Bên cạnh đó, để dự án đi vào hoạt động tốt, với kết quả cao, cần phải tiến hành thẩm định các chỉ tiêu của dự án trước khi đầu tư, như: chỉ tiêu về thị trường, chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiê
Trang 11
B TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 22
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài và kết quả đầu tư thường diễn ra trong tương lai Vì vậy, trước một dự án đầu tư chúng ta cần phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ và chính xác nhằm tránh những rủi
ro khi thực hiện đầu tư Việc thực hiện đó được thông qua quá trình lập các dự
án đầu tư
Bên cạnh đó, để dự án đi vào hoạt động tốt, với kết quả cao, cần phải tiến hành thẩm định các chỉ tiêu của dự án trước khi đầu tư, như: chỉ tiêu về thị trường, chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, cùng các chỉ tiêu về độ nhạy và rủi ro của dự án Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu trên trong dự án là rất quan trọng đối với nhà quản trị dự án
Bài giảng Quản trị dự án này được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức về quản trị dự án đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh Bài giảng được biên soạn theo hướng lý thuyết, ví dụ minh họa, tình huống và bài tập
Vì khả năng và thời gian còn hạn chế, nên việc biên soạn tài liệu này không tránh những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự đóng góp của quí đồng nghiệp và sinh viên nhà trường
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 33
NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1: Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư
1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Phân loại đầu tư
1.1.3 Đầu tư phát triển
1.2 Dự án đầu tư
1.2.1 Khái biệm
1.2.2 Sự cần thiết phải thiết lập dự án đầu tư
Bài tập chương 1
Chương 2: Phương pháp lập dự án đầu tư
2.1 Chu kỳ hoạt động của dự án đầu tư
2.2 Trình tự và nội dung của quá trình soạn thảo dự án đầu tư
2.2.1 Quá trình hình thành và thực hiện một dự án
2.2.2 Các bước của quá trình soạn thảo dự án
2.3 Nội dung chủ yếu của một báo cáo khả thi
2.4 Bảng phân công trách nhiệm trong việc lập dự án
Bài tập chương 2
Chương 3: Phân tích thị trường của dự án
3.1 Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát có liên quan đến dự án 3.2 Phân tích thị trường của dự án
3.2.1 Khái niệm và vai trò của phân tích thị trường
3.2.2 Nội dung của phân tích thị trường
3.2.3 Xem xét tính khả thi của dự án về mặt thị trường
Trang 44
Bài tập chương 3
Chương 4: Phân tích kỹ thuật và tổ chức nhân lực của dự án
4.1 Phân tích kỹ thuật của dự án
4.1.1 Vai trò của phân tích kỹ thuật
4.1.2 Nội dung của phân tích kỹ thuật của dự án
4.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư của dự án
4.2.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của dự án
4.2.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện của dự án 4.3 Phân tích tổ chức nhân lực của dự án
4.3.1 Tổ chức nhân lực của dự án
4.3.2 Tiền lương trong dự án
Bài tập chương 4
Chương 5: Phân tích tài chính của dự án
5.1 Vai trò của phân tích tài chính của dự án
5.2 Lập báo cáo tài chính cho từng năm, từng giai đoạn của dự án 5.2.1 Xác định nguồn tài trợ cho dự án
5.2.2 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án
5.2.3 Dự tính chi phí sản xuất của dự án
5.2.4 Dự tính mức lãi lỗ của dự án
5.2.5 Dự tính cân đối dòng tiền của dự án
5.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
5.3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích tài chính
5.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
Bài tập chương 5
Trang 55
Chương 6: Phân tích lợi ích kinh tế xã hội của dự án
6.1 Khái niệm về lợi ích kinh tế xã hội
6.2 Mục tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án
6.2.1 Mục tiêu
6.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá
6.3 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội do dự án mang lại
6.3.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư
6.3.2 Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô
6.4 Sự khác nhau giữa phân tích tài chính với phân tích lợi ích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
Bài tập chương 6
Chương 7: Phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án
7.1 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án
7.1.1 An toàn về nguồn vốn
7.1.2 An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính và khả năng trả nợ 7.2 Phân tích độ nhạy của dự án
7.3 Phân tích dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro
7.4 Phân tích dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát
Trang 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện phát triển quốc tế Havard; Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư; Trung tâm Fulbright phát hành, Năm 2005
Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, Nhập môn phân tích lợi ích và chi phí; NXB Đại Học Quốc Gia; Năm 2009
Vũ Công Tuấn, Quản trị dự án (Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư), Nhà xuất bản thống kê, Năm 2010
Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu; Trường Đại học Kinh tế TP HCM; Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư; NXB Thống Kê, năm 2006
Đỗ Phú Trần Tình, Lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Năm 2011
Trang 77
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm
Theo nghĩa hẹp: Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên và lao động để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội
Theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó, nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai với mong muốn kết quả lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra
Theo luật đầu tư Việt Nam năm 2006: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản, bằng việc tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật
1.1.2 Phân loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại đầu tư khác nhau, căn cứ trên các góc độ khác nhau
Thứ nhất, Căn cứ dưới góc độ sở hữu & quản lý, người ta chia đầu tư ra
làm các loại sau:
Đầu tư trực tiếp : Người bỏ vốn đầu tư và quản lý vốn là một chủ thể Đầu
tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
theo Luật đầu tư của Việt Nam
Đầu tư gián tiếp : Là loại đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn
không phải là một chủ thể Trường hợp cần quan tâm nhất là đầu tư gián tiếp
bằng vốn của nước ngoài Đó là loại vốn hỗ trợ cho phát triển chính thức (ODA)
Thứ hai, Căn cứ vào phạm vi đầu tư, người ta chia làm các loại sau:
Trang 88
Đầu tư trong nước: là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
của các tổ chức, công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam; Đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư trong nước
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: là loại đầu tư trực tiếp của người nước ngoài tại Việt Nam Người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc các tài sản khác để đầu tư Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo qui
định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài : là đầu tư của các tổ chức cá nhân Việt Nam ra các nước khác
Ví dụ:
Hoàng Anh Gia Lai đầu tư sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma
Petro Việt Nam đầu tư sang Algieri, Nga, các nước Vùng Vịnh …
Vietel đầu tư sang Mianma, Haiti
Thứ ba, Căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích do nhà đầu tư đem lại,
người ta chia làm các loại đầu tư sau:
Đầu tư tài chính : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước, hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành
Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới trong nền kinh tế mà chỉ làm tăng hoặc giảm giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư mà người bỏ tiền ra để mua hàng hóa và sau đó bán lại với giá cao hơn, nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá
Trang 99
Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính cho nhà đầu tư Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất
Đầu tư phát triển: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến
hành các hoạt động nhằm tạo ra của cải cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản
xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác Điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân
Các hoạt động gồm: bỏ tiền ra để xây dựng, sữa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên,…
Như vậy đầu tư phát triển với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại, có các
điểm khác nhau thể hiện:
Đầu tư phát triển không chỉ làm tăng tài sản của chủ đầu tư mà của cả nền kinh tế
Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại là các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm
tăng tài sản tài chính của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản
của nền kinh tế
Tuy nhiên, Ba loại đầu tư trên có mối quan hệ tương hỗ nhau Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại lại hỗ trợ, tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển
1.1.3 Đầu tư phát triển
a Đặt điểm của đầu tư phát triển:
Trang 1050 năm, có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm) với nhiều biến động
Thứ ba, thời gian thu hồi vốn phải mất nhiều năm do đó không tránh khỏi những biến động của tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế
Thứ tư, thành quả thể hiện hai mặt: lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng Thành quả của đầu tư phát triển có giá trị sử dụng trong nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm
Thứ năm, các thành quả của các hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay nơi mà nó tạo dựng nên Do đó, các điều kiện địa lý, địa hình cũng ảnh hưởng đến quá trình đầu tư cũng như kết quả hoạt động sau này
b Nội dung của đầu tư phát triển trong nền kinh tế:
Đầu tư phát triển trong nền kinh tế bao gồm các nội dung sau:
Đầu tư phát triển sản xuất
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật chung của nền kinh tế
Đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo
Đầu tư phát triển y tế và phát triển xã hội khác
Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
Trang 1111
Đầu tư các lĩnh vực khác trực tiếp có tác động đến việc duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật đang tồn tại …
1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài, phạm
vi tác động của đầu tư phát triển trực tiếp lẫn gián tiếp tương đối rộng Vì vậy, trước một hoạt động đầu tư chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Việc chuẩn bị đó thông qua quá trình lập dự án đầu tư
Thực thi một phương pháp quản lý mới …
Theo World Bank (WB): dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động
và chi phí liên quan đến nhau, được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định
Theo nghị định 88/CP ngày 01/09/1999: dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó
Từ những định nghĩa trên, ta có định nghĩa về dự án đầu tư một cách chung nhất như sau: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liêu trình bày một cách chi tiết và
hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển, nhằm đạt được những kết quả nhất định và thực hiện được những mục tiêu xác định trong tương lai lâu dài
1.2.2 Sự cần thiết phải thiết lập dự án đầu tư
Thứ nhất, đối vớ Nhà nước, dự án là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư;
Trang 12CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1 Đầu tư là gì? Các loại hình đầu tư?
2 Phân biệt giữa đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển?
3 Nội dung của đầu tư phát triển là gì? Tại sao đầu tư phát triển lại quan trong đối với nền kinh tế?
4 Dự án đầu tư là gì? Tại sao phải lập dự án trước khi bắt đầu tiến hành một công cuộc đầu tư?
Trang 1313
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1 CHU KỲ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua, bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động
Chúng ta có thể minh họa chu kỳ dự án theo sơ đồ sau:
Ý tưởng đầu tư => Chuẩn bị đầu tư => Thực hiện đầu tư => Sản xuất, kinh doanh => Ý tưởng đầu tư mới
2.2 TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.2.1 Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư
Các bước này được thể hiện như sau:
Chuẩn bị đầu tư: (1) Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư, (2) Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án, (3) Lập dự án và (4) Đánh giá và quyết định dự án;
Thực hiện đầu tư: (1) Hoàn tất thủ tục triển khai dự án đầu tư, (2) Thiết kế
và lập dự toán thi công xây lắp công trình, (3) Thi công xây lắp công trình và (4) Chạy thử và nghiệm thu sử dụng;
Vận hành kết quả đầu tư: (1) Sử dụng chưa hết công suất, (2) Sử dụng công suất ở mức cao nhất, và (3) Công suất giảm dần và thanh lý
Trang 1414
Trong ba giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư là tiền đề và quyết định
sự thành công hay thất bại của dự án về sau
2.2.2 Các bước của quá trình soạn thảo dự án đầu tư
Soạn thảo dự án nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Công tác soạn thảo
dự án được tiến hành qua 3 mức độ nghiên cứu:
(1) Nghiên cứu các cơ hội đầu tư;
(2) Nghiên cứu tiền khả thi;
(3) Nghiên cứu khả thi
a Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư:
Nghiên cứu các cơ hội đầu tư là nghiên cứu các khả năng và điều kiện để chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định sơ bộ về đầu tư
Một phương án đầu tư được coi là thuận lợi hay không thuận lợi thường được xem xét trên 3 yếu tố cơ bản sau:
(1) Đầu vào cho phương án đó có lợi hay không? Như: máy móc, công nghệ, lao động, NVL, vốn …
(2) Đầu ra cho phương án đó có thuận lợi hay không?
(3) Phương án đó có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị thực hiện đầu tư hay không?
Khi nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư phải xuất phát từ các căn cứ sau:
Thứ nhất, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương
hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở
Trang 1515
Thứ hai, Các chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực
đầu tư trong từng giai đoạn
Thứ ba, Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia
Thứ tư, Nhu cầu về thị trường trong và ngoài nước
Thứ năm, Tình hình cung cấp mặt hàng này hoặc hoạt động trên ở trong
nước và trên thế giới để dự án chiếm lĩnh trong một thời gian dài
Thứ sáu, Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư
b Nghiên cứu tiền khả thi:
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét các cơ hội đầu tư còn thấy phân vân, chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi gồm các vấn đề sau:
(1) Bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án (2) Nghiên cứu thị trường
(3) Nghiên cứu kỹ thuật
(4) Nghiên cứu về tổ chức nhân sự
(5) Nghiên cứu về tài chính
(6) Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội
Những nội dung này được xem xét ở giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án Sản phẩm cuối cùng cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi, gồm các vấn đề sau:
Trang 1616
- Giới thiệu chung cơ hội đầu tư theo các nội dung n/c tiền khả thi ở trên
- Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định cho đầu tư
- Những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư của sau này đòi hỏi phải nghiên cứu hỗ trợ
Nghiên cứu hỗ trợ đối với các dự án khác nhau là khác nhau Chẳng hạn đối với dự án lớn thời gian thu hồi vốn lâu, sản phẩm của dự án sẽ phải cạnh tranh trên thị trường thì việc nghiên cứu hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết Từ đó khẳng định lại qui mô của dự án và thời gian hoạt động của dự án bao nhiêu là tối ưu, hoặc phải thực hiện chiến lược marketing như thế nào để tiêu thụ hết sản phẩm và dự án có lãi
Nghiên cứu đầu vào của nguyên liệu đặc biệt quan trọng đối với các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu với khối lượng lớn, mà việc cung cấp có nhiều trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu, điều kiện tự nhiên …
Các nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghiên cứu khả thi hoặc có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi, tùy thuộc vào thời điểm phát hiện các khía cạnh cần phải tổ chức nghiên cứu sâu hơn
c Nghiên cứu khả thi (Luận chứng kinh tế kỹ thuật):
Đây là khâu sàng lọc cuối cùng để lựa chọn dự án tối ưu Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không?
Ở bước này, Nội dung nghiên cứu cũng giống như giai đoạn tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn Mọi khía cạnh nghiên cứu đều phải xem xét ở trạng thái động, tức là có xét đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu
Trang 1717
Ở Việt Nam, giai đoạn này được gọi là luận chứng kinh tế kỹ thuật
2.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT BÁO CÁO KHẢ THI
Một báo cáo khả thi thường trình bày những vấn đề sau:
Phần 1: Căn cứ lập báo cáo khả thi
- Căn cứ pháp lí: luật, các văn bản pháp lí, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền …
- Căn cứ thực tế: bối cảnh hình thành dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, năng lực đầu tư
- Các nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự
- Xác định khối lượng sản phẩm bán hàng năm: dự kiến mức độ và khả năng xâm nhập thị trường của dự án
- Giải pháp về thị trường: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, hệ thống phân phối, quảng cáo, PR, và các biện pháp xúc tiến khác
Phần 4: Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào
Trang 1818
- Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phân tích những thuận lợi cũng như những bất lợi có khả năng xảy ra
- Phương thức để đảm bảo tính ổn định của yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh
Phần 5: Công nghệ và trang thiết bị
- Mô tả công nghệ được lựa chọn: đặc trưng kinh tế kỹ thuật cơ bản, mức
độ hiện đại
- Ảnh hưởng của công nghệ dự án đến môi trường và các giải pháp xử lý
- Nguồn cung cấp công nghệ, thiết bị và giá
- Mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng
Phần 6: Địa điểm, đất đai và xây dựng
- Căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa điểm: tính phù hợp với qui hoạch
- Mô tả địa điểm, diện tích, ranh giới
- Tính toán diện tích xây dựng, hạng mục xây dựng
Phần 7: Nhân lực và tổ chức sản xuất kinh doanh
- Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án
- Tính toán tổng quĩ lương hàng năm trong từng giai đoạn của dự án
- Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất
- Tổ chức hệ thống cung ứng, hệ thống tiêu thụ
- Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất
Trang 1919
- Phương thức tổ chức thực hiện việc thiết kế, xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ đào tạo …
Phần 8: Tiến độ thực hiện
- Thời hạn thực hiện đầu tư, từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành
- Tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu và các điều kiện để đảm bảo tiến
độ
- Biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu
- Tiến độ sử dụng vốn: Xác định nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian, lịch trình sử dụng vốn
Phần 9: Tổng kết nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn
- Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án
- Nguồn vốn: vốn cổ phần, vốn vay, vốn góp …
- Hình thái vốn: tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hay các tài sản khác
Phần 10: Phân tích tài chính
- Dự kiến doanh thu
- Dự kiến chi phí sản xuất, dịch vụ
Trang 2020
2.4 BẢNG PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Ý tưởng đầu tư - Phát họa ý tưởng đầu tư từ một
công cuộc kinh doanh
- Phát họa quy mô kinh doanh
- Chứng minh ban đầu về tính cần thiết của việc đầu tư
- Chủ đầu tư
- Ban giám đốc
- Chuyên viên nghiên cứu chiến lược phát triển của công ty
- Chuyên viên tư vấn kỹ thuật thuê bên ngoài
- Chuyên viên nhân
- Xác định các định mức tiêu hao, nhu cầu về nguyên vật liệu
- Chuyên viên phòng kỹ thuật + phòng kinh doanh + phòng kế toán
- Chuyên viên tư vấn kỹ thuật thuê
Trang 21- Xác định đơn giá sản phẩm
- Chuyên viên phòng kinh doanh + phòng kế toán
- Chuyên viên tư vấn kinh doanh thuê bên ngoài
5 Phương án tài
chính của dự án
- Xác định qui mô tổng vốn đt và
cơ cấu vốn đtư
- Xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khả năng trả nợ
- Xác định hiệu quả tài chính của
dự án: NPV, T, IRR, BEP …
- Xác định khả năng hoàn trả vốn, trả nợ vay, hiệu quả của d.a theo sự biến động của các thông số quan trọng
- Chuyên viên tài chính của công ty
- Chuyên viên tài chính thuê bên ngoài
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Trang 2222
1) Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư diễn ra như thế nào?
2) Nội dung chủ yếu của một báo cáo tiền khả thi?
3) Nội dung chủ yếu của một báo cáo khả thi?
4) Việc phân công nhân sự trong lập dự án đầu tư được thực hiện như thế nào?
Trang 2323
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỔNG QUÁT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
Tình hình kinh tế xã hội là nền tảng của dự án đầu tư Nó thể hiện khung cảnh chung của đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế, tài chính của toàn bộ dự án đầu tư
Tình hình kinh tế xã hội bao gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện về địa lý tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất … ) có liên quan đến việc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này Thứ hai, điều kiện về dân số và lao động có liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án
Thứ ba, tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự
an tâm của nhà đầu tư
Thứ tư, tình hình phát triển kinh tế xã hội, đất nước và địa phương, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở (GDP, GDP/đầu người,
tỷ lệ đầu tư so với GDP, lãi suất cơ bản trên thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh nói chung…)
Thứ năm, tình hình ngoại hối : tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ nần và tình hình thanh toán nợ …), đặt biệt những dự án nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị công nghệ và các dự án gắn với xuất khẩu
Tùy theo qui mô của dự án để người lập dự án thu thập các dự kiện trên cho phù hợp