Thiết kế cầu - Chương IV Cầu thép

88 443 0
Thiết kế cầu - Chương IV Cầu thép

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Thiết kế cầu phần IV cầu thép gồm các nội dung sau 4.1 Giới thiệu chung về cầu thép 4.2 Cầu Dầm thép 4.3 Tính toán cầu dầm thép 4.4 Cầu dàn thép Các nội dung trình bày theo tiêu chuẩn 22TCN272-05 tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện nay. tài liệu được sử dụng cho sinh viên các ngành cầu đường

Đào Đắc Lý BM Công trình 184 Chương IV: CẦU THÉP 4.1 Giới thiệu chung về cầu thép 4.1.1. Đặc điểm của cầu thép  Vật liệu sử dụng là thép có các đặc tính sau: - Tính chịu lực cao với các loại ứng suất :kéo, nén, uốn, cắt… - Có thể dùng để chế tạo tất cả các dạng cầu khác nhau: dầm, dàn, vòm, treo… và các hệ liên hợp. - Thép có trọng lượng riêng lớn, độ bền cao - trọng lượng bản thân nhẹ - xây dựng được những cầu nhịp rất lớn. - Thép có cường độ cao và mô đun đàn hồi lớn - độ cứng lớn, đảm bảo ổn định dưới tác dụng của tải trọng gió và các loại tải trọng có chu kỳ. - Sự phá hoại dẻo - phá hoại kèm theo biến dạng lớn - gây phân bố lại nội lực và ứng suất chịu tải trọng xung kích và ứng suất tập trung tốt. - Về mặt lý hóa, thép có tính đồng nhất cao, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ - Về mặt chế tạo, thép dễ gia công, dễ cắt, rèn đập, đúc cán, hàn nên có thể chế tạo thành nhiều loại hình dạng thích hợp với đặc điểm các loại cầu khác nhau, đồng thời tạo khả năng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chế tạo trong xưởng. - Về mặt thi công thì các bộ phận cầu được chế tạo trong xưởng sau đó vận chuyển tới nơi chế tạo và công việc lắp ráp có thể cơ giới hóa một cách triệt để, tạo điều kiện giảm thời gian xây dựng công trình. - Về mặt liên kết thì kết cấu thép có nhiều dạng liên kết đáng tin cậy như bu lông, chốt, đinh tán, hàn và dán. Các loại liên kết đều đảm bảo tính lắp ghép cao, làm cho cầu dễ lắp, dễ tháo có thể sử dụng trong các công trình vĩnh cửu hoặc công trình phụ tạm, công trình quốc phòng.  Ưu và nhược điểm cầu thép: - Ưu điểm: 1. Thép là vật liệu hoàn chỉnh nhất, phẩm chất cao như đồng nhất đẳng hướng, làm việc đàn hồi trước khi đạt tới giới hạn chảy. Thép có cường độ kéo và nén đều lớn. Khi thép vượt qua giới hạn chảy vì có độ dẻo cao, tạo được độ dự trữ về cường độ lớn mà các vật liệu khác không có được. Do đó thép chịu ổn định và chịu tải trọng động tốt. 2. Cầu thép xây dựng nhanh hơn cầu BTCT, công việc thi công chủ yếu là lắp ghép tại công trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình quốc phòng, công trình xây dụng trong thành phố. 3. Kết cấu thép có trọng lượng bản thân nhẹ hơn rất nhiều so với cầu BTCT lên có khả năng vượt các nhịp lớn, kích thước kết cấu phần dưới thanh mảnh, sử dụng ít vật liệu hơn rất có ý nghĩa tại các khu vực địa chất yếu. 4. Kết cấu thép thường thiết kế với chiều cao thấp hơn cầu bê tông điều này rất có ý nghĩa khi cần giảm chiều cao kiến trúc của cầu ( cầu vượt, cầu trên đường cao tốc ) 5. Cầu thép dễ sửa chữa và sửa chữa nhanh hơn cầu BTCT Đào Đắc Lý BM Công trình 185 - Nhược điểm: 1. Gỉ của thép là vấn đề dai dẳng và tốn kém trong việc duy tu bảo quản cầu và đó là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới sự phá hỏng cầu thép. Ngay cả đối với các loại thép được coi là chống gỉ thì theo thời gian cũng xuất hiện gỉ. 2. Giá thành sơn cầu thép trong toàn thời gian khai thác là rất cao. Khi sơn cầu cần cạo gỉ làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người. Chi phí cho sơn, cạo gỉ và thu gom các chất độc hại vô cùng đắt đỏ đủ để vứt bỏ cầu cũ và thay thế bằng cây cầu mới.  Phạm vi áp dụng: Hiện nay do đặc điểm chịu lực và giá kết cấu thép lớn nên cầu thép thường áp dụng cho các nhịp lớn, cầu đường sắt, dùng trong cầu tạm, cầu quân sự cần sự tháo dỡ nhanh, vận chuyển dễ dàng hay đối với các công trình cần thời gian xây dựng nhanh như trong thành phố việc sử dụng kết cấu cầu thép cũng là giải pháp ưu tiên như TP Hà Nội, Hồ Chí Minh.  Xu hướng phát triển cầu thép: Trong những năm gần đây trên thế giới nổi bật ba xu hương phát triển cầu thép 1. Phương hướng thứ nhất là sử dụng các loại thép chất lượng cao nhằm giảm giá thành công tác duy tu, sửa chữa và sơn cầu. 2. Phương hướng thứ hai là sử dụng các loại thép chất lượng cao nhằm giảm kích thước, chi phí chế tạo và xây dựng cầu thép. 3. Phương hướng thứ ba là tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các kết cấu hệ liên hợp để vượt các nhịp lớn hơn.  Các loại kết cấu cầu dầm thép: - Cầu dầm thép - Cầu dàn thép - Cầu vòm thép - Cầu liên hợp 4.1.2. Các phương pháp liên kết trong cầu thép - Phải thực hiện liên kết trong KCT vì: + Do yêu cầu về cấu tạo. + Do yêu cầu về mặt chế tạo vật liệu, vận chuyển, lắp ráp,…… - Các loại liên kết: + Liên kết đinh tán. + Liên kết chốt + Liên kết bu lông. + Liên kết hàn + Liên kết keo dán…. . 4.1.2.1 Liên kết bu lông. a, Cấu tạo Bu lông: Đào Đắc Lý BM Công trình 186 - Bu lông thường và bu lông cường độ cao là hai loại bu lông được sử dụng nhiều nhất hiện nay. - Cấu tạo của bulông thường va bulông cường độ cao: Hình 4.1 Cấu tạo bu lông Bu lông thường: - Bu lông thường được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM A307, thép làm bu lông là thép các bonthấp. Cường độ chịu kéo của thép bu lông thường theo ASTM A307 cấp A là 420 ub F MPa .Bu lông A307 có thể có đầu dạng hình vuông, lục giác hoặc đầu chìm. Bu lông thép thường không được phép sử dụng cho các liên kết chịu mỏi. Bu lông cường độ cao: - Bu lông cường độ cao được chế tạo theo ASTM A325/A325M hoặc A490/490M, thép làm bu lông là thép cường độ cao. Theo ASTM A325M thì cường độ chịu kéo của thép bu lông cường độ cao là 830 ub F MPa cho các đường kính d = 16- 27 mm và 725 ub F MPa cho các đường kính d = 30- 36 mm. - Bu lông cường độ cao có thể sử dụng trong các liên kết chịu ép mặt hoặc chịu ma sát. Liên kết chịu ép mặt chịu được các tải trọng lớn hơn nhưng gây ra các biến dạng lớn khi chịu ứng suất đổi dấu nên chỉ sử dụng trong điều kiện cho phép. Trong câu thì mối nối chịu ép mặt không được sử dụng cho các liên kết chịu ứng suất đổi dấu mà chỉ dùng cho các bộ phận chịu ứng suất 1 dấu và các bộ phận thứ yếu. Liên kết bu lông chịu ma sát thường dùng trong cầu chịu hoạt tải thường xuyên gây ra các ứng suất đổi dấu hoặc cần tránh biến dạng trượt mối nối. b) Đường kính bu lông yêu cầu của kết cấu thép cầu - Tiêu chuẩn 22TCN272-05 quy định, bu lông dùng trong kết cấu thép cầu phải có đường kính tối thiểu là dmin = 16mm. Những thép hình không được phép sử dụng bu lông có đường kính d ≥ 16mm thì chỉ nên dùng cho các kết cấu phụ như lan can, tay vịn, - Các thép góc mà kích thước của nó không yêu cầu xác định theo tính toán, thì có thể sử dụng bu lông có đường kính như sau: + Bu lông d = 16mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 50mm + Bu lông d = 20mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 64mm + Bu lông d = 24mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 75mm + Bu lông d = 27mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 90mm Đào Đắc Lý BM Công trình 187 - Đối với các thép góc chịu lực chính thì đường kính bu lông sử dụng không được lơn hơn 1/4 chiều rộng của cánh được liên kết. c) Các loại lỗ bu lông và phạm vi sử dụng của chúng - Để thực hiện liên kết bu lông, ta phải chế tạo các lỗ bu lông. Tiêu chuẩn 22TCN272-05 quy định có 4 loại lỗ bu lông là lỗ chuẩn, lỗ quá cỡ, lỗ ôvan ngắn và lỗ ô van dài. Kích thước tối đa của các loại lỗ này được quy định như trong bảng 4.1 dưới đây: Bản g 4.1- Kích thước lỗ bu lông lớn nhất  Lỗ chuẩn là loại lỗ tốt nhất, được sử dụng cho mọi loại liên kết, tuy vậy việc thi công rất khó khăn.  Lỗ quá cỡ có thể dùng trong mọi lớp của liên kết bu lông cường độ cao chịu ma sát. Không dùng lỗ quá cỡ trong liên kết kiểu ép mặt.  Lỗ ô van ngắn có thể dùng trong mọi lớp của liên kết chịu ma sát hoặc ép mặt. Trong liên kết chịu ma sát, cạnh dài lỗ ô van được dùng không cần chú ý đến phương tác dụng của tải trọng, nhưng trong liên kết chịu ép mặt, cạnh dài lỗ ô van cần vuông góc với phương tác dụng của tải trọng.  Lỗ ô van dài chỉ được dùng trong một lớp của cả liên kết chịu ma sát và liên kết chịu ép mặt. Lỗ ô van dài có thể được dùng trong liên kết chịu ma sát không cần chú ý đến phương tác dụng của tải trọng, nhưng trong liên kết chịu ép mặt, cạnh dài lỗ ô van cần vuông góc với phương tác dụng của tải trọng. d, Khoảng cách bu lông: - Bước dọc là khoảng cách giữa tim đến tim bu long dọc theo chiều ứng suất chính. Nếu có hai hàng bu lông thì bước có thể là khoảng cách giữa hai bu lông liên tiếp trên trong cùng một hàng, hoặc là khoảng cách giữa một bu lông của hàng này đến bu lông gần nhất của hàng kia theo đường song song với các hàng bu lông. - Bước ngang là khoảng cách giữa hai hàng bu lông liền nhau, hoặc là khoảng cách từ lưng thép góc hoặc thép hình khác đến hàng bu lông đầu tiên. Đào Đắc Lý BM Công trình 188 Hình 4.2 khoảng cách giữa các bu lông Tiêu chuẩn22TCN272 05 quy định:  Khoảng cách tối thiểu giữa các bu lông: Khoảng cách từ tim đến tim bu lông 2 bu lông tối thiểu là 3d. Khi lỗ bu lông không phải là lỗ chuẩn thì khoảng cách tĩnh giữa các mép lỗ bu lông tối thiểu là 2d.  Khoảng cách tối đa giữa các bu lông: Khoảng cách giữa các bu lông của hàng bu lông đơn ngoài kề với cạnh tự do của bản nối hay thép hình phải thỏa mãn: S ≤ (100 + 4,0t) ≤ 175mm Nếu có hàng bu lông thứ 2 bố trí đều so le với hàng gần mép tự do, tại khoảng cách không nhỏ hơn 38 + 4,0t thì cự ly so le giữa 2 hàng bu lông đó phải thỏa mãn: S ≤ 100 + 4,0.t. (3g/4,0) ≤ 175mm và khoảng cách so le này không được < 1/2 khoảng cách yêu cầu cho một hàng đơn, t = chiều dày nhỏ hơn của bản nối hay thép hình g = khoảng cách ngang giữa các bu lông. - Khoảng cách bu lông trong các thanh ghép: Bu lông sử dụng để liên kết các bộ phận của thanh, gồm hai hoặc nhiều tấm bản hoặc thép hình ghép lại với nhau. Bước dọc cho các bu lông ghép của thanh chịu nén không quá 12,0t. Khoảng cách ngang g giữa các hàng bu lông không vượt quá 24,0t. Bước dọc so le giữa hàng lỗ so le phải thỏa mãn: 3,0 15,0 12,0 8,0 g p t t          Bước dọc trong thanh chịu kéo không vượt quá hai lần quy định cho thanh chịu nén. Khoảng cách ngang cho thanh chịu kéo không vượt quá 24,0t. Bước dọc lớn nhất của bu lông trong các thanh thép không vượt quá trị số nhỏ hơn theo yêu cầu chống ẩm - Khoảng cách đến mép yêu cầu: khoảng cách từ mép lỗ bu lông đến mép thanh(khoảng cách đến mép) tối thiểu được quy định trong bảng 4.2. Khoảng cách đến mép tối đa không được lớn hơn 8 lần chiều dày lớn nhất và 125mm. Đào Đắc Lý BM Công trình 189 Bảng 4.2 Khoảng cách từ mép lỗ tới mép thanh yêu cầu - Khoảng cách đầu mút của mọi loại lỗ được đo từ tâm bu lông không được nhỏ hơn khoảng cách đến mép như trên. Đối với lỗ ngoại cỡ hay lỗ rãnh, cự ly tĩnh tối thiểu đến mép không được nhỏ hơn đường kính bu lông. Mục đích yêu cầu về khoảng cách: + Khoảng cách tối đa nhằm đảm bảo khoảng cách trống giữa các đai ốc và không gian cần thiết cho thi công (xiết bu lông) và đảm bảo mối nối chặt chẽ, chống ẩm và chống lọt bụi cũng như chống cong vênh cho thép cơ bản. + Khoảng cách tối thiểu chống xé rách thép cơ bản. e, Sức kháng tính toán của bu lông e.1.sức kháng cắt tính toán của 1 bu lông Xét 1 liên kết bu lông như hình 4. 3 dưới đây: Hình 4.3 - Sơ đồ xác định chiều dài của liên kết bu lông Quy trình quy đinh, chiều dài của liên kết (L) là khoảng cách giữa 2 bu lông xa nhất đo. Theo phương tác dụng của tải trọng. Khi L ≤ 1270mm, thì sức kháng cắt danh định của 1 bu lông được xác định như sau: Đối với 1 bu lông thường: 0,38. . . n b ub s R A F N Đối với 1 bu lông CĐC: 0,38. . . n b ub s R A F N khi đường ren răng nằm trong mặt phẳng cắt, hoặc 0,48. . . n b ub s R A F N khi đường ren răng không nằm trong mặt phẳng cắt. Trong đó: 2 . 4 b d A   = diện tích tiết diện ngang bu lông Đào Đắc Lý BM Công trình 190 ub F = cường độ chịu kéo của thép làm bu lông s N = số mặt phẳng chịu cắt của 1 bu lông. N =1 N =2 N =1 Hình 4.4 Xác định số mặt phẳng cắt bu lông - Khi L > 1270mm thì sức kháng cắt danh định của một bu lông chỉ bằng 80% sức kháng cắt của một bu lông khi L ≤ 1270mm. - Sức kháng cắt của 1 bu lông: . r n R R   Trong đó:  = hệ số sức kháng khi bu lông chịu cắt. Tra bảng, ta có  = 0,65 đối với bu lông thường và  = 0,8 đối với bu lông CĐC b) Sức kháng ép mặt của một lỗ bu lông - Theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05, sức kháng ép mặt danh định của 1lỗ bu lông cụ thể như sau: - Đối với các lỗ chuẩn, lỗ quá cỡ, lỗ ô van ngắn chịu tác dụng lực theo mọi phương và lỗ ô van dài song song với phương lực tác dụng: 2,4. . . n u R d t F khi Lc > 2d, hoặc 1,2. . . n c u R L t F khi Lc ≤ 2d - Đối với các lỗ ô van dài vuông góc với phương lực tác dụng: 2. . . n u R d t F khi Lc > 2d, hoặc 1. . . n c u R L t F khi Lc ≤ 2d Trong đó: Lc = Chiều dài chịu ép mặt của bu lông, chính là khoảng cách tĩnh giữa các bu lông hoặc khoảng cách tĩnh cuối. t = chiều dày cấu kiện (bản thép) bị ép mặt d = đường kính bu lông u F = cường độ chịu kéo của bản thép bị ép mặt Hình 4.5 dưới đây mô tả cách xác định chiều dài chịu ép mặt của từng bu lông như sau: Đào Đắc Lý BM Công trình 191 Hình 4.5 - Sơ đồ xác định chiều dài chịu ép mặt của từng bu lông Sức kháng ép mặt tính toán của một bu lông: . r n R R   Trong đó,  là hệ số sức kháng khi bu lông chịu ép mặt. Tra bảng, ta có  = 0,8. c) Sức kháng trượt của 1 bu lông CĐC - Liên kết bằng bu lông cường độ cao được phân loại thành liên kết chịu ma sát hoặc liên kết chịu ép mặt. Một liên kết chịu ma sát là liên kết mà trong đó sự trượt bị cản trở, nghĩa là lực ma sát phải không bị vượt quá. - Công thức xác định sức kháng trượt danh định của một bu lông cường độ cao như sau: . . . n h s s t R k k N P  Trong đó: s N = số mặt ma sát của mỗi bu lông (thực tế bằng số mặt phẳng chịu cắt của mỗi bu lông), t P = lực kéo tối thiểu yêu cầu trong bu lông, được quy định trong bảng 4.3 dưới đây, h k = hệ số kích thước lỗ, được quy định trong bảng 4.4, và h k = hệ số điều kiện bề mặt, được quy định trong bảng 4.5. Bảng 4.3 - Lực kéo tối thiểu yêu cầu trong bu lông Bảng 4.4 - Các trị số của Kh Đào Đắc Lý BM Công trình 192 Bảng 4.5 - Các trị số của Ks - Tiêu chuẩn đối với các loại bề mặt:  Loại A : các lớp cáu bẩn được làm sạch, bề mặt không sơn và được làm sạch bằng thổi với lớp phủ loại A.  Loại B : các bề mặt không sơn và được làm sạch bằng thổi với lớp phủ loại B.  Loại C : bề mặt mạ kẽm nóng, được làm nhám bằng bàn chải sắt sau khi mạ. - Sức kháng trượt tính toán (có hệ số) của bu lông cường độ cao cũng chính là sức kháng trượt danh định ( 1   ) e.4 Sức kháng kéo - Các bulông cường độ cao chịu kéo dọc trục phải được căng đến lực quy định như trong bảng 4-3. Lực kéo tác dụng lên bulông bao gồm ngoại lực tính toán và lực nhổ do biến dạng của các bộ phận liên kết. - Sức kháng kéo danh định của bulông ( Tn ) không phụthuộc vào lực căng ban đầu và lấy như sau: T n = 0,76 A b F ub (2-11) trong đó: A b – diện tích mặt cắt bulông tương ứng với đường kính danh định (mm 2 ); F ub – cường độ chịu kéo nhỏ nhất quy định của bulông (MPa). e.5.Tác dụng nhổ lên: Lực kéo do tác dụng nhổ lên lấy như sau: trong đó: Q u – lực kéo nhổ lên trên một bulông do các tải trọng tính toán, lấy bằng 0 khi là âm (N); P u – lực kéo trực tiếp trên một bulông do các tải trọng tính toán (N); a – khoảng cách từ tim bulông đến mép tấm (mm); b – khoảng cách từ tim bulông đến chân đường hàn của bộ phận liên kết (mm); t – chiều dày nhỏnhất của bộphận liên kết (mm). e.6 Sức kháng mỏi: Bulông cường độ cao chịu kéo dọc trục bị mỏi, ứng suất trong bulông do hoạt tải mỏi thiết kếcó xét xung kích cộng với lực nhổlên do tác dụng lặp của tải trọng mỏi phải thỏa mãn điều kiện: γ(ΔF) ≤(ΔF) n trong đó: γ– hệ số tải trọng với tổ hợp tải trọng mỏi Đào Đắc Lý BM Công trình 193 ΔF – ứng suất trong bulông do hoạt tải mỏi sinh ra (MPa). Hoạt tải mỏi thiết kế là một xe tải thiết kế có khoảng cách giữa hai trục 145kN không đổi là 9m. (ΔF) n – sức kháng mỏi danh định (MPa), xác định theo công thức sau: (ΔF)n=     1 3 1 2 n TH A F F N           Với N= (365)(100) n (ADTT) trong đó: A – hằng số (MPa 3 ), lấy theo bảng (4-6); n – số chu kỳ ứng suất cho một lần chạy của hoạt tải, lấy theo bảng (4-7); ADTT – số xe tải trong một ngày theo một chiều tính trung bình trong tuổi thọ thiết kế; (ΔF) TH – giới hạn mỏi với biên độkhông đổi, lấy theo bảng (4-8) Bảng 4-6 Hằng số loại chi tiết, A Bảng 4-7 Các chu kỳ đối với mỗi lượt xe tải [...]... của cầu Cầu dầm liên hợp thép - bê tông cốt thép gồm dầm thép và bản mặt cầu bê tông cốt thép được liên kết chắc lại với nhau bằng các neo thành một kết cấu thống nhất và cùng tham gia chịu lực Đây là loại kết cấu hợp lý, ngày càng được sử dụng phổ biến cho những cầu dầm có chiều dài nhịp dưới 27m Hình 4.15b là 1/2 mặt cắt ngang kết cấu nhịp cầu dầm liên hợp thép thiết kế theo quy trình cũ -Dầm thép. .. Hình 4.10e Cầu dầm hộp thép 4.2.2 Cấu tạo cầu dầm thép (dầm thép đặc) 4.2.2.1 Đặc điểm của cầu dầm thép đặc - Dầm thép đặc không liên hợp với bản mặt cầu phía trên vì vậy bản mặt cầu không tham gia chịu lực cùng với dầm chủ - Dùng dầm thép định hình (chữ I hoặc ray định hình) hoặc dùng dầm tổ hợp (ghép các thanh thép hình lại với nhau thông qua liên kết hàn, đinh tán hoặc bu-lông cường độ cao), Kết cấu...Đào Đắc Lý BM Công trình 4.1.2.2 Liên kết đinh tán - Hiện nay trong thiết kế công trình cầu người ta thường thiết kế liên kết hàn và liên kết bu lông, trong quy trình 22TCN27 2-0 5 cũng không có hướng dẫn tính toán liên kết bằng đinh tán 4.1.2.3 Liên kết hàn - Liên kết hàn được dùng phổ biến trong kết cấu thép nhất là các mối nối trong công xưởng vì liên kết hàn đơn giản về mặt cấu tạo, tiết kiệm... liên kết bằng đinh 1 Thép góc liên kết 2 Thép góc làm sườn đứng 3 Sườn dọc 4 Bản thép đệm -Sườn tăng cường: (Hình 4.12d,e) +Được bố trí ở hai bên sườn dầm chủ, có tác dụng tăng cứng cho sườn dầm chủ và bản cánh Ngoài ra nó còn có tác dụng liên kết dầm chủ với hệ liên kết ngang Hình 4.12 d Mặt cắt ngang dầm thép tổ hợp tiết diện chữ I 1 -Thép góc cánh trên 2 -Thép góc cánh dưới 3-sườn dầm chủ 4-Bản đậy 5-Sườn... lớn hơn dùng các dầm thép ghép từ các tầm thép Dầm không liên hợp Dầm liên hợp Hình 4.10 aSự làm việc của dầm 4.2.1.2 Cầu bản trực hướng: - Cầu có bản trực hướng là cầu có bản mặt cầu bằng thép thay cho kết cấu bê tông Không kể chiều dầy lớp phủ mặt đường bằng BT át phan dày từ 4 0-6 5mm, thì các cầu này được coi như kết cấu nhịp hoàn toàn bằng thép Trong cầu có bản trực hướng bản mặt cầu thường có độ cứng... cánh(bc­b) - Bản cánh gồm các bản thép và thép góc liên kết Bản cánh chịu mômen là chủ yếu - Thép góc liên kết làm việc cùng với dầm, cánh của thép góc cùng với các bản thép ở cánh chịu mômen Các thép góc thường giữ không thay đổi trên suốt chiều dài dầm Thép góc dùng liên kết không được nhỏhơn 100 x100 x10 - Chiều rộng của bản cánh phải bảo đảm phủ kín cánh thép góc theo điều kiện sau: Trong đó: b - Bề... theo quy trình cũ -Dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép với chiều dài nhịp 15m, dầm chính là thép hình I550, bản mặt cầu bê tông cốt thép mác 250 dày 12cm tại giữa bản và tại chỗ kê trên dầm chính dày 20cm thiết kế thep quy trinhg cũ Hình 4.15b Mặt cắt ngang kết cấu nhịp dầm thép liên hợp L =15m Kích thước mm So sánh cầu dầm liên hợp với cầu dầm thép -Cầu dầm liên hợp tận dụng khả năng làm việc... 4.3.1 Các yêu cầu chung về thiết kế - Ở chương I đã nghiên cứu nguyên lý thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD) là: ∑ ηi γi Qi≤ Φ Rn = Rr - Trong đó các hệ số điều chỉnh tải trọng ηi, hệ số tải trọng γi và hệ số sức kháng Φ đã được xét ở chương I, ở đây còn phải xét nội lực hay ứng suất Qi và sức kháng danh định của bộ phận kết cấu hay của vật liệu Rn - Để thiết kế một cầu dầm, trước... liên kết Nhưng với thép ốp bản cánh có bề rộng không được lớn hơn bề rộng của thép bản nối, các thép bản ốp ở bản bụng, bản cánh và thép góc ốp cũng vậy có bề dày thường không nhỏ hơn với thép bản và thép góc được nối 4.2.2.5 Hệ liên kết giữa các dầm chính (Lateral Bracing) Hệ liên kết giữa các dầm chủ gồm có: hệ liên kết dọc và hệ liên kết ngang Hệ liên kết dọc nằm trong mặt phẳng song song với mặt cầu, ... Như vậy có thể bố trí hệ liên kết dọc ở mặt phằng có sườn tăng cường dọc - Việc bố trí sắp xếp và thực hiện liên kết các thanh trong hệ liên kết dọc còn phải được kết hợp với bố trí sắp xếp cấu tạo và liên kết các thanh của hệliên kết ngang Hình 4.14 Sơ đồ hệ liên kết dọc a- Khi có 2 dầm chủ b-Khi có nhiều dầm chủ 210 Đào Đắc Lý BM Công trình b Hệ liên kết ngang - Hệ liên kết ngang được bố trí trong . các kết cấu hệ liên hợp để vượt các nhịp lớn hơn.  Các loại kết cấu cầu dầm thép: - Cầu dầm thép - Cầu dàn thép - Cầu vòm thép - Cầu liên hợp 4.1.2. Các phương pháp liên kết trong cầu. Liên kết đinh tán. - Hiện nay trong thiết kế công trình cầu người ta thường thiết kế liên kết hàn và liên kết bu lông, trong quy trình 22TCN272-05 cũng không có hướng dẫn tính toán liên kết. chất yếu. 4. Kết cấu thép thường thiết kế với chiều cao thấp hơn cầu bê tông điều này rất có ý nghĩa khi cần giảm chiều cao kiến trúc của cầu ( cầu vượt, cầu trên đường cao tốc ) 5. Cầu thép dễ

Ngày đăng: 12/05/2015, 00:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan