SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THP SỐ 2 AN NHƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 (Cơ bản) Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC ĐÍCH - Nhằm kiểm tra những kiến thức các em đã học trong học kì hai - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề ra trong chương trình học kì II. - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. 1-Về kiến thức : Học sinh nắm được -Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858-1884. -Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 -1884. -Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX -Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). -Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). 2-Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện. 3-Về thái độ: - Giáo dục ý thức độc lập suy nghĩ, tự giác làm bài không dựa dẫm vào người khác. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA Hình thức : Tự luận và trắc nghiệm III. THIẾT LẬP MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL TN TL Nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) C1; 3; 4; 11 C5 Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu : 4 Số điểm Số câu:1 Số điểm: 0.25 Số câu :5 1.25 điểm =12,5% :1.0 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX C7 Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê C6; 9 Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghỉa tiêu biểu của phong trào Cần Vương So sánh Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 0.25 Số câu:3/ 4 Số điểm 3.0 Số câu: Số điểm: 0.5 Số câu: 1/4 Số điểm:1 Số câu: Số điểm: Số câu: 1/2 Số điểm: 1.5 Số câu :4; 1/2 6,25 điểm = 62.5% Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp C8; 12 C2 Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:2 Số điểm: 0.5 Số câu: Số điểm: Số câu 1 Số điểm: 0.25 Số câu: Số điểm Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu :3 0,75 điểm = 7,5% Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam trong từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) C10 So sánh Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số Số câu: Số điểm Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm Số câu: Số điểm: Số câu:1/ 2 Số Số câu :1;1/2 điểm 1.75 = 17,5% điểm: 0.25 điểm: 1.5 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:8+3/4 Số điểm: 5 50 % Số câu:4+1/4 Số điểm: 2 20 % Số câu:1 Số điểm: 3 30 % Số câu :14 Số điểm :10 IV-ĐỀ KIỂM TRA A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Học sinh đọc kỹ câu hỏi và chọn một đáp án duy nhất đúng rồi đánh dấu X vào ô tương ứng của câu trong phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm) Câu 1: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là: a- Lưu Vĩnh Phúc. c- Nguyễn Tri Phương . b- Hoàng Diệu . d- Hoàng Tá Viêm. Câu 2: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là : a- Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng . b- Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. c- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam. d- Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh. Câu 3: Người bất chấp “lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp là: a- Nguyễn Hữu Huân. b- Nguyễn Trung Trực. c- Nguyễn Tri Phương . d- Trương Định . Câu 4: Kế hoạch của Pháp khi tiến hành xâm lược nước ta là : a- Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. b- Đe doạ, khống chế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải từ bỏ chính sách cấm đạo. c- Bao vây, cấm vận, từng bước buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. d- Phối hợp với quân đội của triều đình nhà Nguyễn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Câu 5: Tại Gia Định, kế hoạch “ Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại là vì: a- Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề. b- Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. c- Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng. d- Tất cả các vấn đề trên. Câu 6: Nghĩa quân Yên Thế đã có hai lần giảng hoà với Pháp (1894, 1897) vì: a- Thế và lực của ta mạnh hơn Pháp . b- Cần tranh thủ thời gian giảng hoà để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng. c- Cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế . d- Pháp ép buộc. Câu 7: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là: a- Khởi nghĩa Hương Khê. b- Khởi nghĩa YênThế . c- Khởi nghĩa Bãi Sậy. d- Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc – hạ lưu sông Đà. Câu 8: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là : a- Xã hội thuộc địa nửa phong kiến. c- Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. b- Xã Hội thuộc địa . d-Xã hội tư bản chủ nghĩa . Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là : a- Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn. b- Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. c- Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. d- Nhà Thanh bắt tay với Pháp. Câu 10: Nét mới trong phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, đến năm 1918 là : a- Xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản. b- Cuộc vận động giải phóng dân tộc ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ . c- Sự hình thành khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. d- Sự tham gia đông đảo của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Câu 11: Viên tướng nào của Pháp bị tiêu diệt tại trận Cầu Giấy năm 1873? a- Đuy-prê. c- Giăng Đuy-puy b- Hăng ri Ri-vi-e d- Gac-ni-ê Câu 12: Mục đích của Pháp trong cuộc khai thác Việt Nam cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX a- Cướp bóc tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt. b- Khai hóa văn minh cho Việt Nam. c- Mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam. d- Các ý trên đều đúng. A. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê. Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? Câu 2: So sánh một số điểm cơ bản phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo bảng sau : Nội dung Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX Mục đích Lãnh đạo Lưc lượng tham gia Hình thức đấu tranh Kết quả V-ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : 3 điểm 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 a x x x x b x x x x c x x d x x A- PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm Câu Nội dung Điểm 1 (4đ) *Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê : phát triển qua 2 giai đoạn : -1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí. (0,75đ) +Tập hợp, huấn luyện binh sĩ, phiên chế thành 15 thứ quân, do các tướng lĩnh có uy tín chỉ huy. + Rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo kiểu 1874 của Pháp. + Đào đắp công sự Ngàn Trươi, Vụ Quang hình thành hệ thống chiến luỹ hoàn hảo, tích trữ lương thảo 1.5 -1888-1896: bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Liên tiếp mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. +Tiêu biểu: trận tập kích ở thị xã Hà Tĩnh (8-1892) và trận phục kích địch ở núi Vụ Quang (10-1894) + 28-12-1895 Phan Đình Phùng hy sinh , nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến năm 1896 mới tan rã. 1.5 * Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:( 0,5đ) +Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896). +Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình +Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân. + Nghĩa quân chế tạo được súng trường( súng 1874) +Phương thức tác chiến:tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt 1.0 2 Nội dung Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX Mục đích Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ Đánh Pháp giành độc lập, hướng theo con đường 1 (3đ) phong kiến TBCN. Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước Những nhà nho yêu nước trên con đường tư sản hóa Lưc lượng tham gia Đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội Hình thức đấu tranh Vũ trang Phong phú: bạo động, cải cách, mở trường tuyên truyền… Kết quả Thất bại Thất bại 0.5 0.5 0.5 0.5 . suy nghĩ, tự giác làm bài không dựa dẫm vào người khác. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA Hình thức : Tự luận và trắc nghiệm III. THIẾT LẬP MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN. ĐỊNH TRƯỜNG THP SỐ 2 AN NHƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 (Cơ bản) Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC ĐÍCH - Nhằm kiểm tra những kiến thức các em. thức các em đã học trong học kì hai - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề ra trong chương trình học kì II. - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng