Tài liệu ôn thi tham khảo vào lớp 10 (1)

15 694 0
Tài liệu ôn thi tham khảo vào lớp 10  (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích tiểu thuyết Tắt đèn - Ngô Tất Tố) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: Nhà văn Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). - Trước 1945, Ngô Tất Tố làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn. Ông từng cộng tác với nhiều tờ báo: An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phổ thông, Đông Phương, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Hà Nội tân văn, Thực nghiệp, Tương lai, Thời vụ, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, - Trong Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Uỷ ban Giải phóng xã (Lộc Hà). Năm 1946: gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, Nhà văn từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở Thông tin khu XII, tham gia viết các báo: Cứu quốc khu VII, Thông tin khu VII, Tạp chí Văn nghệ và báo Cứu quốc Trung ương và viết văn. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ I - 1948). - Tác phẩm đã xuất bản: Ngô Việt xuân thu (dịch, 1929); Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện kí lịch sử, 1935); Đề Thám (truyện kí lịch sử, viết chung, 1935); Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt Nữ, 1939; Mai Lĩnh xuất bản, 1940); Lều chõng(phóng sự tiểu thuyết, 1940; đăng báo Thời vụ, 1941; Mai Lĩnh xuất bản, 1952); Thơ và tình(dịch thơ Trung Quốc, 1940); Đường Thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940); Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940; Mai Lĩnh xuất bản, 1941); Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941); Văn học đời Lí (tập I) và Văn học đời Trần (tập II, trong bộ Việt Nam văn học - nghiên cứu, giới thiệu, 1942); Lão Tử (soạn chung, 1942); Mặc Tử (biên soạn, 1942); Hoàng Lê nhất thống chí(dịch, tiểu thuyết lịch sử, 1942; báo Đông Pháp, 1956); Kinh dịch (chú giải, 1953); Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946); Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946); Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946); Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946); Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946, 1954);Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (chèo, 1951). Tác phẩm của Ngô Tất Tố sau này được tập hợp trong tuyển tập: Ngô Tất Tố và tác phẩm, gồm 2 tập, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, 1971 - 1976. - Nhà văn đã được nhận hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1949 -1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam: Giải ba dịch (Trời hửng, Trước lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). 2. Về tác phẩm: a) Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn - tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. b) Trong đoạn trích, tác giả phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc hoạ sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái đám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm ấy sáng lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh. Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nông dân bấy giờ. c) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ có thể coi là cao trào của một vở kịch mà mâu thuẫn, xung đột được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa nông dân và địa chủ. Những người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng đã bật lên hành động phản kháng. Tuy chỉ là hành động tự phát nhưng nó đã báo hiệu ngày tận thế của chế độ thực dân nửa phong kiến đã gần kề. Bằng thiện cảm và thái độ bênh vực, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ nông dân thật thà chất phác, tha thiết yêu chồng con, sẵn sàng bất chấp hiểm nguy để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đồng thời, qua vài câu đối thoại và hành động cụ thể, tác giả đã làm bật lên bức chân dung vừa bỉ ổi, đểu cáng, độc ác vừa hèn hạ, nhu nhược của giai cấp phong kiến thống trị đương thời. d) Đoạn trích cũng thể hiện một trình độ điêu luyện của tác giả: từ sự khéo léo trong khắc hoạ nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh chung u ám, đen tối của Tắt đèn. Nội dung đoạn trích dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng Tám 1945. II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tóm tắt: Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương: - Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không”. - Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng” chúng là hiện hình của tai họa. Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ: - Là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai: + Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu). + Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy. - Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế. Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói. + Đánh trời là “nghề” của hắn, hắm làm có kĩ thuật, thành thạo. + Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của cái chế độ tàn bạo đó. Chế độ ấy rất cần những hạng người, những tư cách ấy. Hôm trước, ở đình làng, tên phó lí Đông Xá đã bảo hắn: “Sao ông không giã cho nó (chị Dậu) một mẻ. Ông lí tôi mời ông về đây chỉ có thế!”. + Trong kì sưu thuế giống như một cuộc săn thú này, cai lệ là một con chó săn nòi hung dữ, rất được việc! Dường như toàn bộ ý thức của hắn lúc này chỉ là rat ay trừng trị kẻ thiếu thuế: Vừa “sầm sập” xông vào nhà chị Dậu cùng gã người nhà lí trưởng, hắn đập roi xuống đất, quát thét ra oai, rất hống hách và đểu cáng: “- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý. Mà nếu anh Dậu chết đêm qua thì chính là hắn phải chịu trách nhiệm trước tiên, chứ không phải ai khác. Vì chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng. Mở miệng, hắn chỉ thét, quát, hầm hè , tức là “ngôn ngữ” của thú dữ chứ đâu phải tiếng nói của con người! Và hắn cũng có nghe gì người khác nói đâu, nên mới không cho lọt vào tai bất cứ một lời nào của chị Dậu, để cuối cùng, chị Dậu hoảng sợ quá, van xin hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Thì hắn đã đáp lại bằng thứ ngôn nữ riêng của hắn, tàn ác và đểu giả: “Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu”. - Trong cái đám đông tay sai của quan phủ, lí trưởng, cai lệ chỉ là một nhân vật “chạy cờ”, một gã tay sai mạt hạng, vô danh. Nhưng bộ mặt hung dữ, đểu cáng của hắn vẫn có một giá trị tiêu biểu riêng; hắn là một thứ “Thiên lôi”, một cái búa sắt trong tay bọn thống trị, tức là tiêu biểu cho chức năng đàn áp của cái chế độ tàn bạo ăn thịt người. Hắn dữ tợn, gây tội ác không hề chùn tay nhưng tất cả đều nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Vì vậy, có thể nói, cái tên cai lệ không chút tình người đó chính là hiện tượng đầy đủ, “thật thà” nhất của cái trật tự tàn bạo dã man đương thời. Câu 4. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu: - Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng: + Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”. + Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng. - Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ: + Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được. + Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”. Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí: + “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác. Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ. Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này. Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: “Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”. - Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ. Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”). Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao? Quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xét lắm cũng quằn”. Vì vậy đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích là thỏa đáng vì đoạn trích nêu những diễn biến phù hợp với cái cảnh tức nước vỡ bờ. Mặc dù tự phát, sonh hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn… Câu 5. Hãy chứng minh nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một đoạn tuyệt khéo”. “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật. Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt. - Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”. - Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”. + Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng. + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng. Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo. Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Hãy làm rõ ý kiến trên. Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn. Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”. Câu 7. Nghệ thuật. Đoạn trích như một màn bi hài kịch, các tình tiết diễn ra đúng với cái tên gọi của đoạn trích là “Tức nước vỡ bờ”. “Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của tác phẩm Tắt đèn” (Nguyễn Đăng Mạnh). Câu 8. Ý nghĩa. Có thể nói, chính đoạn Tức nước vỡ bờ miêu tả sự vùng dậy đầy hào hứng của người nông dân, đã thể hiện rõ rệt nhất cai tinh thần “xui người nôn dân nổi loạn”, đó là cái “dư vị chính trị” tích cực của tác phẩm. Cảnh Tức nước vỡ bờ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu. Hoàn cảnh của chị thật đáng thương. Chị là người vợ, người mẹ giàu tình thương chồng, con… Nhưng chị cũng là người đàn bà cứng cỏi đã dám chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Đối lập với nhân vật chị Dậu là bọn cai lệ, tên hầu cận lí trưởng, là đầu trâu, mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng xông vào nhà chị, chúng tưởng sẽ làm mưa làm gió, nhưng đã bị một sự chống trả quyết liệt của chị Dậu. LÃO HẠC (Nam Cao) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: Nhà văn Nam Cao (1915(1)-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). - Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hoá Nam Hà. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh. - Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật kí, 1948); Chuyện biên giới (bút kí, 1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1948); Sống mòn(2) (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1941);Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới (3) (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964); Nam Cao tác phẩm (tập I: 1976, tập II: 1977); Tuyển tập Nam Cao (tập I: 1987, tập II: 1993); Những cánh hoa tàn (truyện ngắn, 1988); Nam Cao - truyện ngắn tuyển chọn (1995); Nam Cao - truyện ngắn chọn lọc (1996). Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân (Địa dư các nước châu Âu (1948); Địa dư các nước châu á, châu Phi (1949); Địa dư ViệtNam (1951). - Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt I - năm 1996). 2. Về tác phẩm: a) Đối với lão Hạc, con chó không chỉ là kỉ vật của con trai, mà đó còn là một người bạn. Vì thế, việc phải bán on chó, tâm trạng của lão rất day dứt, ăn năn vì tự thấy như mình đã lừa con chó. Lão bật khóc hu hu, đó là tiếng khóc của người sống tình nghĩa, thuỷ chung. Lão ân hận vì đã ngăn không cho con trai bán vườn cưới vợ. Lão xót xa vì nỡ lừa, nỡ bán con chó. b) Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến tình trạng tuyệt vọng: lão không thể giữ con chó, lão không thể đợi con trai trở về. Lòng thương con không cho phép lão phạm vào tài sản của con trai. Lão tự chọn cái chết để giải thoát cho mình và giữ trọn mảnh vườn cho con trai. Những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết cho thấy: lão Hạc ở trong tình cảnh đau khổ và bi quẫn, nhưng cũng rất tự trọng và kiên quyết. c) Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc). d) Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán chó, sự thay đổi trong ý nghĩ của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông và kính trọng lão Hạc được miêu tả rất hợp lí, tự nhiên. Nhân vật kể xưng "tôi" làm cho câu chuyện gần gũi; đồng thời, có lúc "tôi" hoá thân vào nhân vật lão Hạc và các nhân vật khác mà kể, tạo cho tác phẩm có nhiều giọng điệu. e) ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả): “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương;không bao giờ ta thương( ) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” thể hiện một quan niệm và một triết lí sống sâu sắc và tiến bộ. Đây là một thái độ yêu thương, trân trọng nhằm khám phá những nét tốt đẹp của con người. g) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyêt liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công. II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tóm tắt: Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó. Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào? - Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động: + “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”. + “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”. + “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”. + “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”. + “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”. - Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ. + Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”. + Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy. Câu 2. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc? - Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. - Lão Hạc đã tìm đến cái chết trong khi vẫn còn trong tay mấy chục bạc (không kể vẫn còn mảnh vườn đáng giá mà không ít kẻ nhòm ngó). Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền của lão cậy ông giáo cầm giúp đó. Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cùng, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má… Nhưng lão lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu rõ là chân tình, “lão từ chối một cách gần như là hách dịch”. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống. Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào? - Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”. - Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn. - Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong “đôi mắt”, ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao. Câu 4. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào? - Phải chăng ông giáo – nhân vật “tôi” thấy cái đáng buồn là người ta không thể hiểu nỗi khổ của nhau và ngờ vực lẫn nhau. + Lão Hạc sống lủi thủi, thầm lặng, bề ngoài lão có vẻ như lẩm cẩm, gàn dở. + Vợ ông giáo cũng chẳng ưa gì lão: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!”. + Chính ôn giáo cũng có lúc nghĩ là lão “quá nhiều tự ái”. + Còn Binh Tư thì “bĩu môi” nhận xét: “Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Binh Tư còn cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt chó nhà hàng xóm. + Ông giáo đã ngờ vực lão Hạc. Nhưng khi lão Hạc chết thì ông giáo lại cảm thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý. Câu 5. Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật gì? - Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc. - Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ: + Rất mực chân thực. + Thấm đượm cảm xúc trữ tình. - Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình. - Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?” “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết…”, “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt…”. Câu 6. Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi! … che lấp mất”. - Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi” như: + Chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách – “ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”. + Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…” Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt. Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? [...]... thơ ấu, kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả Cả một quãng đời cơ cực (mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác) được tái hiện lại sinh động Tình mẫu tử thi ng liêng, tình yêu tha thi t đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp Đoạn tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn... bên trong là con người lương thi n, giàu lòng tự trọng và cũng giàu lòng vị tha Nhân vật lão Hạc được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình, qua bộ dạng, hành vi, ngôn ngữ đối thoại nội tâm Câu 9 Ý nghĩa Truyện vừa nêu bật một hình ảnh đáng thương, đáng kính của một con người với cái chết đau đớn, vừa thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong cái xã hội tàn... của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ - Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng - Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp... hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển…) Qua chương Trong lòng mẹ, ta cũng có thể thấy điều đó Ở đây, Nguyên Hồng chẳng những đã thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với mẹ Hồng và bé Hồng, mà còn luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống Trong lòng mẹ thực sự hấp dẫn, gây xúc động đối với người đọc có lẽ... bé đau khổ, giận dỗi mẹ Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu b) Bé Hồng không những không bị những lời thâm hiểm của bà cô làm nhu nhược mà càng biết hoàn cảnh của mẹ, Hồng càng thương mẹ hơn Biểu hiện rõ nhất là chú bé cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên... thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác Hồi kí gần với truyện, và nếu viết về những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu, hồi kí lại gần với sử Hồi kí có thể là một câu chuyện mà tác giả là người được chứng kiến, hoặc vừa chứng kiến vừa tham dự, hoặc chính tác giả là nhân vật trung tâm Người viết... của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũn là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời Qua một đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân... chắn cô không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi, chắc chắn bà thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt + Cô cũng biết rõ về tình cảm khốn khổ của chị dâu mình Trong hoàn cảnh này, những người khác sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa mẹ Người cô ở đây đã xử sự hoàn toàn khác - Cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải... đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ - Nhằm thực hiện mục đích này, người cô cố tạo ra vẻ tươi cười vờ hỏi cháu: “Có muốn vòa Thanh Hóa chơi với mẹ không?” rồi bằng giọng ngọt ngào, người cô vừa trách cháu vừa đưa tin: “Mợ... Câu 2 Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua: - Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn - Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác” Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá . chung, Phổ thông, Đông Phương, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Hà Nội tân văn, Thực nghiệp, Tương lai, Thời vụ, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, - Trong Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Uỷ. người, những tư cách ấy. Hôm trước, ở đình làng, tên phó lí Đông Xá đã bảo hắn: “Sao ông không giã cho nó (chị Dậu) một mẻ. Ông lí tôi mời ông về đây chỉ có thế!”. + Trong kì sưu thuế giống như một. khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, Nhà văn từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở Thông tin khu XII, tham gia viết các báo: Cứu quốc khu VII, Thông tin khu

Ngày đăng: 13/05/2015, 06:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan