Bai giang Cong tac Doi

15 302 0
Bai giang Cong tac Doi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÒAI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Phạm Phúc Tuy ( Trường ĐH Thủ Dầu Một- Bình Dương ) CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở trường tiểu học: 1.1 Vị trí: Qúa trình sư phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục ( theo nghĩa tương đối hẹp ). QTDH và QTGD bổ sung, hỗ trợ,thống nhất, gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ. QTDH giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học một cách hệ thống, hình thành nhân cách toàn diện thông qua các môn học cụ thể trong chương trình, tạo cơ sở cho toàn bộ QTDG đạt hiệu quả. QTGD giúp người học nắm được hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng xử và thói quen thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành ở người học những mặt xã hội, tâm lý, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông quacác mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, TDTT, hoạt động xã hội… Cùng với dạy học trên lớp,HĐGDNGLL là một bộ phận rất quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình dạy học – giáo dục ở nhà trường phổ thông. Hai bộ phận này gắn bó, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục.HĐGDNGLL là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp, là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp. HĐGDNGLL là một trong ba họat động quan trọng, là bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu GD-ĐT của nhà trường. Mục tiêu Quá trình - Dạy học trên lớp Hiệu quả đào tạo đào tạo - HĐGDNGLL đào tạo - GD.LĐKT.HN&DN Mỗi quá trình đào tạo đều thực hiện các mục tiêu: - Giáo dục nhận thức ( tri thức, hiểu biết ) - Giáo dục thái độ, tình cảm - Hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hành vi, thói quen Các mục tiêu này thường không tách rời,mà hòa quyện, gắn bó với nhau trong một thể thống nhất, khó có thể tách bạch. Tuy nhiên trong mỗi quá trình lại có có thế mạnh trong một mục tiêu nhất định ( tác dụng chủ yếu ). Sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối. 1 QUÁ TRÌNH THẾ MẠNH ( Tác dụng chủ yếu ) DẠY HỌC TRÊN LỚP Giáo dục nhận thức - Góp phần cải tạo bản thân học sinh về mặt xã hội thông qua việc hình thành tri thức, hiểu biết(về TN, XH, bản thân ) HĐGDNGLL Gíao dục tình cảm, thái độ + hành vi - Giúp HS củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học trên lớp. - Phát triển sự hiểu biết của HS trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của các em. Giúp học sinh tin tưởng, tích cực trong việc học tập, lĩnh hội tri thức. - Góp phần hình thành cho học sinh ý thức XH, lối sống, nếp sống, biết xử lý tốt các mối quan hệ XH. - Hình thành và phát triển ở HS những kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của các em ( kỹ năng giao tiếp, tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức…) - Giúp HS hình thành và phát huy tính chủ thể và tính tích cực, tự giác trong việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội, bồi dưỡng cho các em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có trách nhiệm đối với công việc chung. - Tạo điều kiện thực hành, rèn luyện thông qua họat động cụ thể có sự hướng dẫn của thầy cô - Làm cơ sở giúp HS tự so sánh bản thân với người khác. GDLĐKT.HN&DN Giáo dục kỹ năng, hành vi - Góp phần hình thành cho học sinh ý thức, kỹ năng lao động, thái độ với người lao động và các sản phẩm lao động. - Góp phần rèn luyện, tăng cường thể lực 1.2 Mục tiêu của HĐGDNGLL: + Trí dục: mở rộng, củng cố kiến thức, tạo cơ sở để nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức. + Đức dục: GD đạo đức, tác phong,tình cảm, ý thức tổ chức kỷ luật + Thể dục: Rèn luyện, nâng cao thể lực + Mỹ dục: Xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ, mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống + Lao động: Xây dựng ý thức, thói quen lao động tốt 1.3 Nhiệm vụ của HĐGDNGLL: + Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức: Bổ sung, củng cố, góp phần hòan thiện tri thức.Ngòai ra những HĐGDNGLL còn giúp các em có thêm những kiến thức mới ( thường là những hiểu biết chung về xã hội, những điều cần cho cuộc sống…) + Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: - Hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, tình cảm đạo đức trong sáng. 2 - Hướng cho HS biết yêu qúi cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái lỗi thời. - Mong muốn vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người công dân tốt + Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng: - Tổ chức cho học sinh góp phần tham gia xây dựng xã hội,truyền bá tư tưởng cách mạng, qua đó tự giáo dục bản thân. - Tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh rèn luyện những kỹ năng giao tiếp có văn hóa,hình thành những thói quen tốt trong học tập, lao động. 2. Đặc điểm, phương châm của HĐGDNGLL: 2.1 Đặc điểm của HĐGDNGLL: + Không gian: Phạm vi họat động rộng ( trong và ngòai nhà trường ) + Thời gian: linh hoạt, không gò bó trong khuôn khổ nhất định. + Nội dung : phong phú, tòan diện + Hình thức : đa dạng ( dạy và học, công tác xã hội,tham quan du lịch, cắm trại, VHVN, TDTT, sinh họat CLB-đội nhóm công tác, và nhiều hình thức vui chơi,chơi mà học …) + Thực hiện: - Năng động, linh họat trong kế họach, tổ chức thực hiện chương trình. - Đòi hỏi thực hiện nhiều kỹ năng thực hành tổng hợp trong tổ chức họat động. - Phức tạp, khó khăn trong kiểm tra, đánh giá. 2.3 Phương châm của HĐGDNGLL: + Phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. + Phải được tiến hành tập thể ( họat động tập thể trong đó HS tham gia họat động với tư cách là một thành viên của tập thể) + Phải mang tính giáo dục, tự nguyện, tự giác, vì lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. + Họat động phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học ( tuổi nhỏ, nhiệm vụ học tập là chủ yếu ), không nên chọn những họat động khó khăn, phức tạp hoặc yêu cầu quá cao. + Phải bảo đảm các nguyên tắc, phương pháp đánh giá đối với họat động giáo dục. Kết thúc họat động phải rút ra kết luận,đánh giá về quá trình tổ chức họat động, kết quả giáo dục. 3. Nội dung và hình thức HĐGDNGLL: Nguyên tắc lựa chọn nội dung và hình thức HĐGDNGLL: + Phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, đất nước + Phù hợp với nhu cầu, hứng thú, xu hướng phát triển của trẻ + Đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ Những yêu cầu khi xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các HĐGDNGLL cho HS tiểu học: + Về nội dung: - Phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu GD đã đề ra. - Phải phù hợp với đặc điểm của HS ( lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính, sức khoẻ…) - Phải phù hợp với điều kiện kinh tế ( thời gian, CSVC trường lớp, địa bàn dân cư, kinh phí, tác động từ các LLGD ngoài trường …) + Về hình thức:phải thu hút, hấp dẫn HS;phù hợp với nội dung; nên thay đổi, sáng tạo hình thức mới, tránh lặp đi lặp lại nhiều lần một hình thức hoạt động. 3 3.1 Nội dung HĐGDNGLL: Tăng cường GD chính trị. Tư tưởng, đạo đức cho HS mà trọng tâm là : - Giáo dục tinh thần, thái độ học tập đúng đắn ( tạo động cơ, sự hứng thú, thái độ tích cực học tập ) - Giáo dục ý thức giữ gìn kỷ luật, trật tự, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, trật tự giao thông công cộng. - Giáo dục, rèn luyện thái độ hành vi văn minh trong giao tiếp, nếp sống lành mạnh, giản dị. - Giáo dục thái độ, ý thức tự giác lao động, thực hành tiết kiệm. - Chú trọng rèn luyện, hình thành các tình cảm đạo đức học sinh. 3.2 Các lọai hình HĐGDNGLL: 3.2.1 Sinh họat chính trị - xã hội: + Học tập thời sự, chính sách, chủ trương của Đảng, tình hình chính trị-kinh tế-xã hội ( của địa phương, đất nước và thế giới ) thông qua các hình thức: sưu tầm tư liệu,thi tìm hiểu,tọa đàm, hội thảo… + Tổ chức các lễ hội hằng năm của trường, đòan thể: khai giảng, tổng kết,đại hội chi đòan,đại hội liên đội, đại hội chi đội… + Tham gia những họat động phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương: tuyên truyền, cổ động, tham gia các cuộc vận động… + Làm tốt công tác phụ trách Đội, phụ trách sao nhi đồng. + Giúp đỡ thanh thiếu nhi chậm tiến trong trường, trên địa bàn dân cư ( bằng nhiều hình thức, biện pháp linh họat phù hợp ) + Tham gia công tác xóa mù chữ , tổ chức các lớp học tình thương. + ……. 3.2.2 Họat động phục vụ học tập, tìm hiểu khoa học: + Tổ chức học tập theo nhóm, truy bài đầu giờ,phong trào giúp bạn vượt khó học tốt, đôi bạn học tốt, đôi bạn cùng tiến… + Tổ chức góc học tập, kiểm tra việc học ở nhà + Tổ chức cho HS tham gia họat động ở các nhà thiếu nhi, cung văn hóa thiếu nhi, điểm vui chơi… + Tổ chức các nhóm ngọai khóa bộ môn, CLB khoa học, tìm hiểu khoa học… + Tổ chức thi đố em ( nhằm mục đích ôn tập kiến kiến thức) + ……. 3.2.3 Lao động công ích – xã hội: + Giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp + Chăm sóc bảo vệ cây trồng, vườn cây của nhà trường + Tổ chức các hình thức lao động: kế họach nhỏ, lao động gây qũy Đòan, Đội… + Chăm sóc, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình neo đơn, gia đình chính sách… + Giúp đỡ người già yếu, bệnh tật, trẻ mồ côi… + Tham gia các họat động cứu trợ, giúp đỡ người trong vùng bị thiên tai… + …… 3.2.4 Họat động văn hóa-nghệ thuật: + Tổ chức cho HS đọc sách báo ( ở nhà, ở trường). + Xây dựng tủ sách, tổ chức thi kể chuyện sách… 4 + Tổ chức thi vẽ và trưng bày tranh ( theo chủ đề ), tổ chức triển lãm tranh ảnh nghệ thuật. + Tổ chức cho HS xem phim , biểu diễn nghệ thuật ( rối, xiếc, ảo thuật…) + Tổ chức sinh họat giao lưu với các văn nghệ sĩ + Tổ chức sinh họat văn nghệ,hội diễn văn nghệ + Tổ chức “ Đội tuyên truyền măng non”, tổ chức “ Chương trình phát thanh măng non “… + ……. 3.2.5 Họat động thể thao, quốc phòng, tham quan du lịch: + Tổ chức tốt việc tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ + Tổ chức tập luyện các môn thể thao, tổ chức thi đấu TDTT ( theo khối lớp, tòan trường, cụm trường…), tổ chức “hội khỏe Phù Đổng “ + Tổ chức cắm trại, tham quan du lịch …( cần chú ý phù hợp yêu cầu GD,đảm bảo sức khỏe, an tòan cho HS ) + ……. 4. Các chủ điểm giáo dục: Các chủ điểm giáo dục thường thực hiện ở trường tiểu học bao gồm: Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường Thời gian thực hiện: Tháng 9 – 10 Chủ điểm 2: Kính yêu thầy giáo, cô giáo Thời gian thực hiện: Tháng 11 Chủ điểm 3: Yêu đất nước Việt Nam Thời gian thực hiện: Tháng 12 Chủ điểm 4: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc Thời gian thực hiện: Tháng 1 – 2 Chủ điểm 5: Yêu quý mẹ và cô giáo Thời gian thực hiện: Tháng 3 Chủ điểm 6: Bác Hồ kính yêu Thời gian thực hiện: Tháng 5 5 CHƯƠNG II: THỰC HÀNH TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Những nguyên tắc tiến hành HĐGDNGLL: * Nguyên tắc tiến hành HĐGDNGLL là những quy định cần được tuân thủ trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu giáo dục đối với những họat động này. * Các nguyên tắc cụ thể: 1.1 Phải có mục đích riêng: Kế họach HĐGDNGLL của nhà trường được xây dựng từ đầu năm học phải thể hiện 2 mục đích song song: + Phục vụ xã hội, phục vụ cho việc hòan thành nhiệm vụ năm học của nhà trường. + Xây dựng tập thể học sinh - Giúp học sinh tự giáo dục ( đây chính là mục đích chủ yếu của các HĐGDNGLL ) 1.2 Bảo đảm tính kế họach: - Cụ thể hóa mục tiêu chung của HĐGDNGLL thành những mục tiêu cụ thể: + Xác định nội dung, hình thức họat động cụ thể. + Xác định mức độ yêu cầu với từng lọai hình họat động cụ thể + Xác định phương pháp, biện pháp, điều kiện thực hiện, các phương án tiến hành cụ thể. + Xác định trách nhiệm cụ thể của các tổ chức và cá nhân trong trường. + Xác định thời gian, không gian, địa điểm tiến hành các họat động. - Xây dựng kế họach họat động phải dựa trên cơ sở sự thu thập, phân tích thông tin đầy đủ ( nhiều mặt ), chính xác 1.3 Bảo đảm kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, với yêu cầu của địa phương. Cần nắm vững tình hình, những phong trào,những cuộc vận động chính trị-xã hội đang được tiến hành ở địa phương để chủ động xây dựng kế họach, bổ sung kế họach,tổ chức những HĐGDNGLL phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường. 1.4 Họat động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Khi thiết kế nội dung, hình thức họat động cần chú ý: - Có sức thu hút, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS - Thỏa mãn nhu cầu, mong mỏi của HS. - Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lýcủa lứa tuổi HS tiểu học và từng khối lớp. - Kích thích trí tưởng tượng của các em trong quá trình họat động - Hình thức họat động phải phong phú, thường xuyên đổi mới, tránh gây căng thẳng, tránh nghèo nàn, đơn điệu. 1.5 Bảo đảm tính tập thể: Trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL cần quan tâm những vấn đề: - Các HĐGDNGLL phải được tiến hành dưới những hình thức họat động tập thể ( trong đó HS tham gia họat động với tư cách là một thành viên của tập thể, có sự phối hợp giữa các thành viên trong tập thể để đạt tới mục tiêu của họat động ) - Biện pháp tác động phù hợp với trình độ phát triển của tập thể + Giai đọan tập hợp sơ khai ( chưa ổn định, hòan tòan phụ thuộc ): cần điều khiển trực tiếp bằng mệnh lệnh nghiệm khắc. 6 + Giai đọan phân hóa ( tự phân hóa nhóm tâm lý,xuất hiện thủ lĩnh nhóm, quan hệ nửa phụ thuộc ): chủ yếu dùng biện pháp huấn luyện giáo dục, dân chủ tập trung. + Giai đọan phát triển hòan thiện ( tích cực, chủ động sáng tạo, có khả năng tự lập hòan tòan ): dùng biện pháp điều khiển gián tiếp, cố vấn tự do. - Quan tâm bồi dưỡng năng lực tự quản: + Năng lực tự quản: khả năng tự tổ chức, quản lý,tự giải quyết những công việc của bản thân, của tập thể. + Biểu hiện năng lực tự quản: * Quan niệm dựa vào mức độ tham gia của các em trong các giai đọan tổ chức họat động : Đề xuất ý tưởng Thiết kế họat động Tổ chức thi công Rút kinh nghiệm * Quan niệm dựa vào mức độ tham gia của trẻ em phối hợp cùng người lớn trong việc tổ chức họat động ( thang bậc của sự tham gia do tổ chức nhi đồng LHQ đề xuất ) BẬC THANG BIỂU HIỆN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM GHI CHÚ 10 Trẻ em điều khiển hòan tòan Các mức độ tham gia của trẻ em 9 Trẻ em thiết kế và quản lý, người lớn sẵn sàng giúp đỡ 8 Trẻ em khởi xướng & cùng người lớn quyết định Trẻ em khởi xướng công việc và trẻ em cần ở người lớn những lời khuyên, sự bàn luận và hỗ trợ. Người lớn không chỉ huy nhưng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để trẻ em cân nhắc và quyết định. 7 Trẻ em khởi xướng & được chỉ dẫn Ý kiến khởi xướng là của trẻ em và trẻ em là người quyết định công việc phải được thực hiện như thế nào.Người lớn luôn có mặt để chỉ dẫn nhưng không quản lý công việc. 6 Người lớn khởi xướng, quyết định cùng trẻ em Người lớn khởi xướng,trẻ em tham gia vào tất cả các khâu lập kế họach và thực hiện.Không những quan điểm của trẻ em được quan tâm xem xét mà bản thân các em cũng được tham gia vào việc quyết định. 5 Trẻ em được hỏi ý kiến và thông báo Công việc do người lớn thiết kế và quản lý nhưng trẻ em được hỏi ý kiến. Trẻ em hiểu hòan tòan quy trình công việc và ý kiến của các em được lắng nghe nghiêm túc. 7 4 Trẻ em được giao nhiệm vụ và thông báo Người lớn quyết định về công việc và trẻ em xung phong thực hiện công việc đó.Trẻ em hiểu công việc phải làm và tự quyết định về sự tham gia của mình. 3 Hình thức tượng trưng Trẻ em được nói lên những gì mà chúng suy nghĩ về một vấn đề nhưng có rất ít hoặc không có sự lựa chọn nào về cách tham gia hay diễn đạt các quan điểm của mình. Trẻ em không tham gia 2 Hình thức trang trí Trẻ em tham gia vào một sự kiện như trang trí do người lớn sắp đặt 1 Người lớn điều khiển Trẻ em làm hoặc nói những gì người lớn gợi ý cho chúng nhưng chúng thực sự chẳng hiểu đó là những cái gì. Trẻ chỉ được hỏi lấy lệ. 1.6 Bảo đảm tính tự giác: - Các HĐGDNGLL cần được thiết kế đa dạng, phong phú, sinh động, thỏa mãn nhu cầu và sự hứng thú của các em. Bên cạnh đó, trong khi tổ chức họat động cần có biện pháp kích thích óc sáng tạo, phát huy tính tự giác họat động của các em. - Người giáo viên luôn giữ vai trò cố vấn, sẵn sàng giúp đỡ HS, tránh các hình thức áp đặt bằng mệnh lệnh hoặc làm thay cho học sinh. 1.7 Bảo đảm tính cân đối: Việc tổ chức các HĐGDNGLL cần được xem xét cân đối với các họat động khác ( nhất là họat động học tập ).Không coi nhẹ cũng như không quan trọng hóa quá mức vai trò của HĐGDNGLL.Coi nhẹ HĐGDNGLL sẽ dẫn đến buông lỏng, còn quan trọng hóa quá mức sẽ dẫn đến bệnh phô trương hình thức, không thiết thực. 2.Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL: 2.1 Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận trong HĐGD NGLL là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tuỳ từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn). Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng khi cần khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên. Trong nhóm nhỏ, mỗi học sinh có cơ hội tham gia nhiều hơn. Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ so với trong nhóm lớn. Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm nhỏ : - Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung - Tất cả các nhóm cùng báo cáo, sau đó người điều khiển tổng kết lại ý kiến chung của các nhóm hoặc điều hành để học sinh tổng kết. 8 - Họp chợ : Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm mình lên tường và cử một người đứng ở đó để thuyết minh khi cần. - Quả bóng : Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy rồi luân chuyển kết quả đó để các nhóm khác thảo luận và bổ sung. - Biểu diễn kết quả : Yêu cầu các nhóm biểu diễn lại kết quả của nhóm mình bằng hình tượng, vở kịch, tranh vẽ hay bằng một cách nào đó. 2.2 Phương pháp đóng vai Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó . Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh. đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần chú ý :Ấn định thời gian, lựa chọn tình huống đóng vai, hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai, phỏng vấn người đóng vai 2.3 Phương pháp tình huống - Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau;là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp. Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích giáo dục. Phương pháp xử lý tình huống là phương pháp điển hình của phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháp trò chơi. Ở đây, học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải quyết.Trong các HĐGD NGLL, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh cần được xử lý kịp thời (như học sinh thảo luận lạc đề; bí không trả lời được vấn đề đặt ra; vấn đề đặt ra không phù hợp với thực tiễn ) hoặc có những tình huống có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi ) nhằm giúp học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tìm phương án giải quyết các tình huống. 2.4 Phương pháp giao nhiệm vụ Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo dục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiện khả năng của mình là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. 9 Trong việc tổ chức HĐGD NGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của học sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm “lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào việc tổ chức thực hiện hoạt động. Muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáo viên cần hình dung được những việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt. Khi giao nhiệm vụ, cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với khả năng của các em. Không yêu cầu quá mức gây lo lắng, hoang mang trong học sinh. 2.5 Phương pháp trò chơi Hoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó là các dạng trò chơi. Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐGD NGLL như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận. Phương pháp trò chơi có những thuận lợi như : phát huy tính sáng tạo; hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn Trò chơi trở thành một hình thức tổ chức HĐGDNGLL đặc trưng, có tác dụng hết sức tích cực và toàn diện. Trò chơi là một hình thức, một phương pháp giáo dục được dễ dàng thực hiện trong mọi hoàn cảnh của nhà trường và có khả năng mang lại những hiệu quả giáo dục cao. Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi : - Lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi và nội dung hoạt động. - Cần chú ý tới yếu tố thời gian. - Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể. - Người chủ trò phải có khả năng lôi cuốn được những người khác (tự tin, mạnh dạn, linh hoạt ). - Trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn, mang tính giáo dục. - Là trò chơi tập thể. 2.6 Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được những nhận thức, 10

Ngày đăng: 12/05/2015, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan