SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THP SỐ 2 AN NHƠN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 (Cơ bản) Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC ĐÍCH - Nhằm kiểm tra những kiến thức các em đã học trong chương IV: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề ra trong chương trình học kì II. - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. 1-Về kiến thức : Học sinh nắm được: - Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960). - Miền Nam chiến đấu chống chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965). - Mĩ đã tiến hành chiến lược“Chiến tranh cục bộ” và “ Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam như thế nào? Những thắng lợi của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh này. - Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc từ 1964 đến 1972 như thế nào? - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2-Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện. 3-Về thái độ: - Giáo dục ý thức độc lập suy nghĩ làm bài không dựa dẫm vào người khác. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG 1-Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961- -Ý nghĩa (1961-1965) 1965) trên các mặt trận chính trị, quân sự và chống, phá “ấp chiến lược” giành thắng lợi như thế nào ? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :3/4 Số điểm :3.0 75% Số câu:1/4 Số điểm:1.0 25% Số câu :1 4 điểm=40% 2. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Lực lượng tiến hành trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” . So sánh điểm giống nhau, khác nhau về biện pháp, qui mô, tính ác liệt Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Số câu:1/3 Số điểm 1.0 30% Số câu:2/3 Số điểm: 2.0 70% Số câu: 1 3 điểm=30 % 3-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyên nhân tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyên nhân nào quan trọng hơn cả. Giải thích vì sao ? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:2/3 Số điểm:2.0 70% Số câu: Số điểm: Số câu 1/3 Số điểm:1.0 30% Số câu: 1 3 điểm=30 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3/4+2/3 Số điểm: 5 50 % Số câu: 1/4+1/3 Số điểm: 2 20 % Số câu:2/3 + 1/3 Số điểm: 3 30 % Số câu :3 Số điểm :10 IV. ĐỀ BÀI Câu 1: (4.0 điểm) Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) và giành thắng lợi như thế nào ? Câu 2: (3,0 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968) với chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969-1973). Câu 3: (3,0 điểm) Trình bày các nguyên nhân tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyên nhân nào quan trọng hơn cả ? Vì sao ? V-ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 (4đ) Thắng lợi của quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) là: * Trên mặt trận đấu tranh chống, phá “ ấp chiến lược”: - Diễn ra cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch trong việc lập và phá “ấp chiến lược”, nhân dân miền Nam với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời ”. - Cuối 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát. 0,5 0,5 * Trên mặt trận chính trị : - Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Nổi bật là cuộc đấu tranh của “đội quân tóc dài”chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm… - Phong trào đầu tranh của quân dân miền Nam làm suy yếu chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn làm đảo chính lật đổ Diệm – Nhu. 0,5 0,5 * Trên mặt trận quân sự : - 2-1-1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mĩ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Thắng lợi này, chứng tỏ quân dân miền nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ngụy, đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. - Đông xuân 1964-1965, ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn ở Bình Giã ( Bà Rịa ngày 2-12-1964), làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. -Tiếp đó là các chiến thắng: An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. 0,5 0,25 0.25 *Ý nghĩa: Đây là thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở miền Nam. 1,0 Điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông 2 (3đ) Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969-1973) là: Giống nhau - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. 0,5 Khác nhau -Lực lượng: + “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân các nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. + “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.Trong đó quân đội Sài Gòn giữ vai trò chủ yếu. 1 -Biện pháp: + “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào căn cứ quân giải phóng + “Việt Nam hoá chiến tranh” rút dần quân Mĩ và quân đồng minh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường, tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. 1 -Qui mô: + “Chiến tranh cục bộ” tiến hành chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. + “Việt Nam hoá chiến tranh” mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương. 0,25 -Tính chất ác liệt của “Việt Nam hoá chiến tranh” lớn hơn, ác liệt hơn nhiều so với “Chiến tranh cục bộ”. Mĩ còn sử dụng cả thủ đoạn ngoại giao. 0,25 3 (3đ) Những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Phương pháp cách mạng linh hoạt. - Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. 1.0 0,5 - Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Nhờ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác . 0,5 Nguyên nhân quan trọng Mỗi nguyên nhân có vị trí, tác dụng khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả là nguyên nhân nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Bởi vì: Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nên mới phát huy được các yếu tố về 1.0 truyền thống dân tộc, sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương, mới tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới. . ĐỊNH TRƯỜNG THP SỐ 2 AN NHƠN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2 010 - 2 011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 (Cơ bản) Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC ĐÍCH - Nhằm kiểm tra những kiến thức các. quốc Mĩ Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (19 61- -Ý nghĩa (19 61- 1965) 19 65) trên các mặt trận chính trị, quân sự và chống, phá “ấp chiến lược” giành thắng. Điểm 1 (4đ) Thắng lợi của quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (19 61- 1965) là: * Trên mặt trận đấu tranh chống, phá “ ấp chiến lược”: - Diễn ra cuộc đấu tranh