1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 35 lớp 10

4 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG IV: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX BÀI 25 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU NGUYỀN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) I - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được tình hình chung về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn - trước khi thực dân Pháp xâm lược. - Hiểu được rằng: Chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong, trong khi tình hình thế giới có nhiểu biến đổi. Sự bảo thủ của nhà Nguyễn không thể đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng - Hiểu được rằng: Mặc dù đất nước lâm vào khủng hoảng song thời kì này trên các lĩnh vực văn hoá – giáo dục vẫn có nhiều thành tựu để lại cho đời sau. 2. Tư tưởng, tình cảm - Bồi dưỡng lòng tự hào về những di sản văn hoá của dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị đó. - Bồi dưỡng ý thức đổi mới, vươn lên của ,mỗi cá nhân - Giáo dục lòng yêu quê hương, ý thức quan tâm tới thế giới sống. 3. Kĩ năng - Rèn luyện và củng cố kĩ năng sử dụng, khai thác lược đồ - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh, phân tích và đánh giá sự kiện lịch sử. II - THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC - Lược đồ hành chính Việt Nam sau cải cách Minh Mạng - SGK, SGV, giáo án và tranh, ảnh minh hoạ cho bài học III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII 3. Dẫn dắt bài mới Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, nhà Nguyễn lên cầm quyền trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Tình hình nước ta dưới sự trị vì của vương triều này như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. 4. Tổ chức dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - GV yêu cần HS đọc SGK - GV hỏi: ? Triều Nguyễn thành lập như thế nào - HS đọc SGK và trả lời - GV nhận xét và bổ sung về triều Nguyễn: + Nhà Nguyễn (1802 - 1945) với 13 đời vua nhưng lịch sử nhắc nhiều tới 4 vị vua đầu - thời kì phong kiến độc lập đó là Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1883) + Sau hiệp ước Hacmang (1883)và Patonot (1884) nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Vị vua cuối cùng là Bảo Đại. GV tiếp tục bổ sung về bối cảnh thế giới và trong nước khi nhà Nguyễn thành lập: + Thế giới: CNTB chuyển sang CNĐQ nên tăng cường xâm lược thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ La tinh. + Trong nước : Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng. - GV giảng: Trong bối cảnh đó đòi hỏi nhà Nguyễn phải có chính sách phù hợp với thời đại mới. Trước hết là củng cố bộ máy chính quyền. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ máy nhà nước nhà Nguyễn. Hoạt động 2 - GV hỏi: ? Bộ máy nhà nước thời Nguyễn được tổ chức như thế nào - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: Bộ máy Nhà nước ở trung ương thời Nguyễn về cơ bản được xây dựng theo mô hình nhà Lê sơ. - GV hỏi: ? Hãy nhắc lại bộ máy nhà nước thời Lê sơ - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý: Thời Lê sơ Vua là người 1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước. Chính sách ngoại giao. a) Sự thành lập - 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), đóng đô ở Phú Xuân (Huế) - 1804 quốc hiệu Việt Nam b) Tổ chức bộ máy Nhà nước - Trung ương: Theo mô hình nhà Lê sơ 5. Củng cố - Nhà Nguyễn được xây dựng theo mô hình phong kiến chuyên chế cũ nhưng tăng cường tính chuyên chế, tập trung quyền hành vào tay nhà vua - Tình hình kinh tế bước đầu ổn định nhưng không có điều kiện phát triển do chính sách hạn chế của nhà nước - Văn hoá thủ cựu tuy nhiên cũng đạt được một số thành tựu đáng kể. 6.Bài tập về nhà - Học bài, chuẩn bị bài mới - Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca về nhà Nguyễn. Tổ trưởng bộ môn Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh Phạm Thị Nhung Dương Thị Lanh Nguyễn Thị Huấn . hoạ cho bài học III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII 3. Dẫn dắt bài mới Sau. nhà nước - Văn hoá thủ cựu tuy nhiên cũng đạt được một số thành tựu đáng kể. 6 .Bài tập về nhà - Học bài, chuẩn bị bài mới - Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca về nhà Nguyễn. Tổ trưởng bộ môn Giáo viên. CHƯƠNG IV: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX BÀI 25 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU NGUYỀN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) I - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được tình hình chung

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w