Những điều thú vị về ăn uống (Dân trí) - Những nghiên cứu khoa học dưới đây sẽ giúp bạn nghĩ về ăn uống theo một cách mới: 1. Bạn thích những gì mẹ ăn Nếu đang mang thai, những gì bạn ăn có thể truyền đến bé ngay lập tức, bao gồm cả dinh dưỡng và hương vị. Tất cả đều có thể thẩm thấu qua nước ối. Bào thai có thể phát hiện ra mùi vị và ghi nhớ. Điều này cũng xảy ra với sữa mẹ khi người mẹ cho con bú. Khi đủ lớn để ăn thức ăn rắn, chúng sẽ ưu ái những hương vị mà đã được trải nghiệm từ khi ở trong bụng mẹ. Các tác động này là mùi thực phẩm, chẳng hạn như nước ép cà rốt, chứ không phải là vị vì dù mẹ có ăn mặn đến mấy cũng sẽ không ảnh hưởng đến độ mặn của nước ối hoặc sữa mẹ. Vậy nên, các bà mẹ có thể định hướng ăn uống cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ bằng cách ăn nhiều rau quả, thực phẩm lành mạnh trong giai đoạn mang thai và cho con bú. 2. “Bản đồ lưỡi” không chính xác Thông thường, chúng ta đều biết vị ngọt do mặt trước lưỡi chỉ huy, vị "mặn" nằm ở các gai 2 bên lưỡi và đắng thì do các gai ở gốc lưỡi xác định. Thực tế là các vị trí này nhạy cảm với vị hơn nhưng không có nghĩa là đặc quyền. Ngoài ra, có các gai thụ cảm vị ở cuối họng và điều này có nghĩa nếu như không còn lưỡi thì vẫn có thể cảm nhận được vị của thức ăn. 3. Mũi cũng biết vị Rất nhiều những gì bạn cảm nhận được vị của nó là nhờ hương thơm. Mới đây, một nghiên cứu của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ đã chứng minh điều này bằng cách đề nghị người ăn thạch bịt mũi. Kết quả là viên thạch gần như không có vị. Điều gì đang xảy ra? Về cơ bản, khi mũi không bị bịt, mùi thơm của món ăn sẽ đi từ miệng qua cổ họng và đi qua cả mũi, cung cấp cho bạn những trải nghiệm hương vị đầy đủ. Khi mũi bị bịt sẽ giống như là các vòi nước bị khóa lại, hương thơm sẽ không thể tới các tế bào thụ cảm mùi vị trong mũi. 4. Sự hoài niệm do mùi vị tạo ra Nhiều người có những kỷ niệm rất rõ rệt với hương vị thời thơ ấu và những trải nghiệm khi trưởng thành có thể ngay lập tức đưa họ trở về những năm tháng xa xôi. Đó là vì khứu giác luôn duy trì được sự nguyên thủy các kết nối giữa mùi và cảm xúc trực tiếp nhiều hơn so với các giác quan khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể xem chính xác nó hoạt động như thế nào và cũng rất khó nghiên cứu bởi trải nghiệm của mỗi người là duy nhất. 5. Chúng ta tiến hóa để “thích thú với những điều gây hại cho chính mình” Nêm muối vào món ăn vừa có tính bẩm sinh vừa có yếu tố văn hóa. Muối làm tăng vị ngọt của các thực phẩm cay đắng, làm cho món ăn ngon hơn và đó là lý do vì sao muối có mặt ở mọi dân tộc, màu da. Chất béo cũng đóng vai trò tương tự, giúp tăng hương vị của món ăn. Con người thường có xu hướng tích chất béo để dự trữ năng lượng nhưng nếu kéo dài và với số lượng lớn sẽ gây tổn thương cho các tế bào và làm giảm tuổi thọ. Có lẽ tổ tiên của chúng ta chưa bao giờ sống đến 50 tuổi vì thế muối và chất béo không bao giờ bị xếp vào nhóm thực phẩm nguy hiểm gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ khi con người bước vào tuổi trung niên. Nhân Hà Theo CN . dưới đây sẽ giúp bạn nghĩ về ăn uống theo một cách mới: 1. Bạn thích những gì mẹ ăn Nếu đang mang thai, những gì bạn ăn có thể truyền đến bé ngay lập tức, bao gồm cả dinh dưỡng và hương. chứng minh điều này bằng cách đề nghị người ăn thạch bịt mũi. Kết quả là vi n thạch gần như không có vị. Điều gì đang xảy ra? Về cơ bản, khi mũi không bị bịt, mùi thơm của món ăn sẽ đi từ. cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ bằng cách ăn nhiều rau quả, thực phẩm lành mạnh trong giai đoạn mang thai và cho con bú. 2. “Bản đồ lưỡi” không chính xác Thông thường, chúng ta đều biết vị