc là: A. Vitamin D B. Vitamin C C. Vitamin B D. Vitamin A Câu 6: Viễn thị là do A. Cầu mắt ngắn bẩm sinh hoặc thể thủy tinh quá dẹp B. Cầu mắt ngắn bẩm sinh hoặc thể thủy tinh bị lão hóa C. Cầu mắt dài bẩm sinh hoặc thể thủy tinh quá dẹp D. Cầu mắt dài bẩm sinh hoặc thể thủy tinh quá phồng Câu 7: Có bao nhiêu dây thần kinh tủy A. 31 B. 3 C. 62 D. 64 Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phản xạ không điều kiện : A. Trung ương nằm ở trụ não và tuỷ sống B. Cung phản xạ đơn giản C. Bền vững D. Số lượng không hạn định Câu 9: Tế bào que ở màng lưới cầu mắt người có chức năng thu nhận kích thích về: A. Ánh sáng mạnh B. Ánh sáng và màu sắc C. Ánh sáng yếu D. Màu sắc. Câu 10: Nếu nửa phần bên trái đại não bị tổn thương sẽ gây ra: a. Tê liệt nửa phần bên phải cơ thể b. Tê liệt nửa phần bên trái cơ thể c. Tê liệt toàn thân d. Mất hết các phản xạ không điều kiện Câu 11: Tiểu não có vai trò: a. Điều khiển, điều hòa các hoạt động phức tạp của cơ thể b. Dẫn truyền các xung thần kinh từ tuỷ sống và ngược lại c . Điều khiển các hoạt động dinh dưỡng của cơ thể d. Điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể Câu 12: Vùng thị giác nằm ở a/ Thuỳ chẩm. b/ Thuỳ thái dương c/ Thuỳ đỉnh d/ Thuỳ trán. Câu 13: Vùng thính giác của vỏ não nằm ở: a. Thuỳ trán b. Thuỳ đỉnh c. Thuỳ chẩm d. Thuỳ thái dương Câu 14: Chất xám nằm bên ngoài tạo thành vỏ của: a. Trụ não b. Hành não c. Tiểu não d. Cuống não. Câu 15: Vai trò của thể thuỷ tinh: a. Như một thấu kính phân kỳ. b. Như một kính cận. c. Như một thấu kính hội tụ. d. Như một thấu kính lõm. Câu 16: Thành phần chủ yếu tạo nên chất xám ở bộ phận thần kinh trung ương là: a. Thân nơron b. Thân và sợi nhánh c. Thân và sợi trục d. Sợi trục nơron Câu 17: Các tế bào thụ cảm thị giác có ở: a. Màng giác b. Màng cứng c. Màng mạch d. Màng lưới Câu 18:Vùng thính giác nằm ở: a. Thùy chẩm b. Thùy đỉnh c. Thùy thái dương d. Thùy trán Câu 19: Điều tiết để đưa ảnh của vật rơi đúng trên màng lưới là chức năng của: a. Thể thủy tinh b. Màng giác c. Màng lưới d. Điểm vàng Câu 20: Hệ thần kinh có vai trò: A. Điều khiển, điều hòa hoạt động các cơ quan B. Điều khiển, phối hợp hoạt động các cơ quan C. Điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan D. Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan Câu 21: Nơron là tên gọi của: A. Mô thần kinh B. Hệ thần kinh C. Tổ chức thần kinh D. Tế bào thần kinh Câu 5: Điểm tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất trên màng lưới được gọi là: A. Điểm mù C. Điểm sáng B. Điểm vàng D. Điểm tối Câu 22: Nếu nữa phần bên trái đại não bị tổn thương sẽ gây ra: a, Tê liệt nửa phần bên phải cơ thể. b, Tê liệt nửa phần bên trái cơ thể. c, Tê liệt toàn thân d, Cơ thể không bị tê liệt. Câu 23: Chức năng của thủy tinh thể ? a, Cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua. b, Dẫn truyền xung thần kinh từ mắt về não bộ c, Điều tiết để ảnh rơi đúng trên màng lưới. d, Làm cho vật có kích thước lớn hơn bình thường Câu 24: Khi kích thích chi sau bên trái bằng dung dịch HCl 1%, chi sau bên phải co nhưng chi sau bên trái không co chứng tỏ: A. Rễ sau bên trái bị đứt B. Rễ sau bên phải bị đứt. C. Rễ trước bên trái bị đứt. D. Rễ trước bên phải bị đứt Câu 25: Các bệnh, tật nào của mắt đeo kính phân kì A. Đau mắt hột. B. Cầu mắt ngắn. C. Viễn thị D. Cận thị. Câu 26: Tế bào thụ cảm thính giác nằm trên A. Màng tiền đình. B. Màng bên. C. Màng cơ sở D. Màng che phủ. Câu 27: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phản xạ không điều kiện : A. Trung ương nằm ở trụ não và tuỷ sống B. Cung phản xạ đơn giản C. Bền vững D. Số lượng không hạn định Câu 28: Tế bào que ở màng lưới cầu mắt người có chức năng thu nhận kích thích về: A. Ánh sáng mạnh B. Ánh sáng và màu sắc C. Ánh sáng yếu D. Màu sắc. Câu 29: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phản xạ không điều kiện : A. Trung ương nằm ở trụ não và tuỷ sống B. Cung phản xạ đơn giản C. Bền vững D. Số lượng không hạn định Câu 30: Tế bào que ở màng lưới cầu mắt người có chức năng thu nhận kích thích về: A. Ánh sáng mạnh B. Ánh sáng và màu sắc C. Ánh sáng yếu D. Màu sắc. Câu 31: Trung khu PXCĐK nằm ở: A. Vỏ não B. Tủy sống C. Não giữa D. Tiểu não Câu 32: Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi: A. Chuỗi xương tai B. Vòi nhĩ C. Màng nhĩ D. Ốc tai Câu 33: Khả năng nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật? A. Phản xạ có điều kiện. B. Tư duy trừu tượng C. Phản xạ không điều kiện. D. Trao đổi thông tin. Câu 34: Cơ quan điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp của cơ thể là: a.Trụ não. b. Tiểu não. c. Não trung gian. d. Đại não. Câu 35: Khả năng nào sau đây chỉ có ở người mà không có ở động vật : a. Phản xạ có điều kiện b. Phản xạ không điều kiện c. Tư duy trừu tượng d. Trao đổi thông tin Câu 36: Một người bị tê liệt phần bên trái cơ thể do hậu quả của tai nạn giao thông làm tổn thương đại não. Phần nào của đại não đã bị tổn thương ? A. Phần đại não bên phải C. Cả 2 phần đại não bên trái và bên phải B. Phần đại não bên trái D. Không phần nào bị tổn thương Câu 37: Dây thần kinh tủy là : a. dây hướng tâm b. dây li tâm c. dây pha d. dây cảm giác Câu 38: Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột là do: A. Một loại vi rut B. Một loại vi khuẩn C. Một loại vi khuẩn kí sinh D. Một loại nấm kí sinh Câu 39: Cơ quan điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp của não bộ là : a. Trụ não b. Não trung gian c. Tiểu não d. Đại não Câu 40: Người mắc bệnh quáng gà do thiếu vitamin a. B b. C c. A d. D Chương 10: Nội tiết Câu 1: Tuyến nội tiết nào chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác? a. Tuyến giáp. b. Tuyến tụy. c. Tuyến trên thận. d. Tuyến yên . Câu 2: Chất tiết từ các tuyến nội tiết được gọi là: A. Dịch B. Men C. Hoocmôn D. Prôtêin Câu 3: Bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết xảy ra khi hoạt động của tuyến nội tiết nào bị rối loạn? A. Tuyến tuỵ B. Tuyến giáp C. Tuyến yên D. Tuyến sinh dục Câu 4:Vai trò của hooc môn là a. Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định . b. Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao . c. Điều hoà các quá trình sinh lý duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể d, Hooc môn không mang tính đăc trưng cho loài . Câu 5: Tuyến yên có vai trò quan trọng nhất? a. Có vai trò trong quá trình trao đổi chất b. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết khác? c. Tiết hoocmon ảnh hưởng đến sự tăng trưởng d. Tiết hoocmon ảnh hưởng đến sự trao đổi glucozo, các chất khoáng của cơ thể Câu 6: Hoocmôn của thùy trước tuyến yên kích thích sự tăng trưởng của cơ thể là: a. FSH b. TSH c. LH d. GH Câu 7: Bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết xảy ra khi hoạt động của tuyến nội tiết nào bị rối loạn: a, Tuyến giáp b, Tuyến yên c, Tuyến tụy. d, Tuyến sinh dục Câu 8: Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: A. Bệnh tiểu đường. B. Phù nề. C. Tăng nhịp tim D. Tăng huyết áp. Câu 9: Hoóc môn tham gia điều hoà lượng đường trong máu là: A. Glucagôn. B. Insulin. C. Ađrênalin. D. Cả A và B Câu 10: Hooc môn nào là của tuyến tụy? a. Dịch tụy, Insulin. b. Tiroxin, Glucogon. c. Insulin, Tiroxin. d. Glucagon, Insulin. Câu 11: Tuyến tụy tiết hoocmon insulin để: a. Tăng đường huyết b. Hạ đường huyết c. Tăng trao đổi chất d. Tăng nhịp tim Chương 11: Sinh sản Câu 1: Cần làm gì để tránh mang thai ở tuổi vị thành niên : A. Bạn bè khác giới không được ngồi gần nhau. B. Bạn bè khác giới không được nắm tay nhau. C. Bạn bè khác giới không được thích nhau. D. Bạn bè khác giới không được quan hệ tình dục, cần giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh. Câu 2: Ở người, cơ quan sản xuất tinh trùng là: a. Túi tinh b. Tinh hoàn c. Bìu d. Ống dẫn tinh Câu 3: Tác hại nghiêm trọng của HIV/AIDSlà: a, Gây bệnh lao phổi b, Gây suy nhược cơ thể c, Gây lở loét d, Làm cơ thể mất khả năng chống bệnh Câu 4: Biện pháp không đúng về cơ sở khoa học để tránh thai ở người: A. Ngăn trứng chín và rụng B. Cho tinh trùng gặp trứng C. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng D. Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ Câu 5: Ở người cơ quan sản xuất tinh trùng là: A. Bìu B. Tinh hoàn C. Túi tinh D. Ống dẫn tinh II. TỰ LUẬN: BÀI TIẾT Câu 1: Bài tiết là gì? Vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu. - Bài tiết là hoạt động giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường. Ý nghĩa: giúp môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện cho trao đổi chất diễn ra bình thường. Cần có các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu sau: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu - Khẩu phần ăn uống hợp lí. - Đi tiểu đúng lúc. Câu 2: Vai trò sự bài tiết đối với cơ thể sống? Theo em số lượng đơn vị chức năng rất lớn (khoảng 1 triệu) ở mỗi quả thận người có ý nghĩa gì? - Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống: giúp môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện cho trao đổi chất diễn ra bình thường. - Giúp quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu một cách thuận lợi Câu 3: Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ đâu? - Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể hoặc những chất thừa gây hại cho cơ thể. Câu 4: Trong các hoạt động bài tiết, hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao? - Phổi bài tiết CO 2 , thận bài tiết nước tiểu là quan trọng nhất. Vì thận giúp cơ thể bài tiết tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu. - Vì hai cơ quan này bài tiết chủ yếu chất độc, chất cặn bã và khí CO 2 ra khỏi cơ thể. Câu 5: Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. - Thận gồm 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. Câu 6: Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu? Gồm những quá trình nào? - Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đơn vị chức năng của thận. - Gồm 3 quá trình: + Lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. + Hấp thụ lại các chất cần thiết diễn ra ở ống thận. + Bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất độc, chất không cần thiết. Tạo thành nước tiểu chính thức diễn ra ở ống thận. Câu 7: Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn? - Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục. Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu dẫn đến bài tiết ra ngoài. Câu 8: Em hãy giải thích tại sao ở trẻ em thì hay đái dầm? Còn ở ngời già khó điều khiển phản xạ đi tiểu? - Trẻ em thì hay đái dầm vì ở trẻ em phản xạ thần kinh cha phát triển. - Người già khó điều khiển phản xạ đi tiểu vì ở ngời già cơ vân co không tốt. Câu 9: Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? - Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: + Các vi khuẩn gây bệnh. + Các chất độc trong thức ăn. + Khẩu phần thức ăn không hợp lí. DA Câu 1. Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó. - Chức năng của da: - Da có 4 chức năng chính: + Bảo vệ cơ thể: là chức năng quan trọng nhất. + Cảm giác. + Bài tiết. + Điều hòa thân nhiệt. - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người. - Nêu được các đặc điểm phù hợp với chức năng: + Bảo vệ cơ thể: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. + Cảm giác: Tiếp nhận kích thích nhờ cơ quan thụ cảm. + Bài tiết: Bài tiết qua tuyến mồ hôi. + Điều hòa thân nhiệt: Nhờ co giãn mạch máu dưới da, hoạt động tuyến mồ hôi, co cơ chân lông làm cho lớp mỡ cũng mất nhiệt. Câu 2: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh quá? * Phản ứng của da khi trời nóng hay lạnh quá là: - Khi trời nóng, các mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi. - Khi trời lạnh mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co. Câu 3: Trình bày các thói quen sống khoa học để co một làn da khỏe đẹp. + Phải thường tắm rửa thay quần áo và giữ gìn da luôn sạch sẽ để đề phòng các bệnh ngoài da. + Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của da và của cơ thể. + Giữ vệ sinh môi trường sống. + Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng. Câu 4: Cho biết cấu tạo và chức năng của da? Biện pháp phòng tránh các bệnh về da. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì? - Cấu tạo da gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. + Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh + Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ. - Các biện pháp phòng tránh các bệnh về da + Giữ vệ sinh thân thể. + Giữ vệ sinh môi trường. - Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống tác dụng cơ học của môi trường, có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời rét và tích trữ năng lượng. Câu 5: Cần vệ sinh da như thế nào để tránh các bệnh về da? * Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát. + Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ. + Khi bị bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh sạch, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện. Câu 6: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó - Biện pháp giữ gìn vệ sinh da + Cần phải chống bụi bám, thường xuyên tắm giặt, rửa nhiều lần trong ngày những chỗ hay bị bụi bám (mặt, chân tay)… + Cần tránh những va chạm mạnh vào da, không nên cậy mụn trứng cá… - Cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh da + Khả năng diệt vi khuẩn bám trên da. + Ngăn ngừa các bệnh ngoài da. + Giúp hoạt động bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng tốt đến sức khỏe. + Da bị xây xát: dễ gây các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm.  Do vậy cần giữ gìn, bảo vệ da sạch, không bị xây xát nhất là ở tuổi dậy thì. Câu 7: Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước? - Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết gắn chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn nên bề mặt da luôn mềm mại và không bị ngấm nước Câu 8: Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc? - Ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc vì da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm… Câu 9: Trình bày các nguyên tắc rèn luyện da. - Các nguyên tắc rèn luyện da: + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng. + Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người. + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương. THẦN KINH Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não. 1. Cấu tạo ngoài của đại não: - Rãnh liên bán cầu chia đại não làm hai nửa. - Rãnh sâu chia bán cầu làm bốn thuỳ: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương. - Các khe, rãnh tạo thành khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não 2300 – 2500cm 2 2. Cấu tạo trong của đại não: - Chất xám (vỏ não): dày khoảng 2-3 mm, gồm 6 lớp tế bào, chủ yếu là các tế bào hình tháp. - Chất trắng (dưới vỏ não): là các đường thần kinh 3. Chức năng của đại não: - Chất xám: là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện, cảm giác, ý thức, trí nhớ, trí khôn. - Chất trắng: Dẫn truyền: + Nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. + Nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tuỷ sống. + Chứa các nhân nền. Câu 2: Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của tủy sống? 1/ Cấu tạo: a/ Cấu tạo ngoài: * Vị trí: Bắt đầu từ đốt sống cổ I và tận cùng ở đốt sống thắt lưng II. * Hình dạng và kích thước: Hình trụ, dài khoảng 50 cm, rộng 1cm. Có hai chỗ phình ở cổ và ở thắt lưng, nơi xuất phát của các dây thần kinh liên quan đến tay và chân. * Màu sắc: Màu trắng bóng. * Màng tủy: Có 3 lớp : màng cứng, màng nhện, màng nuôi  Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống b/ Cấu tạo trong: * Chất xám : Ở trong, một cột dài có hình cánh bướm. Do thân và sợi nhánh của nơron tạo thành. * Chất trắng: Ở ngoài, bao quanh chất xám. Do sợi trục của nơron tạo thành. - Từ tủy sống xuất phát 31 đôi dây thần kinh tủy 2/ Chức năng: * Chất xám: Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện. * Chất trắng: Là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ. Câu 3: Ở người trụ não có cấu tạo và chức năng như thế nào? 1. Cấu tạo trụ não người - Chất trắng ở ngoài, lả các đường liên lạc dọc, nối tủy sông với các phần trên của não và bao quanh chất xám. - Chất xám ở trong, tập trung thành cắc nhận xám, đó là trung khu thần kinh, nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha. 2. Chức năng của trụ não: - Chất xám: Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm. - Chất trắng: Dẫn truyền đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động). Câu 4: Đại não người tiến hóa hơn thú ở những đặc điểm nào? - Đại Não người tiến hóa hơn não thú: - Khối lượng não ở cơ thể người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp thú: - Đại não người rất phát triển và lớn nhất so các phần khác. - Vỏ chất xám dày (2-4mm) có 6 lớp TB, bề mặt có nhiều khe rãnh làm tăng diện tích vỏ não lên 2300-2500 cm 2 . - Có nhiều khúc cuộn tiến hóa hơn hẳn so thú. - Có rất nhiều vùng chức năng, có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết chỉ có ở người, không có ở thú. Câu 5: Cấu tạo và chức năng của nơron. - Cấu tạo của nơron: + Thân và các sợi nhánh  Tạo chất xám trong trung ương thần kinh + Sợi trục  Thành phần tạo nên chất trắng và các dây TK. Vì vậy nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. - Chức năng của nơron: Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Câu 6: Trình bày cấu tạo và chức năng của tủy sống. 1/ Cấu tạo ngoài: * Vị trí: Bắt đầu từ đốt sống cổ I và tận cùng ở đốt sống thắt lưng II. * Hình dạng và kích thước: Hình trụ, dài khoảng 50 cm, rộng 1cm. Có hai chỗ phình ở cổ và ở thắt lưng, nơi xuất phát của các dây thần kinh liên quan đến tay và chân. * Màu sắc: Màu trắng bóng. * Màng tủy: Có 3 lớp : màng cứng, màng nhện, màng nuôi  Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống 2/ Cấu tạo trong: * Chất xám: Ở trong, một cột dài có hình cánh bướm. Do thân và sợi nhánh của nơron tạo thành. * Chất trắng: Ở ngoài, bao quanh chất xám. Do sợi trục của nơron tạo thành. 3/ Chức năng: * Chất xám: Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện. * Chất trắng: Là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ. Câu 7: Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy. a. Cấu tạo của dây thần kinh tủy: - Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ. - Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm: + Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau (rễ cảm giác) + Các bó sợi thần kinh vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước (rễ vận động) - Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt nhập lại thành dây thần kinh tủy. b. Chức năng của dây thần kinh tủy: Dẫn truyền các xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ quan về trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng. Câu 8: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? - Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động. Câu 9: Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não. a. Cấu tạo của trụ não: - Trụ não gồm hành não, cầu não và não giữa (cuống não và củ não sinh tư) - Trụ não gồm chất trắng bên ngoài, chất xám bên trong (tập trung thành các nhân xám), phát ra 12 đôi dây thần kinh não, có 3 loại: vận động, cảm giác, dây pha. b. Chức năng: - Chất trắng: Dẫn truyền (đường lên (cảm giác) , đường xuống (vận động)) - Chất xám: Điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng (tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp…) Câu 10: Cấu tạo và chức năng của não trung gian? - Cấu tạo: Não trung gian gồm: đồi thị và vùng dưới đồi - Chức năng: Đồi thị là trạm chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não và các nhân xám ở vùng dưới đồi. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Câu 11: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? - Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đó ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền xung thần kinh giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. Câu 12: So với não của động vật thuộc lớp Thú, não người có đặc điểm gì tiến hóa hơn? - Những đặc điểm tiến hoá về cấu tạo và chức năng của đại não người so với thú là: + Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật khác thuộc lớp Thú. + Vỏ não có nhiều khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt (khối lượng chất xám lớn hơn) + Ngoài trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, ở người còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) Câu 13: Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng a. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng - Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: + Trung ương nằm trong não, tuỷ sống. + Ngoại biên là dây thần kinh và hạch thần kinh. - Có 2 phân hệ: + Phân hệ thần kinh giao cảm. + Phân hệ thần kinh đối giao cảm. b. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động các cơ quan nội tạng (cơ trơn cơ tim và các tuyến) GIÁC QUAN Câu 1: Trình bày cấu tạo của cầu mắt. Vì sao ảnh của vật hiên trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Trình bày đúng cấu tạo của cầu mắt trang 156 SGK 1. Cấu tạo cầu mắt : a. Cấu tạo ngoài: - Hình dạng ngoài: Hình cầu. - Vị trí: Cầu mắt nằm trong hốc xương sọ, phía ngoài có lông mi, lông mày bảo vệ và có tuyến lệ làm cho mắt không bị khô. b. Cấu tạo trong cầu mắt: Gồm: - Màng bọc: + Màng cứng ngoài có chức năng bảo vệ: Phía trứơc là màng giác trong suốt cho ánh sáng đi qua. + Màng mạch ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo lòng đen ở phía trước. + Màng lưới trong cùng: Tế bào nón, tế bào que - Môi trường trong suốt: + Thủy dịch + Thể thủy tinh + Dịch thủy tinh Trình bày đúng ảnh của vật hiên trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất - Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt qua màng giác, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, tới màng lưới. - Nhờ sự điều tiết của thể thuỷ tinh (như một thấu kinh hội tụ), cho ảnh rõ nét trên màng lưới tại điểm vàng. - Đồng thời ánh sáng tới màng lưới, sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương thần kinh (vùng thị giác) để phân tích cho ta nhận biết được chính xác về độ lớn hình dạng, màu sắc của vật. Câu 2: Cận thị là gì? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục và các biện pháp phòng tránh đối với tật cận thị - Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Nguyên nhân: + Bẩm binh: Cầu mắt dài hơn bình thường. + Thể thủy tinh luôn luôn phồng do không giư khỏang đúng khi đọc sách, xem tivi…. - Cách khắc phục: Đeo kính mặt lõm - Biện pháp phòng tránh: + Giữ đúng khoảng cách khi ngồi học hoặc viết, không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều hoặc ánh sáng quá chói lóa, không nên tiếp xúc nhiều với máy vi tính, bàn ghế không phù hợp Câu 3: Viễn thị là gì? Nêu nguyên nhân, cách khắc phụcđối với tật viễn thị - Viễn thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. - Nguyên nhân: + Bẩm sinh cầu mắt ngắn + Thể thuỷ tinh bị lão hoá mất khả năng điều tiết. - Khắc phục: Đeo kính viễn Câu 4: Tại sao không nên đọc sách trên tàu xe hoặc ở nơi thiếu ánh sáng? Không nên đọc sách khi đi tàu xe: vì khoảng cách giữa vật và mắt luôn thay đổi hoặc đọc sách nơi thiếu ánh sáng, sẽ làm thể thủy tinh luôn phồng dẫn đến tật cận thị. Câu 5: Vẽ hình và trình bày cấu tạo của cầu mắt ? + Vẽ hình cầu mắt đúng, chú thích đủ. + Trình bày cấu tạo của cầu mắt Nêu được 3 lớp - Mang cứng: phía trước có màng giác (0,5) - Màng mạch: có mạch máu và các tế bào sắc tố đen (1) - Màng lưới: chứa các tế bào thụ cảm thị giác (0,5) - Môi trường trong suốt trong cầu mắt Câu 6: Trình bày cấu tạo của tai - Tai ngoài: + Vành tai: Hứng sóng âm. + ống tai: Hớng sóng âm. + Màng nhĩ: Khuếch đại âm. - Tai giữa: + Chuỗi xơng tai: (gồm xương bỳa, xương đe, xương bàn đạp) truyền súng õm. + Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. - Tai trong: + Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm. Câu 7: Trình bày cấu tạo của màng lưới và sự tạo ảnh ở màng lưới. a. Cấu tạo của màng lưới: - Màng lưới: Cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm: + Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. - Điểm vàng : Là nơi tập trung tế bào nón. - Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh. Không có tế bào thụ cảm thị giác. - > Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ. b. Sự tạo ảnh ở màng lưới - Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt qua màng giác, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, tới màng lưới. - Nhờ sự điều tiết của thể thuỷ tinh (như một thấu kinh hội tụ), cho ảnh rõ nét trên màng lưới tại điểm vàng. - Đồng thời ánh sáng tới màng lưới, sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương thần kinh (vùng thị giác) để phân tích cho ta nhận biết được chính xác về độ lớn hình dạng, màu sắc của vật. Câu 8: Chức năng thu nhận sóng âm ở tai người và các biện pháp vệ sinh tai. - Chức năng thu nhận sóng âm: Sóng âm từ nguồn âm phát ra vành tai hứng lấy→ ống tai → màng nhĩ → chuỗi xương tai → màng cửa bầu → chuyển động ngoại dịch, nội dịch trong ốc tai màng tác động lên cơ quan Coocti làm cho các tế bào thụ cảm thính giác hưng phấn →vùng thính giác cho ta nhận biết về các âm thanh. - Biện pháp vệ sinh tai: + Giữ tai luôn sạch sẽ , không dùng vật nhọn để ngoáy tai. + Tránh viêm họng. + Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh. PHẢN XẠ Câu 1: Nêu các điều kiện cần cho sự thành lập các PXCĐK và ý nghĩa của sự ức chế PXCĐK. 1. Các điều kiện cần - Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện (kích thích bất kì) với kích thích không điều kiện. - Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích khơng điều kiện một thời gian ngắn. Q trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. 2. Ý nghĩa sự ức chế - Đảm bảo cơ thể thích nghi với mơi trường và điều kiện sống ln thay đổi. - Hình thành các thói quen tập qn tốt. Câu 2: Vẽ và chú thích cấu tạo của một Nơron điển hình. Nêu chức năng của nơron Chức năng: Hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh. Câu 3: Cho biết sự khác nhau giữa phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mỗi loại phản xạ cho một ví dụ. - Sự khác nhau giữa phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện - Phản xạ khơng điều kiện (PXKĐK): Là phản xạ sinh ra đã có, khơng cần phải học tập. Vd: khóc, cười, bú sữa… - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của q trình học tập, rèn luyện. Vd: bơi lội, đạp xe đạp… Câu 4: Nêu các tính chất của phản xạ có điều kiện? + Phản xạ có và khơng điều kiện: - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của q trình học tập và rèn luyện. - Phản xạ khơng điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, khơng cần phải học tập + Các tính chất của phản xạ có điều kiện: - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện - Được hình thành trong đời sống (qua học tập và rèn luyện) - Dễ mất đi khi khơng củng cố - Có tính chất cá thể - Số lượng khơng hạn định - Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não Câu 5: So sánh tính chất của phản xạ khơng điều kiện với phản xạ có điều kiện. + Nêu đủ tính chất của phản xạ khơng điều kiện + Nêu đủ tính chất của phản xạ có điều kiện Câu 6: Lấy 2 ví dụ để so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện? Ví dụ: - Phản xạ khơng điều kiện: Trời nắng nóng mặt đỏ gay, mồ hơi vã ra - Phản xạ có điều kiện: Học sinh ở bán trú thường tập thể dục buổi sáng vào lúc 5 giờ Câu 7: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa sự thành lập và sự ức chế phản xạ có điều kiện ở người? Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật những điểm nào? a. Mối quan hệ giữa sự thành lập và sự ức chế phản xạ có điều kiện ở người Sự thành lập và sự ức chế phản xạ có điều kiện ở người là 2 q trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau, giúp cơ thể thích nghi với đời sống ln thay đổi. b. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật những điểm - Giống nhau về q trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện và ý nghĩa của chúng đối với đời sống. - Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ Câu 8: Vai trò của tiếng nói và chữ viết. Vai trò của tiếng nói và chữ viết: - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Câu 9: Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể? Bản chất của ngủ là gì? Khi ngủ sự hoạt động của các cơ quan như thế nào? Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ? - Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể vì ngủ là một đòi hỏi tự nhiên của cơ thể, cần hơn ăn. - Bản chất của giấc ngủ là q trình ức chế tự nhiên. - Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động. - Ý nghĩa của giấc ngủ: Phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan. Câu 10: Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì,? Muốn có giấc ngủ tốt cần: Ngủ đúng giờ. Chỗ ngủ thuận tiện. Khơng dùng chất kích thích như: Cà phê, chè đặc, thuốc lá Khơng ăn q no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn. NỘI TIẾT Câu 1: Nêu vai trò của hoocmơn. Tầm quan trọng của hệ nội tiết: * Vai trò của hoocmơn: - Duy trì tính ổn định của mơi trường trong cơ thể. - Đièu hòa các q trình sinh lý diễn ra bình thường. [...]... glicơgen thành glucơzơ khi lượng đường trong máu giảm Câu 9: Vì sao thi u iốt gây nên bệnh bướu cổ? - Khi thi u iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày tirơxin khơng tiết ra (hoocmơn tuyến giáp) tuyến n sẽ tiết hoocmơn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến - Thi u muối iốt sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ Câu 10: Chức năng của tuyến giáp? Vì sao tuyến n là tuyến nội tiết... máu - Tuyến n là tuyến quan trọng nhất vì: + Tuyến n tiết các hoocmon kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác Câu 11: Phân biệt bệnh Bazơđơ với bệnh bướu cổ do thi u iốt? So sánh Bệnh bướu cổ do thi u iốt Bệnh Bazơđơ Ngun nhân Thi u Iốt trong khẩu phần tirơxin khơng tiết ra Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều  tuyến n tiết hoomơn kích thích tuyến giáp tirơxin  tăng cường trao đổi chất . nhịp tim D. Tăng huyết áp. Câu 9: Hoóc môn tham gia điều hoà lượng đường trong máu là: A. Glucagôn. B. Insulin. C. Ađrênalin. D. Cả A và B Câu 10: Hooc môn nào là của tuyến tụy? a. Dịch tụy, Insulin giữ gìn, bảo vệ da sạch, không bị xây xát nhất là ở tuổi dậy thì. Câu 7: Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước? - Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước vì da được cấu. viễn Câu 4: Tại sao không nên đọc sách trên tàu xe hoặc ở nơi thi u ánh sáng? Không nên đọc sách khi đi tàu xe: vì khoảng cách giữa vật và mắt luôn thay đổi hoặc đọc sách nơi thi u ánh sáng, sẽ

Ngày đăng: 13/05/2015, 06:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w