1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (4 )

137 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 810,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG X CÁC PHONG TRÀO “BA SẴN SÀNG”, “NĂM XUNG PHONG” THỂ HIỆN Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG VÀ QUYẾT TÂM CỦA THANH NIÊN CẢ NƯỚC VÌ THẮNG LỢI CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC Ngày 5-8-1964 sau khi gây ra sự kiện “vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho không quân tiến hành đánh phá một số điểm trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam (Vinh, Thanh Hóa, Quảng Ninh…) mở đầu cuộc chiến tranh bằng không quân chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trắng trợn xâm phạm chủ quyền một quốc gia độc lập. Cả nước căm phẫn trước tội ác leo thang chiến tranh của Mỹ. Từ trong các xí nghiệp, công trường, nhà máy, trên các đường phố, cơ quan, các thôn xóm… ở đâu thanh niên cũng sục sôi khí thế sẵn sàng cho một cuộc đối đầu lịch sử. Bốn ngày sau, đêm 9-8-1964, 26 vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội đã xuống đường lên án hành động phiêu lưu chiến tranh của Mỹ. Từ quảng trường Nhà hát thành phố (nay là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám) lớp lớp thanh niên công nhân, nông dân, trí thức, học sinh… ba lô trên vai, lá ngụy trang đầy người rầm rộ diễu hành qua các đường phố Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ… biểu thị quyết tâm sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của Đảng và Tổ quốc giao cho. Tại hội trường Bộ Công nghiệp Nặng (đường Hai Bà Trưng) ngọn lửa truyền thống được tuổi trẻ đốt lên khi Ban Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội kêu gọi đoàn viên và thanh niên vươn lên hàng đầu trong chiến đấu, lao động và học tập… kiên quyết thực hiện “Ba sẵn sàng”: - Sẵn sàng chiến đấu. - Sẵn sàng nhập ngũ. - Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến! Từ Hà Nội, phong trào nhanh chóng lan rộng đến các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… Chỉ trong vòng một tháng đã có 1.500.000 đoàn viên và thanh niên đăng ký thực hiện “Ba sẵn sàng”. Riêng Sơn La, một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây của Tổ quốc, sau khi phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động một tháng đã có 40 ngàn đoàn viên và thanh niên đăng ký tham gia, trong đó có 19 ngàn đăng ký tình nguyện tòng quân lên đường giết giặc. Trước hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, đêm 2-1-1965, hơn 5 vạn thanh niên Hà Nội lại xuống đường, một lần nữa biểu thị quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thanh niên các đường phố, các xí nghiệp, trường học… tự tổ chức thành đội ngũ, vai khoác ba lô, lá ngụy trang đầy người, vũ khí trong tay… hừng hực khí thế “Ba sẵn sàng”, rầm rập đi trên các đường phố chính, tổng duyệt lực lượng. Từ đó những cuộc hành quân vũ trang liên tiếp được tổ chức trên các đường phố, trong các ngõ xóm và trở thành phong trào rèn luyện “vai trăm cân, chân ngàn dặm”, chuẩn bị sẵn sàng khi Tổ quốc cần, có đủ ý chí và sức khỏe lên đường chiến đấu được ngay. Phát huy khí thế hào hùng của tuổi trẻ, đầu năm 1965, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam đã ra Nghị quyết về công tác “Đẩy mạnh sản xuất và tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu”, quyết định đẩy mạnh phong trào tình nguyện “Ba sẵn sàng” khắp miền Bắc với nội dung mới, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trước yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ IX (khóa III) họp từ ngày 4-7 tháng 5- 1965 do đồng chí Bí thư thứ nhất Vũ Quang chủ trì đã quyết định nhiệm vụ của Đoàn thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tổ chức động viên 4 triệu đoàn viên và thanh niên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam và đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nhiệm vụ chủ yếu đó nêu rõ các cấp bộ Đoàn và toàn thể đoàn viên, thanh niên phương hướng hành động trên ba mặt cụ thể: Sản xuất và bảo vệ sản xuất; chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; học tập và rèn luyện. Nội dung phong trào “Ba sẵn sàng”, vì thế được bổ sung, hoàn thiện thêm: - Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng nhập ngũ (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ). - Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào. - Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng quan tâm lãnh đạo phong trào có tính cách mạng sâu rộng này của Đoàn và tuổi trẻ. Hội nghị lần thứ XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III, họp tháng 3-1965) trong khi nêu lên nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn: “Đối với Đoàn cần đẩy mạnh phong trào “Ba sẵn sàng” với nội dung và hình thức mới”. Ngày 29 tháng 7 năm 1965 Ban Bí thư Trung ương Đảng lại ra chỉ thị số 105-CT-TW “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới” khẳng định thanh niên là một lực lượng to lớn có giác ngộ XHCN, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có sức khỏe, nếu được tổ chức giáo dục và lãnh đạo tốt sẽ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng XHCN. Cho nên, “vấn đề đặt ra cho các cấp ủy Đảng và các ngành là phải dựa vào Đoàn TNLĐ với hơn 1 triệu đoàn viên mà tổ chức, động viên cho được 4 triệu thanh niên nam nữ trên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tích cực bảo vệ miền Bắc XHCN và góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Bản chỉ thị đã chỉ ra cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên những nhiệm vụ cụ thể trên các mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, đồng thời coi việc ra sức củng cố Đoàn TNLĐ và tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên là một đảm bảo để các tầng lớp thanh niên không ngừng phấn đấu vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử lực lượng xung kích đi hàng đầu trong nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó. Là người tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến từng bước đi lên của tuổi trẻ. Nhân ngày 20-7-1965, Người kêu gọi thanh niên “Các cháu thanh niên gái cũng như trai hãy thực hiện tốt “Ba sẵn sàng”, xung phong hiến dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”. Cũng vào thời điểm này, nhân dịp Quốc khánh lần thứ XX của nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên thanh niên. Bác khen ngợi: “Các cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng”, đồng thời Bác căn dặn thanh niên “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”. Tại lễ kỷ niệm trọng thể lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26-3-1931 - 26-3-1966), Bác Hồ kính yêu, đồng chí Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lê Duẩn (khóa III), đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác đã đến với tuổi trẻ. Bác Hồ dạy: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Đánh giá cao vai trò xung kích cách mạng của tuổi trẻ và luôn đặt rõ vị trí của thanh niên trong tiến trình cách mạng, đặc biệt vào lúc cả nước ở trong tình trạng trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tin tưởng trao cho thế hệ trẻ lá cờ mang dòng chữ: “Vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên!”. Tuân theo lời dạy của Bác Hồ và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhân Ngày Kỷ niệm thành lập Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ra lời kêu gọi đoàn viên và thanh niên phát huy khí thế “Ba sẵn sàng”, hăng hái tiến lên hàng đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết đem lá cờ trăm trận trăm thắng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại tới đích thắng lợi cuối cùng. Tại buổi lễ trang trọng này đã vang lên lời thề “Ba sẵn sàng” chống Mỹ, cứu nước: “Vì nghĩa vụ thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước. Vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta thề: 1. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, dù phải đánh 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, dù phải hy sinh gian khổ đến mức nào, chúng ta cũng quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. 2. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng để thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 3. Kiên quyết thực hiện “Ba sẵn sàng” - Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang. - Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào. - Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”. * * * Ở miền Nam nước ta vào thời điểm này cục diện chiến trường có những chuyển biến mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ ngày 17 đến ngày 26-3- 1965 Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam lần thứ nhất đã tiến hành tại vùng căn cứ kháng chiến Tây Ninh. Đại hội đã kiểm điểm công tác xây dựng Đoàn và phong trào thanh niên từ sau ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn tới. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (khóa III) đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo Đại hội. Sau khi nghe báo cáo tổng kết của BCH Trung ương Đoàn TNND cách mạng (lâm thời) và báo cáo bổ sung của các địa phương, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã phát biểu với Đại hội. Đồng chí phân tích rõ tình hình và đề ra cho thanh niên miền Nam 5 nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Thấu suốt những vấn đề đang đặt ra cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên miền Nam, Đại hội đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn TNNDCM trong giai đoạn trước mắt: “Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới ở vùng giải phóng, đoàn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng” và quyết định phát động sâu rộng trong đoàn viên và thanh niên trên toàn miền phong trào “Năm xung phong”. 1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. 2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh. 3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến. 4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính. 5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội. Cũng vào thời gian này, ở Liên khu V, Đoàn TNNDCM cũng đã tiến hành Đại hội Đoàn toàn Liên khu đánh dấu bước phát triển của phong trào thanh niên miền Trung trong giai đoạn mới của cách mạng. Tháng 6-1966, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNNDCM ra nghị quyết đẩy mạnh phong trào “Năm xung phong” lên một bước mới với khí thế “Phất cao cờ Năm xung phong, thanh niên thành đồng thừa thắng xông lên đánh bại hoàn toàn Mỹ - Ngụy”. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của tuổi trẻ miền Nam là cầm súng giết giặc tham gia du kích địa phương và tòng quân. Nhiệm vụ ấy xác định cụ thể là “phải xung phong tiêu hao, tiêu diệt nhiều hơn nữa sinh lực địch bao gồm quân Mỹ, ngụy, chư hầu và mọi phương tiện chiến tranh của chúng. Đó là nhiệm vụ vinh quang trước nhất của thanh niên trong các lực lượng vũ trang, đồng thời đó cũng là nhiệm vụ của người thanh niên bất cứ ở đâu. Khi trên đất nước thân yêu còn một căn cứ địch, còn một bóng giặc xâm lăng thì thanh niên ta còn phải phát huy sáng kiến tiêu hao, tiêu diệt chúng, từ những hình thức đơn sơ thông thường nhất cho đến những hình thức cao là trực tiếp cầm vũ khí. “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” là những phong trào hành động cách mạng tiêu biểu của thế hệ trách nhiệm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Phong trào có sức cuốn hút đông đảo đoàn viên và thanh niên trên mọi miền đất nước, ở mọi vị trí công tác, sản xuất, chiến đấu, học tập cũng như nghiên cứu… Khí thế “Ba sẵn sàng”, tinh thần “Năm xung phong” được bộc lộ rõ trên mọi lĩnh vực hoạt động. ở đâu có đoàn viên và thanh niên là ở đó có khí thế sôi nổi “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”. Biểu hiện rõ nét nhất là tinh thần sẵn sàng tòng quân, đi thanh niên xung phong, sẵn sàng tham gia chiến đấu, chiến đấu dũng cảm. Tòng quân, đi TNXP trở thành nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ trên mọi miền đất nước. ở Quảng Ninh 5 anh em họ Trương, con một gia đình công nhân ở mỏ than Hòn Gai đã đứng chung một lá đơn, thiết tha xin được nhập ngũ. 4 anh em trong một gia đình họ Nguyễn ở Hà Nội đều là sinh viên đề đạt một nguyện vọng chung xin ra tiền tuyến nhận bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và quân đội giao phó. Cũng ở Hà Nội, còn có 28 anh chị em ruột, anh chị em con bác, con chú, trong gia đình đồng chí Nguyễn Thị Minh (ở quận Ba Đình) đã cùng đứng một lá đơn thiết tha xin được nhập ngũ và tái ngũ. Có nhiều lá đơn gửi đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự thiết tha xin được nhập ngũ đã viết bằng máu. Đứng trước tình hình đế quốc Mỹ liều lĩnh mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, vận mệnh Tổ quốc đứng trước những thử thách quyết liệt, tháng 7 năm 1966, Hội đồng Quốc phòng nước ta đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó căn cứ vào quyết định của Hội đồng Quốc phòng tối cao và ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố Lệnh động viên cục bộ, “động viên một bộ phận sĩ quan, binh sĩ dự bị và một bộ phận công dân thuộc ngạch dự bị nhưng chưa phục vụ tại ngũ” để tăng cường lực lượng quốc phòng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Lệnh động viên cục bộ và Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau đó (17-7-1966) nhân ngày đấu tranh thống nhất nước nhà, cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” sục sôi ý chí cách mạng, giục giã mọi người hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang, đánh giặc cứu nước. Phong trào tòng quân, đi thanh niên xung phong càng trở nên sôi động. Gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên ở Bộ Lương thực đã mở hội nghị gia đình thảo luận và nhất trí để 15 người con, cháu, dâu, rể gia nhập hoặc trở lại quân đội. 5 anh em Bùi Đình Hồng, Việt kiều vừa về nước đã xung phong đi bộ đội cùng một lúc. ở xã Hải Thịnh, một xã phần lớn đồng bào theo đạo Thiên chúa của huyện Hải Hậu (Nam Định) chỉ trong một đợt tuyển quân đã có tới hơn 10 trường hợp phải dàn xếp vì chưa đủ tiêu chuẩn nhập ngũ hoặc thuộc diện miễn hoãn. Trong đó có 2 người lấy máu mình viết đơn xin nhập ngũ: Đỗ Nguyện và Trần Văn Thỏa. Đỗ Nguyện người bé nhỏ đã hai lần lên đường đều phải quay về, Đến lần thứ ba, anh nhất định không chịu rời đơn vị. Trần Văn Cảnh gặp một hoàn cảnh khác. Gia đình anh đã có 3 người đi bộ đội. Cảnh phải nhờ tới người anh công tác tại ủy ban hành chính xã nói hộ, vẫn không kết quả. Anh quyết định cứ hành quân theo đơn vị. Mãi 2 tháng sau anh mới đạt được nguyện vọng. Nhiều em thiếu nhi chưa đến tuổi nhập ngũ, nhưng sợ sau này lớn lên không còn cơ hội được đánh Mỹ, đã khai tăng tuổi để đi khám tuyển. Nhiều học sinh phổ thông, sinh viên đại học phát huy truyền thống của cha anh đã “xếp bút nghiên” để được lên đường đánh Mỹ. Trong phong trào tòng quân, bên cạnh việc không ngừng tuyên truyền, giáo dục làm cho đoàn viên và thanh niên nhận rõ âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo của kẻ địch, nâng cao lòng căm thù giặc, nâng cao ý chí chiến đấu, xây dựng tinh thần dám xả thân vì nghĩa lớn… tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở còn có những hình thức động viên, cổ vũ tuổi trẻ. Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ, Vĩnh Phúc) có phong trào “Trai đất tổ mở đội tòng quân”. Hải Hưng (nay là Hải Dương, Hưng Yên), Thái Bình, Nam Hà (nay là Nam Định, Hà Nam) và nhiều địa phương khác có “Ngày hội tuổi trẻ bàn việc nước”… qua đó tổ chức Đoàn nắm được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, chủ động phối hợp cử những người có đủ tiêu chuẩn tham gia các lực lượng vũ trang. Nhiều hình ảnh có sức cổ vũ mạnh mẽ tinh thần thanh niên lên đường chiến đấu được phát huy, mang lại nhiều hiệu quả: viếng nghĩa trang liệt sĩ, ghi sổ vàng truyền thống trồng cây lưu niệm… Các tổ chức Đoàn cơ sở còn phát huy vai trò chủ động trong việc giáo dục, sắp xếp lực lượng thanh niên làm nghĩa vụ quân sự. Cùng với việc động viên tinh thần tự nguyện đăng ký mỗi lần có đợt tuyển quân, Đoàn còn lập danh sách những thanh niên sắp đến tuổi tòng quân, lập các đội dự nhiệm cho những thanh niên đã được lựa chọn, sẵn sàng lên đường khi có lệnh. Nhiều tổ chức Đoàn còn kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với các gia đình, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện chính sách của Đảng. Yêu cầu của công tác tuyển quân ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng, về sức khỏe, trình độ văn hóa và kỹ thuật chiến đấu. ở Hòa Xá (huyện ứng Hòa, Hà Tây) Đảng bộ chính quyền xã đã tổ chức khám sức khỏe loại cho những người từ 18 đến 35 tuổi. Những người sức khỏe loại một được sung vào đơn vị sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, được mệnh danh “bộ đội làng”, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao thể lực, tổ chức rèn luyện hành quân xa, mang vác nặng, học tập kỹ thuật chiến đấu để khi cần lập tức lên đường chiến đấu. Những người sức khỏe loại hai trở thành du kích, trực chiến trận địa. Những người còn lại vào dân quân xã làm nhiệm vụ canh phòng. Ngày “bộ đội làng” lên đường trở thành bộ đội chính quy thật sự là một ngày hội. Gia đình, người thân chọn trong dãy tre đằng ngà bao quanh làng kháng chiến cũ những đoạn thẳng nhất, làm thành những chiếc gạy gửi theo các chiến sĩ ra tiền tuyến gọi là “gậy Trường Sơn”, Những người ở lại, vợ hoặc người yêu, được tặng chiếc nhẫn thủy chung, có khắc con số “500”, là kỷ niệm chiếc máy bay thứ 500 bị bắn rơi trên miền Bắc, do dân quân Hòa Xá bắn hạ ngày 17-7-1967. Năm 1968, sau khi kiểm tra, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam ra quyết định công nhận Hòa Xá là xã có phong trào tòng quân khá nhất và phát động các địa phương làm như Hòa Xá. Trong phong trào học tập và làm theo Hòa Xá, thanh niên các địa phương đã sáng tạo nhiều hình thức phong phú, cổ vũ tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, động viên hàng triệu đoàn viên và thanh niên lên đường ra trận, với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Chỉ riêng tỉnh Hà Tây, trong hơn 10 năm từ 1965 đến 1975, đã có trên 17 vạn lượt thanh niên tòng quân chiến đấu trên khắp các chiến trường. Trong đó có 68 tiểu đoàn được tổ chức hoàn chỉnh, tập luyện thành thạo kỹ, chiến thuật chiến đấu được giao thẳng cho mặt trận. Đợt tuyển quân năm 1965 tỉnh đã huy động trên 25.000 thanh niên nhập ngũ, bằng tổng số thanh niên đi bộ đội trong 10 năm, từ 1954 đến 1964. Năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết định, chỉ một đợt giao quân trong quí I, tỉnh đã đã vượt kế hoạch cả năm, với số quân gấp 2 lần năm trước, kịp thời chi viện cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhiều thanh niên Hà Tây ra đi theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng”, chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Tiêu biểu là anh hùng LLVT Trịnh Tố Tâm. Anh tòng quân khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong cao trào “Ba sẵn sàng” và vào ngay chiến trường ác liệt nhất, Trị Thiên - Huế. Tại đây anh đã cùng đơn vị chiến đấu mưu trí, dũng cảm, diệt hơn 1.500 tên Mỹ-Ngụy, phá hủy 61 xe quân sự, đánh lật 19 đoàn xe của địch. Riêng Trịnh Tố Tâm đã diệt 272 tên địch, trong đó có 185 tên Mỹ, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay lên thẳng, được tặng thưởng 20 huân chương các loại và 53 lần được công nhận danh hiệu “Dũng sĩ”. Làm tốt công tác động viên thanh niên tòng quân di thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tổ chức Đoàn thanh niên ở các cơ sở đặc biệt coi trọng công tác hậu phương quân đội. Nhiều hình thức hoạt động phong phú được phát huy như thường xuyên chăm sóc, sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, quan tâm giúp đỡ các gia đình có người đang tại ngũ. Nhiều nơi còn có sáng kiến phân công từng gia đình thương binh, bộ đội cho từng nhóm đoàn viên, thanh niên để tiện theo dõi chăm sóc giúp đỡ, nhất là đối với những gia đình neo đơn, gặp nhiều khó khăn. Nhiều đoàn viên và thanh niên đã không quản khó khăn, vất vả, hàng ngày dành thời gian đến giúp đỡ những gia đình có người đang đi chiến đấu. Với phong trào “uống nước nhớ nguồn”, nhiều cơ sở Đoàn còn tổ chức xây dựng những công trình “đền ơn đáp nghĩa”, những ao cá, những hàng cây, những giếng nước, nhà tắm… tặng thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội, TNXP. Nhiều nữ thanh niên đã tình nguyện đảm việc nhà, phụng dưỡng bố mẹ già, nuôi dạy con nhỏ để chồng yên tâm lên đường đi chiến đấu. Từ trong phong trào đã xuất hiện không ít những “cô dâu” tương lai sẵn sàng đến gánh nước, nấu cơm, đảm việc nhà, đỡ đần các bà “mẹ chồng”. Không ít nữ thanh niên tuy mới chỉ hứa hẹn với nhau, nhưng trong lúc người yêu đang chiến đấu ở chiến trường xa, không có tin tức vẫn một lòng chờ đợi, còn dành thời gian giúp đỡ gia đình bạn trai như một cô dâu thảo hiền. ở một số cơ sở, nữ thanh niên còn có phong trào tình nguyện lấy thương binh, coi đó là vinh dự, là niềm hạnh phúc đáng tự hào. Khởi đầu từ năm 1966, trong thanh niên xã Mường Hung (Sông Mã, Sơn La) đã có 36 nữa thanh niên đăng ký lấy chồng là thương binh. Lò Thị Đôi, Lò Thị Nhọt (Mộc Châu), Nguyễn Thị Thành (công nhân vắt sữa Nông trường Sao Đỏ), và nhiều chị em khác, tuổi đời còn rất trẻ vẫn đăng ký tình nguyện lấy chồng là thương binh từ hạng 3 trở lên. Làm tốt công tác hậu phương, thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ, các gia đình có con em đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự cũng sẵn sàng động viên conem mình làm tròn nghĩa vụ đối với Tổ quốc. ở huyện Sông Mã (Sơn La) chỉ trong một đợt tuyển quân đã có 990 gia đình làm đơn tình nguyện cho con em gia nhập lực lượng vũ trang. Bà Lừ Thị La (Yên Châu - Sơn La) đã có 4 con đi bộ đội, vẫn tình nguyện đưa người con thứ 5 lên đường đi đánh Mỹ. Công tác Trần Quốc Toản của các em thiếu niên, nhi đồng cũng được đẩy mạnh. Các em thường làm nhiệm vụ quét dọn nhà cửa, chăm sóc lợn gà, vườn tược cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình bộ đội, kết bạn học tập với các em thuộc diện gia đình chính sách, giúp đỡ các em yếu kém vươn lên… Ở miền Nam, những năm đánh Mỹ, tuổi trẻ là đối tượng chủ yếu mà đế quốc Mỹ và tay sai tìm đủ mọi cách đầu độc ru ngủ bằng các thủ đoạn thâm độc, trắng trợn, tàn bạo nhằm làm nhụt chí khí đấu tranh, phá hoại về tinh thần và tư tưởng, làm suy kiệt cả thể chất, đưa dần thanh niên vào con đường thoái hóa, hư hỏng đi đến phản dân hại nước, phục vụ âm mưu đen tối, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Giành và giữ thanh niên trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong mọi công tác của tổ chức Đoàn. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNNDCM, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ cụ thể của miền Nam đã đề ra công tác trọng tâm trước mắt của Đoàn là “tích cực bảo vệ, giành và giữ thanh niên. Kiên quyết đập tan kế hoạch bắt lính đôn quân của địch”. Cùng với những cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống tuyên truyền lừa bịp và xuyên tạc, đòi quân Mỹ rút về nước, đánh đổ ngụy quyền tay sai bán nước… các cuộc đấu tranh chống bắt lính, chống bắt tập quân sự nổ ra liên tiếp với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, có những nơi cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, phong trào tòng quân và tham gia du kích của thanh niên càng phát triển. Có những xã ở tỉnh Kiến Phong, tỉnh Long An, trong khi địch đang tiến hành bình định lấn chiếm, dồn bắt thanh niên đi lính, vào phòng vệ dân sự vẫn có hàng trăm thanh niên đi tòng quân và tham gia du kích. Hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng trong điều kiện địch đánh phá ác liệt vẫn thường xuyên xấp đủ tân binh bổ sung theo yêu cầu phát triển lực lượng địa phương và cung cấp nhiều tân binh cho lực lượng chủ lực toàn miền. Hai tỉnh Bến Tre và Mỹ Tho hàng tháng có từ 100-200 thanh niên tòng quân, góp phần xây dựng nên những đơn vị chủ lực lớn của quân đội cách mạng, đáp ứng đòi hỏicủa chiến trường. Riêng Mỹ Tho (ngày nay là tỉnh Tiền Giang) trong 2 năm 1967 - 1968 đã có 13.800 đoàn viên và thanh niên lên đường nhập ngũ. ở các xã Cẩm Sơn, Mỹ Thiện… có đến 80% số thanh niên đến tuổi đã lên đường đi chiến đấu. Từ năm 1965 đến năm 1968, tuổi trẻ liên khu 5 đã có 2 khóa tòng quân tập trung. Khóa Nguyễn Văn Trỗi, kéo dài trong 2 năm 1965-1966, có trên 28.000 cán bộ, đoàn viên và thanh niên nhập ngũ, góp phần lập nên hai sư đoàn quân chủ lực, sư đoàn 3 (thành lập tháng 9-1965) và sư đoàn 2 (thành lập tháng 11-1965). Chuẩn bị cho cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tổ chức Đoàn các tỉnh thuộc liên khu 5, lại phát động cao trào tòng quân “xông lên giành chính quyền, thanh niên quyết thắng”, với 25.000 đoàn viên và thanh niên nhập ngũ. Có nhiều hình ảnh sinh động xuất hiện trong phong trào tòng quân, như vợ mới cưới tiễn đưa chồng đi làm nhiệm vụ, cha dẫn con ra mặt trận,v.v… Có những gia đình lần lượt 5-7 anh chị em hy sinh, còn lại người con út chưa đủ tuổi, vẫn thiết tha được lên đường cầm súng. ở Mộc Ninh, bà mẹ Lê có 2 người con trai đến tuổi quân dịch, bà đã tìm cách che giấu cho con suốt 4 năm trời, đến ngày quê hương được giải phóng, bà đã vui vẻ dẫn cả 2 con đến giao cho cách mạng, còn lại một mình ở nhà sản xuất. Thấy rõ việc đưa thanh niên đứng hẳn về phía cách mạng và hình thức triệt để nhất để bảo vệ thanh niên, các tổ chức Đoàn cơ sở đã đặc biệt coi trọng việc vận động trách nhiệm đấu trah chống bắt lính, chống đôn quân, đẩy mạnh công tác binh vận và dịch vận, làm tan rã từng mảng lớn hàng ngũ địch, nhất là đấu tranh chống phá hình thức tổ chức phòng vệ dân sự, vận động thanh niên trả súng, không canh gác, không tập quân sự. Nhiều nơi tổ chức phòng vệ dân sự của địch tan rã từng mảng đến tan rã hoàn toàn, địch phải tốn nhiều công sức lập đi lập lại vẫn không duy trì được. Thấy rõ bộ mặt tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hầu hết thanh niên ta đều không muốn đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng cũng không ít thanh niên chưa mạnh dạn đứng lên đấu tranh. Một số còn ngần ngại gian khổ không dám ra vùng giải phóng. Phần đông số thanh niên này đã chống bắt lính bằng những hình thức như: lánh né, làm giấy tờ giả, lo lót tiền bạc, thậm chí có người đã tự thương, chặt đứt cả ngón tay… Một . và bảo vệ sản xuất; chi n đấu và sẵn sàng chi n đấu; học tập và rèn luyện. Nội dung phong trào “Ba sẵn sàng”, vì thế được bổ sung, ho n thiện thêm: - Sẵn sàng chi n đấu, chi n đấu dũng cảm và. miền phong trào “Năm xung phong”. 1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. 2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chi n tranh. 3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong. chi n đấu và do chi n đấu” (lời ông Chủ tịch Ban liên lạc quốc tế Hội nghị Xtốckhôm về Việt Nam Béctanhxvantrân). Từ ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 cho đến su t hai đợt gây chi n tranh phá ho i

Ngày đăng: 10/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w